Đẩy Mạnh Công Tác Thông Tin, Tuyên Truyền, Nâng Cao Nhận Thức Về Thực Hành Tiết Kiệm, Chống Lãng Phí

là một trong những nội dung quan trọng mà cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo KTNN cần tập trung đẩy mạnh triển khai thực hiện một số giải pháp trong thời gian tới như sau:

3.2.1 Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí‌

* Căn cứ đề xuất giải pháp


- Căn cứ Quyết định số 217/QĐ-TTg ngày 13/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

- Căn cứ Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005; căn cứ thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/05/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước;

- Căn cứ kết quả khảo sát mức độ hiểu biết của công chức tại các đơn vị trực thuộc KTNN về mục tiêu của cơ chế tự chủ đối với cơ quan hành chính.

* Nội dung giải pháp


- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý, sử dụng kinh phí thường xuyên, các chính sách của nhà nước trong việc sử dụng tiền và tài sản công; thực hiện Quyết định số 217/QĐ-TTg ngày 13/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

- Nêu cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác chỉ đạo thực hiện và tuyên truyền, nâng cao nhận thức về cơ chế tự chủ cho cán bộ, công chức thấy rõ vai trò, ý nghĩa trong việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm để chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, tạo điều kiện cho thủ trưởng đơn vị chủ động sử dụng biên chế và kinh phí được giao, gắn với chất lượng và hiệu quả công việc, tạo tiền đề đổi mới cơ chế quản lý tài chính theo kết quả đầu ra.

* Điều kiện thực hiện các giải pháp

Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Kiểm toán nhà nước - 12

- Lãnh đạo cơ quan, đơn vị kịp thời ban hành Kế hoạch hành động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để tổ chức thực hiện trong toàn ngành;

- Có Kế hoạch tổ chức hội nghị phổ biến, tuyên truyền chế độ chính sách của nhà nhước; phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức tập huấn công tác quản lý tài chính và tạo điều kiện tốt nhất cho công chức được tham gia các lớp đào tạo về công tác quản lý tài chính công;

- Bố trí nguồn kinh phí đảm bảo, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến cơ chế chính sách của nhà nước trong việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước.

* Dự kiến kết quả đạt được


- Nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về thực hành tích kiệm, chống lãng phí, đưa công tác thực hành tích kiệm, chống lãng phí trở thành nhiệm vụ thường xuyên ở tất cả các đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc KTNN góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước;

- Vai trò trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị và ý thức của công chức được nâng lên; từ đó phát huy tinh thần trách nhiệm, sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý, sử dụng NSNN.

3.2.2 Quản lý ngân sách nhà nước theo kết quả thực hiện nhiệm vụ‌

Quản lý ngân sách nhà nước theo kết quả thực hiện nhiệm vụ là việc lập, phân bổ, chấp hành, quyết toán ngân sách nhà nước trên cơ sở xác định rõ kinh phí ngân sách gắn với chức năng, nhiệm vụ được giao. Hiện nay, KTNN vẫn đang thực hiện cơ chế phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc theo định mức, và quy định của Nhà nước; nghĩa là xuất phát từ chỗ ngân sách rất có hạn nên phải có “định mức” để cấp phát. Việc phân bổ theo định mức vừa thể hiện nguồn tiềm lực có hạn, vừa thể hiện tính cào bằng ở mức thấp. Do đó, cần bỏ cơ chế phân bổ ngân sách theo định mức trên biên chế được giao; chuyển từ cấp phát ngân sách dựa theo nguồn lực đầu vào sang cấp ngân sách theo mục tiêu và kết quả đầu ra gắn với quy trình quản lý ngân sách trung hạn là một phương thức ưu việt trong phân bổ nguồn kinh phí của NSNN.

* Căn cứ đề xuất giải pháp


- Căn cứ Luật NSNN ngày 25/6/2015; căn cứ Điều 11 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật NSNN;

- Căn cứ nghiên cứu kinh nghiệm của Singapore và Hoa Kỳ về quản lý sử dụng ngân sách.


* Nội dung giải pháp


- Quản lý ngân sách nhà nước theo kết quả thực hiện nhiệm vụ; thực hiện lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước trên cơ sở xác định rõ kinh phí ngân sách gắn với chức năng, nhiệm vụ được giao;

- Cấp ngân sách theo mục tiêu và kết quả đầu ra, nâng cao hiệu quả của cơ chế quản lý tài chính theo hướng trao quyền tự chủ cho các đơn vị dự toán, đồng thời đề cao vai trò của Thủ trưởng cơ quan chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình trong việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước giao.

* Điều kiện thực hiện các giải pháp


- Có sự phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn triển khai thực hiện quản lý ngân sách nhà nước theo kết quả thực hiện nhiệm vụ;

- Xây dựng văn bản thỏa thuận bằng giữa cơ quan giao nhiệm vụ và cơ quan nhận nhiệm vụ về việc quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ;

- Xây dựng ban hành hệ thống tiêu chí xác định khối lượng, số lượng, chất lượng, thời gian hoàn thành nhiệm vụ và cơ chế giám sát, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.

* Dự kiến kết quả đạt được


Thực hiện quản lý, cấp phát kinh phí ngân sách theo kết quả đầu ra sẽ góp phần khắc phục các bất cập của cách thức quản lý, lập và phân bổ ngân sách kiểu truyền thống, đặc biệt là góp phần tăng quyền tự chủ cho các đơn vị dự toán, tăng hiệu lực quản lý và sử dụng nguồn lực ngân sách gắn kết được kinh phí cấp ra với mục tiêu phải đạt được.

3.2.3 Sửa đổi, bổ sung Quy chế chi tiêu nội bộ‌

Quy chế chi tiêu nội bộ là văn bản pháp lý để triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, quá trình thực hiện tự chủ có thực sự tốt hay không phụ thuộc phần lớn vào các quy chế này. Vì vậy, để chủ động sử dụng kinh phí tự chủ được giao, tiết kiệm và có hiệu quả, các cơ quan, đơn vị thực hiện chế độ tự chủ có trách nhiệm xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ theo nội dung hướng dẫn tại Thông tư số 71/2014/TTLT-BTC-BNV của liên Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước làm căn cứ cho cán bộ, công chức và người lao động trong cơ quan thực hiện.

* Căn cứ đề xuất giải pháp


- Căn cứ Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 7/10/ 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ;

- Căn cứ thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/05/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước;

- Căn cứ thực tế Quy chế chi tiêu nội bộ của KTNN và các đơn vị trực thuộc.


* Nội dung giải pháp


- Rà soát sửa đổi, bổ sung Quy chế chi tiêu nội bộ của KTNN tập trung hướng đến chế độ khoán chi hoạt động thường xuyên trên cơ sở định mức phân bổ ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

- Quy định chi tiết các nội dung khoán chi trong Quy chế chi tiêu nội bộ như: khoán kinh phí văn phòng phẩm (bút, giấy, sổ, bìa tài liệu... ), công tác phí, phụ cấp lưu trú, tiền thuê phòng nghỉ, chi phí xe ô tô phục vụ công tác, cước sử dụng điện thoại công vụ tại cơ quan cho từng đầu máy điện thoại hoặc từng bộ phận trong cơ quan….;

- Tổ chức thảo luận dân chủ, thống nhất trong cơ quan và gửi đến cơ quan quản lý cấp trên để theo dõi, giám sát, Kho bạc nhà nước nơi cơ quan mở tài khoản giao dịch để kiểm soát chi theo quy định.

* Điều kiện thực hiện các giải pháp


Để thực hiện được giải pháp trên cần có sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo các cấp cho


các đơn vị xây dựng dự thảo Quy chế chi tiêu nội bộ gửi cho các bộ phận liên quan và công chức tham gia góp ý thống nhất trước khi trình lãnh đạo ký ban hành.

* Dự kiến kết quả đạt được


- Giúp cho các đơn vị dự toán thuộc KTNN giảm khối lượng hồ sơ thanh toán. Cụ thể, trước kia, khi thanh toán tiền công tác phí, cán bộ phải có đầy đủ 4 chứng từ, bao gồm giấy đi đường, hóa đơn thuê phòng nghỉ, hóa đơn thuê xe, giấy đề nghị thanh toán thì mới thanh toán được. Nếu sử dụng hình thức khoán, cán bộ đi công tác chỉ cần 2 chứng từ là giấy đi đường và giấy đề nghị thanh toán. Khối lượng hồ sơ thanh toán theo hình thức khoán ít và đơn giản đã giúp cho quy trình thanh toán được rút ngắn. Việc thẩm định hồ sơ và thực hiện thanh toán được rút ngắn hơn rất nhiều so với thanh toán theo hóa đơn thực tế;

- Ngoài ra, khoán chi giúp các đơn vị xây dựng dự toán sát với thực tế tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong năm, tránh bị động trong việc bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời, khoán chi còn tạo được sự minh bạch, công khai trong tổ chức chi tiêu tại đơn vị; thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng kinh phí để dành nguồn chi thu nhập tăng thêm, khen thưởng phúc lợi, nâng cao đời sống người lao động;

- Kịp thời điều chỉnh các nội dung, định mức chi liên quan đến các khoản chi hành chính theo quy định hiện hành của Nhà nước, đảm bảo quản lý chặt, đúng dự toán được duyệt; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức, chế độ làm cơ sở cho thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phù hợp với quy định của Luật ngân sách nhà nước năm 2015, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bản pháp luật có liên quan;

- Trong quá trình sửa đổi, bổ sung Quy chế chi tiêu nội bộ, cán bộ, công chức được tham gia góp ý, vì vậy, mọi khoản chi tiêu, sử dụng kinh phí, tài sản đều được thực hiện công khai, minh bạch, tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn và cán bộ, công chức và người lao động trong cơ quan được tham gia thực hiện và giám sát thực hiện phương án sử dụng biên chế, kinh phí theo quy định của Nhà nước.

Triển khai áp dụng giải pháp này kết quả thu được là rất lớn không những về giá trị kinh tế mà còn giá trị về tinh thần. Đây có thể coi là bước phù hợp với tiến trình đổi mới, đột phá trong cải cách thủ tục hành chính và quản lý tài chính, cũng như tạo thuận lợi cho cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

3.2.4 Sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công‌

Tài sản công có phạm vi rất rộng, đa dạng, phong phú về chủng loại, mục đích sử dụng, được giao cho nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng. Do vậy, việc phân cấp, giao quyền hạn và trách nhiệm trong quản lý, sử dụng tài sản công là hết sức cần thiết; xây dựng tiêu chuẩn, định mức là công cụ quan trọng trong quản lý tài sản công. Đây là cơ sở để thực hiện việc lập kế hoạch, dự toán và tổ chức thực hiện đầu tư, mua sắm, thuê, sửa chữa, nâng cấp, bố trí sử dụng, xử lý tài sản công; chủ động sử dụng kinh phí tự chủ được giao, tiết kiệm và có hiệu quả, các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ có trách nhiệm xây dựng Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định và nội dung hướng dẫn tại Thông tư số 71/2014/TTLT-BTC-BNV của liên Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ.

* Căn cứ đề xuất các giải pháp


- Căn cứ Luật quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 ngày 21/6/2017;


- Căn cứ Điều 12, Quyết định 58/2015/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ ra ngày 17/01/2015 quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập;

- Căn cứ thực tế quy chế phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công của KTNN.


* Nội dung giải pháp


- Sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công của KTNN tập trung hướng tới chế độ khoán kinh phí mua sắm máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến như: máy tính xách tay cho KTV, máy phô tô copy, máy in…;

- Quản lý, vận hành trụ sở làm việc, trang thiết bị, tiêu chuẩn định mức sử dụng xe ô tô công....;

- Tổ chức thảo luận dân chủ, thống nhất trong cơ quan nhằm thực hiện tốt các mục tiêu sử dụng tài sản công đảm bảo tích kiệm và hiệu quả.

* Điều kiện thực hiện giải pháp


Để thực hiện được giải pháp trên cần có sự thống nhất của các cấp lãnh đạo, cán bộ, công chức và người lao động trong toàn ngành, đồng thời có sự ủng hộ của cơ quan cấp trên và Bộ Tài chính.

* Dự kiến kết quả đạt được


- Thực hiện quy chế quản lý tài sản công giúp cho tài sản được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả. Trong quy chế, quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ phận và cá nhân khi được giao quản lý, sử dụng hoặc giao khoán sẽ ít bị hư hỏng, giảm chi phí sửa chữa. Việc mua tài sản đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng quy cách chủng loại, hạn chế mua sắm những tài sản vật dụng chưa cần thiết, làm căn cứ cho cán bộ, công chức và người lao động trong cơ quan thực hiện;

- Cán bộ, công chức chủ động trong việc tự trang bị (máy tính xách tay) phù hợp với nhu cầu sử dụng, góp phần nâng cao hiệu suất làm việc hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;

- Tránh được tình trạng đầu tư, mua sắm trang thiết bị không đúng mục đích gây lãng phí; giúp các đơn vị xây dựng dự toán sát với thực tế và giảm khối lượng hồ sơ thanh toán.

3.2.5 Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ chi thường xuyên tự chủ‌

* Căn cứ đề xuất các giải pháp


- Căn cứ Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ; căn cứ Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 7/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ;

- Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; căn cứ thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/05/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước;

- Căn cứ thực tế công tác quản lý tài chính tại KTNN.


* Nội dung các giải pháp


- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trong tất cả các khâu của chu trình quản lý tài chính, đặc biệt là công tác lập, quyết toán ngân sách và sử dụng ngân sách tại các đơn vị theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức, dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chế độ quy định, trong đó tập kiểm soát chặt chẽ chi NSNN mua sắm các trang thiết bị …. Các khoản chi ngân sách nhà nước phải có dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đúng nội dung, đúng mục đích, đúng định mức tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, tiến tới thực hiện quy trình kiểm soát chi điện tử.

- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính của các cơ quan trực thuộc. Qua đó, rà soát để kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy trình nghiệp vụ, các văn bản quy phạm pháp luật còn thiếu hoặc chưa phù hợp, đồng thời công khai, minh bạch kết quả kiểm tra công tác quản lý tài chính.

* Điều kiện thực hiện giải pháp


- Xây dựng ban hành Kế hoạch thanh tra, kết luận thanh tra và kết quả thực hiện kiến nghị thanh tra theo quy định đối với hoạt động quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước;

- Đơn vị dự toán cấp trên chủ động tham mưu cho lãnh đạo chỉ đạo xây dựng và phê duyệt kế hoạch kiểm tra định kỳ và kiểm tra theo chuyên đề diện rộng và chuyên sâu về công tác quản lý tài chính và quản lý, sử dụng tài sản công của các đơn vị trực thuộc sử dụng NSNN.

* Dự kiến kết quả thực hiện giải pháp


- Có biện pháp giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện hoặc xử lý kỷ luật đối với các tổ chức, cá nhân có vi phạm theo quy định của pháp luật, góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí