Sơ Đồ Mô Hình Năm Áp Lực Cạnh Tranh Của Michael Porter


Chiến lược kinh doanh có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau, tuỳ theo mục đích của người nghiên cứu và phụ thuộc vào các căn cứ sau:

Căn cứ theo phạm vi chiến lược

- Chiến lược kinh doanh trong nước (Domestic Strategy): Là chiến lược do những người quản lý của doanh nghiệp xây dựng nên nhằm đẩy mạnh các hoạt động của doanh nghiệp, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài doanh nghiệp để đạt được những mục đích kinh doanh đã đề ra trong một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ nhất định.

- Chiến lược kinh doanh quốc tế (Multinational Strategy-Multidomestic Strategy – Multicountry Strategy): Là những chiến lược được xây dựng để tiến hành các hoạt động kinh doanh trên phạm vi quốc tế và ứng phó với những biến động, thách thức trên thị trường của các quốc gia khác nhau.

- Chiến lược toàn cầu (Global Strategy): Là chiến lược của doanh nghiệp được xây dựng dựa trên cơ sở huy động mọi nguồn lực cần thiết trên toàn thế giới để đảm bảo thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp trên thị trường toàn cầu. Nói một cách khác, chiến lược toàn cầu là chiến lược mà các doanh nghiệp cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ cho thị trường toàn cầu..

Căn cứ theo bản chất của từng chiến lược

- Chiến lược sản phẩm: Sản phẩm là những hàng hóa và dịch vụ với những thuộc tính nhất định, với những lợi ích cụ thể nhằm thỏa mãn những nhu cầu đòi hỏi của khách hàng. Sản phẩm có giá trị sử dụng và giá trị, nó có thể là hữu hình hoặc vô hình. Chiến lược sản phẩm là phương thức kinh doanh có hiệu quả trên cơ sở đảm bảo thoả mãn nhu cầu thị trường và thị hiếu của khách hàng trong từng thời kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Chiến lược thị trường: Là chiến lược mà theo đó doanh nghiệp cần phải làm thế nào để sản phẩm thích ứng với nhu cầu của từng thị trường, dễ thay đổi qua từng giai đoạn phát triển. Khi áp dụng chiến lược này doanh


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

nghiệp chỉ nên tập trung vào các thị trường chủ chốt, có tiềm năng chứ không nên đầu tư dàn trải.

- Chiến lược cạnh tranh: Để có thể họat động kinh doanh một cách có hiệu quả, tạo ra nhiều giá trị cho nhân viên và cổ đông, doanh nghiệp cần có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh. Chiến lược cạnh tranh đề cập đến những biện pháp làm thế nào để doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh và làm thế nào để duy trì lợi thế cạnh tranh mà mình đang có.

Hoàn thiện chiến lược kinh doanh dịch vụ vận tải biển ở công ty cổ phần vận tải biển Bắc - 3

- Chiến lược đầu tư: Là chiến lược mà theo đó doanh nghiệp cần phải lựa chọn mình nên đầu tư vào lĩnh vực nào? thị trường nào? Tuỳ vào từng mục tiêu cụ thể, doanh nghiệp sẽ có một chiến lược đầu tư phù hợp.

Căn cứ theo quy trình chiến lược

- Chiến lược định hướng: Đề cập đến những định hướng biện pháp để đạt được các mục tiêu đó. Đây là phương án chiến lược cơ bản của doanh nghiệp.

- Chiến lược hành động: Là các phương án hành động của doanh nghiệp trong từng tình huống cụ thể và các dự kiến điều chỉnh của chiến lược.


II. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Khi xây dựng chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp cần tuân thủ 5 nguyên tắc sau:

Xác định rõ một nhóm giá trị tiêu biểu sẽ đưa ra cho khách hàng có tính chất độc nhất so với các đối thủ cạnh tranh;

Xác định một chuỗi giá trị khác biệt và điều chỉnh nó theo mong đợi của khách hàng;

Xác định sự cân bằng và đánh đổi rõ ràng (chọn lựa điều gì không làm);

Đảm bảo các hoạt động trong chuỗi giá trị phải vừa vặn - ăn khớp và bổ sung cho nhau;


Đảm bảo tính liên tục trong chiến lược với những cải tiến thường xuyên trong việc hiện thực hóa chiến lược. [20]

Quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp gồm 5 bước sau đây:

Xác định sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp;

Đánh giá môi trường bên ngoài;

Phân tích nội bộ doanh nghiệp;

Xây dựng các phương án chiến lược;

Phân tích và lựa chọn chiến lược. [7]

2.1. Xác định sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp

Sứ mệnh phản ánh nhiệm vụ quan trọng của doanh nghiệp đối với môi trường kinh doanh và thường được thể hiện thông qua những triết lý ngắn gọn của doanh nghiệp.

Sứ mệnh là lý do tồn tại của doanh nghiệp cho thấy phương hướng phấn đấu của doanh nghiệp trong suốt thời gian tồn tại. Các doanh nghiệp có thể thay đổi chiến lược để thực hiện sứ mệnh nhưng ít khi thay đổi lý do tồn tại của mình.

Mục tiêu là kết quả mong muốn cuối cùng mà doanh nghiệp cần đạt tới. Mục tiêu chỉ ra phương hướng cho tất cả các quyết định và hình thành những tiêu chuẩn đo lường cho việc thực hiện trong thực tế.

Tầm quan trọng của việc lập mục tiêu

Một doanh nghiệp được lập ra do có một chủ đích. Tuy vậy nhiều khi do không hiểu rõ nhiệm vụ của mình vì thế các công việc đã được thực hiện không đem lại kết quả như mong đợi. Đôi khi, vì không nắm vững những mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra mà các doanh nghiệp chọn nhầm đường, mọi sự thực hiện công việc tiếp sau đó trở nên vô nghĩa. Vì vậy trước hết các doanh nghiệp phải biết được những công việc mà doanh nghiệp cần thực hiện.


Xác định nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp là giai đoạn mở đầu vô cùng quan trọng trong việc thực hiện quản trị kinh doanh theo chiến lược. Các mục tiêu được xác định rõ ràng và cụ thể là điều quan trọng để doanh nghiệp đạt được thành công.

Các nguyên tắc xác định mục tiêu

- Tính cụ thể: Mục tiêu cần làm rõ liên quan đến những vấn đề gì? tiến độ thực hiện như thế nào? Và kết quả cuối cùng cần đạt được? Mục tiêu càng cụ thể thì càng dễ hoạch định chiến lược thực hiện mục tiêu đó. Tính cụ thể bao gồm cả việc định lượng các mục tiêu, các mục tiêu cần được xác định dưới dạng các chỉ tiêu cụ thể.

- Tính khả thi: Một mục tiêu đặt ra phải có khả năng thực hiện được, nếu không sẽ là phiêu lưu hoặc phản tác dụng. Do đó, nếu mục tiêu quá cao thì người thực hiện sẽ chán nản, mục tiêu quá thấp thì sẽ không có tác dụng.

- Tính thống nhất: Các mục tiêu đề ra phải phù hợp với nhau để quá trình thực hiện một mục tiêu này không cản trở đến việc thực hiện các mục tiêu khác. Các mục tiêu trái ngược thường gây ra những mâu thuẫn nội bộ doanh nghiệp, do vậy cần phải phân loại thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu. Tuy nhiên các mục tiêu không phải hoàn toàn nhất quán với nhau, khi đó cần có những giải pháp dung hoà trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra.

- Tinh linh hoạt: Những mục tiêu đề ra phải có thể điều chỉnh được cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường nhằm tránh được những nguy cơ và tận dụng được những cơ hội. Tuy vậy, khi thay đổi những mục tiêu cũng cần phải đi đôi với những thay đổi tương ứng trong các chiến lược liên quan cũng như các kế hoạch hành động.

2.2. Đánh giá môi trường bên ngoài

Mục tiêu của việc đánh giá môi trường bên ngoài là để đề ra danh sách tóm gọn những cơ hội từ môi trường mà doanh nghiệp nên nắm bắt, đồng thời


là những nguy cơ cũng từ môi trường đem lại, có thể gây ra những thách thức cho doanh nghiệp cần phải tránh.

2.2.1. Môi trường kinh doanh quốc tế

Môi trường kinh doanh quốc tế là tổng thể các yếu tố môi trường thành phần như môi trường luật pháp, chính trị, kinh tế, văn hoá, cạnh tranh, tài chính…những yếu tố này tồn tại trong mỗi quốc gia trong nền kinh tế thế giới, chúng tác động và chi phối mạnh mẽ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải tự điều chỉnh các mục đích, các hình thức và chức năng hoạt động của mình cho thích ứng, nhằm nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh và đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Việc phân tích môi trường kinh doanh quốc tế cho phép các doanh nghiệp xác định những thị trường phù hợp với khả năng hoạt động của mình và loại bỏ được những khu vực không có tiềm năng hoặc không đảm bảo một kết quả hoạt động tối thiểu cho doanh nghiệp, tạo cơ sở cho việc xác định các mục tiêu hoạt động, giúp doanh nghiệp xác định được những việc gì cần làm để đạt được những mục tiêu đã định.

Việc phân tích này dựa trên những tiêu chí gắn với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thực tế, các yếu tố của môi trường kinh doanh rất đa dạng và đòi hỏi một nguồn lực lớn từ phía doanh nghiệp để có thể theo dõi và nắm bắt đựơc thông tin về tất cả các yếu tố đó.

Doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình các tiêu thức đánh giá. Ví dụ như:

- Tiềm năng thị trường.

- Mức độ rủi ro về chính trị.

- Mức độ rủi ro về kinh tế với các chỉ số như lạm phát, thất nghiệp, chất lượng của cơ sở hạ tầng, cơ cấu sản xuất.

- Mức độ rủi ro về tài chính: vấn đề chu chuyển vốn, lợi nhuận, huy động vốn…


Khi tham gia hoạt động trên thị trường quốc tế, doanh nghiệp sẽ phải tiếp xúc với môi trường xa lạ. Những yếu tố môi trường này tạo ra những khó khăn và thách thức cũng như những cơ hội mới về kinh doanh cho doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh chịu tác động của nhiều yếu tố, được xem xét ở nhiều cấp độ khác nhau. Doanh nghiệp cần phải xác định được các yếu tố cơ bản có ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của mình.

2.2.2. Môi trường kinh tế quốc dân

Môi trường vĩ mô

Có 5 yếu tố thuộc môi trường vĩ mô mà doanh nghiệp phải đối phó: yếu tố tự nhiên, yếu tố xã hội, yếu tố kinh tế , yếu tố chính trị- pháp luật, yếu tố kỹ thuật- công nghệ. Các yếu tố này tác động đến tổ chức một cách độc lập hay kết hợp với các yếu tố khác.

- Yếu tố tự nhiên: Các yếu tố tự nhiên bao gồm: năng lượng, tài nguyên thiên nhiên, nước…những yếu tố này có thể tạo ra các cơ hội cũng như thách thức cho doanh nghiệp.

- Yếu tố xã hội: Tất cả các doanh nghiệp phải phân tích các yếu tố xã hội để ấn định những cơ hội và đe doạ tiềm tàng. Các yếu tố xã hội thường thay đổi hoặc tiến triển chậm chạp làm cho chúng đôi khi khó nhận ra. Những yếu tố xã hội bao gồm: chất lượng đời sống, lối sống, sự sinh hoạt của người tiêu dung, nghề nghiệp, dân số, mật độ dân cư, tôn giáo…

- Yếu tố kinh tế: Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp, vì các yếu tố này tương đối rộng cho nên doanh nghiệp cần chọn lọc để nhận biết các tác động cụ thể ảnh hưởng trực tiếp nhất. Ảnh hưởng chủ yếu về kinh tế thường bao gồm: tỷ lệ lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát, quan hệ giao lưu quốc tế…

- Yếu tố chính trị- pháp luật: Các yếu tố thuộc môi trường chính trị- pháp luật chi phối mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự ổn định chính trị được xác định là một trong những tiền đề quan trọng cho


hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường chính trị- pháp luật tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng đến sản phẩm, nghành nghề, phương thức kinh doanh…của doanh nghiệp. Không những thế nó còn tác động đến chi phí: chi phí sản xuất, chi phí lưu thông, chi phí vận chuyển, mức độ thuế suất…Môi trường chính trị- pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách tác động đến hoạt động của doanh nghiệp thông qua hệ thống công cụ luật pháp, công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô…

- Yếu tố công nghệ- kỹ thuật: Trình độ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cho phép doanh nghiệp chủ động nâng cao chất lượng hàng hoá, năng suất lao động. Các yếu tố này tác động hầu hết đến các mặt của sản phẩm như: đặc điểm sản phẩm, giá cả sản phẩm, sức cạnh tranh của sản phẩm. Nhờ vậy doanh nghiệp có thể tăng khả năng cạnh của mình, tăng vòng quay của vốn lưu động, tăng lợi nhuận đảm bảo cho quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu trình độ công nghệ thấp thì không những giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mà còn giảm lợi nhuận, kìm hãm sự phát triển.

Môi trường vi mô (môi trường ngành)

Có nhiều quan điểm khác nhau về các yếu tố cấu thành môi trường vi mô của doanh nghiệp. Tuy nhiên theo Michael Porter thì môi trường vi mô có năm yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đó được thể hiện qua sơ đồ sau:


Hình 1.2: Sơ đồ mô hình năm áp lực cạnh tranh của Michael Porter


Những người gia nhập tiềm tàng



Những nhà cung cấp

Các doanh nghiệp cạnh tranh

Những người mua



Những sản phẩm thay thế

Nguồn: Giáo trình quản trị chiến lược- Trường Kinh tế quốc dân

- Những người gia nhập tiềm tàng (các đối thủ tiềm ẩn): Các đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện không ở trong ngành nhưng có khả năng nhảy vào hoạt động kinh doanh trong ngành đó. Đối thủ mới tham gia trong ngành có thể là yếu tố làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp do họ đưa vào khai thác các năng lực sản xuất mới và mong muốn giành được một phần của thị trường. Vì vậy, những công ty đang hoạt động tìm mọi cách để hạn chế các đối thủ tiềm ẩn nhảy vào lĩnh vực kinh doanh của họ. Tuy nhiên có một số trở ngại cho các doanh nghiệp không cùng ngành muốn nhảy vào ngành:

+ Sự ưa chuộng của khách hàng với sản phẩm cũ bởi các vấn đề quảng cáo, nhãn hiệu, chất lượng sản phẩm và dịch vụ sau bán hàng.

+ Khó khăn về giảm chi phí khi bắt đầu nhảy vào khai thác ngành khác mới.

+ Tính hiệu quả của quy mô sản xuất kinh doanh lớn.

- Những sản phẩm thay thế: Sản phẩm thay thế là sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh hiện tại, đây là áp lực thường xuyên và đe doạ trực tiếp đến doanh nghiệp. Sản phẩm thay thế là loại sản phẩm của những doanh nghiệp trong cùng một ngành hoặc khác ngành nhưng cùng thoã mãn một nhu cầu của người tiêu dùng. Như vậy, sự tồn tại của những sản phẩm thay thế hình

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí