Kiểm Tra, Đánh Giá Và Điều Chỉnh Việc Thực Hiện Chiến Lược


đầu tư vào đơn vị kinh doanh nào, tránh những đơn vị kinh doanh nào. Điều này có tác dụng:

- Tránh lãng phí không cần thiết khi tập trung quá nhiều vào các hoạt động không có triển vọng.

- Tránh bỏ lỡ những cơ hội một cách đáng tiếc khi không đầu tư hoặc đầu tư quá ít vào những hoạt động nhiều triển vọng.

Vấn đề ở đây là làm thế nào để doanh nghiệp xác định được các hoạt động có triển vọng, nếu có nhiều hoạt động có triển vọng thì xác định triển vọng nào lớn hơn. Trên thực tế nó phụ thuộc vào:

- Sức hấp dẫn của ngành.

- Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Các chiến lược phát triển cấp doanh nghiệp:

+ Hợp nhất hay liên kết phát triển theo chiều dọc: doanh nghiệp tự đảm nhận sản xuất và cung ứng các yếu tố đầu vào hoặc tự giải quyết khâu tiêu thụ.

+ Đa dạng hoá: có 3 hình thức đa dạng hoá: đa dạng hoá chiều ngang, đa dạng hoá đồng tâm và đa dạng hoá “kết khối”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

+ Chiến lược liên minh và hợp tác: các doanh nghiệp hợp tác và liên doanh với nhau nhằm thực hiện những chiến lược to lớn mà họ không thể tự mình cáng đáng nổi về tài chính cũng như ngăn chặn những nguy cơ đe doạ sự phát triển của họ.

2.5. Phân tích và lựa chọn chiến lược

Hoàn thiện chiến lược kinh doanh dịch vụ vận tải biển ở công ty cổ phần vận tải biển Bắc - 5

Mục tiêu của phân tích và lựa chọn chiến lược chính là việc thiết lập nên các mục tiêu dài hạn và tạo ra các chiến lược thay thế, lựa chọn ra trong số đó một vài chiến lược theo đuổi. Phân tích chiến lược và lựa chọn chiến lược nhằm định ra hàng loạt những hành động mà nó có thể giúp cho công ty đạt tới sứ mệnh cũng như các mục tiêu mà nó đã đặt ra.

Tiêu chuẩn để lựa chọn chiến lược:


- Tiêu chuẩn về mặt định lượng: Chiến lược kinh doanh thường gắn với các chỉ tiêu số lượng như khối lượng bán, thị phần thị trường, tổng doanh thu và lợi nhuận…Đây là những tiêu chuẩn thường dễ xác định. Nói chung khi xác định các tiêu chuẩn định lượng, doanh nghiệp thường sử dụng các tiêu chuẩn về khả năng bán hàng, khả năng sinh lời….‌

- Tiêu chuẩn về mặt định tính: Không phải mọi phương án chiến lược kinh doanh đều có thể xác định các tiêu chuẩn định lượng, các nhà quản lý nhiều khi mắc sai lầm do lạm dụng các con số. Do vậy, bên cạnh các tiêu chuẩn định lượng còn phải có các tiêu chuẩn định tính để lựa chọn các phương án kinh doanh. Đó là tiêu chuẩn: thế lực doanh nghiệp trên thị trường, mức độ an toàn trong kinh doanh và sự thích ứng của chiến lược với thị trường…


III. QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC

3.1. Quá trình triển khai thực hiện chiến lược

Thiết lập mục tiêu hàng năm

Soát lại các mục tiêu chiến lược, điều kiện môi trường và chiến lược kinh doanh, từ đó thiết lập các mục tiêu hàng năm và đưa ra các chính sách trong quá trình thực hiện chiến lược.

- Soát lại các mục tiêu chiến lược: Bước quan trọng đầu tiên trong quá trình triển khai và thực hiện chiến lược là soát lại các kết quả phân tích đã thu được từ trước đó và các quyết định có liên quan đến điều kiện môi trường và chiến lược nhằm đảm bảo chắc chắn rằng, những người chịu trách nhiệm với cùng việc thực hiện nắm bắt chính xác, nội dung chiến lược, nhận thức rõ được sự cần thiết phải theo đuổi mục tiêu chiến lược này. Việc rà soát lại các mục tiêu chiến lược coi như một bước đánh giá cuối cùng về tính đúng đắn và sự hợp lý của những mục tiêu và chiến lược đề ra.

- Thiết lập các mục tiêu hàng năm: Mục tiêu hàng năm là những cái mốc mà các doanh nghiệp phải đạt được để đạt tới mục tiêu dài hạn. Cũng


như các mục tiêu dài hạn, các mục tiêu hàng năm phải đo lường được, có tính lượng, có tính thách thức, thực tế phù hợp và có mức độ ưu tiên. Các mục tiêu này được đề ra ở cấp doanh nghiệp, bộ phận chức năng và các đơn vị trực thuộc.

Mục tiêu chiến lược chỉ có thể được thực hiện thông qua việc thiết lập các mục tiêu hàng năm, là sự phân chia mục tiêu tổng quát thành từng mục tiêu bộ phận, rồi từ đó làm cơ sở giao cho các đơn vị thành viên trong doanh nghiệp thực hiện tạo nên sự chấp nhận và gắn bó giữa mọi người trong toàn doanh nghiệp.

Mục tiêu hàng năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thực hiện chiến lược. Vai trò của việc thiết lập mục tiêu hàng năm là tạo sự cần thiết cho việc thực hiện chiến lược chung vì nó:

+ Là cơ sở để phân phối các nguồn lực trong quá trình thực hiện chiến lược;

+ Là cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của các quản trị viên;

+ Là công cụ quan trọng để kiểm soát tiến trình thực hiện chiến lược nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn đã đặt ra;

+ Là căn cứ ưu tiên của tổ chức, của bộ phận, của phòng ban.

Các mục tiêu hàng năm nên đo lường được sự phù hợp, hợp lý có tính thách thức, rõ ràng, được phổ biến trong tổ chức. Xác định trong khoảng thời gian phù hợp và kèm theo cơ chế thưởng phạt tương xứng.

Đảm bảo các nguồn lực cho thực hiện chiến lược

Để đảm bảo đủ các nguồn lực cần thiết cho thực hiện chiến lược và phân thực bổ nguồn lực hợp lý trong thực hiện chiến lược, doanh nghiệp cần tiến hành đánh giá và điều chỉnh các nguồn lực của mình.

- Đánh giá nguồn lực: Xác định xem doanh nghiệp có đủ nguồn lực để thực hiện chiến lược đề ra hay không. Nếu thấy còn thiếu nguồn lực nào đó thì phải có những hoạt động điều chỉnh kịp thời để đảm bảo chất lượng các


nguồn lực. Để sử dụng các nguồn lực có hiệu quả thì doanh nghiệp cần chú ý giải quyết hai vấn đề sau:

+ Tiến hành các hình thức cam kết thực hiện chiến lược của toàn đội ngũ cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp.

+ Ban lãnh đạo cần tạo ra đội ngũ nhân viên và quản trị viên một tinh thần hăng hái thực hiện, phấn đấu vì mục đích cá nhân cũng như mục đích của tổ chức.

- Điều chỉnh nguồn lực: Những điều chỉnh này có liên quan đến số lượng và chất lượng của nguồn lực, có thể phải nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn cho nguồn nhân lực để thực hiện chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả.

- Đảm bảo và phân bổ nguồn lực: Nội dung chủ yếu trong công tác đảm bảo nguồn lực là phân nguồn lực tài chính; nguồn lực vật chất; nguồn nhân sự và nguồn lực về công nghệ.

Xây dựng cơ cấu tổ chức gắn với việc thực hiện chiến lược

Để thực hiện chiến lược thì doanh nghiệp cần phải xác định một cơ cấu tổ chức phù hợp nhằm bố trí sắp xếp nhân sự và công việc để doanh nghiệp có thể theo đuổi được các chiến lược có hiệu quả nhất. Khi xây dựng cơ cấu tổ chức, doanh nghiệp thường dựa vào những căn cứ sau:

- Trình độ chuyên môn hoá.

- Tiêu chuẩn hoá trong tổ chức.

- Phối hợp các hoạt động trong tổ chức.

- Mức độ phân cấp và phân quyền trong tổ chức.

Mục tiêu của việc xây dựng cơ cấu tổ chức là đưa ra được một cơ chế mà qua đó các quản trị viên có thể phối hợp các hoạt động của nhiều chức năng trong toàn doanh nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Thực hiện chiến lược

Thực hiện chiến lược là nhiệm vụ không phải lúc nào cũng dễ dàng. Thực hiện chiến lược có ảnh hưởng sâu rộng trong toàn doanh nghiệp, tác động tới cả


các phòng ban và bộ phận chức năng. Khi thực chiến lược thì kỹ năng của mỗi cá nhân là vô cùng cần thiết. Thực hiện chiến lược bao gồm phát triển chiến lược như ngân sách hỗ trợ, các chương trình văn hoá công ty, kết nối với hệ thống động viên khuyến khích và khen thưởng cán bộ công nhân viên…

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp phải đảm bảo cho các chiến lược được thực hiện ở mọi khâu và mọi bộ phận, tạo ra sự phù hợp giữa các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp với các hoạt động hàng ngày và nhiệm vụ của từng bộ phận. Để triển khai thực hiện chiến lược, doanh nghiệp cần phải chuyển các mục tiêu dài hạn thành mục tiêu ngắn hạn, xác định các chiến thuật, kế hoạch cụ thể sẽ sử dụng để đạt đến các mục tiêu.

Trong quá trình thực hiện, doanh nghiệp cần phải xác định các mốc thời gian cụ thể cho từng công việc. Dựa vào loại hình chiến lược lựa chọn, doanh nghiệp có thể phải điều chỉnh và tổ chức lại cơ cấu hoạt động, các hoạt động chức năng như sản xuất, marketing, quản trị nhân lực…cho phù hợp với chiến lược lựa chọn. Doanh nghiệp có thể khai thác các nguồn lực nội bộ trên cơ sở phát huy các điểm mạnh của mình và huy động các nguồn lực từ bên ngoài thông qua các biện pháp liên minh, liên kết kinh doanh… Các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn phải được phổ biến và quán triệt đến tất cả mọi nhân viên. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần xây dựng hệ thống thông tin quản lý trong nội bộ doanh nghiệp để có thể theo dõi chặt chẽ tiến trình thực hiện chiến lược.

Việc thực hiện chiến lược có thành công hay không không những chỉ phụ thuộc vào chất lượng chiến lược mà còn phụ thuộc vào khả năng thúc đẩy nhân viên của nhà quản trị. [8]

3.2. Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh việc thực hiện chiến lược

3.2.1. Kiểm tra và đánh giá chiến lược

Trong quá trình thực hiện chiến lược cần phải thường xuyên tổ chức kiểm tra xem các chiến lược đó có được tiến hành như dự định hay không? Có nhiều nguyên nhân khiến cho một chiến lược nào đó không thể đạt được mục tiêu đề ra. Những nguyên nhân này do biến đổi về hoàn cảnh môi trường hoặc


do không thu hút được nguồn nhân lực. Qua khảo sát, những vấn đề vướng mắc trong việc thực hiện chiến lược là:

- Việc thực hiện chiến lược mất nhiều thời gian hơn so với dự kiến ban đầu.

- Những vấn đề phát sinh không lường trước được.

- Công tác điều hành các công việc thực hiện không hiệu quả.

- Các hoạt động cạnh tranh và các yếu tố môi trường bên ngoài nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp gây tác động xấu đến tổ chức thực hiện chiến lược.

- Đội ngũ quản trị viên tham gia việc thực hiện chiến lược không có đủ năng lực.

- Công nhân viên chưa được đào tạo và huấn luyện một cách đúng mực theo yêu cầu của việc thực hiện chiến lược.

- Các nhiệm vụ và biện pháp thực hiện chủ yếu chưa được xác định một cách chi tiết.

- Cán bộ quản trị cấp phòng ban chưa đảm bảo lãnh đạo và điều hành một cách đúng mực.

- Các nhiệm vụ và biện pháp thực hiện chủ yếu chưa được xác định một cách chi tiết.

- Hệ thống thông tin sử dụng để theo dõi quá trình thực hiện chưa tương xứng.

Như vậy, kiểm tra, đánh giá chiến lược bao quát ở mọi khâu, mọi hoạt động của quản trị chiến lược, từ hoạch định mục tiêu, xây dựng phương án đến tổ chức thực hiện chiến lược. Nói cách khác, xét về mục đích thì bản chất của kiểm tra, đánh giá chiến lược là kiểm tra quản lý. Kết quả của công tác kiểm tra, đánh giá chiến lược phục vụ mục tiêu quản lý ở mọi giai đoạn của công tác quản lý. [7]

3.2.2. Điều chỉnh chiến lược

Thực hiện điều chỉnh chiến lược là bước tiếp theo của quá trình kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chiến lược. Đây là khâu cuối cùng của quá trình nói trên. Để thực hiện điều chỉnh chiến lược phải xác định được xu hướng và


mức độ thay đổi của các yếu tố môi trường và yếu tố nội tại doanh nghiệp so với yêu cầu thực hiện chiến lược đã xác lập.

Quá trình điều chỉnh chiến lược gồm các bước sau đây:

- Bước 1: Xác định sự cần thiết phải điều chỉnh chiến lược. Bước này xảy ra khi các nhà quản lý chiến lược của công ty thừa nhận một khoảng cách giữa các tình trạng hoạt động mong muốn của công ty với hoạt động thực tế của công ty đang diễn ra trên thị trường. Để thiết lập khoảng cách thực sự này có thể áp dụng nhiều phương pháp, trong đó ma trận SWOT là một phương pháp được áp dụng có hiệu quả tốt. Kết thúc bước một là việc xác định tình trạng tương lai lý tưởng của chiến lược.

- Bước 2: Xác định các cản trở tới sự điều chỉnh chiến lược. Công ty phải phân tích được các nhân tố gây ra những chậm trễ và cản trở đạt được trạng thái tương lai của doanh nghiệp. Các cản trở sự điều chỉnh hợp lý chiến lược có thể ở 4 cấp: công ty, bộ phận, chức năng, và cá nhân. Tuy vậy, các yếu tố thường gặp cản trở các điều chỉnh chiến lược là: nguồn lực (tài chính, vật chất…), cơ cấu tổ chức kém năng động, môi trường biến động bất lợi, văn hoá của công ty…

- Bước 3: Thực hiện điều chỉnh chiến lược. Khi các điều kiện cần thiết cần cho sự thay đổi hiện diện, các doanh nghiệp sẽ thực hiện điều chỉnh. Có hai cách để điều chỉnh chiến lược: sự điều chỉnh từ trên xuống hay sự điều chỉnh từ dưới lên. Cách điều chỉnh thứ nhất bắt nguồn từ các yếu tố bên ngoài, ngược lại, cách điều chỉnh thứ hai thường bắt nguồn từ các yếu tố nội tại công ty.

- Bước 4: Đánh giá chiến lược. Đây là bước cuối cùng trong quá trình điều chỉnh chiến lược nhằm đánh giá những tác động của các điều chỉnh và cấu trúc tổ chức của công ty để thực hiện các mục tiêu chiến lược. Đánh giá tác động của các kết quả điều chỉnh người ta có thể sử dụng các chỉ số (giá thị trường cổ phiếu, thị phần…) hoặc quy mô và cơ cấu doanh thu… Khó khăn thường gặp nhất là đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả trong thay đổi cơ cấu tổ chức, bởi lẽ tính hợp lý và sự linh hoạt của cơ cấu tổ chức quản lý thường rất khó một cách chính xác. [9]


Có thể nói việc xây dựng và thực hiện chiến lược thực sự đã trở thành một nhiệm vụ hàng đầu và là một nội dung, chức năng quan trọng của quản trị doanh nghiệp. Hiện nay, nó đang được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp Việt Nam. Chiến lược hay chưa đủ mà phải có khả năng tổ chức thực hiện tốt mới đảm bảo cho doanh nghiệp thành công. Doanh nghiệp cần phải có những đánh giá và điều chỉnh kịp thời để phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí