Nh Ng I M I V Chính Sách T Ng Tr Ng Trong Phát Tri N Giáo D C I H C


giao các dự án ủy quyền và được phép mở rộng hợp tác với các lĩnh vực khác trong xã hội và trong cả nền kinh tế. Tất cả những điều này ngụ ý nói đến vai trò ngày càng mạnh hơn của các lực lượng thị trường trong GDĐH. Tại hội nghị này, đồng chí Võ Nguyên Giáp, ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng; khẳng định khi khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, khi công nghệ đóng vai trò quan trọng đối với sự đổi mới của nền sản xuất, và khi giáo dục được coi là nhân tố rất cơ bản làm thay đổi lực lượng sản xuất thì, cải cách nền GDĐH và gia tăng hiệu suất phục vụ của nó, không còn là nhiệm vụ tự thân của ngành đại học, mà chuyển thành yêu cầu khách quan của kinh tế-xã hội. Trong bối cảnh ấy, nền GDĐH cần được xem xét lại trên nhiều bình diện. Nền GDĐH ngày càng trở thành nền giáo dục của số đông dân cư, không dành riêng cho một bộ phận nhỏ trong nhân dân, cũng không thuộc quyền sở hữu của một thành phần kinh tế nào. GDĐH đi theo con người trong suốt cuộc đời hoạt động dưới hình thức học tập thường xuyên, bồi dưỡng liên tục, nâng cao và hoàn thiện không ngừng trình độ tay nghề. Trường đại học phải thực sự là nơi sản xuất ra chất xám, hơn nữa, chất xám đó phải mang chất lượng thời đại. Mỗi sinh viên đại học ra trường phải là đại diện của chất xám mới [5].


Theo đó, từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, hệ thống GDĐH bắt đầu chuyển đổi theo hướng linh hoạt hóa, đa dạng hóa về loại hình, phương thức, chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo để người học có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn phù hợp với nhu cầu và khả năng của họ. Chuyển mục tiêu GDĐH sang đáp ứng nhu cầu cho cả phát triển kinh tế-xã hội và phát triển của mỗi cá nhân. Cơ cấu lại hệ thống GDĐH theo yêu cầu của thị trường lao


động mới thông qua việc mở rộng quy mô đào tạo đội ngũ chuyên gia, nhà quản lý trong nền kinh tế thị trường; ưu tiên đào tạo kỹ sư, các nhà khoa học trong các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ thông tin để chuẩn bị cho quá trình tiếp nhận sự chuyển giao công nghệ và nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế. Nâng tầm quan trọng của hoạt động khoa học- công nghệ trong trường đại học. Trường đại học, cao đẳng phải là các trung tâm vừa đào tạo, vừa nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ; kết hợp hữu cơ giữa đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn; làm cho công tác đào tạo và nghiên cứu thích ứng với cơ chế thị trường, trực tiếp góp phần làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên trường quốc tế. Sau đây chúng tôi xin khái quát những đổi mới trong chính sách phát triển GDĐH.


2.1.1.1. Nh ng i m i v chính sách t ng tr ng trong phát tri n giáo d c i h c


Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI xác định sự nghiệp giáo dục, nhất là GDĐH và chuyên nghiệp, trực tiếp góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, vǎn minh. Theo đó, quy mô GDĐH cần mở rộng một cách hợp lý nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành. Nghị quyết số 04-NQ/HNTW ngày 14 tháng 1 năm 1993 Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII , Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX và X tiếp tục khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; giáo dục - đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tǎng trưởng kinh tế và phát triển xã hội; đầu tư cho


giáo dục - đào tạo là đầu tư phát triển. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là cần có các giải pháp mạnh mẽ để phát triển GDĐH và việc phát triển GDĐH phải coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả; thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo; mở rộng các hình thức đào tạo không tập trung, đào tạo từ xa, từng bước hiện đại hóa, chuẩn hóa và xã hội hóa GDĐH; chuyển dần mô hình GDĐH hiện nay sang mô hình mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, thực hiện sự liên thông giữa các bậc học, các hình thức đào tạo, bảo đảm sự công bằng xã hội trong GDĐH.


Dưới ánh sáng của các Nghị quyết sau mỗi lần đại hội, sứ mạng GDĐH, vai trò nhà nước và các mối quan hệ, nội dung quản lý của Bộ, ngành chủ quản với trường đại học đã từng bước được điều chỉnh. Từ đây, trường đại học được chấp nhận giao các dự án ủy quyền và được phép mở rộng hợp tác với các lĩnh vực khác trong xã hội và trong cả nền kinh tế. Số lượng sinh viên đại học tăng lên liên tục và cơ cấu ngành nghề đào tạo cũng có những thay đổi nhằm đáp ứng nguồn nhân lực phù hợp về trình độ và chuyên môn cho nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước. Kết quả đổi mới chính sách tăng trưởng trong GDĐH được thể hiện cụ thể trên các khía cạnh sau:


- Tăng să lăăng trăăng ăăi hăc, cao ăăng và mă răng quy mô giáo dăc ăăi hăc. Số lốống trốống ốối hốc và cao ốống ốã tống tố 95 (nốm 1981) lên 98 (nốm 1986), 105 (nốm 1990), rối 223 trốống (nốm 2000) và 311 trốống (nốm 2006).


Bống 1. Số lốống trốống ốH và Cố giai ốoốn 1981-2006 [9, 10 và 11]


Năm

1981

1986

1990

1995

2000

2006

2008

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học Việt Nam hiện nay - 12


Số trường ĐH và CĐ

95

98

105

96

233

311

369

a- Số trường đại học

60

62

61

52

116

123

160

b- Số trường cao đẳng

35

36

44

44

107

163

209


- Mở rộng quy mô và hình thức đào tạo. Sinh viên đại học và cao đẳng tăng từ 133.100 năm 1987 lên 367.486 năm 1995, rồi 918.228 năm 2000 và vượt ngưỡng 1,5 triêu năm 2006. Tính chung, quy mô đào tạo đại học năm 2006 đã tăng gấp hơn 10,4 lần của năm 1987. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1987-2006 xấp xỉ khoảng 52,1%/năm. Trong 5 năm (2001-2005) số lượng sinh viên đại học và cao đẳng tăng 1,41 lần (đại học tăng 1,34 lần và cao đẳng tăng 1,53 lần). Năm 2006 bình quân đạt 166,5 sinh viên/1 vạn dân.


Bảng 2. Quy mô đào tạo giai đoạn 1981-2006 [9, 19, 23, 28, 29 và 93]


Năm

1986

1990

1995

2000

2006

2008

1. Tổng dân số

(1000 người)


61.109


66.233


79.962


77.635


83.120


ước 84.500

2. Số sinh viên ĐH

và CĐ tuyển mới


44.800


52.105


137.925


215.281


411.681


504.994

3. Quy mô sinh viên

ĐH và CĐ


120.632


138.366


367.486


918.228


1.387.107


1.603.484

4. Số sinh viên ĐH

và CĐ/1vạn dân


19,7


20,9


46,0


118,3


167


189,7


Tốc độ tăng quy mô sinh viên giữa các cấp học, lĩnh vực, ngành nghề và trình độ đào tạo biến động theo các chiều hướng khác nhau. Giai đoạn 2001-


2005, tỷ lệ tăng trưởng quy mô đào tạo trình độ sau đại học bình quân khoảng 18,7%/năm; đào tạo trình độ đại học bình quân khoảng 8,7%/năm và đào tạo trình độ cao đẳng với xấp xỉ 7,4%/năm. Đối với đào tạo sau đại học, giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2005, các ngành học thuộc nhóm khoa học tự nhiên và công nghệ thông tin (đối với tiến sỹ), kinh tế-quản trị kinh doanh-quản lý giáo dục (đối với thạc sỹ) vẫn giữ được tỷ lệ tăng; trong khi các ngành còn lại giữ nguyên hoặc giảm. Đối với đào tạo đại học và cao đẳng, các ngành học thuộc nhóm ngành kinh tế-quản trị kinh doanh-tài chính-ngân hàng-công nghệ thông tin và sư phạm vẫn là những ngành học có quy mô sinh viên tăng cao nhất [43].


2.1.1.2. Những đổi mới về chính sách cơ cấu trong phát triển giáo dục đại học.


Cụ thể hóa tinh thần Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6/1991), Nghị quyết số 04-NQ/HNTW ngày 14/1/1993 của Ban chấp hành Trung ương khóa VII đề ra những chủ trương, chính sách và biện pháp lớn nhằm đổi mới tư duy, quan điểm và cách làm giáo dục nhằm phù hợp với quá trình hình thành nền KTTT định hướng XHCN. Một trong những yêu cầu đặt ra là chuyển đổi hệ thống GDĐH theo hướng linh hoạt hóa, đa dạng hóa về loại hình, phương thức, chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo để người học có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn phù hợp với nhu cầu và khả năng của họ. Chuyển mục tiêu GDĐH sang đáp ứng nhu cầu cho cả phát triển kinh tế-xã hội và phát triển của mỗi cá nhân. Cơ cấu lại hệ thống GDĐH theo yêu cầu của thị trường lao động mới thông qua việc mở rộng quy mô đào tạo đội ngũ chuyên gia, nhà quản lý trong nền kinh tế thị trường; ưu tiên đào tạo kỹ sư, các nhà khoa học trong các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ thông tin để chuẩn bị cho quá trình


tiếp nhận sự chuyển giao công nghệ và nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế. Kết quả đổi mới chính sách cơ cấu GDĐH đã mang lại:


Thă nhăt, vă că cău trình ăă, ốã chuyốn tố ốào tốo 1 cốp trình ốố sang 4 cốp trình ốố, bao gốm cao ốống, ốối hốc, thốc số và tiốn số. Theo ốó, cố số giáo dốc ốối hốc gốm có: Các trốống cao ốống ốào tốo trình ốố cao ốống và thốp hốn; các ốối hốc, trốống ốối hốc và hốc viốn ốào tốo trình ốố cao ốống, ốối hốc và mốt số ốốốc ốào tốo thốc số, tiốn số và các viốn nghiên cốu khoa hốc ốào tốo trình ốố tiốn số và phối hốp vối trốống ốối hốc, hốc viốn ốào tốo trình ốố thốc số. Viốc ốào tốo trình ốố cao ốống có thố tố chốc ố cố trốống cao ốống và trốống ốối hốc nhống ốào tốo trình ốố ốối hốc chố ốốốc tố chốc trong các trốống ốối hốc, hốc viốn.


Bảng 3: Cơ cấu trình độ đào tạo đại học cao đẳng [9, 19, 23, 28, 29 và 88]


Năm

1986

1990

1995

2000

2006

2008

Tổng quy mô

GDĐH




376.186


933.462


1.546.825


1.653.358

a. Tiến sỹ

458

823

1.832

2.581

4.518

4.804

b. Thạc sỹ

-

-

6.868

12.653

38461

45.070

c. Đại học

84.443

96.857

293.990

731.505

1.136.904

1.180.547

d. Cao đẳng

36.189

41.509

73.497

186.723

366.942

422.937


Đào tạo trình độ thạc sĩ được bắt đầu triển khai từ năm 1991 và đào tạo trình độ tiến sĩ từ năm 1977. Năm 2008 cả nước đã có 108 cơ sở đào tạo trình độ thạc sĩ (89 trường đại học và 19 viện nghiên cứu; so với năm 1996 tăng thêm 30 cơ sở) triển khai đào tạo trên 300 chuyên ngành và 127 cơ sở đào tạo trình độ


tiến sĩ (58 trường đại học và 69 viện nghiên cứu; so với năm 1997 tăng thêm 20 cơ sở ), tổ chức thành 976 Hội đồng khoa học thực hiện đào tạo trên 400 chuyên ngành. Trong 11 năm (từ năm 1996 đến năm 2007) đã tuyển đào tạo 11.498 nghiên cứu sinh và 109.831 học viên cao học ( năm 2007 so với năm 1996, quy mô tuyển nghiên cứu sinh tăng 33,1% tuyển học viên thạc sĩ tăng 439,2%); đã cấp 9.636 bằng tiến sỹ và 38 bằng tiến sỹ khoa học. Đào tạo sau đại học trong nước đã đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nguồn nhân lực trình độ cao cho đất nước, đặc biệt sau khi hệ thống XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu có biến động mạnh mẽ về thể chế chính trị.


Sau Đại học Đại học Cao đẳng

1,200,000

1,056,344

1,000,000

800,000

600,000

400,000

200,000

0

950,369

758,237

822,080

878,181

179,109

20,793

186,076

193,505

24,904 27,581

217,885

33,678

237,443

41,170

2001

2002

2003

2004

2005


Hình 1. Tăng trưởng quy mô đào tạo 2001-2005 theo trình độ đào tạo [43]


Thứ hai, về hình thức đào tạo, thay vì chỉ ưu tiên đào tạo hệ chính quy tập trung như trước đây, từ năm 1986 các trường đã mở rộng đào tạo sang các hình thức không chính quy (vừa học, vừa làm; liên thông, hoàn chỉnh kiến thức; đào


tạo văn bằng hai). Một số trường còn mở các hệ đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, hoặc các lớp bồi dưỡng ngắn hạn theo chuyên đề... Việc đào tạo không chỉ tiến hành tại trường, mà còn tổ chức ở các địa phương theo hợp đồng liên kết đào tạo. Năm 2007, toàn quốc có 357 trường đại học, cao đẳng thì 200 trường có đào tạo không chính quy với tổng số sinh viên không chính quy đang đào tạo khoảng 834.400 người (chiếm xấp xỉ 49,8% tổng quy mô sinh viên đại học và cao đẳng).


Bảng 4. Sinh viên ĐH và CĐ theo hình thức đào tạo [9, 19, 23, 28, 29 và 88]


Năm

1980

1986

1990

1995

2000

2006

2008

1. Tổng số SV

148.968

120.632

138.366

367.486

918.228

1.387.107

1.603.484

a. Chính quy

111.290

85.766

93.248

136.940

552.461

653.120

1.033.202

b. Tại chức

37.696

27.086

38.442

96.285

243.656

339.941

553.445

c. Cử tuyển


7.780

6.676

134.261

122.111

394.046

16.837

2. Cơ cấu (%)

100

100

100

100

100

100

100

a. Chính quy

74,7

71,1

67,4

37,3

60,2

47,1

64,4

b. Tại chức và

cử tuyển


25,3


28,9


33,6


62,7


39,8


52,9


35.6


Trước năm 1993, đào tạo không chính quy chủ yếu tuyển sinh những người đã có tối thiểu 2 năm làm việc thực tế. Từ năm 1994, nhờ chính sách mở cửa, nền kinh tế chuyển mạnh sang cơ chế thị trường, nhu cầu học để tìm việc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/09/2022