Biểu đồ 2.1: Doanh thu và nộp NSNN của tập đoàn PVN từ 2000-2009
(đơn vị: tỷ đồng)
Nguồn: Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (2009), Báo cáo giữa kỳ tình hình thực hiện kế hoạch 2006-2010
Từ biểu đồ trên cho thấy, doanh thu qua các năm liên tục tăng, đặc biệt năm 2008 là năm nước ta bị ảnh hưởng nhiều nhất của khủng hoảng tài chính, nhưng doanh thu của PVN đạt 295.435 tỷ đồng, tăng 38,4% tăng cao nhất so với các năm trở lại đây. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận qua các năm lại giảm cụ thể theo tính toán tỷ suất lợi nhuận từ năm 2006, 2007, 2008 tương ứng là 42,2%; 28,44%; 26,18%11.
Điều này có nghĩa là hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh năm sau không bằng năm trước một phần là do những khó khăn trong hoạt động SXKD từ cuộc khủng hoảng tài chính làm tăng tỷ suất phí, một phần do các dự án mới đầu tư chưa mang lại lợi nhuận ngay. Những khó khăn từ cơn suy thoái đã tác động đến doanh thu của PVN năm 2009 giảm 82.935 tỷ đồng so với năm 2008 và 900 tỷ đồng so với năm 2007.
Bên cạnh việc chú trọng phục hổi mức tăng trưởng trước đây của tập đoàn, PVN đã tiến hành quá trình cải cách trong nội bộ tập đoàn, cụ thể là tiến hành cổ phần hóa một số đơn vị thành viên. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số các đơn vị trong PVN được sắp xếp đổi mới khoảng 110 đơn vị với các hình thức: cổ phần hóa; niêm yết; tái cấu trúc, chuyển nhượng phần vốn; góp vốn, sắp xếp lại các đơn vị thành viên và chuyển đổi thành công ty TNHH 1 thành viên12.
Tại phiên họp thường kỳ tháng 11/2008, Chính phủ đã đưa ra các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì mức tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Với vai trò là TĐKT chủ lực của nhà nước, Tập đoàn PVN xây dựng và tổ chức thực hiện ngay Chương trình hành động cùng Chính phủ thực hiện đồng bộ
11 Tác giả tự tính toán từ số liệu tổng hợp trong các bảng 2.2, 2.3.
12 Diễn đàn doanh nghiệp (9/4/2010),
Hội thảo “Quản trị doanh nghiệp ngành dầu khí khi tham gia TTCK Việt Nam”, http://dddn.com.vn/20100412043928139cat52/hoi-thao-quan-tri-doanh-nghiep-nganh-dau-khi-khi-tham-
gia-ttck-viet-nam.htm, truy cập ngày 24/3/2010.
các giải pháp nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong chỉ đạo, điều hành của Đảng uỷ, Hội đồng Quản trị, Ban Tổng giám đốc của PVN trong tháng cuối năm 2008 và năm 2009. Theo đó, ngày 11/12/2008, Tập đoàn đã ban hành “chương trình hành động” của PVN thực hiện các giải pháp cấp bách của Chính phủ nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì mức tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.
Có thể nói, trong thời gian qua, PVN đã hoàn thành tốt nhiệm vụ mà nhà nước giao phó, xứng đáng là một tập đoàn đầu tàu và là tấm gương cho các TĐKTNN khác.
Tập đoàn Bưu chính viễn thông – VNPT
VNPT chính thức hoạt động theo mô hình TĐKTNN theo quyết định số 06/2006/QĐ-TTg ngày 9/1/2006 và là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chuyển đổi từ tổng công ty 91 sang mô hình TĐKTNN.
Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh theo quy hoạch, kế hoạch và chính sách của Nhà nước trong những lĩnh vực truyền thống như dịch vụ viễn thông đường trục, dịch vụ viễn thông - công nghệ thông tin, dịch vụ truyền thông, sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư, thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin… thì VNPT còn được phép trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào các lĩnh vực khác như dịch vụ tài chính, tín dụng, ngân hàng, dịch vụ quảng cáo, kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng và các ngành nghề khác.
Cho dù trên thị trường di động Việt Nam hiện nay có tới 7 mạng di động đang cạnh tranh quyết liệt, nhưng hai mạng di động của VNPT là MobiFone và VinaFone vẫn là những mạng di động có số thuê bao và doanh thu lớn nhất. Trong đó, MobiFone nhiều năm liền được đánh giá là mạng di động có chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng tốt nhất. Sau đây là 3 biểu đồ biểu diễn thị phần của VNPT trong lĩnh vực bưu chính- viễn thông trên cả nước năm 2009:
Biểu đồ 2.2: Thị phần điện thoại cố định trong nước
Biểu đồ 2.3: Thị phần thuê bao di động trên cả nước
Biểu đồ 2.4: Thị phần thuê bao Internet băng rộng trong nước
Nguồn: Bộ Thông tin và truyền thông, kết quả tổng hợp số liệu về phát triển bưu chính, viễn thông và Internet năm 2009, http://xahoithongtin.com.vn/20090617045124380p278c287/vnpt-khang-dinh-vi-the- so-1-tren-thi-truong.htm
Theo VNPT, năm 2009, doanh thu của tập đoàn duy trì ở mức tăng trưởng hơn 30%, đạt 78.450 tỷ đồng, tăng hơn 18.000 tỷ đồng so với mục tiêu đặt ra. Trong số 8 TĐKTNN năm 2008, VNPT có đóng góp vào ngân sách đứng thứ nhì, chỉ sau PVN. Tuy duy trì được tốc độ tăng trưởng cao nhưng nội tại VNPT còn nhiều ngổn ngang kể từ sau quá trình tái cơ cấu mô hình tổ chức bắt đầu từ năm 2006 – VNPT chuyển thành TĐKT hoạt động theo mô hình công ty mẹ công ty con. Hiện tại, VNPT cũng đang trong quá trình cổ phần hóa tập đoàn. Tính đến hết năm 2009, VNPT đã cổ phần hóa được hơn 40 đơn vị thành viên. Theo các con số thống kê, năm 2005, doanh thu của VNPT đạt 33.000 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 5.000 tỷ đồng. Chỉ ba năm sau đó, doanh thu VNPT đã tăng 68%, đạt gần 55,5 nghìn tỷ đồng; nộp ngân sách tăng 36%, đạt hơn 6.800 tỷ đồng13. VNPT cũng tham gia rất tích cực vào các quan hệ kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ với các bạn hàng quốc tế, hiện tại tập đoàn đang tiến hành các thủ tục để mở chi nhánh tại Mỹ, lập liên doanh tại Singapore.
Theo xếp hạng VNR500 của website: www.vnr500.vietnamnet.comthì sau PVN, VNPT là tập đoàn đứng thứ hai cả về doanh thu hàng năm, nộp ngân sách nhà nước, quy mô hoạt động chỉ tiêu hoàn thành nhiệm vụ mà nhà nước giao phó.
Tập đoàn Viễn thông quân đội- Viettel
Tập đoàn Viễn thông Quân đội được thí điểm thành lập theo Quyết định số 2078/QĐ-TTg ngày 14 tháng 12 năm 2009. Tập đoàn Viễn thông Quân đội được thành lập trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại TCT Viễn thông Quân đội và các đơn vị thành viên. Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội (tên viết tắt là Viettel) được hình thành trên cơ sở tổ chức lại các phòng ban chức năng của TCT Viễn thông Quân đội, công ty Viễn thông Viettel và công ty Truyền dẫn Viettel. Viettel là
13 Cục tài chính doanh nghiệp (2008),
Báo cáo tình hình SXKD- tài chính của VNPT năm 2006, 2007, 2008.
