Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao trong các trường đại học công lập Việt Nam - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1. Số lượng các trường Đại học và cao đẳng qua các năm 66

Bảng 2.2. Dự báo Quy mô học sinh, sinh viên giai đoạn 2012-2020 66

Bảng 2.3. Chi NSNN cho giáo dục - đào tạo giai đoạn 2008 -2012 67

Bảng 2.4. So sánh định mức cấp ngân sách giữa các chương trình đào

tạo CLC với các chương trình đào tạo đại trà 74

Bảng 2.5. Nguồn và cơ cấu tài chính của các chương trình đào tạo

CLC đã được NSNN đầu tư 76

Bảng 2.6. Tổng hợp kết quả điều tra đánh giá cơ chế quản lý ngân sách 79

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 234 trang tài liệu này.

Bảng 2.7: So sánh khung thu học phí theo Quyết định số 1310/QĐ-

TTg và Quyết định số 70/QĐ-TTg 82

Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao trong các trường đại học công lập Việt Nam - 2

Bảng 2.8. Khung học phí đối với chương trình đào tạo đại trà tại trường

công lập theo nhóm ngành từ năm học 2010- 2011 83

Bảng 2.9. Nguồn tài chính của một số chương trình đào tạo CLC thuộc

các khối ngành khác nhau (so sánh theo Đề án và trong thực tế) 85

Bảng 2.10. Tổng hợp kết quả điều tra Đánh giá cơ chế quản lý nguồn

thu học phí 89

Bảng 2.11. Nguồn tài chính của các chương trình đào tạo CLC khi có

Đề án và khi kết thúc Đề án 94

Bảng 2.12. Đặc điểm của các chương trình đào tạo CLC được chọn

mẫu nghiên cứu 95

Bảng 2.13. Đặc điểm của các trường đại học công lập có chương

trình đào tạo CLC chọn mẫu nghiên cứu 96

Bảng 2.14. Tổng hợp kết quả điều tra đánh giá thực trạng quản lý chi phí 105

Bảng 2.15. So sánh chi phí đào tạo các chương trình đào tạo CLC với

chi phí các chương trình đào tạo đại trà và chi phí đào tạo ở các nước .. 105 Bảng 3.1. Dự toán chi chương trình đào tạo chất lượng cao dựa trên

hoạt động 131


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 2.1: So sánh chỉ tiêu và kết quả các chỉ số chương trình đào tạo


Trang

NVCL của ĐHQG Hà Nội 59

Biểu đồ 2.2. Chi NSNN cho giáo dục - đào tạo giai đoạn 2008 -2012 67

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu chi NSNN cho giáo dục/GDP ở Việt Nam 68

Biểu đồ 2.4. So sánh tỷ trọng chi NSN cho giáo dục/GDP ở Việt Nam

với các nước 68

Biểu đồ 2.5. So sánh chi phí hàng năm cho giáo dục tính theo sức mua tương đương 69

Biểu đồ 2.6 . So sánh định mức cấp ngân sách của các chương trình đào tạo ... 75 Biểu đồ 2.7. Cơ cấu nguồn tài chính thực tế đầu tư cho các chương trình đào

tạo CLC được NSNN đầu tư (mức trung bình của tất cả các chương trình) 78

Biểu đồ 2.8. Học phí trong cơ cấu nguồn tài chính GDĐH 80

Biểu đồ 2.9. So sánh nguồn tài chính của các chương trình đào tạo CLC

thuộc các ngành học khác nhau theo Đề án và trong thực tế 86

Biểu đồ 2.10 So sánh học phí các chương trình CLC do trường ĐH tổ

chức LKQT với chương trình đào tạo CLC được Nhà nước câp ngân sách 88

Biểu đồ số 2.11. Nguồn tài chính của các chương trình đào tạo CLC khi

có Đề án và khi kết thúc Đề án 93

Biểu đồ 2.12. Chi phí thực tế cho chương trình đào tạo CLC (chi phí

bình quân/SV/năm) 106

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nguồn lực tài chính ngoài NSNN của các ngành đào

tạo CLC 133

Biểu đồ 3.2. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với khả năng XHH

của các ngành đào tạo CLC 134

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Trang

Sơ đồ: 1.1. Quản trị chi phí theo quá trình hoạt động ................................ 41 Sơ đồ 1.2: Mô hình khung về cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo CLC trong các trường đại học công lập ................... 45 Sơ đồ 1.3. Mô hình quản lý và điều hành chương trình đào tạo CLC ở

các nước phát triển ...................................................................................... 48

Sơ đồ 1.4. Mô hình quản lý và điều hành chương trình đào tạo CLC ở

Việt Nam ..................................................................................................... 48

Sơ đồ: 1.5. Mô hình quản lý và điều hành chương trình đào tạo CLC ...... 49 Sơ đồ 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài chính đối với

các chương trình đào tạo CLC .................................................................... 52

Sơ đồ 2.1. Quy trình phân bổ ngân sách cho các chương trình đào tạo CLC..... 72 Sơ đồ 3.1. Mô hình ABC áp dụng tính chi phí hoạt động chương trình

đào tạo CLC152


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài luận án

Trong bối cảnh nước ta đang tiến hành quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, đầu tư để phát triển giáo dục đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục là nền tảng để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội và tăng trưởng bền vững. GDĐH là một bộ phận của hệ thống giáo dục, GDĐH có vai trò quan trọng trong việc đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao và trình độ cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nhu cầu nguồn nhân lực có chất lượng cao để phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi GDĐH Việt Nam cần có những đột phá quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Chính phủ đã có chủ trương xây dựng một số trường đại học hoặc khoa, ngành mạnh trong các trường đại học tiếp cận dần với trình độ tiên tiến trong khu vực và quốc tế bằng cách áp dụng ngay một số chương trình đào tạo của các trường đại học tiên tiến trên thế giới, có điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam, giảng dạy bằng Tiếng Anh ở một số trường đại học Việt Nam. Đây là cơ sở để chương trình đào tạo CLC được thực hiện ở hầu hết các trường đại học công lập trong cả nước theo các Đề án chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề án riêng của các trường đại học hoặc các chương trình hợp tác với các trường đại học tiên tiến của nước ngoài. Cho đến nay, các chương trình đào tạo CLC đã đào tạo được hàng nghìn kỹ sư, cử nhân khoa học tài năng, cử nhân chất lượng cao, góp phần giải quyết những bức xúc về nhu cầu nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ nền kinh tế xã hội. Từ thực tế trên đã khẳng định việc hình thành và phát triển các chương trình đào tạo CLC trong các trường đại học công lập ở Việt Nam là phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Cùng với quá trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính cho GDĐH, cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo CLC cũng đã được liên tục điều chỉnh tạo điều kiện để các trường đại học triển khai chương trình đào tạo CLC một cách có hiệu quả.

Tuy nhiên, cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo CLC với những bất cập, hạn chế trong quá trình quản lý ngân sách, trong huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính từ xã hội hay phân cấp quản lý giữa các chủ thể tham gia cơ chế quản lý tài chính,... đã ảnh hưởng không nhỏ tới mục tiêu cũng như hiệu quả chương trình đào tạo CLC. Những điểm này trở thành thách thức không nhỏ cho các


trường đại học công lập Việt Nam nếu muốn đào tạo chất lượng cao trong xu thế hội nhập và phát triển GDĐH. Vì vậy, nghiên cứu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo CLC trong các trường đại học công lập Việt Nam có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn .

Có thể nói, các chương trình đào tạo CLC đã có những bước phát triển thuận lợi, đã đạt được một số kết quả, nhưng vẫn không đủ để tạo ra những tác động mạnh làm chuyển động toàn hệ thống giáo dục đại học theo hướng đổi mới cơ bản và toàn diện. Việc triển khai các chương trình đào tạo CLC trong các trường đại học công lập cho đến nay không tạo ra cơ chế quản lý, cơ chế tài chính mới nhằm giải quyết được mối quan hệ giữa Nhà nước, trường đại học cung cấp dịch vụ đào tạo CLC và các đối tượng có liên quan trong việc chia sẻ chi phí đóng góp cho đào tạo CLC; chưa tạo ra yêu cầu phải nâng cao quyền tự chủ gắn với trách nhiệm xã hội của trường đại học. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao trong các trường đại học công lập Việt Nam” mong muốn giải quyết các bất cập nêu trên. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính, giải phóng và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội dành cho đào tạo CLC sẽ góp phần tạo ra động lực cho các chương trình đào tạo CLC phát triển và đạt được các mục tiêu đề ra.

2. Mục đích nghiên cứu

Với lý do trên, đề tài luận án nghiên cứu nhằm giải quyết các câu hỏi quản lý sau đây:

Câu hỏi quản lý

1) Thực trạng và những vấn đề hiện nay của các chương trình đào tạo CLC trong các trường đại học công lập?

2) Cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo CLC hiện nay đã phù hợp chưa, có điều gì bất cập.

3) Các giải pháp nào được thực hiện để hoàn thiện cơ chế nói trên. Đồng thời, nghiên cứu sẽ trả lời cho các câu hỏi sau:

Câu hỏi nghiên cứu

1) Thế nào là chương trình đào tạo CLC?

2) Cơ chế quản lý tài chính đối với chương trình đào tạo CLC là gì?

3) Nội dung, đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo CLC?


Trả lời các câu hỏi nghiên cứu và câu hỏi quản lý nói trên sẽ giải quyết dược mục tiêu của đề tài:

- Làm rõ cơ sở lý luận về chương trình đào tạo CLC và cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo CLC.

- Đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo CLC trong các trường đại học công lập: điểm mạnh, điểm tồn tại và tác động của cơ chế quản lý tài chính đối với mục tiêu và chất lượng các chương trình đào tạo CLC.

- Đề xuất một số giải pháp khả thi hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo CLC trong các trường đại học công lập Việt Nam góp phần đạt được mục tiêu và nâng cao chất lượng của các chương trình đào tạo CLC

3. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo CLC được triển khai tại một số trường đại học công lập Việt Nam.

4. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu lý thuyết và kinh nghiệm về quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo CLC.

Luận án tiến hành các nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo CLC trên giác độ Nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý đã sử dụng các phương pháp, công cụ tài chính như thế nào để tác động đến đối tượng quản lý là các chương trình đào tạo CLC. Đồng thời xem xét vai trò của Nhà nước trong mối quan hệ với các chủ thể khác tham gia vận hành cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo CLC.

Các chương trình đào tạo CLC được thực hiện chủ yếu ở các trường đại học công lập Việt Nam. Vì thế phạm vi luận án chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo CLC trong các trường đại học công lập và tác động của nó đối với việc triển khai các chương trình đào tạo đào tạo CLC nhằm góp phần hoàn thiện cơ chế này. Từ đó, tạo ra động lực để các chương trình đào tạo CLC phát triển và đạt được mục tiêu đề ra; đồng thời phát triển các chương trình đào tạo này trong các trường đại học Việt Nam nói chung. Còn các vấn đề khác nếu được đề cập trong luận án chỉ nhằm làm rõ thêm những mối quan hệ trong tổng thể có liên quan đến hoạt động tài chính thuộc lĩnh vực này.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp chung


Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đề tài đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên kết hợp giữa phân tích định tính và định lượng. Trong quá trình thực hiện, các phương pháp nghiên cứu cụ thể sẽ được sử dụng như:

Nhóm phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu

Đọc, phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hoá tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.

Nghiên cứu các lý thuyết về đào tạo chất lượng cao; về cơ chế quản lý tài chính, mối quan hệ tương quan giữa cơ chế quản lý tài chính với đào tạo chất lượng cao.

Kinh nghiệm về cơ chế quản lý tài chính đối với đào tạo chất lượng cao của các trường đại học ở một số quốc gia.

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi

Để mô tả được thực trạng quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo CLC trong các trường đại học công lập Việt Nam: thuận lợi, khó khăn, các yếu tố tác động đến cơ chế quản lý tài chính, tác giả sử dụng phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi. Việc điều tra, phỏng vấn sẽ được tiến hành với các đối tượng sau: các phòng ban liên quan tại các trường đại học công lập có chương trình đào tạo CLC; các giảng viên đang trực tiếp giảng dạy chương trình đào tạo CLC; phụ huynh và sinh viên đang theo học chương trình đào tạo CLC; các cơ quan có sử dụng sinh viên tốt nghiệp các chương trình đào tạo CLC.

Phương pháp phỏng vấn sâu: để làm rõ hơn những thông tin thu được, tìm hiểu sâu hơn về đặc thù của chương trình đào tạo CLC, phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện với Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa, lãnh đạo phòng tài chính (tài vụ), các chuyên gia quản lý và nghiên cứu về giáo dục đại học, quản lý tài chính.

Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: sử dụng các phương pháp toán thống kê nhằm xử lý và phân tích các số liệu, thông tin đã thu thập được từ khảo sát, điều tra phỏng vấn.

5.2. Mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu được lựa chọn là chương trình đào tạo CLC thuộc các trường đại học công lập đại diện ở các khối ngành khác nhau đã và đang triển khai thực hiện chương trình đào tạo CLC. Số lượng mẫu dự kiến khoảng 50 chương trình đào tạo CLC thuộc các loại hình đào tạo khác nhau.

5.3. Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu sẽ được thu thập qua phỏng vấn và trích dẫn từ các tài liệu liên quan.


Nguồn dữ liệu thứ cấp: sử dụng số liệu của 50 chương trình đào tạo CLC thuộc các trường đại học công lập, công bố trên trang thông tin của trường (mục ba công khai và các báo cáo định kỳ của cơ sở đào tạo theo yêu cầu của Bộ Giáo dục &Đào tạo và các Bộ, ngành chủ quản). 50 chương trình đào tạo CLC được chọn, phân bổ đều cho các khối ngành và các vùng miền (Phụ lục 2.1).

Nguồn dữ liệu sơ cấp: số liệu thu thập từ kết quả phỏng vấn đối với các trường đại học công lập có chương trình thuộc mẫu nghiên cứu. Kết quả sẽ thu được là các điểm tích cực và các điểm còn vướng mắc trong triển khai và quản lý điều hành các chương trình đào tạo CLC, bao gồm cả các quy định về tài chính.

Các phỏng vấn được thực hiện với các đối tượng theo dạng câu hỏi mở; thông qua trao đổi để lựa chọn lấy thông tin. Câu hỏi phổ biến được đặt ra dạng như “Trường của anh/ chị hiện nay đang gặp khó khăn gì?”; “ Theo các anh/chị hoàn thiện cơ chế quản lý đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao cần thực hiện những nội dung nào thì hợp lý”,...

5.4. Dự kiến phương pháp phân tích số liệu

Số liệu được mã hoá theo dạng biến định tính; định lượng; biến phụ thuộc,...có tác động đối với cơ chế quản lý tài chính;

Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê để đánh giá sự ảnh hưởng của các biến định tính (chính sách của Nhà nước, uy tín của trường đại học, tính chất ngành đào tạo của chương trình CLC,...), các biến định lượng (định mức đầu tư, diện tích giảng đường, thư viện, số lượng cán bộ cơ hữu, số lượng tuyển sinh,...) tác động đến cơ chế quản lý tài chính;

Trên cơ sở tìm hiểu các công trình khoa học có liên quan đến “cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo CLC”, ngoài những nội dung và phương pháp nghiên cứu truyền thống, để giải quyết mục đích nghiên cứu của đề tài, tác giả xây dựng các mô hình nghiên cứu sử dụng trong luận án: Mô hình về cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo CLC (sơ đồ 1.2); Mô hình quản lý, điều hành chương trình đào tạo CLC ở các nước phát triển (Sơ đồ 1.3); Mô hình quản lý, điều hành chương trình đào tạo CLC ở Việt Nam (Sơ đồ 1.4); Mô hình quản lý, điều hành chương trình đào tạo CLC do tác giả đề xuất (Sơ đồ 1.5); Mô hình về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với khả năng xã hội hóa của các chương trình đào tạo CLC (Sơ đồ 3.2).

6. Tổng quan tình hình

Lý thuyết về tài chính công được phát triển và chú ý ở Việt Nam trong thời gian gần đây, khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường và có hội nhập sâu rộng

Xem tất cả 234 trang.

Ngày đăng: 27/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí