Vốn Kinh Doanh Bình Quân Cho Một Lao Động (Tỷ Đồng/người)

Bảng 2.8 cho thấy vốn nhà nước tài các TĐKTNN đều đặn tăng trong các năm, tập đoàn có tổng vốn nhà nước nhiều nhất đó chính là EVN: 76.086 tỷ đồng trong năm 2008 tăng 51,28% so với năm 2007. Nhà nước ưu tiên vào ngành điện lực bởi đó là ngành thế mạnh và nhạy cảm của một quốc gia. Vì thế, hiện tại EVN vẫn là nhà cung cấp điện độc quyền tại nước ta. Quy mô vốn tăng thêm của các TĐKTNN tính số liệu tương ứng với gần 29% tổng vốn đầu tư xã hội thực hiện năm 2007 và năm 2008. Riêng vốn đầu tư nhà nước tăng thêm tại các tập đoàn (không bao gồm VRC) bằng hơn 30% tổng vốn đầu tư thực hiện của khu vực Nhà nước trong năm 2007 và 2008. Nghĩa là sau nguồn vốn vay ngân hàng, thì vốn đầu tư của nhà nước là nguồn huy động vốn lớn thứ hai của các TĐKTNN.

Bên cạnh đó, hình thức huy động vốn giữa các công ty con cũng đã được thúc đẩy mạnh bởi công ty mẹ. Tuy nhiên, hình thức này chưa thực sự được thực hiện triệt để, ít mang tính chất tự nguyện mà dưới sự bắt buộc của công ty mẹ.

d. Huy động nguồn vốn khác

Thực tế, nhu cầu về vốn của các TĐKTNN là rất lớn. Với xu thế toàn cầu hóa, các TĐKTNN cũng muốn mở rộng các kênh huy động vốn ra nước ngoài. Đặc biệt trong những năm trở lại đây, huy động vốn qua hình thức FDI, ODA trở thành hình thức rất phổ biến.

Trong giai đoạn 2007-2009, vốn ODA cam kết vào Việt Nam đã đạt được con số khổng lồ (như biểu đồ 2.7) tạo dòng ngoại tệ vào Việt Nam tăng, giúp các doanh nghiệp trong đó có các TĐKTNN có thêm vốn để phục vụ sản xuất, kinh doanh và các nhu cầu đầu tư, tài trợ.

Biểu đồ 2.5: Giải ngân ODA giai đoạn 2007 - 2009


Nguồn Tạp chí thông tin và dự báo kinh tế xã hội số 3 2010 Biểu đồ trên 1

Nguồn: Tạp chí thông tin và dự báo kinh tế- xã hội, số 3/2010

Biểu đồ trên cho thấy, vốn ODA giải ngân ngày càng tăng qua các năm và vượt kế hoạch. Nhu cầu về vốn qua kênh này cũng được giải quyết một phần. Hiện tại, các TĐKTNN đang rất tích cực tham gia vào kênh huy động vốn này vừa tạo nguồn vốn tăng thêm cho tập đoàn vừa tăng cường, củng cố quan hệ kinh tế quốc tế với các quốc gia trên thế giới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Bên cạnh đó, các TĐKTNN còn tiến hành liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài qua 3 hình thức chính:

- Liên kết theo chiều ngang: Các TĐKTNN hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài trong cùng ngành trên cơ sở một chiến lược phát triển chung nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh.

- Liên kết theo chiều dọc: Các công ty thành viên của TĐKTNN liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài có quan hệ với nhau trong quá trình khai thác, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

- Liên kết hỗn hợp: Các TĐKTNN liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài theo cả hai hình thức trên.

Tóm lại, Nghị định 09/2009/NĐ-CP ra đời bổ sung cho NĐ 199/2006/NĐ-CP đã đem lại khung pháp lý chung cho các TĐKTNN trong việc thực hiện huy động vốn, bước đầu đã đem lại những ưu điểm:

Một là, CCQLTC hiện nay đã xác lập quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước tại TĐKTNN đồng thời tạo quyền chủ động trong việc huy động vốn phục vụ SXKD của TĐKTNN. Hiện nay, với việc quy định rõ vốn và tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, CCQLTC đã cơ bản giải quyết được vấn đề giao vốn, quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại công ty mẹ và các công ty con. CCQLTC đã tạo điều kiện để công ty mẹ và các công ty con huy động vốn phục vụ nhu cầu của SXKD bằng nhiều hình thức khác nhau. Huy động vốn bằng hình thức vay của các ngân hàng thương mại mà không phải thế chấp tài sản đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tập đoàn rất nhiều. Trong những năm qua, các TĐKTNN đã khai thác và cân đối nguồn vốn đảm bảo nhu cầu SXKD và đầu tư sản xuất cơ bản, mua sắm trang thiết bị, bổ sung vốn lưu động cho các công ty con, giải quyết khó khăn về vốn cho các công ty mới thành lập hoặc mới sáp nhập, góp phần đảm bảo tính cân đối trong tập đoàn.

Hai là, cơ chế huy động vốn và sử dụng đã thúc đẩy sự đổi mới và hiện đại hóa các trang thiết bị trong toàn ngành. Dựa vào đó mới khai thác, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh của TĐKTNN.

2.2.2. Cơ chế quản lý sử dụng vốn và tài sản

a. Quản lý sử dụng vốn

Trong thời gian vừa qua TĐKTNN cũng đã đạt được những thành quả nhất định qua nhiều kênh đầu tư khác nhau:

- Xét mức độ hiệu quả trong tạo việc làm của các TĐKTNN, cho thấy lượng vốn đầu tư bao nhiêu để tạo ra một chỗ làm việc ngày càng tăng lên, biểu diễn ở biểu đồ 2.8:

Biểu đồ 2.6: Vốn kinh doanh bình quân cho một lao động (tỷ đồng/người)


Nguồn Tổng hợp từ Tạp chí Tài Chính Doanh Ngiệp số 10 2009 Dựa vào bảng 2

Nguồn: Tổng hợp từ Tạp chí Tài Chính Doanh Ngiệp số 10/2009

Dựa vào bảng trên, cho thấy nhóm ba tập đoàn gồm VRG, DM, TKV có hệ số vốn kinh doanh bình quân cho một lao động là khá thấp so với các tập đoàn khác. PVN là tập đoàn đầu tư nhiều vốn nhất cho một lao động bởi mỗi lao động của tập đoàn này đòi hỏi kiến thức, kinh nghiệm và tay nghề cao. Nhìn chung, các tập đoàn đều gia tăng lượng vốn đầu tư vào SXKD theo chiều sâu, riêng một số tập đoàn đến năm 2008 bị chững lại do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu.

- Đối với số vốn nhà nước đầu tư vào các TĐKTNN đã có Nghị định 09/2009/NĐ-CP quy định rất rõ về quy chế quản lý tài chính của TĐKTNN và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác. Quy chế này có thể coi là một sự đổi mới tư duy theo hướng mở rộng quyền tự chủ và tăng tính tự chịu trách nhiệm của TĐKTNN; đã cải tiến một bước về cơ chế quản lý vốn của nhà nước tại các TĐKTNN. Điểm mới của Nghị định là đã xác định rõ hơn trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và đại diện của phần vốn của nhà nước tại các tập đoàn; Việc thành lập tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn của nhà nước sẽ làm thay đổi căn bản phương thức nhà nước tác động đến hoạt động SXKD của doanh

nghiệp, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, năng động và hiệu quả hơn. Vốn huy động được đã giúp các TĐKTNN phát triển SXKD, mở rộng quy mô, giao vốn cho các công ty thành viên. Đặc biệt là nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cấp cho các TĐKTNN, theo quy định bước giao nhận vốn của các TĐKTNN được thực hiện như sau:

Bước 1: Thẩm định và đánh giá vốn và tài sản nhà nước của TĐKTNN trước khi giao vốn

Bước 2: Giao vốn cho TĐKTNN, cơ quan giao vốn là Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)

Bước 3: TĐKTNN giao vốn cho các đơn vị thành viên Bước 4: Báo cáo kết quả giao vốn với nhà nước

Cơ cấu vốn Nhà nước giao cho các TĐKTNN được thể hiện rõ hơn ở sơ đồ 2.2 dưới đây:

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu vốn nhà nước trong các tập đoàn kinh tế nhà nước


- Các TĐKTNN hiện nay hầu hết đều áp dụng cơ chế đầu tư đa cấp: công ty mẹ đầu tư vốn cho cả công ty con, cháu và các công ty liên kết khác ở các cấp khác nhau. Khi đầu tư vốn cho các công ty con, công ty thành viên, các TĐKTNN đang sử dụng các tiêu chí để xếp hạng các công ty đó sau các kỳ kinh doanh, từ đó họ có các quyết định phân bổ bao nhiêu vốn cho các đơn vị đó vào kỳ kinh doanh tiếp theo, các tiêu chí đó là: lĩnh vực hoạt động của công ty con, kết quả kinh doanh của hai kỳ liên tiếp gần nhất, tính khả thi của dự án đầu tư (tỷ suất hoàn vốn nội bộ, giá trị hiện tại ròng, suất sinh lời...), thị trường hoạt động của công ty, tỷ lệ vốn góp của công ty mẹ... Tuy nhiên, các tiêu chí này chưa được xây dựng thành hệ thống quy chuẩn mà còn phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con làm giảm hiệu suất đầu tư.

- Hiện nay, khi nền kinh tế đang dần phục hồi, các tập đoàn đã bắt đầu tham gia vào những kênh đầu tư mới. Ngoài số vốn đầu tư vào SXKD, mở rộng quy mô,

các TĐKTNN đầu tư vốn ra ngoài tập đoàn qua nhiều kênh khác nhau. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, họ đã đầu tư 116.768 tỉ đồng ra bên ngoài tập đoàn. Một kênh đầu tư tuy mới phát triển trong vài năm trở lại đây nhưng lại thu hút được rất nhiều vốn của các tập đoàn đó là đầu tư vào lĩnh vực tài chính, bao gồm: ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, góp vốn quỹ đầu tư. Cuối năm 2009, theo thống kê trên cả nước có 47 tập đoàn, tổng công ty tham gia đầu tư vào lĩnh vực này với tổng số vốn

21.164 tỷ đồng (không bao gồm Bảo Việt và 5 ngân hàng thương mại nhà nước). Trong đó, Tập đoàn Dầu khí có 5.494 tỷ đồng, chiếm 26% tổng số vốn trên; Tập đoàn Điện lực là 2.146 tỷ đồng, chiếm 10,14%, Vinashin đã đầu tư 3.323 tỉ chiếm 15,7%23. Thực tế đã cho thấy, lĩnh vực tài chính- ngân hàng đã mang lại những hiệu quả ban đầu cho các TĐKTNN và cho thấy rõ sự cuốn hút của lĩnh vực này đối với

các tập đoàn đầu ngành là quá lớn. Không những thế, với sức mạnh về vốn, các TĐKTNN đã mạnh tay đầu tư theo tiêu chí đa dạng hóa các danh mục đầu tư để san sẻ rủi ro. Tuy nhiên, có rất nhiều ý kiến trái chiều cho rằng các TĐKTNN đầu tư dàn trải nhưng không đem lại hiệu quả cao. Trong năm 2009, Tập đoàn EVN đã buộc phải tuyên bố ngưng đầu tư 13 dự án phát triển điện do không bố trí được vốn vay, Tập đoàn Vinashin với vấn đề sử dụng nguồn vốn trái phiếu ngoại tệ của Chính phủ không hiệu quả. Một nỗi lo đặt ra là nội lực của các TĐKTNN có đủ mạnh để quản lý hết được mọi danh mục đầu tư một cách hiệu quả khi mà bản thân lĩnh vực kinh doanh chính của tập đoàn không được thực hiện tốt.

- Từ năm 2008 trở lại đây đầu tư ra nước ngoài trở thành xu thế mạnh mẽ và chính các TĐKTNN đóng vai trò tiên phong. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài đang có sự chuyển biến mạnh từ những dự án có quy mô nhỏ trong các ngành nghề đơn giản sang các dự án có quy mô lớn đầu tư vào những ngành nghề đồi hỏi kỹ thuật, sản xuất điện năng... Điển hình như: Tập đoàn PVN đã ký 2 hợp đồng dầu khí mới ở nước ngoài, 3 thỏa thuận hợp tác chung trong lĩnh vực dầu khí với các công ty dầu khí quốc gia ở Nam Mỹ; 2 thỏa thuận nghiên cứu chung về dầu khí với Công ty dầu khí quốc gia Nicaragua. Trong những tháng cuối năm 2009, tập đoàn PVN đã thành

23 Diễn đàn VNR500 (6/1/2010), “Tập đoàn kinh tế nhà nước”,

http://vnr500.vietnamnet.vn/content.aspx?id=116, truy cập ngày 25/3/2010.

lập 2 công ty liên doanh tại Nga và Venezuela để thực hiện dự án khai thác dầu mỏ đồng thời đưa 4 mỏ mới vào khai thác và hai mỏ ở Malaysia; Tập đoàn Viettel đầu tư 27 triệu USD tại Campuchia để khai thác mạng viễn thông di động24.

Trên thị trường tài chính, kênh đầu tư nào cũng có sự tham gia của các các TĐKTNN tuy nhiên không phải kênh đầu tư nào cũng mang lại hiệu quả. Nhưng nhìn chung, hoạt động đầu tư vẫn làm cho quy mô vốn chủ sở hữu của hầu hết các tập đoàn được bảo toàn và không ngừng tăng trong những năm qua. Nếu cuối năm 2006 chỉ có 3 tập đoàn có quy mô vốn chủ sở hữu trên 10 nghìn tỷ đồng, thì đến cuối năm 2007 đã có 5 tập đoàn có quy mô vốn chủ sở hữu trên 10 nghìn tỷ đồng và đến cuối năm 2008 có 6 tập đoàn, có quy mô vốn chủ sở hữu trên 10 nghìn tỷ đồng25. Tuy nhiên, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn (hệ số tự chủ tài chính) của các TĐKTNN lại giảm xuống (biểu đồ 2.7).

Biểu đồ 2.7: Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn của 8 TĐKTNN

năm 2008



Nguồn VNR Database http vnr500 vietnamnet vn content aspx id 116 Theo lý thuyết hệ 3

Nguồn: VNR Database http://vnr500.vietnamnet.vn/content.aspx?id=116,

Theo lý thuyết, hệ số tự chủ tài chính của một doanh nghiệp nên nằm trong mức an toàn là 0,55- 0,75. Thế nhưng những số liệu trong biểu đồ 2.10 cho thấy hệ số tự chủ tài chính của các TĐKTNN ngày cảng giảm và chưa bao giờ nằm trong mức an toàn. Điều này cho thấy, các tập đoàn đã lạm dụng quá nhiều vào nguồn vốn


24 Thanh Tâm, “Đầu tư ra nước ngoài đang khởi sắc”,

Tạp chí tài chính doanh nghiệp, số 10/2009, tr.24.

25 Diễn đàn VNR500 (6/1/2010), “Tập đoàn kinh tế nhà nước”,

http://vnr500.vietnamnet.vn/content.aspx?id=116, truy cập ngày 25/3/2010.

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí