Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Trong Thời Gian Qua


CHƯƠNG II:‌‌

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI

BIỂN BẮC TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY


I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN BẮC

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc tiền thân là Công ty Vận tải Thủy Bắc, một doanh nghiệp Nhà nước chuyên ngành vận tải trực thuộc Cục Đường sông Việt Nam, hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được mở tài khoản tại Ngân hàng Công thương Quận Đống Đa, và được sử dụng con dấu riêng, được thành lập theo Quyết định số 1108/ QĐ/ TCCB- LĐ ngày 03/6/1993 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.

Ngày 30/7/1997, tại Quyết định số 598/TTg, Thủ tướng Chính phủ chuyển Công ty Vận tải Thủy Bắc là thành viên của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam. Giấy phép kinh doanh số 108568 ngày 14/06/1993 do Trọng tài kinh tế Hà Nội cấp. Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu số 1031/GP do Bộ Thương mại cấp ngày 23/06/1995. Ngày 01/4/2004, tại Quyết định số 219/QĐ-HĐQT của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, Công ty Vận tải Thủy Bắc được đổi tên thành Công ty Vận tải Biển Bắc trực thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam.

Ngày 28/11/2006, tại Quyết định số 2518/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần. Công ty chính thức chuyển sang Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc và đi vào hoạt động từ ngày 1/8/2007 với số vốn điều lệ là 64 tỷ đồng. Ngày 17/10/2008, Chủ tịch Uỷ Ban Chứng khoán Nhà nước đã cấp giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu ra công chúng cho Công ty Cổ phần Vận tải Biển Bắc. Theo đó, Công ty Cổ phần Vận tải Biển Bắc được phép chào bán ra công chúng 5.056 triệu


cổ phiếu phổ thông, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Trong đó có 4.741.120 cổ phiếu bán cho cổ đông hiện hữu và 314.880 cổ phiếu người lao động đặc biệt nhằm thu hút nhân tài.

- Tên công ty: Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc

- Tên Quốc tế: Nothern Ocean Shipping Joint Stock Company

- Tên viết tắt: NOSCO

- Trụ sở chính: 278 Tôn Đức Thắng - Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội

- Điện thoại: (84)-4-38515805

- Fax: (84)-4-35113347

- Email: nosco@fpt.vn

- Website: http:// www.nosco.com.vn

Cơ cấu cổ đông:

- Tổng công ty HHVN (Vinalines): 51%

- Công ty Bảo Minh Sài Gòn: 8%

- Thu hút lao động: 2,75%

- Cổ đông ưu đãi: 9,57%

- Cổ đông khác: 28,69%

Trong quá trình hoạt động, Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc thực hiện mô hình sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, trong đó vận tải biển là nhiệm vụ sản xuất chính.

Bằng kinh nghiệm hoạt động 15 năm trên thị trường vận tải quốc tế, Ban lãnh đạo NOSCO đã mạnh dạn đầu tư đúng hướng, đưa NOSCO trở thành một trong những chủ tàu có uy tín trong Tổng công ty Hàng hải nói riêng và ngành vận tải biển nói chung. Ngày 16/11/2008, nhân lễ kỷ niệm 15 năm thành lập, Công ty đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì vì những thành tích xuất sắc đạt được từ năm 1993-2008. Đây thực sự là niềm vinh dự tự hào đối với Công ty, nhưng cũng là trách nhiệm


đòi hỏi Công ty cần sự nỗ lực phấn đấu hơn nữa để đạt được những kết quả tốt hơn trong thời gian tới.

1.2. Cơ cấu tổ chức và đội tàu của Công ty

1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty

Cơ cấu lao động

Hiện nay Công ty có 525 cán bộ công nhân viên, trong đó có 394 người có trình độ đại học và trên đại học, chiếm 75%, đồng thời đội ngũ cán bộ có thâm niên trong khoảng từ 5-10 chiếm gần 50%. Đội ngũ cán bộ của Công ty đều có trình độ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm trong công việc và khá vững vàng trong nghiệp vụ.

Bảng 2.1: Cơ cấu chất lượng lao động của Công ty


STT

Chỉ tiêu

Số lượng (người)

Tỷ trọng(%)

1

Đại học và trên đại học

394

75,0

2

Cao đẳng

87

16,6

3

Trung cấp

44

8,4

4

Tổng

525

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Hoàn thiện chiến lược kinh doanh dịch vụ vận tải biển ở công ty cổ phần vận tải biển Bắc - 6

Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ lao động- Công ty NOSCO


Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty

Công ty được quản lý bởi Hội đồng quản trị và được điều hành bởi Giám đốc. Dưới sự điều hành của Giám đốc còn có các phòng, ban giúp việc cho Giám đôic và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các nhiệm vụ được giao.

Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận

- Đại hội đồng Cổ đông: Là cuộc họp thường kỳ (thường là một năm) hoặc bất thường của các cổ đông để tổng kết tình hình kinh doanh qua một năm, biểu quyết về chiến lược và các kế hoạch phát triển Công ty trong những năm tới.


- Hội đồng quản trị: Là cơ quan đại diện cho các cổ đông, có toàn quyền nhân danh các cổ đông của Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

- Ban kiểm soát: Kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý, điều hành của Công ty, có nhiệm vụ thay mặt Đại hội đồng Cổ đông giám sát, đánh giá công tác điều hành, quản lý của Hội đồng quản trị và Ban tổng giám đốc, đồng thời kiểm tra, thẩm định tính trung thực, chính xác, hợp lý và sự cẩn trọng từ các số liệu trong báo cáo tài chính cũng như các báo cáo cần thiết khác.

- Giám đốc: Quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, là đại diện pháp nhân của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị.

- Phó giám đốc: Được Giám đốc uỷ quyền, thay mặt Giám đốc ký các hồ sơ, giấy tờ có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty khi Giám đốc đi vắng.

- Mô hình quản lý của Công ty: Được chia thành hai khối là khối quản lý và khối chỉ đạo sản xuất.

+ Khối quản lý gồm có 7 phòng ban: Phòng tổ chức cán bộ lao động, Phòng vận tải, Phòng kỹ thuật vật tư, Phòng tài chính kế toán, Ban tàu sông, Ban tàu khách, Ban kế hoạch đầu tư.

+ Khối chỉ đạo sản xuất gồm có: Chi nhánh Hải Phòng, Chi nhánh tại Quảng Ninh, Chi nhánh tại TP HCM, Công ty TNHH một thành viên đào tạo và cung ứng nhân lực quốc tế, Trung tâm XNK máy móc-thiết bị phụ tùng thuỷ, Trung tâm du lịch hàng hải, Nhà máy sữa chữa tàu biển, Xí nghiệp xây dựng, Trung tâm Xuất nhập khẩu CKD.



Ban kiểm soát

Hội đồng quản trị

Đại hội đồng cổ

Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty


Giám đốc

Phó Giám đốc

Khối quản lý

1. Phòng tổ chức cán bộ lao động.

2. Phòng kinh tế-vận tải biển.

3. Phòng kỹ thuật vật tư

4. Phòng tài chính kế toán

5. Ban tàu sông.

6. Ban tàu khách.

7. Ban kế hoạch đầu tư

Khối chỉ đạo sản xuất

1. Chi nhánh Hải Phòng.

2. Chi nhánh tại Quảng Ninh.

3. Chi nhánh TP HCM.

4. Công ty TNHH một thành viên đào tạo và cung ứng nhân lực.

5. TT XNK máy móc, thiết bị phụ tùng thuỷ.

6. TT du lịch hàng hải.

7. Nhà máy sửa chữa tàu biển.

8. Xí nghiệp xây dựng.

9. TT Xuất nhập khẩu


Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ lao động– Công ty NOSCO


Có thể thấy cơ cấu tổ chức của Công ty được bố trí theo loại cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng. Ưu điểm của cơ cấu này là chúng tạo điều kiện cho các quản trị viên tự kiểm soát nhiều hơn đến các hoạt động của Công ty; những người nào thực hiện nhiệm vụ tương tự như nhóm vào một nhóm với nhau, họ có thể học hỏi lẫn nhau và có thể làm việc tốt hơn, chuyên môn hoá hơn và hiệu quả hơn, giảm chi phí sản xuất và tăng sự linh hoạt trong sản xuất. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là thiếu sự phối hợp giữa các phòng ban hành động; chuyên môn hoá tới mức làm hạn chế năng lực quản trị tổng hợp; trách nhiệm cá nhân đối với kết quả chung của hoạt động doanh nghiệp không rõ ràng.

1.2.2. Đội tàu của Công ty

Hiện nay Công ty có 6 tàu thuỷ nội địa và 11 tàu biển với tổng trọng tải là 230.000 DWT, gấp 2 lần so với năm 2007. Tuổi tàu trung bình là 13, là một trong những đội tàu trẻ nhất Việt Nam. Đội tàu Công ty hoạt động khắp thế giới, chuyên chở hàng rời và bao kiện, chủ yếu là hàng nông sản, bột giấy, thiết bị, lúa mì, gạo, đường,..

Bảng 2.2: Tàu nội địa của NOSCO, tháng 5 năm 2009


SEQ

Name

Tonage

Year build

1

Đoàn TB- 01

800

1987

2

Đoàn TB- 02

800

1996

3

Đoàn TB- 03

800

1998

4

Đoàn TB- 04

800

1998

5

Đoàn TB- 05

800

2000

6

Đoàn TB- 06

1.800

2004

Nguồn: Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc NOSCO


Bảng 2.3: Đội tàu biển của NOSCO, tháng 5 năm 2009


SEQ

Ship

DWT

Year/ Place build

Ship type

1

Nosco Glory

68.591

1994/ Japan

Bulk carrier

2

Nosco Victory

45.585

1996/ Japan

Bulk carrier

3

Eastern Star

23.724

1994/ Japan

Dry cargo

4

Eastern Sun

22.201

1993/ Japan

Dry cargo

5

Hong Son

6.544

1977/Japan

Dry cargo

6

Hong Linh

12.500

2007/ VN

Dry cargo

7

Thien Quang

6.130

1986/ Japan

Dry cargo

8

Quoc Tu Giam

7.015

1985/ Japan

Dry cargo

9

Long Bien

6.846

1989/ Japan

Dry cargo

10

Ngoc Ha

3.760

2004/ VN

Dry cargo

11

Ngoc Son

6.500

2004/ VN

Dry cargo

Nguồn: Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc NOSCO

Có thể thấy đội tàu của NOSCO vận tải hàng khô là chủ yếu, các tàu có trọng tải khá lớn, đặc biệt NOSCO GLORY là một trong những tàu có trọng tải lớn nhất Việt Nam với 68.591 DWT. So với một số đối thủ cạnh tranh trên thị trường, điểm mạnh của NOSCO là năng lực đội tàu vận tải hàng khô lớn, chuyên nghiệp, chủ động thời gian, lịch trình tàu.

1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua

1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ kinh doanh của Công ty

- Vận tải hàng hoá, xăng dầu, container bằng đường sông, đường biển và đường bộ trong và ngoài nước.

- Vận tải hành khách bằng đường sông, đường bộ, đường biển.

- Vận tải đa phương thức trong nước và quốc tế.

- Logistics.


- Thuê tàu, cho thuê tàu, đại lý vận tải, dịch vụ container, kho bãi, dịch vụ vận tải và các dịch vụ khác.

- Xuất nhập khẩu trực tiếp vật tư, thiết bị, hàng hoá chuyên dùng ngành giao thông vận tải, mua bán tàu biển.

- Cung ứng lao động Việt Nam đi nước ngoài.

- Đào tạo, giáo dục, định hướng cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài và đào tạo nghề cho người lao động Việt Nam.

Trong các ngành nghề kinh doanh nêu trên thì vận tải hàng hoá, hành khách đường biển là hoạt động kinh doanh chủ yếu với doanh thu chiếm tỷ trọng lớn nhất, gần 70% tổng doanh thu toàn Công ty, chủ yếu thu bằng ngoại tệ.

1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây

1.3.2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc là một trong những doanh nghiệp loại vừa kinh doanh trong lĩnh vực vận tải hàng hoá quốc tế ở Việt Nam. Những ngày đầu đi vào hoạt động, NOSCO đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách. Cở sở vật chất hết sức nghèo nàn: tàu vận tải chủ yếu là tàu sông, chạy tuyến gần, với tổng trọng tải chỉ là 800 tấn, vốn kinh doanh xấp xỉ 4 tỷ đồng. Người lao động quen với nề nếp sản xuất nhỏ, lạc hậu, thiếu trình độ chuyên môn. Bởi vậy kết quả hoạt động của Công ty lúc mới thành lập (1993) hết sức khiêm tốn: doanh thu mới đạt 5 tỷ đồng, lợi nhuận là con số khiêm tốn - 34 triệu đồng; nộp ngân sách Nhà nước 211 triệu đồng; thu nhập bình quân của người lao động không quá 218 nghìn đồng/người/tháng.

Ngày 1/8/2007, NOSCO chuyển sang cổ phần, Công ty cũng chính thức trở thành thành viên của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đây được coi là bước ngoặt lớn của NOSCO. Chuyển đổi mô hình hoạt động, mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng với kinh nghiệm thực tiễn cùng với sự

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí