cấu kinh tế, chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách giá cả, chính sách kinh tế đối ngoại. Nhóm thứ hai là các chính sách xL hội, chủ yếu bao gồm có chính sách dân số và lao động, chính sách giáo dục, chính sách y tế, chính sách bảo đảm xL hội, chính sách văn hoá, chính sách khoa học công nghệ, chính sách bảo vệ môi trường.
Có thể thấy rằng chính sách đầu tư nước ngoài là một bộ phận của chính sách kinh tế đối ngoại (thuộc nhóm thứ nhất), có liên kết chặt chẽ với các chính sách nêu trên thành một hệ thống, hỗ trợ lẫn nhau để thực hiện mục tiêu chung của chính sách kinh tế - xL hội
Theo dòng chảy của vốn đầu tư, chính sách đầu tư nước ngoài được phân thành chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển kinh tế trong nước và chính sách đầu tư ra nước ngoài.
Theo tÝnh chÊt, chính sách đầu tư nước ngoài có thể được chia thành chính sách đầu tư tự do và chính sách đầu tư hạn chế.
Theo nội dung, chính sách đầu tư nước ngoài có thể được chia thành:
- Chính sách mặt hàng (ngành và lĩnh vực đầu tư).
- Chính sách thị trường (đối tác và địa bàn đầu tư).
- Chính sách hỗ trợ đầu tư (tài chính, lao động, đất đai,...).
Theo chức năng quản lý và điều tiết nền kinh tế, chính sách đầu tư nước ngoài có các vai trò:
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thủ đô Hà Nội trong giai đoạn 2001- 2010 - 1
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thủ đô Hà Nội trong giai đoạn 2001- 2010 - 2
- Tác Động Của Fdi Đối Với Nền Kinh Tế Các Nước Đang Phát Triển.
- ¶nh Hưởng Của Môi Trường Đầu Tư Đến Quá Trình Hoàn Thiện Cơ Chế, Chính Sách Thu Hút Fdi.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thủ đô Hà Nội trong giai đoạn 2001- 2010 - 6
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thủ đô Hà Nội trong giai đoạn 2001- 2010 - 7
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
- Khuyến khích hay hạn chế dòng vốn đầu tư vào trong nước hoặc dòng vốn đầu tư ra nước ngoài.
- Bảo vệ thị trường trong nước khi có khả năng bị đầu tư nước ngoài xâm lấn nghiêm trọng.
- Là công cụ quan trọng góp phần định hướng hành vi của các chủ thể kinh tế có yếu tố nước ngoài để cùng hướng tới những mục tiêu của đất nước.
- Để giải quyết những vấn đề bức xúc phát sinh và điều tiết những mất cân đối, những hành vi không phù hợp, nhằm tạo một hành lang pháp lý cho các hoạt động đầu tư nước ngoài theo các mục tiêu đL đề ra.
- Điều chỉnh mối quan hệ giữa các loại hình đầu tư, các hình thức đầu tư, mối quan hệ giữa các ngành, các vùng lLnh thổ trong việc thu hút đầu tư.
Chính sách đầu tư nước ngoài được ban hành nhằm điều chỉnh và giải quyết các vấn đề của đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đó là công cụ của Nhà nước đưa ra để ứng xử với tình hình đầu tư nước ngoài trong từng giai đoạn cụ thể. Qua nghiên cứu chính sách, các đối tác kinh tế biết được Nhà nước khuyến khích đầu tư ra nước ngoài hay thu hút đầu tư vào trong nước, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào khu vực nào và ngành kinh tế nào.
Các lý thuyết về đầu tư đL chỉ ra rằng: Đối với mỗi quốc gia, việc thu hút
đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài có một mối quan hệ mật thiết với nhau. Đối với các nước đang phát triển thời kỳ đầu do thiếu vốn nên họ phải tăng cường thu hút FDI, sau một thời gian, khi các doanh nghiệp trong nước
đL tích luỹ đủ vốn họ sẽ có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài.
Nếu xét trên phương diện cụ thể, trong quản lý và điều hành nền kinh tế của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, có thể khái quát: Cơ chế, chính sách đầu tư nước ngoài, là tổng thể các thể chế và thiết chế được cụ thể hoá thành các quyết định của Nhà nước, của các cấp, nhằm quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản. Cơ chế, chính sách đầu tư nước ngoài phản ảnh các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp, công cụ, các nguyên tắc và phương thức hành động của Nhà nước trong hoạt động đầu tư nước ngoài nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định theo định hướng của đất nước.
Để thực hiện mục tiêu thu hút FDI nhằm thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, các nước đang phát triển đL hoạch định những chính sách riêng phù hợp với những đặc thù của mình. Tuy có nhiều nét riêng biệt, song chính sách thu hút FDI của tất cả các nước đều là một dạng chính sách thuộc lĩnh vực kinh tế đối ngoại, được ban hành nhằm tăng cường thu hút
đầu tư nước ngoài để tận dụng hết các nguồn lực trong nước như tài nguyên,
đất đai, lao động, phục vụ cho việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế vĩ mô đL
định. Chính sách thu hút FDI của Nhà nước là một dạng chính sách thuộc lĩnh
vực kinh tế đối ngoại, được hiểu là các quyết định thu hút đầu tư nước ngoài theo quy hoạch tổng thể của nền kinh tế để phát triển kinh tế, đảm bảo sự phân bổ hợp lý về lực lượng sản xuất, sử dụng có hiệu quả nguồn lực quốc gia như tài nguyên, đất đai, lao động nhằm hoàn thành các mục tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản. Chính sách thu hút FDI còn là cầu nối quan trọng nối liền nền kinh tế quốc gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế. Như vậy, chúng ta có thể hiểu chính sách thu hút FDI dưới dạng khái quát:
Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm một hệ thống các quyết định thích hợp mà Nhà nước áp dụng, để điều chỉnh các hoạt động thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế quốc gia trong một thời kỳ nhất định, nhằm đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô đ= định trong chiến lược phát triển kinh tế - x= hội của quốc gia đó.
Để việc thực hiện các chính sách đầu tư nước ngoài đạt hiệu quả cao nhất theo mục tiêu chung của Nhà nước, cần thiết phải có một cơ chế phù hợp kèm theo, ở dạng khái quát ta có thể hiểu: Cơ chế đầu tư nước ngoài, là tổng hoà các thiết chế và thể chế kinh tế cụ thể về lĩnh vực đầu tư nước ngoài, trong đó bao gồm một hệ thống các nguyên tắc, phương thức điều hành các quá trình
đầu tư nước ngoài theo đường lối chủ trương, kế hoạch của Nhà nước trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế.
Để có thể tác động vào nền kinh tế có hiệu quả, cơ chế đầu tư nước ngoài có những phương thức tác động riêng của nó. Phương thức tác động của cơ chế đầu tư nước ngoài có tính chu kỳ và thường được vận dụng theo trình tự sau:
- Cơ chế dẫn dắt, là một phương thức tác động với cường độ yếu, thông qua con đường thuyết phục hoặc chỉ đạo có tính dẫn dắt như thuyết minh, trình bày, tuyên truyền, quảng bá để tác động vào ý chí tự do, năng lực phân biệt, tăng cường nhận thức, tinh thần trách nhiệm của chủ thể hành vi kinh tế liên quan với hoạt động đầu tư nước ngoài.
- Cơ chế kích thích, là một phương thức tác động mang tính gián tiếp có quan hệ mật thiết với lợi ích vật chất của chủ thể kinh tế. Đặc điểm của cơ chế
này là sử dụng các đòn bẩy kinh tế (như giá thành, lợi nhuận, thu nhập) để hướng hành vi của các chủ thể kinh tế vào việc thực hiện mục tiêu quản lý và
điều tiết nền kinh tế. Mở rộng vận dụng cơ chế kích thích không những tăng cường khả năng thu hút FDI mà còn giúp cho chính phủ quản lý và điều tiết nền kinh tế thuận lợi hơn.
- Cơ chế cưỡng chế, là phương thức sử dụng quyền lực nhà nước để tác
động trực tiếp vào nền kinh tế. Thực hiện cơ chế cưỡng chế có nghĩa là nhà nước sử dụng quyền uy và lực lượng vật chất lớn mạnh của mình để can thiệp trực tiếp vào các hoạt động kinh tế - xL hội, buộc các hoạt động này phải tuân theo những quyết định của mình. Khi áp dụng cơ chế này, điều đặc biệt cần chú ý là phải tôn trọng tính khách quan của các quy luật kinh tế . Trong hoạt
động đầu tư nước ngoài, cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng cơ chế này (chỉ sử dụng khi lợi ích của quốc gia bị xâm phạm), vì nếu mắc sai lầm sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng, làm thiệt hại lớn cho nền kinh tế.
Từ những cơ sở lý luận trên, có thể hiểu cơ chế thu hút FDI dưới dạng khái quát sau: Cơ chế thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, là hệ thống các phương thức, cách thức, phương pháp nhằm dẫn dắt, kích thích và cưỡng chế
để tác động đến quá trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo đường lối, chủ trương, kế hoạch của Nhà nước trong từng giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế.
1.1.2.2. Vai trò của cơ chế, chính sách đối với hoạt động thu hút FDI. Mục đích tối thượng của các nhà đầu tư là tìm kiếm lợi nhuận, bởi vậy trước khi quyết định đầu tư vào nước nào, lĩnh vực nào họ nghiên cứu rất kỹ các yếu tố liên quan đến khả năng sinh lợi khi tổ chức sản xuất kinh doanh. Bên cạnh việc tìm hiểu các điều kiện cần thiết cho sản xuất như cơ sở hạ tầng, nguyên nhiên vật liệu, lao động, máy móc thiết bị ..., các nhà đầu tư còn xem xét khả năng tiêu thụ sản phẩm và đặc biệt là các cơ chế, chính sách về đầu tư nước ngoài mà nước sở tại ban hành. Có nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro, dẫn
đến đầu tư bị thua lỗ, bên cạnh các nguyên nhân bất khả kháng như: Thiên tai,
địch hoạ, sự bất ổn về mặt chính trị xL hội, là các nguyên nhân có thể khắc
phục được thông qua việc ban hành các qui định, chính sách hợp lý. Ví dụ như chính sách đất đai, việc qui định giá thuê đất, thời gian cho thuê đất hợp lý, tạo
điều kiện cho các nhà đầu tư không những thu hồi được vốn mà còn tạo ra lợi nhuận. Các chính sách về thuế, về tuyển dụng lao động, về sử dụng tài nguyên thiên nhiên, về bảo vệ môi trường. Một khi tất cả các chính sách liên quan đến
đầu tư nước ngoài được ban hành, đảm bảo sự hài hoà giữa quyền lợi của nước sở tại và quyền lợi của các nhà đầu tư nước ngoài, sẽ khuyến khích họ tăng vốn đầu tư nhằm thu được lợi ích kinh tế cao hơn. Một cơ chế bất hợp lý với các thủ tục rườm rà, gây phiền phức cho các nhà đầu tư trong việc tổ chức,
điều hành doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cũng là một trong những lý do khiến họ phân vân, trước câu hỏi có nên bỏ vốn ra để đầu tư hay không. Một thực tế hiển nhiên, là không ai có thể ép buộc các nhà đầu tư phải xuất vốn đầu tư vào khu vực này, lĩnh vực kinh tế này, mà đó là quyền tự quyết của họ. Tuy nhiên mỗi quốc gia có thể dùng cơ chế, chính sách để lái họ đi theo hướng mà quốc gia đó đL định. Ví dụ một quốc gia muốn ưu tiên phát triển ngành kinh tế mũi nhọn nào đó, tại một địa bàn nào đó thì có thể ban hành mức thuế ưu tiên cho ngành đó, địa bàn đó và có một cơ chế đầu tư thuận lợi, với động thái này khả năng thu hút vốn đầu tư cho ý định đL đề ra là rất lớn. Qua những phân tích trên chúng ta có thể thấy rõ vai trò quan trọng của cơ chế, chính sách không những có tác dụng thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài mà còn có thể lái được các nhà đầu tư hoạt động trên các lĩnh vực kinh tế, địa bàn kinh tế mà chúng ta lựa chọn.
1.1.2.3. Sự cần thiết phải hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút FDI
Trong phần trình bày ở trên, đL cho chúng ta thấy vai trò quan trọng của cơ chế, chính sách đối với hoạt động thu hút FDI, bởi vậy việc hoàn thiện nó phải là tất yếu, nếu các nước đang phát triển muốn đẩy nhanh quá trình tăng trưởng nền kinh tế. Ngoài ra, sự cần thiết phải hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút FDI vào phát triển nền kinh tế quốc gia còn bắt nguồn từ những đòi hỏi khách quan sau đây:
Một là, kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, trong nền kinh tế toàn cầu hình thành hai hệ thống kinh tế TBCN và kinh tế XHCN, cùng với nó là sự xác lập thể chế kinh tế kế hoạch và thể chế kinh tế thị trường TBCN. Sau sự sụp đổ của chế độ kinh tế xL hội ở Liên Xô và các nước XHCN Đông âu vào thập kỷ
cuối của thế kỷ XX, quá trình chuyển đổi và cải cách thể chế kinh tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Trên góc độ tổng thể, sự biến đổi này chủ yếu diễn ra trong quá trình chuyển đổi từ thể chế kế hoạch hoá tập trung cao của các nước XHCN (cũ) sang thể chế kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước ở các mức độ khác nhau và sự hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước ở các nước TBCN nhằm thích ứng với sự phát triển cao của lực lượng sản xuất. Sự chuyển đổi và hoàn thiện thể chế kinh tế quốc gia diễn ra trên bình diện toàn cầu đL thúc đẩy nhanh hơn quá trình hội nhập kinh tế quốc gia vào nền kinh tế khu vực và thế giới, từ đó làm nảy sinh và phát triển thể chế khu vực và quốc tế [33].
Hai là, ngày nay dưới tác động của cách mạng khoa học và công nghệ, lực lượng sản xuất thế giới phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự biệt lập của các quốc gia bị phá vỡ, tạo ra sự gắn kết, giao lưu, thông thương giữa các nước, các dân tộc trong sự vận động phát triển chung. để tồn tại và phát triển, các quốc gia nhất thiết phải tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, mà khi tham gia quá trình này các quốc gia buộc phải mở cửa để cho đầu tư nước ngoài du nhập. Một khi có sự du nhập của đầu tư nước ngoài thì nước sở tại phải có hệ thống cơ chế, chính sách để hướng dẫn, điều khiển hoạt động này đi đúng hướng mà mình đL định. Nhằm mục đích thu hút và sử dụng FDI có hiệu quả nhất, nước sở tại cần thiết phải liên tục hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách cho phù hợp với tình hình cụ thể của từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế.
Ba là, sự có mặt và phát triển của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đL thúc đẩy hàng loạt các cải cách thể chế, từng bước đưa những nước tham gia hội nhập vận động theo cơ chế thị trường. Không chỉ riêng Luật Đầu tư, các nước còn phải thay đổi cũng như hoàn thiện hàng loạt luật pháp, chính sách và cơ chế quản lý như: Luật Cạnh tranh và chống độc quyền, Luật Chống bán phá
giá, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai và hoàn thiện các Luật Thuế, sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế và có tác dụng khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài. Tham gia hội nhập, các quốc gia có cơ hội và điều kiện tiếp cận với dòng vốn, công nghệ, mở rộng thị trường, tiếp nhận kỹ năng và kinh nghiệm quản lý từ các nền kinh tế phát triển. Nhờ tham gia hội nhập, các nước
đang phát triển sẽ có cơ hội đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước thông qua việc thụ hưởng những tiến bộ khoa học kỹ thuật của các nước tiên tiến và tận dụng triệt để các nguồn lực trong cũng như ngoài nước. Từ những phân tích trên ta thấy chủ trương đi tắt, đón đầu thông qua việc tăng cường thu hút FDI không chỉ Việt Nam mà các nước khác trong khu vực cũng áp dụng. Tuy nhiên, mức độ thành công khi thực hiện chủ trương này ở các nước trong thời gian qua là rất khác nhau. Có nhiều lý do dẫn đến kết quả khác biệt này, một trong số đó là do cơ chế, chính sách thu hút FDI của mỗi nước không cùng chung phiên bản. Nước nào có cơ chế, chính sách thu hút FDI hợp lý hơn, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài hơn thì nước đó sẽ thành công hơn. Để có được hệ thống cơ chế chính sách thu hút FDI hợp lý, các nước phải không ngừng hoàn thiện nó, bởi lẽ tình hình phát triển kinh tế - xL hội ở trong nước cũng như trên thế giới không bao giờ là hằng số, nó luôn biến động qua mỗi thời kỳ. Hiện nay trên thế giới, quá trình quốc tế hoá sản xuất và tiêu thụ đang trở thành xu hướng chủ đạo. Có thể nói, không một nước, một ngành kinh tế nào muốn phát triển lại đứng ngoài quá trình phân công lao động quốc tế, bởi lẽ ngày nay việc cung cấp đầu vào cho quá trình sản xuất và tìm đầu ra cho quá trình tiêu thụ sản phẩm không chỉ bó hẹp trong phạm vi mỗi nước mà diễn ra trên toàn thế giới. Muốn thực hiện công cuộc cải cách, mở cửa và từng bước tham gia hội nhập quốc tế, tất yếu phải đổi mới và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách thu hút FDI, nhằm phù hợp với tình hình, bối cảnh chung của khu vực và thông lệ quốc tế.
Bốn là, nếu xem xét trong hoàn cảnh cụ thể nền kinh tế của Việt Nam ta thấy: Việt Nam quá độ lên CNXH từ một nền kinh tế phát triển ở trình độ thấp của thế giới, để thúc đẩy tiến trình CNH, HĐH gắn liền với kinh tế tri thức
nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH như Nghị quyết đại hội X của Đảng chỉ ra thì thu hút đầu tư nước ngoài là rất quan trọng, bởi lẽ FDI là vật truyền dẫn KHCN và là cầu nối giữa nền kinh tế Việt Nam với kinh tế tri thức đang phát triển mạnh mẽ ở các quốc gia tiên tiến của thế giới như: Mỹ, EU, Nhật Bản. Do đó Việt Nam cần phải hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút FDI nhằm tìm kiếm nguồn vốn và công nghệ hiện đại của các nước công nghiệp phát triển.
Thực chất hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút FDI là việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ xung những cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài cho phù hợp với đường lối chính trị, kinh tế của nước mình và thông lệ quốc tế, nhằm tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi, hấp dẫn được các nhà đầu tư nước ngoài, qua đó thu hút được một lượng lớn FDI, phục vụ cho mục đích đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế theo mục tiêu đ= định của quốc gia.
Có thể thấy, sự cần thiết phải liên tục nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút FDI bắt nguồn từ những nguyên nhân cơ bản sau:
Một là, trong quá trình phát triển, nền kinh tế không ngừng có những biến động. Để giải quyết những biến cố mới phát sinh, các quốc gia cần phải có các biện pháp can thiệp. Một trong những biện pháp can thiệp kịp thời và mang lại hiệu quả cao là sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế. Thu hút FDI là một hoạt động mà kết quả của nó không chỉ phụ thuộc vào những lợi thế so sánh của nước sở tại có được mà còn phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế - xL hội của nước đó. Bởi vậy, để có được kết quả khả quan nhất trong thu hút FDI, cần phải liên tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách sao cho tương xứng với tình hình phát triển kinh tế - xL hội.
Hai là, quá trình ban hành và thực hiện cơ chế, chính sách thu hút FDI
để đạt được mục tiêu đặt ra là một quá trình khó khăn, là công việc đòi hỏi phải có thời gian, không thể một sớm một chiều mà có ngay kết quả mong muốn. Bởi vậy cần phải nghiên cứu, theo dõi tính xác thực của các cơ chế,