Cơ Sở Vật Chất Trang Thiết Bị Phục Vụ Du Lịch Của Tỉnh Bạc Liêu:


dung ủy mỵ, sướt mướt không phù hợp với tinh thần chiến đấu của cách mạng, dễ

làm xiêu lòng các chiến sĩ vệ quốc Đoàn.

Sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc (11/1946), Sở Thông tin Nam bộ đã nhanh chóng triển khai chủ trương của hội nghị rộng rãi trong cán bộ và nhân dân. Phong trào ca vọng cổ ở Nam bộ tạm thời lắng xuống. Sau đó Chi hội văn nghệ Nam bộ nhận định : Từ nội dung cách mạng, chúng ta có thể cải tạo, biến đổi các hình thức văn nghệ cũ trở nên tiến bộ và nghiên cứu, sử dụng các hình thức khác của văn nghệ dân tộc để chứa đựng nội dung mới một cách đầy đủ”. Điều này đã khích lệ Thái Đắc Hàng ấp ủ một ý định…

Vào một buổi trưa, tại trụ sở Đội thông tin lưu động huyện Ngọc Hiển, ấp Bàu Tròn, xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước, tỉnh Bạc Liêu cũ. Ông Thái Đắc Hàng ngồi với cây đàn măng-đô-lin làm bật lên những giai điệu. Khi giai điệu cơ bản được định hình, tiếng đàn măng-đô-lin đã làm cho ông Phi Bằng – đội trưởng Đội Thông tin tuyên truyền huyện đang nằm võng nghỉ trưa phía sau nhà bất chợt tỉnh giấc. Ông Thái Đắc Hàng lúc này mới bày tỏ ý định của mình cùng người Đội trưởng. Nghe qua, ông Phi Bằng thuận ý ngay và ngỏ ý hợp tác viết lời cho giai điệu mới này. Bài thơ “Lấy chồng chiến sĩ” của Phi Bằng ra đời, được hai ông chọn làm lời ca đầu tiên cho giai điệu mới mà ông Thái Đắc Hàng vừa soạn. Sau này, được lưu truyền rộng rãi, mọi người còn gọi đó là bài “Mười thương”.

Bài thơ “Lấy chồng chiến sĩ ” nội dung như sau :

Má ơi ! Con chửa muốn chồng (1)

Con chờ chiến sĩ thành công đón chàng (2) Đời nay chiến sĩ hiên ngang(3)

Đánh Tây giỏi quá nghĩ càng thêm thương (4)

Một thương chiến sĩ xa đường(5)

Hai thương chiến sĩ can trường hơn Tây(6) Ba thương lặn lội bùn lầy(7)

Bốn thương súng nóp cả ngày nặng vai(8) Năm thương khổ cực chẳng nài(9)


Sáu thương lễ phép mặt mày hân hoan(10) Bảy thương bảo vệ giang san(11)

Tám thương cứu nước gian nan nhọc nhằn(12)

Chín thương gươm báu tay cầm(13)

Mười thương chiến thắng thương thầm má ơi!(14)

(Má ơi …chiến sĩ (con) thương thầm!)(15)

Vừa mới ra đời điệu nói thơ Bạc Liêu đã đáp ứng được sự mong mỏi của người.Khi mới ra đời, tác giả Thái Đắc Hàng dùng cây Măng-đô-lin để đệm đàn nên chưa thật sự hấp dẫn, về sau tác giả và nhiều nghệ nhân khác chuyển sang dùng cây đàn ghi ta phím lõm, làn điệu nói thơ Bạc Liêu trở nên hấp dẫn hơn nhiều bởi đạt được độ “mùi”, nhất là tạo được giai điệu “hò xang” của bài ca vọng cổ vốn từ lâu đã ăn sâu vào tình cảm của mọi người. Nhiều người còn sử dụng nhiều nhạc cụ khác nhau như đàn bầu, đàn cò, đàn kìm… để đệm đàn cho điệu nói thơ. Làn điệu nói thơ đã nhanh chóng lan tỏa khắp các tỉnh thành Nam bộ, ở đâu điệu nói thơ cũng được sự trân trọng và hoan nghênh nhiệt liệt.

Năm 1951 đại hội Đảng họp tại Việt Bắc đưa ra chủ trương: Cần khai thác vốn cổ văn nghệ dân tộc. Chủ trương này đã làm cho bài ca vọng cổ hồi sinh trở lại, làn điệu nói thơ lúc này cũng song hành với bài vọng cổ theo chân các chiến sĩ giải phóng đi khắp các chiến trường, đưa đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của chính quyền cách mạng đến với đồng bào, chiến sĩ. Một số bài nói thơ nổi tiếng lúc bấy giờ như Tấm áo chiến sĩ, Tẩy chay giấy bạc xen xanh, Động vi dân tịnh vi binh, Nam kỳ khởi nghĩa, Khuyên chồng ra mặt trận , Đám cưới, Quê hương Bạc Liêu, Binh vận, Tăng gia sản xuất, chống mù chữ… Không dừng lại ở những bài thơ dân gian và diễn xướng dân gian, “Nói thơ Bạc Liêu” đã bước lên sân khấu. Năm 1970 nhạc sĩ Liên Xô An-tô-ni Bu-Xcôp đã mượn làn điệu nói thơ Bạc Liêu để mở đầu cho một vở kịch ca ngợi những thắng lợi của quân và dân ta.

Sau khi đất nước thống nhất, nhạc sĩ Phan Nhân đã phát triển một số chi tiết

“nhạc láy” và lối thơ 6 - 8 của làn điệu nói thơ Bạc Liêu thành một ca khúc nổi


tiếng “Trên quê hương Minh Hải”. Sau ca khúc này, đã mở ra phong trào đưa làn điệu nói thơ Bạc Liêu vào trong tác phẩm âm nhạc hiện đại.Một số bài ca tân nhạc mang âm hưởng của làn điệu nói thơ Bạc Liêu tiếp tục ra đời: ”Bông điên điển”,”Trở lại Bạc Liêu”, ”Cô gái Sài gòn đi tải đạn”...

Điệu nói thơ Bạc Liêu đang bị mai một, môi trường ca diễn hầu như đã không còn trên thực tế, hình thức tập hợp quần chúng để cổ động như thời kỳ chiến tranh không còn thích hợp nữa, hơn nữa các bài thơ lục bát dùng cho nói thơ Bạc Liêu thường là những bài thơ dài mà cuộc sống nhộn nhịp của xã hội hiện đại không có thời gian để cho làn điệu nói thơ thể hiện. Do đó để tiếp tục tồn tại điệu nói thơ Bạc Liêu đã tìm cách biến hoá, thay đổi, thâm nhập vào nhiều lĩnh vực. Từ dân gian điệu nói thơ đã bước vào âm nhạc hiên đại, nhảy lên sân khấu ca kịch cải lương, điện ảnh, quảng cáo...Trong thực tế, làn điệu này chỉ còn tồn tại trong ký ức của những người già; giới trẻ Bạc Liêu ít người còn biết đến làn điệu này. Tuy nhiên với bản chất là làn điệu dân ca dân gian được sản sinh ra trong vùng đất Bạc Liêu giàu truyền thống nghệ thuật nên điệu nói thơ Bạc Liêu tiếp tục được dân gian nuôi dưỡng và cố gắng tự cách tân để tồn tại theo dòng chảy của âm nhạc dân tộc.

Hò chèo ghe

Hò chèo ghe Bạc Liêu là một làn điệu dân ca mang hình thức diễn xướng của cư dân Bạc Liêu hình thành trong môi trường chèo xuồng, ghe trên sông nước có từ thời khẩn hoang nhằm gửi gắm tình cảm, bày tỏ nỗi lòng của mình cho con người và thiên nhiên .

Trong dân ca Bạc Liêu thì hò Bạc Liêu (chủ yếu là hò chèo ghe) chiếm vị trí rất quan trọng trong kho tàng văn học dân gian của vùng đất trẻ này. Tiếp xúc với những nghệ nhân cao tuổi hoặc tham khảo nhiều tư liệu về hò, sẽ thấy rằng giọng hò Bạc Liêu xuất hiện gần như cùng lúc với giọng hò Đồng Tháp, Bến Tre, Trà Vinh, hò sông Hậu… vì có xuất xứ cùng gắn liền với quá trình phiêu bạt ngược xuôi trong hệ thống sông ngòi chằng chịt vùng Đồng bằng sông nước Cửu Long.


Trong cuộc Nam tiến, nhiều dòng người từ các nơi đã đến vùng đất mới này sinh cơ lập nghiệp, trên bước đường chinh phục hoang vu, từ những chiếc ghe bầu, ghe chài, tam bản, xuồng ba lá…, hành trang mang theo của những cư dân mới có cả những câu hò, điệu lý… làm chỗ dựa tinh thần trên bước đường xa xứ. Trên bước đường bôn ba, lênh đênh sông nước, những hành trang tinh thần này được các tiền nhân sáng tác, phổ biến, cách tân cho phù hợp với hoàn cảnh của mình. Thậm chí vùng đất Bạc Liêu thực tế đã lưu hành nhiều loại hò của cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long như hò sông Hậu, hò Bến Tre, hò Trà Vinh, hò Vĩnh Long, nhưng mỗi loại hò khi được sử dụng đều có pha trộn, giao thoa tiết tấu hay giai điệu để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế.

Hò chèo ghe Bạc Liêu có 2 loại là hò đơn lẻ và hò đôi.

Hò đơn lẻ là loại hò suông. Trong thời kỳ đầu khẩn hoang đến đầu thế kỷ XX giọng hò chèo ghe Bạc Liêu thường xuất hiện trên các ghe, xuồng xuôi ngược trên các dòng sông như Gành Hào, Cái Tàu, Bảy Háp, sông Trẹm U Minh… hoặc thịnh hành ở các bến sông có nhiều con đò ngang, đò dọc. Giai đoạn này hò chèo ghe Bạc Liêu chủ yếu là hò đơn. Hò đơn có 2 giọng là hò chậm và hò nhanh. Câu hò của lối hò chậm thường chỉ là một câu ca dao lục bát hoặc lục bát biến thể ngắn. Nội dung hò đơn lẻ hầu hết mang tính tự sự, gửi gắm tâm trạng xa xôi với thiên nhiên .Giọng hò mênh mang, chậm rãi trải dài trên sông nước rồi lan toả, tan biến trong không gian vô tận. “Hò ơ… Bạc Liêu là xứ quê mùa – Dưới sông cá chốt (ơ ơ ơ) trên bờ Triều Châu (ơ ơ). Nội dung giọng hò nhanh tuy vẫn mang tính tự sự nhưng có chủ ý, có đối tượng cụ thể để gửi gắm tâm trạng, thời gian hò nhiều hơn, một phần nhắn nhủ cho con người, một phần gửi vào thiên nhiên sông nước vô tận để san sẻ nỗi lòng. Câu hò gồm một hoặc nhiều câu song thất lục bát hay lục bát biến thể dài để có đủ dung lượng ngôn ngữ mà bày tỏ nỗi lòng. Lời kể đều có ngân hơi (ờ ờ). Hơi hò đầu cần cao giọng (ơ ớ ơ )và hơi hò sau ngang giọng một chút (ơ ơ ơ). Giai điệu và tiết tấu nhạc cũng như lời kể nhanh hơn phù hợp với điều kiện con nước chảy nhanh, ghe xuồng đi nhanh hơn


Lối hò thứ hai là hò đôi. Sau cách mạng tháng Tám, cả nước bước vào cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp, vùng đất Bạc Liêu là căn cứ cách mạng vững chắc, giọng hò chèo ghe Bạc Liêu vẫn tiếp tục thịnh hành và phát triển, giọng hò lúc này không còn mang tính tự sự đơn giản nữa mà mang đậm nét trữ tình, giao lưu, trao đổi tình cảm, hình thức hò nhanh chóng trở thành sinh hoạt tập thể như đối đáp, huê tình và được nâng lên thành hình thức sinh hoạt văn hoá văn nghệ của cộng đồng. Hò đối đáp chậm: Nam: “Hò ơ ớ ơ… Gió năm non thổi lòn hang chuột

– Tui thấy cô Ba chèo xuồng (ờ ờ) đứt ruột … đứt gan (ơ ơ) – Nữ: Hò ơ ớ ơ… Gió năm non thổi lòn hang chuột – tui thấy anh chèo xuồng (ờ ờ) tui cũng đứt ruột … bầm gan (ơ ơ). Hò đối đáp nhanh: Nữ: “ Hò ơ ớ ơ …Thấy anh hay chữ, em hỏi thử đôi lời - Sao trên trời mấy cái, nhái ngoài ruộng mấy con, đất Ba Xuyên một mẫu mấy sào (ơ ờ) - Hò ơ ớ ơ ơ… Anh mà đối đặng…, gái má đào thương anh (ơ ơ)” - Nam: “Hò ơ ớ ơ … Thấy em đố tức, anh nói phức cho rồi - Sao trên trời sao vua chín cái, nhái ngoài ruộng bắt cặp hai con, đât Ba xuyên một mẫu mười sào (ơ ờ) - Hò ơ ớ ơ ơ… Anh đà đối đặng… gái má đào tính sao? (ơ ơ)” Hò chèo ghe Bạc Liêu có những nét tương đồng và giống với tiếng hò sông Hậu song phần lấy hơi hò ( ơ ớ ơ ơ ơ) của Sông Hậu thường kéo dài hơn để phù hợp với điều kiện sông nước mênh mông trên dòng sông Hậu và không nhiều tiếng ngân hơi ờ ơ như hò Bạc Liêu.

Vào những năm 1960, phương tiện giao thông thuỷ từ chèo được thay bằng phương tiện cơ khí nên giọng hò chèo ghe Bạc Liêu từ từ thưa dần, ít xuất hiện trên các sông rạch. Tuy không còn thịnh hành trong thực tế nhưng nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ đã tìm cách đưa làn điệu hò chèo ghe lên bờ thành hò ru khi tiếng ru đã cạn hoặc bước vào lĩnh vực âm nhạc hoặc lên sân khấu tham gia vào nhiều loại hình nghệ thuật khác.

Ngày nay trong điều kiện phát triển của xã hội hiện đại, hò chèo ghe hầu như không còn tồn tại trong thực tế, môi trường hò đã bị thu hẹp, điều kiện sông nước thuận lợi cho các sinh hoạt chèo ghe, xuồng hầu như không còn. Từ đó làn điệu hò cũng mai một dần, hầu như chỉ tồn tại trong ký ức của con người mà chủ


yếu là ký ức của những người lớn tuổi. Để tiếp tục tồn tại và phát triển, hò chèo ghe Bạc Liêu đã thâm nhập vào nhiều bộ môn nghệ thuật khác, hò chèo ghe thâm nhập vào vọng cổ, tân nhạc, điện ảnh… thể hiện trên các đĩa CD, VCD, hoặc tham gia vào hoạt động sân khấu hoá, quảng cáo... trên sóng phát truyền hình …Sự tồn tại và biến đổi phù hợp theo hoàn cảnh xã hội này của hò chèo ghe đều mang tính dân gian, tự phát. Với những nét gần gũi, trữ tình và với chủ trương bảo tồn phát, huy giá trị văn hoá truyền thống, hy vọng rằng hò chèo ghe Bạc Liêu sẽ được bảo tồn, phát huy và thích ứng với cơ chế thị trường, phục vụ cho yêu cầu phát triển của đất nước.

2.1.3. Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ du lịch của tỉnh Bạc Liêu:

2.1.3.1. Cơ sở lưu trú

Về hệ thống khách sạn:

Toàn tỉnh hiện có 18 khách sạn với 400 phòng, trong đó có 100 phòng đạt tiêu chuẩn phòng quốc tế( các phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế` ở đây mới tạm xếp theo các tiêu chuẩn phòng có máy lạnh, tivi, điện thoại, tủ lạnh, nước nóng…)

Trong đó khách sạn Bạc Liêu thuộc công ty cổ phần khách sạn Bạc Liêu đạt tiêu chuẩn 3 sao với 53 phòng, trong đó có 47 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra các khách sạn khác có quy mô vừa và nhỏ, từ 20 phòng đến 30 phòng. Các khách sạn chủ yếu phân bổ ở nội ô thị xã Bạc Liêu và huyện Vĩnh Lợi (kế cận thị xã Bạc Liêu). Hầu hết các khách sạn ở khu vực Bạc Liêu đều mới tiến hành cải tạo nâng cấp và xây dựng mới, nhưng nhìn chung hệ thống khách sạn Bạc Liêu đã đáp ứng nhu cầu về số lượng, nhưng quy mô còn nhỏ chưa chú ý về mặt cảnh quan, kiến trúc để đảm bảo tính hiện đại nằm trong bản sắc dân tộc và những nét đặc sắc về sinh thái của vùng, chưa gắn được những nhu cầu lưu trú với các nhu cầu về giải trí, sinh cảnh cho du khách…Chất lượng phục vụ ở các cơ sở lưu trú còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của khách. Điều đáng lo ngại là sự phát triển ồ ạt của các nhà trọ những năm qua, gây ảnh hưởng không tốt đến tình hình kinh doanh của khách sạn, tạo thế cạnh tranh không lành mạnh, thiếu lành mạnh giữa nhà trọ và khách sạn.


Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có 41 cơ sở nhà trọ, với 516 phòng nghỉ (có 72 phòng máy lạnh). Trong đó thị xã Bạc Liêu 28 cơ sở, huyện Vĩnh Lợi 3 cơ sở, huyện Gía Rai 6 cơ sở, huyện đông Hải 3 cơ sở, huyện Phước Long 1 cơ sở.

Gía phòng khách sạn bình quân:

- Loại phòng quốc tế: 30 USD/ngày.

- Loại phòng nội địa: 100.000- 250.000đ/ngày.

- Gía phòng nhà trọ từ: 50.000- 80.000đ/ngày.

Bảng 1: Cơ sở lưu trú của tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2001-2009




Đơn

vị

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

Số cơ

sở

Cơ sở

10

10

12

13

20

20

19

17

18

Số

phòng


phòng

240

240

288

308

370

370

384

361

400

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Giải pháp phát triển tiềm năng tài nguyên du lịch tỉnh Bạc Liêu từ nay đến năm 2020 - 8

Nguồn: sở văn hóa thể thao du lịch Bạc Liêu


Về hệ thống nhà hàng ăn uống:

Toàn tỉnh hiện có 27 nhà hàng, bao gồm 5 nhà hàng trong khách sạn và 22 nhà hàng độc lập, với tổng sức chứa 6000 ghế. Trong đó:

Công ty cổ phần du lịch quản lý 2 nhà hàng, với tổng sức chứa 500 ghế.

Công ty cổ phần khách sạn quản lý 1 nhà hàng với sức chứa 1000 ghế.

Nhà khách tỉnh uỷ quản lý 2 nhà hàng với sức chứa 400 ghế.

Các doanh nghiệp tư nhân quản lý 22 nhà hàng với tổng sức chứa 4.100 ghế.

Ngoài số nhà hàng đăng ký kinh doanh theo doanh nghiệp trên, Bạc Liêu còn có mạng lưới các quán ăn uống với quy mô nhỏ từ 20-50 ghế/1 quán. Bán các món ăn theo mọi giá tuỳ theo khả năng và nhu cầu của khách. Toàn tỉnh có khoảng 800 hộ loại này.


Nhìn chung các nhà hàng ở Bạc Liêu hiện cơ bản đáp ứng được “nhóm hàng ăn uống” trong kinh doanh du lịch. Món ăn uống tương đối phong phú, hấp dẫn có nhiều món ăn đặc sản của tỉnh.

Những năm qua việc kinh doanh nhà hàng ăn uống chủ yếu là tập trung trên địa bàn thị xã Bạc Liêu và những vùng lân cận dọc theo quốc lộ 1A. Các nhà hàng ăn uống chủ yếu là kinh doanh tổng hợp, phục vụ tiệc cưới, liên hoan, sinh nhật, hội nghị và kết hợp kinh doanh với đặc sản.

Trong hoạt động này tư nhân chiếm tỷ trọng 85 % về số lượng và trên 60% số ghế phục vụ. Trên địa bàn tỉnh chưa có nhà hàng chuyên kinh doanh đặc sản, ăn uống chủ yếu là phục vụ khách địa phương, khách ngoài tỉnh đến du lịch còn rất ít, lực lượng đầu bếp chưa chuyên nghiệp…


Bảng 2: Số lượng nhà hàng của tỉnh Bac Liêu giai đoạn 2001-2009




ĐVT

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

Số

nhà hàng

sở

15

17

17

22

25

26

26

27

27

Số

ghế

Chỗ

2500

3100

3100

4000

5500

5700

5700

6000

6000

Công suất

phòng

%

70

75

70

70

60

65

60

60

55


Nguồn: sở văn hóa thể thao du lịch Bạc Liêu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/11/2023