mô hình thí điểm đầu tiên tập đoàn trực thuộc Bộ chủ quản (các tập đoàn khác trực thuộc Chính phủ). Việc quân đội có một TĐKT quốc phòng mạnh là một vấn đề có tính chiến lược, nhất là đối với nhiệm vụ quốc phòng và an ninh trong giai đoạn mới. Vì vậy, chiến lược và định hướng phát triển của Viettel chính là sự tư duy của các chiến sỹ quân đội làm kinh tế nên cũng có sự khác biệt so với các tập đoàn khác. Trong cơ cấu tổ chức, Viettel là tập đoàn duy nhất không có Hội đồng quản trị:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của Viettel
Nguồn: Cổng thông tin tập đoàn Viễn thông quân đội, http://viettel.com.vn/Mohinhtochuc/tabid/83/Cat/57/
language/vi-VN/21/5/2010.viettelNăm 2009, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn còn bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính và suy thoái, Viettel tiếp tục duy trì tăng trưởng cao, đạt mức 81% (tăng trưởng toàn ngành gần 61%). Doanh thu đạt 60,2 nghìn tỷ đồng (chiếm 42% doanh thu của ngành)14. Với kết quả trên, Viettel là doanh nghiệp có mức tăng
trưởng cao nhất trong các trong doanh nghiệp viễn thông và đứng thứ 4 về doanh thu trong các tập đoàn nhà nước trong năm qua. Năm 2009, Viettel cũng nộp ngân sách Nhà nước gần 7 nghìn tỷ đồng đóng góp cho ngân sách quốc phòng 160 tỷ đồng và lợi nhuận đạt trên 10 nghìn tỷ đồng. Cùng năm 2009, Viettel là doanh nghiệp trong danh sách 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông duy nhất ở Việt Nam được nhận giải “Nhà cung cấp dịch vụ của năm” khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chuyển lên Tập đoàn, Viettel tích tụ được các nguồn lực để thực hiện chiến lược đa dạng hóa ngành nghề, mở rộng thị trường và hội nhập với kinh tế quốc tế.
Cũng từ khi chuyển lên mô hình TĐKTNN, Viettel nhận thấy được những nguy cơ và khó khăn từ cuộc khủng hoảng tài chính, vì thế tập đoàn đã thực hiện tái cấu trúc lại toàn bộ hệ thống chứ không chỉ vài bộ phận riêng lẻ nào trong năm 2009. Tập đoàn đã tiến hành tổ chức lại kinh doanh ở tuyến dưới sâu và rộng hơn, tổ chức các công ty độc lập theo từng lĩnh vực, giải quyết sự kết hợp giữa phân tán và tập trung, hình thành các lĩnh vực kinh doanh mới, tìm ra những phân đoạn thị trường mới và tối ưu hóa các chi phí. Hướng tới thị trường viễn thông ở khu vực nông thôn. Và Viettel đã thành công ở mảng điện thoại không dây giá rẻ, tại khu vực mà các đối thủ khác trong ngành cho là chất lượng đời sống còn quá thấp nên không thể khai thác nhu cầu của người dân vùng quê.
14 Công ty TNHH Chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (22/01/2010), “Viettel đạt mức tăng trưởng đứng đầu về viễn thông”, http://www.bsc.com.vn/News/2010/1/24/79597.aspx,
truy cập ngày 16/3/2010.
Bởi quá trình phát triển của Viettel từ trước đến nay và cả trong tương lai luôn gắn liền với sự phát triển và trưởng thành của Quân đội, với nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. Trở thành TĐKTNN, Viettel có cơ hội tích tụ nguồn lực để đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao, vươn lên trở thành đơn vị chủ lực trong ngành viễn thông và công nghệ thông tin của đất nước, để xây dựng một tập đoàn mang tầm khu vực và thế giới.
2.2 Thực trạng cơ chế quản lý tại chính trong các tập đoàn kinh tế nhà nước
2.2.1 Cơ chế huy động vốn
Sau khủng hoảng, nhiều định chế tài chính lớn mạnh trên thế giới sụp đổ, việc huy động vốn đã trở nên khó khăn không chỉ đối với các doanh nghiệp lớn trên thế giới mà còn đối với các TĐKTNN ở Việt Nam. Hơn 10 năm qua nền kinh tế nhà nước đã hình thành và phát triển đồng bộ hơn, từng bước đổi mới cơ chế, chính sách quản lý tài chính đối với TĐKTNN, chuyển từ cơ chế quản lý hành chính sang mở rộng quyền tự chủ tài chính, quyền tự chủ kinh doanh và chế độ tự chịu trách nhiệm của các TĐKTNN tạo điều kiện thuận lợi về tài chính để khuyến khích kinh doanh; bước đầu xử lý có kết quả các vấn đề nợ quá hạn giữa các tập đoàn với ngân hàng; thực hiện ưu đãi tài chính, đẩy nhanh quá trình sắp xếp lại, đa dạng hóa các hình thức sở hữu của các tập đoàn được triển khai khá mạnh mẽ và đem lại kết quả nhất định.
Hòa nhập với xu thế toàn cầu hóa, thị trường tài chính tại Việt Nam ngày càng phát triển và đa dạng. Điểm mới từ những năm Việt Nam bắt đầu mở cửa thị trường, gia nhập WTO đó chính là sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính cuốn theo sự hình thành các tổ chức tài chính ngân hàng và phi ngân hàng. Từ khi có những tổ chức này thì các kênh huy động vốn cũng mở rộng dần ra. Nắm bắt được sự phát triển đó, các TĐKTNN đã thành lập nhiều công ty tài chính, công ty bảo hiểm thậm chí cả quỹ đầu tư cho riêng mình với mục đích tìm kiếm lợi nhuận từ một thị trường béo bở và thêm một kênh huy động vốn cho TĐ thông qua các công ty thành viên này. Điển hình như:
- PVN thành lập Tổng công ty Tài chính Dầu khí Việt Nam (PVFC) và Tổng công ty Bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVI)
- VRC có Công ty tài chính cao su (RFC)
- Vinacomin có Công ty tài chính than- khoáng sản (CMF)
- EVN có Công ty Tài chính Điện lực
- Sông đà có Tổng công ty tài chính Sông Đà (SDFC)
- Vinatex có Công ty tài chính Dệt may
- Bảo Việt có Ngân hàng thương mại cố phần Bảo Việt, Công ty chứng khoán Bảo Việt...
Thực tế cho thấy, từ khi chuyển đổi với cách làm việc mới, cơ chế huy động vốn tại các TĐKTNN đã được cải thiện đáng kể và bước đầu đem lại những thành quả đáng mừng:
a. Thị trường chứng khoán
- Phát hành cổ phiếu
Những năm qua, TTCK tại Việt Nam bắt đầu giao dịch sôi động và khối lượng giao dịch ngày càng lớn. TTCK ra đời là một kênh huy động vốn mới xuất hiện. TTCK là nhân tố quan trọng bậc nhất trong hệ thống tài chính trên khía cạnh phản ánh các quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Mặc dù năm 2009, TTCK Việt Nam có nhiều biến động do ảnh hưởng của sự sụp đổ các định chế tài chính lớn trên thế giới nhưng các nhà đầu tư vẫn kì vọng vào TTCK năm 2010 sẽ có bước nhảy vọt vì từ khi đi vào hoạt động đến nay TTCK Việt Nam đã phát triển không ngừng.
Bảng 2.5: Quy mô giao dịch của TTCK 4 năm gần đây
Chỉ tiêu | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | |
HOSE | Khối lượng cp (triệu) | 538,5 | 1.817 | 2.978 | 10.432 |
Giá trị (tỷ VND) | 35.742 | 217.835 | 124.576 | 423.299 | |
Giá TB 1 CP (VND) | 66.370 | 119.900 | 41.832 | 40.577 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Chế Quản Lý, Sử Dụng Vốn Và Tài Sản
- Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cơ Chế Quản Lý Tài Chính Trong Tập Đoàn Kinh Tế Nhà Nước
- So Sánh Mô Hình Tổng Công Ty Với Mô Hình Tập Đoàn Kinh Tế Nhà Nước
- Kết Quả Hoạt Động Sxkd Của Các Đơn Vị Thuộc Tập Đoàn Bưu Chính Viễn Thông Sau Khi Thực Hiện Cph (Đơn Vị: Tỷ Đồng)
- Vốn Kinh Doanh Bình Quân Cho Một Lao Động (Tỷ Đồng/người)
- Đánh Giá Cơ Chế Quản Lý Tài Chính Trong Các Tập Đoàn Kinh Tế Nhà Nước