Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học Việt Nam hiện nay - 10


Nước này đặc biệt quan tâm liên thông chuyển đổi tín chỉ và công nhận kết quả học tập lẫn nhau giữa các truờng đại học cả ở trong và ngoài nước; đồng thời khuyến khích các trường thiết kế chương trình đào tạo có tính đổi mới, sáng tạo, phù hợp với nhu cầu xã hội.


Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu và quản lý đại học được các nước đặc biệt quan tâm. Đội ngũ cán bộ giảng dạy đại học được xã hội coi trọng và hưởng lương tương đối cao. Do đó, các chương trình đào tạo giáo chức đã thu hút được thành phần sinh viên ưu tú. Năm 1975, Hàn Quốc dành 13.9 % ngân sách quốc gia cho giáo dục. Ðến năm 1986, tỉ lệ này tăng lên 27.3 %. Chương trình học bổng và cho vay sinh viên được được triển khai đầu tiên ở Thái lan đến nay đã mở rộng ra tất cả các nước Đông Nam Á. Malaysia thiết lập Quỹ Giáo dục đại học để cung cấp các khoản cho vay và cung cấp học bổng học tập cho sinh viên cả ở trường công và trường tư; đồng thời thực hiện quá trình tái đầu tư, cấu trúc lại và cải tổ trường đại học để có hiệu quả và hiệu suất hơn nhằm đạt đựơc sức cạnh tranh ở trình độ quốc tế.


Các nước thiết lập một hệ thống quản lý hiệu quả bằng việc tập trung quyền kiểm soát GDĐH vào tay nhà nước và đặc biệt chú ý đến việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá và xã hội truyền thống á đông. Nhờ đó, nó làm dịu đi những mâu thuẫn phát sinh từ nền KTTT, cũng như quá trình công nghiệp hóa và toàn cầu hoá tác động vào lĩnh vực quản lý dịch vụ xã hội, bao gồm cả GDĐH. Malaysia thực hiện dân chủ hóa môi trường GDĐH và bảo đảm sự cân bằng kinh tế-xã hội. Hệ thống GDĐH của Singapore uyển chuyển, dễ điều chỉnh để thích nghi với những thay đổi của xã hội và đáp ứng với những đòi hỏi ngày càng cao của người học. Ở Hàn Quốc, chỉ riêng về chế độ thi vào đại học, họ đã thay đổi ít


nhất 20 lần kể từ 1945 đến nay. Ngày nay các trường đại học trong khu vực đang tiến dần đến sự tự trị hoàn toàn, giống như đại học của các nước phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ.


Liên bang Nga, Trung Quốc và một số nước thuộc khối XHCN trước đây ở Đông Âu là những nước có nền kinh tế chuyển đổi. Ở nước Nga, thuật ngữ chính sách phát triển GDĐH mới được sử dụng trong những năm gần đây [178]. Trước năm 1980, GDĐH ở Liên bang Cộng hòa XHCN Xô Viết (cũ) được chính phủ kiểm soát chặt chẽ. Nền kinh tế mệnh lệnh của nhà nước Xô Viết coi các trường đại học như các doanh nghiệp nhà nước hợp thức. Hiệu trưởng trường đại học được Bộ liên bang bổ nhiệm và có trách nhiệm báo cáo cho các Cục, Vụ, Viện và các cơ quan giữ chức năng tham mưu của Bộ về nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động của nhà trường. Việc phân bổ các nguồn lực nhà nước cho trường đại học do chính phủ trung ương thực hiện, quản lý, cấp phát và kiểm soát trực tiếp bằng hệ thống hạn ngạch. Ngân sách của trường đại học chia thành từng khoản mục và được Bộ liên bang xác định. Nội dung giáo dục cũng như số lượng tuyển sinh được Bộ liên bang phê duyệt. Chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh được xác định đến từng chuyên ngành theo quyết định của Bộ liên bang và Uỷ ban kế hoạch nhà nước. Cơ chế quản lý chất lượng đào tạo được tổ chức theo thứ bậc và căn cứ vào việc bảo đảm khối lượng đầu vào (số giờ trên lớp, số sinh viên/1 giảng viên, v.v.) và mức độ thực hiện đầu ra (sự tham dự thực tế, toàn bộ công tác khoá học đã hoàn thành, v.v.). Không có khái niệm chính thống về tự do học thuật. Việc kiểm soát tiêu chuẩn kết quả cuối cùng (kiến thức thực tế và kỹ năng hành nghề của các sinh viên) được tiến hành trong nội bộ trường đại học và thực

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.


hiện bởi chính những người cung cấp dịch vụ GDĐH (đội ngũ cán bộ, giảng viên)[178].

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học Việt Nam hiện nay - 10


Chính sách phát triển GDĐH Nga sau khi Liên Xô tan vỡ được xác lập chính thức bằng Luật giáo dục Nga thông qua vào năm 1992 và sửa đổi, bổ sung vào năm 1996. Các luật này quy định [178]: i). Đổi mới nội dung quản lý GDĐH Nga bằng cách chuyển việc ra quyết định mang tính mệnh lệnh sang việc ban hành hệ thống các thể chế do các cơ quan dân cử thực hiện; đồng thời phân bố quyền lực cho cơ sở đào tạo dựa trên nguyên tắc tự quản lý; ii). hình thành hệ thống tài trợ GDĐH đa kênh; iii). xây dựng hệ thống GDĐH đa cấp; iv). thúc đẩy hình thành các mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo với công nghiệp và các đối tác nước ngoài; v). thành lập các cơ sở GDĐH tư nhân, và vi). thiết lập hệ thống kiểm soát, đánh giá các cơ sở GDĐH thống nhất bằng cách đưa ra các quy định về quy trình, thủ tục cấp phép và cấp giấy chứng nhận.


Về tổng thể, Bộ liên bang vẫn nắm quyền kiểm soát chủ yếu nhưng chỉ trong khu vực tài trợ và cấp giấy chứng nhận. Trường đại học hoạt động theo nguyên tắc tự quản và có quyền độc lập nhiều hơn trong việc đưa ra các quyết định liên quan đến tổ chức hoạt động đào tạo như việc thành lập các bộ phận hỗ trợ và giảng dạy, triển khai các chương trình học, chương trình giảng dạy mới, các đề tài nghiên cứu và xây dựng các yêu cầu tuyển sinh phù hợp với qui định tiêu chuẩn của nhà nước và nền kinh tế định hướng thị trường.... Trường đại học được quyền tuyển sinh và cung cấp các dịch vụ đào tạo dựa vào mức học phí và thu phí đào tạo; được thành lập các doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động kinh doanh.


Vào giữa những năm 1990, chương trình cải cách của GDĐH Nga có sự chậm lại và thận trọng hơn do Bộ Giáo dục cố gắng giành lại quyền kiểm soát hệ thống thông qua các quy định có tính bắt buộc về việc giảng dạy các chương trình của nhà nước hoặc được nhà nước chấp thuận (tiêu chuẩn giáo dục nhà nước); đồng thời yêu cầu tăng cường công tác thanh, kiểm tra. Diễn biến này cộng thêm những hạn chế về tài chính đã làm cho cơ sở hạ tầng của các trường đại học xuống cấp; hệ thống tư liệu, tài liệu giảng dạy và chất lượng của đội ngũ giảng viên bị suy giảm. Tình trạng chảy máu chất xám xuất hiện do đội ngũ giảng viên tìm việc làm thêm ngoài giờ hoặc bỏ đi làm việc bên ngoài trường đại học. Sự bất mãn và mất lòng tin vào khả năng cải cách của GDĐH Nga xuất hiện [186].


Trước tình hình đó, từ cuối những năm 1990, Chính phủ Nga đề xuất một chương trình cải cách qui mô lớn nhằm gắn kết GDĐH với môi trường kinh tế xã hội được thúc đẩy bởi thị trường, từ đó tạo ra các thị trường tiêu thụ đa cấp, bao gồm cả dịch vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Ngay lập tức, ý tưởng cải cách này đã trở thành mục tiêu phê phán gay gắt của Uỷ ban khoa giáo Duma quốc gia và Hiệp hội hiệu trưởng các trường đại học. Mùa xuân năm 1998 đã có một số cuộc biểu tình phản đối của sinh viên thành phố Ekaterinburg. Tháng 6 năm 1998 tại hội nghị lần thứ 5 Hiệp hội hiệu trưởng các trường đại học đã ra tuyên bố không cho phép thực hiện chương trình cải cách theo định hướng thị trường. Tuy nhiên, công cuộc cải cách vẫn được tiến hành cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Hiện nay cơ cấu GDĐH Nga đã được tổ chức lại theo yêu cầu của thị trường lao động. Chẳng hạn như, bên cạnh mối quan tâm đào tạo đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong các ngành công nghệ cao


đáp ứng tiến bộ khoa học và kỹ thuật, số lượng sinh viên của các ngành luật, nghiên cứu xã hội và nhân văn cũng tăng lên. Từ cuối thập niên 90, các chương trình GDĐH đã đa dạng hoá hơn. Nhờ thế, tính linh hoạt của hệ thống tăng lên và tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các sinh viên lựa chọn trình độ giáo dục, chuyên ngành và trình độ học vấn phù hợp nhu cầu và khả năng của mỗi người. Hệ thống GDĐH Nga hiện nay là hệ thống GDĐH đa kênh, bao gồm hệ đào tạo 2 năm; hệ 4 năm lấy văn bằng cử nhân; hệ 6 năm lấy bằng chuyên gia hoặc thạc sĩ và hệ đào tạo tiếp 3 năm sau trình độ thạc sỹ để lấy bằng tiến sỹ. Mặc dù phần lớn các cơ sở GDĐH vẫn nằm dưới quyền kiểm soát của chính quyền liên bang (với sự quản lý của hơn 20 bộ, ngành), nhưng nhà nước chỉ đưa ra các quy định quản lý về các tiêu chuẩn kiến thức, sự tương đương bằng cấp và trình độ đào tạo giữa các trường đại học công lập và tư thục. Nói chung, nền GDĐH Nga đang tiến tới hội nhập vào không gian giáo dục đại học toàn cầu, mặc dù các loại văn bằng của trường đại học Nga chưa được công nhận ở phần lớn các nước đã phát triển (OECD).


Bối cảnh chính trị, môi trường chính sách GDĐH của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, dưới góc độ lịch sử, có những nét tương đồng với khối các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên bang Xô-Viết trước đây [186]. Ngay sau khi thành lập nước (năm 1949), chính phủ Trung Quốc nắm quyền quản lý trực tiếp và toàn diện GDĐH. Vào đầu thập niên 1950, chính phủ bắt đầu thực hiện cuộc cải cách GDĐH quy mô lớn đầu tiên dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia Liên Xô. Mục đích của cuộc cải cách là tổ chức lại hệ thống GDĐH và các cơ quan quản lý GDĐH nhằm đáp ứng yêu cầu hoàn thành các mục tiêu kinh tế và chính trị của hế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Theo đó, các trường đại


học, cao đẳng được đưa về trực thuộc và chịu sự điều hành của các bộ chuyên ngành. Nhiều trường đại học và cao đẳng chuyên ngành được thành lập thay thế các trường đại học tổng hợp đào tạo các chương trình toàn diện. Phù hợp với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và mệnh lệnh, kế hoạch tuyển sinh, giảng dạy và học tập, phân công công tác cho sinh viên tốt nghiệp...được thiết lập theo nhu cầu của các bộ chuyên ngành hoặc chính quyền địa phương. Chương trình đào tạo tương đối hẹp, chuyên môn hóa sâu. Sứ mạng của GDĐH là đào tạo ý thức hệ và tập trung vào các ngành kỹ thuật hẹp để xây dựng CNXH. Giáo dục đại học bắt buộc phải là một bộ phận không thể tách rời của việc lập kế hoạch nhân lực.Chính phủ nhấn mạnh vào việc lập kế hoạch nhân lực và phân công công tác theo kiểu tập trung. Trong ý thức hệ của thời kỳ đó, quyền lợi của nhà nước được tuyệt đối hóa và lợi ích cá nhân phải đặt trong khuôn khổ chung của các kế hoạch nhà nước.


Giai đoạn từ năm 1966 đến năm 1976, Trung Quốc tiến hành cuộc đại Cách mạng Văn hóa vô sản. GDĐH đã có nhiều biến động quan trọng. Trên tất cả các phương diện, từ hệ thống lãnh đạo, nội dung, phương pháp giáo dục đến quản lý hoạt động giảng dạy bị rơi vào khủng hoảng và có những đảo lộn lớn. Các kỳ thi tuyển sinh vào trường đại học đã bị bãi bỏ và chỉ đến năm 1977 mới được thiết lập trở lại. Nhiều nhà trí thức đã bị thanh trừng hoặc được đưa xuống các trại lao động ở nông thôn. Có vẻ như bất cứ ai có kiến thức và trình độ cao hơn một người dân trung bình thì bằng cách nào đó đều trở thành cái đích của cuộc đấu tranh chính trị. Theo hầu hết các nhà quan sát Phương Tây, điều này đã làm cho Trung Quốc thiếu hụt một thế hệ các nhà khoa học và các nhà trí thức ở giai đoạn sau cách mạng văn hóa vô sản.


Cuối thập niên 1970, sau khi có những điều chỉnh bằng cách đưa ra các biện pháp thực hiện thích hợp, kinh tế, khoa học, công nghệ, văn hoá và giáo dục của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bắt đầu đi theo một hướng phát triển mới. Hội nghị Lần thứ ba Ủy ban Trung ương Khóa 11 Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 12-1978 thông qua nghị quyết chuyển đổi chiến lược chính sách quốc gia từ đấu tranh giai cấp sang xây dựng kinh tế được đánh giá như là cột mốc thứ hai của công cuộc cải cách chính sách GDĐH ở quốc gia khoảng 1,3 tỷ dân này. GDĐH được xem như một nền tảng quan trọng của công cuộc hiện đại hóa kinh tế, phát triển khoa học-kỹ thuật độc lập và giải quyết các vấn đề lý thuyết, cũng như thực tế nảy sinh trong quá trình hiện đại hóa XHCN của Trung Quốc. Cũng từ thời gian này, mô hình GDĐH của Hoa Kỳ đã được nghiên cứu áp dụng ở Trung Quốc. Cơ sở GDĐH được hưởng quyền tự trị hoạt động nhiều hơn; được quyền tuyển chọn các sinh viên có đủ kiến thức và khả năng trả học phí; được quyền điều chỉnh và cung cấp các hoạt động dịch vụ theo các lĩnh vực ngành nghề và chuyên môn đào tạo; được tiến hành các dự án ủy quyền để mở rộng hợp tác với các ngành, lĩnh vực hoạt động khác trong xã hội và trong nền kinh tế. Tất cả những nhiệm vụ hoạt động này đặt trong mối quan hệ, tác động qua lại ngày càng mạnh mẽ của các yếu tố thị trường. Đặc biệt, thời gian từ sau năm 1985, với sự gia tăng nhanh chóng và liên tục số lượng sinh viên nhập học, các trường ngày càng có nỗ lực nhiều hơn tham gia vào nền kinh tế thị trường bằng cách giới thiệu và thực hiện các chương trình đào tạo chuyên môn hóa, cùng với quá trình cải cách phương pháp giảng dạy [186].


Trong giai đoạn từ năm 1978 đến năm 1988, tổng số các cơ sở GDĐH đã tăng từ 598 lên 1.075. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng và phát triển nhanh


chóng, hệ thống GDĐH của Trung Quốc trong thời kỳ này đã phải đối mặt với những thách thức ngày càng tăng; đặc biệt mâu thuẫn giữa tăng trưởng và hiệu quả chi phí. Thời kỳ này, các trường đại học và cao đẳng của Trung Quốc không thu học phí của sinh viên và chịu trách nhiệm phân công công tác cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Vì không phải trả tiền học phí, một số sinh viên đã không tỏ ra trân trọng cơ hội học tập của họ. Giữa các sinh viên không có sự cạnh tranh thi đua, vì bất cứ ai cũng đều được đảm bảo sẽ có việc làm cho dù người đó học tập với kết quả như thế nào. Kết quả là, cả hiệu quả bên trong và bên ngoài của GDĐH đều rất thấp. Sinh viên tốt nghiệp ra trường thiếu khả năng thích ứng với môi trường xã hội, kinh tế và công nghiệp thường xuyên thay đổi. Mặc dù vào cuối những năm 1980, Trung Quốc đạt được một số thành công trong công cuộc đổi mới, nhưng vẫn phải đối mặt với những vấn đề về cải tổ cơ cấu hệ thống đại học nhằm hỗ trợ sự cân bằng giữa phát triển GDĐH và phát triển kinh tế xã hội; sử dụng các nguồn lực giáo dục một cách hiệu quả và đáp ứng nhu cầu về GDĐH cho người dân.


Cột mốc thứ ba của quá trình đổi mới GDĐH Trung Quốc là từ sau năm 1992, khi Đảng và chính phủ của đất nước đông dân nhất thế giới này kêu gọi đẩy mạnh việc xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (KTTTXHCN) ở Trung Quốc. Theo đó, quan điểm chi phối là đặt cơ chế thị trường vào vị trí then chốt để phân bổ các nguồn lực xã hội. Tháng 12-1992, Ủy ban Giáo dục quốc gia Trung Quốc ban hành tài liệu về các vấn đề cần quan tâm về việc xúc tiến cải cách và phát triển mạnh mẽ hệ thống GDĐH. Tài liệu này nêu rõ, một trong những nguyên tắc chỉ đạo đối với hệ thống GDĐH của Trung Quốc là thay đổi cho thích ứng với nền KTTTXHCN. Các cơ sở GDĐH cần phải trở thành các tổ chức tự trị thật sự. Kinh phí hoạt động của các cơ sở GDĐH sẽ được lấy từ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/09/2022