3%
31%
66%
quảng cáo online,… sẽ là xu hướng tất yếu để quảng bá cho du lịch; về Makerting bằng các ấn phẩm du lịch, có 71% đánh giá mức độ cần thiết; quản trị truyền thông (farmtrip báo chí, định hướng truyền thông,…) có sự đánh giá cần thiết là 55%, rất ưu tiên 45% - các nhà quản lý cần chú ý vấn đề này, sự phát triển mạnh mẽ của Internet và các công cụ truyền thông hiện đại vừa có mặt tích cực nhưng rất dễ bị lợi dụng để xuyên tạc, gây nhiều tác hại; nếu giải quyết không có căn cơ rất dễ dẫn đến khủng hoảng truyền thông về du lịch mà điển hình như sự cố về môi trưởng biển miền Trung năm 2016 đã tác động rất xấu đến ngành du lịch Việt Nam.
Bình thường Hấp dẫn
Rất hấp dẫn
Biểu đồ 2.6: Đánh giá về Slogan: “Phú Yên- Điểm đến Hấp dẫn và Thân thiện”
(ĐVT: %)
(Nguồn: Số liệu khảo sát và xử lý bằng phần mềm SPSS)
2.3.2. Đánh giá, nhận xét
2.3.2.1. Những mặt đạt được và nguyên nhân
Đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cấp chính quyền, cán bộ và nhân dân về phát triển du lịch nói chung và du khách Nga nói riêng. Các chủ trương, chính sách phát triển du lịch từng bước được thể chế hóa; các nội dung quy hoạch phát triển du lịch được thực hiện, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả phát triển du lịch.
Hình ảnh du lịch tỉnh Phú Yên đã từng bước được định hình trong mắt du khách Nga, cùng với đó là người dân thân thiện, hiền hòa, mến khách nên đã tạo được sự ấm áp, gần gũi cho mỗi du khách khi đến với tỉnh.
Các ngành chức năng cũng như các doanh nghiệp du lịch, lữ hành chủ động đầu tư xây dựng, nâng cấp các điểm danh thắng, cơ sở hạ tầng du lịch, CSVCKT du lịch để đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của khách Nga, phù hợp với tâm lý và hành vi tiêu dùng của khách Nga.
Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch được tăng cường đóng góp quan trọng vào việc thu hút, tăng trưởng du khách Nga; bước đầu đã định vị thương hiệu và định hướng đầu tư phát triển những sản phẩm du lịch đặt trưng: “Phú Yên – Hấp dẫn và Thân thiện”. Đáng chú ý, một số doanh nghiệp du lịch chủ động trong các hoạt động quảng bá, xúc tiến khách Nga, qua đó từng bước xây dựng và khẳng định được thương hiệu của mình, đồng thời góp phần trong việc quảng bá hình ảnh du lịch Phú Yên.
2.3.2.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân
Sự biến động về địa chính trị trên thế giới, các cuộc xung đột tôn giáo và sắc tộc ở một số khu vực, thiên tai, khủng hoảng kinh tế,… đã tác động không nhỏ đến tâm lý, hành vi của người dân các nước, khiến họ hạn chế du lịch, chi tiêu hoặc lựa chọn việc du lịch online, qua mạng thay cho loại hình du lịch truyền thống.
Nguồn kinh phí của Trung ương, của tỉnh đầu tư cho ngành du lịch Phú Yên còn hạn chế và chưa kịp thời, do đó còn gặp nhiều khó khăn trong triển khai các nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chưa theo kịp yêu cầu tăng trưởng kinh tế, ảnh hưởng đến định hướng phát triển du lịch của tỉnh; cơ sở hạ tầng và dịch vụ vận chuyển khách đường hàng không, đường sắt, đường thủy mặc dù có nhiều tiến bộ nhưng nhìn chung vẫn còn hạn chế. Nguyên nhân do tình hình kinh tế suy thoái, ngân sách hỗ trợ đầu tư từ Trung ương bị cắt giảm, kinh phí địa phương hạn chế nên tiến độ đầu tư chậm, một số dự án không có nguồn kinh phí để triển khai.
Việc tuyên truyền, nâng cao vai trò quản lý giám sát của các cấp chính quyền và trách nhiệm bảo vệ môi trường của các đơn vị kinh doanh du lịch, khách du lịch và cộng đồng dân cư địa phương đối với các khu, điểm du lịch hiệu quả chưa cao, chưa thực sự chuyển biến về nhận thức của cán bộ và các tầng lớp nhân dân trong việc quản lý, bảo vệ và xây dựng môi trường du lịch an toàn, văn minh.
Việc đánh giá năng lực của các nhà đầu tư còn yếu, dẫn đến việc cấp phép hoạt động cho nhiều nhà đầu tư thiếu năng lực, không triển khai dự án đúng tiến độ nên phải thu hồi; các loại hình dịch vụ du lịch mới, các khu vui chơi giải trí, các trung tâm mua sắm mới chậm được đầu tư, phát triển chưa nhiều; công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng kéo dài cũng đã làm chậm tiến độ hoàn tất thủ tục chuẩn bị đầu tư, triển khai thực hiện dự án; công tác giám sát, đánh giá đầu tư thực hiện dự án chưa thường xuyên để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư,…
Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch tuy đã có những tiến bộ nhưng hiệu quả chưa thực sự rò nét, chưa mang tính chuyên nghiệp cao, chưa xây dựng được chiến lược xúc tiến một cách bài bản, thiếu sự phối hợp, liên kết giữa các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp trong công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá sản phẩm du lịch.
Nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn thiếu và yếu, chưa đảm bảo phục vụ phát triển du lịch về lâu dài, biểu hiện rò nét nhất là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng quảng bá, kỹ năng giao tiếp tiếng nước ngoài hạn chế (nhất là tiếng Nga), đặc biệt là chưa có tác phong làm việc chuyên nghiệp.
Nhiều khu du lịch, khu di tích, thắng cảnh chưa được trùng tu, tôn tạo kịp thời; vẫn để xảy ra tình trạng lấn chiếm di tích để xây dựng nhà ở, sử dụng mặt nước để nuôi trồng thủy sản… Đáng chú ý, ô nhiễm môi trường tại một số khu, điểm du lịch, gây mất mỹ quan ; một số di tích, danh lam thắng cảnh, đang có nguy cơ xuống cấp, môi trường bị ô nhiễm, an toàn giao thông tại các đô thị đông dân cư chưa được chú trọng đúng mức v.v…
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THU HÚT DU KHÁCH NGA ĐẾN TỈNH PHÚ YÊN
3.1. Định hướng phát triển du lịch Phú Yên
3.1.1. Định hướng chung
- Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XVI.
- Chương trình hành động của Tỉnh ủy Phú Yên về đầu tư phát triển đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh giai đoạn 2016-2020.
- Kết quả đánh giá tiềm năng phát triển du lịch và kết quả đánh giá thực trạng thu hút du khách Nga đến Phú Yên giai đoạn 2010-2016 (Chương 2).
- Thông tin dự báo thị trường khách du lịch Nga.
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu thu hút khách du lịch của tỉnh Phú Yên giai đoạn 2016 – 2020
Đơn vị tính | Giai đoạn 2016 - 2020 | Tốc độ tăng bình quân (%) | |||||
2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | |||
I. Tổng lượt khách du lịch | Nghìn lượt | 1.000.000 | 1.126.000 | 1.294.000 | 1.550.000 | 2.000.000 | 17 |
- Khách Quốc tế | Nghìn lượt | 50.000 | 70.000 | 120.000 | 270.000 | 490.000 | 60 |
- Khách Nội địa | Nghìn lượt | 950.000 | 1.056.000 | 1.174.000 | 1.310.000 | 1.510.000 | 12 |
II. Tổng lượt khách cơ sở lưu trú phục vụ | Nghìn lượt | 795.000 | 802.600 | 918.740 | 1.121.800 | 1.440.000 | 15,1 |
- Lượt khách nghỉ qua đêm | Nghìn lượt | 450.000 | 522.600 | 610.000 | 760.000 | 1.100.000 | 20,4 |
- Khách quốc tế | Nghìn lượt | 10.500 | 15.100 | 20.500 | 32.000 | 50.000 | 60,2 |
- Khách nội địa | Nghìn lượt | 439.500 | 507.500 | 589.500 | 728.000 | 1.050.000 | 19,6 |
III. Tổng ngày khách (có lưu trú qua đêm) | Ngày | 765.000 | 1.045.200 | 1.350.000 | 1.748.000 | 2.750.000 | 34,1 |
V. Doanh thu du lịch | Triệu đồng | 1.000.000 | 1.238.000 | 1.550.000 | 1.900.500 | 3.100.000 | 29,5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Quan Về Tỉnh Tiềm Năng Du Lịch Tỉnh Phú Yên
- Tình Hình Khách Nga Đến Phú Yên Giai Đoạn 2011-2016
- Nhân Lực Ngành Du Lịch Tỉnh Phú Yên Giai Đoạn 2011-2016
- Giải Pháp Về Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Phục Vụ Phát Triển Kinh Tế- Xã Hội Gắn Với Phát Triển Du Lịch
- Phụ Lục 01: Mẫu Phiếu Thăm Dò Khách Du Lịch (Tiếng Việt)
- Ông/bà Có Đánh Giá Như Thế Nào Khi Đi Du Lịch Phú Yên?
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
Người | 3.700 | 3.900 | 4.200 | 4.800 | 8.000 | 17,1 | |
VII. Số lượng cơ sở lưu trú | Cơ sở | 135 | 140 | 150 | 160 | 250 | 14 |
- Số lượng phòng | Phòng | 2.770 | 2.875 | 3.500 | 3.850 | 5.800 | 16,9 |
* Phân theo hạng khách sạn | |||||||
- Từ 3 đến 5 sao | “ | 6.0 | 7.0 | 9.0 | 10.0 | 12.0 | 19,1 |
-Từ 1 đến 2 sao | “ | 47.0 | 50.0 | 55.0 | 80.0 | 180.0 | 31,4 |
Nguồn: Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên năm 2016
3.1.2. Mục tiêu đến năm 2020
3.1.2.1. Mục tiêu chung
Lượt khách du lịch tăng bình quân trên 17 %/năm, trong đó khách quốc tế tăng trên 60%/năm. Phấn đấu trong 5 năm thu hút hơn 7 triệu lượt khách du lịch đến tỉnh, trong đó khoảng 1 triệu lượt khách quốc tế. Riêng năm 2020, tiếp đón hơn 2 triệu lượt khách, trong đó có khoảng 490 nghìn lượt khách quốc tế. Ngày lưu trú bình quân từ khoảng từ 1,8 - 2,5 ngày.
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tiếp đón khoảng 490 nghìn lượt khách quốc tế, trong đó có 73,5 nghìn lượt khách Nga; tổng thu nhập du lịch khoảng 3,1 nghìn tỷ đồng.
Có hơn 250 cơ sở lưu trú du lịch, với 5.800 buồng (tăng gấp đôi so với năm 2015), có trên 15 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 - 5 sao; thu hút trên 8.000 lao động trong lĩnh vực du lịch, có từ 70 - 80 % lao động được bồi dưỡng, đào tạo về nghiệp vụ chuyên ngành.
3.1.2.3. Số lượng và cơ cấu khách Nga, địa bàn thu hút khách Nga
Số lượng và cơ cấu khách Nga:
Mặc dù số lượng khách Nga dự báo giai đoạn 2016 - 2020 chỉ chiếm khoảng 15% trong tổng số khách quốc tế đến Phú Yên nhưng tỉnh xác định đây là thị trường tiềm năng vì khách Nga có khả năng chi tiêu cao, phù hợp với các loại hình du lịch sẵn có của tỉnh như du lịch nghỉ dưỡng biển, thưởng thức ẩm thực,… Ngoài ra,
thiên nhiên và cảnh vật của Phú Yên còn nhiều nét hoang sơ nên cũng là điểm nhấn quan trọng để thu hút khách Nga đến vùng đất này.
Về phân khúc thị trường, nếu lấy tiêu chí là phương tiện du lịch thì có thể chia thành hai phân khúc chính gồm:
- Khách do các đơn vị lữ hành quốc tế tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đưa đến Phú Yên như Ánh Dương, Anex, Pegas, HG Travel,… chủ yếu bằng đường bộ, loại xe khách 50 ghế.
- Khách do các đơn vị lữ hành của Nga đưa đến trực tiếp sân bay Tuy Hòa bằng hình thức Chater. Tuy nhiên, do đặc điểm của sân bay Tuy Hòa chưa có hệ thống bay đêm nên tỉnh đang làm việc để Cục Hàng không dân dụng Việt Nam và các Bộ, ngành Trung ương triển khai hệ thống này (dự kiến trong năm 2018 sẽ hoàn thành). Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển của ngành du lịch tỉnh nhà vì mỗi chuyến Chater có khả năng chuyên chở được trên 200 khách.
Căn cứ mục đích chuyến đi, điểm đến và sản phẩm sử dụng của khách Nga; có thể chia thành 03 phân khúc chính:
- Thứ nhất, khách Nga đến nghỉ dưỡng thuần túy, nhất là nghỉ dưỡng biển. Phân khúc này được ưu tiên do mức độ phù hợp của nhu cầu và sản phẩm mà tỉnh đáp ứng được. Trong đó nghỉ dưỡng biển có thể được phân ra nhiều mức độ: du khách hoàn toàn nghỉ ngơi, tắm nắng, tắm biển, thưởng thức đặc sản; du khách nghỉ dưỡng biển và tham gia các hoạt động vui chơi giải trí trên biển; du khách nghỉ dưỡng tắm biển nhưng có thể tham gia một số hoạt động khác gần nơi nghỉ dưỡng.
- Thứ hai, phân khúc có mức độ ưu tiên tiếp theo là nhóm khách du lịch Nga đến Phú Yên và kết hợp tham quan một số địa danh khác của Việt Nam.
- Thưa ba, phân khúc tiếp theo gồm khách Nga có nhu cầu tham quan du lịch Phú Yên, Việt Nam kết hợp cùng chuyến tham qua tại các nước khác, dự báo sẽ là xu thế mới của nhu cầu thị trường khách Nga.
Địa bàn thu hút khách Nga:
Tỉnh Phú Yên xác định địa bàn thu hút khách Nga chủ yếu là TP Tuy Hòa, huyện Đông Hòa, Tuy An và thị xã Sông Cầu bởi đây là những địa phương được thiên nhiên ưu đãi nhiều bờ biển đẹp như bãi Tuy Hòa, bãi Xép, bãi Ôm, bãi Long
Thủy, Bãi Môn - Mũi Điện… thích hợp cho du khách Nga nghỉ dưỡng, tắm biển; ngoài ra còn có các sản vật đặc sắc như ốc nhảy, sò huyết, các loại tôm, cá nên rất phù hợp với phân khúc thị trường khách Nga thứ nhất như đã trình bày ở trên.
Đối với một số địa phương như Sông Hinh, Tây Hòa, Phú Hòa, Sơn Hòa, Đồng Xuân có loại hình đồi núi, suối nước khoáng, nghề thủ công (làm bánh tráng, dệt thổ cẩm), trình diễn cồng chiêng, các di tích - danh lam thắng cảnh sẽ phù hợp với phân khúc thị trường khách Nga thứ hai và thứ ba.
3.2. Giải pháp thu hút du khách Nga
3.2.1.Giải pháp về xây dựng, hoàn thiện các văn bản liên quan đến thu hút du khách
Tiếp tục quán triệt, phổ biến các văn bản của tỉnh về phát triển du lịch; có cơ chế đặc thù về thủ tục đầu tư đối với các nhà đầu tư du lịch thật sự có tiềm lực, có quyết tâm đầu tư. Trước hết tập trung cải thiện chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn, xúc tiến đầu tư, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ cung cấp thông tin, đào tạo nguồn nhân lực; từng bước triển khai cấp giấy chứng nhận đầu tư trực tuyến các dự án du lịch nhằm góp phần cải cách thủ tục hành chính gắn với việc nâng cao chỉ số PCI, PAPI, ICT-Index…
Có chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất trưng bày sản phẩm lưu niệm, đặc sản; đầu tư phương tiện vận chuyển khách du lịch; xây dựng cầu tàu du lịch, thuyền vận chuyển khách du lịch; chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển loại hình du lịch sinh thái, khai thác các giá trị di sản văn hóa, văn hóa ẩm thực, làng nghề gắn với phát triển du lịch (trong đó ưu tiên phát triển làng hoa và rau Ngọc Lãng - TP Tuy Hòa, buôn văn hóa Lê Diêm - huyện Sông Hinh; ban hành cơ chế đặc thù để thu hút sản xuất các mặt hàng lưu niệm, thủ công…).
Tăng cường năng lực quản lý môi trường trong các khu, tuyến, điểm du lịch của tỉnh như Bãi Môn - Mũi Điện, gành Đá Đĩa, Nhất Tự Sơn,… Trong đó chú trọng việc tuyên truyền và các chế tài đối với các hành vi xả rác không đúng nơi quy định, xâm hại di tích, thắng cảnh, việc phát triển tự phát của người dân, một số đơn vị tại các điểm du lịch khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép, nhất là
các hành vi ăn xin, chèo kéo, bán san hô… làm “méo mó” hình ảnh của du lịch địa phương. Đặc biệt, tại các điểm du lịch cần chú ý đến vấn đề sức chứa môi trường (áp dụng công thức của A.M.Cifuentes và H.Cebaloos-Lascurain); từ đó phát huy được tối đa những lợi ích kinh tế xã hội do hoạt động du lịch mang lại, đồng thời tránh và giảm thiểu các tác động tiêu cực.
Phát triển sinh kế cho người dân góp phần bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Chú trọng phát triển dịch vụ du lịch tại địa phương, hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch dựa vào cộng đồng, để người dân thật sự hưởng lợi từ du lịch.
Các cơ quan chức năng tăng cường hoạt động của lực lượng cứu hộ tại các bờ biển, nhằm đảm báo an toàn cho khách khi tắm biển. Các doanh nghiệp chấp hành nghiêm túc các quy định về niêm yết và bán theo giá niêm yết dịch vụ du lịch; không bán phá giá, cạnh tranh giá không lành mạnh và cung cấp những dịch vụ kém chất lượng với giá cả thấp… Đồng thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động du lịch.
Ngoài ra, việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm chỗ bán hàng cũng ảnh hưởng đến tâm lý du khách khi muốn đi dạo và ngắm cảnh đường phố. Việc phóng nhanh, vượt ẩu gây cản trở giao thông và nguy hiểm cho người tham gia giao thông, trong đó có khách du lịch cũng là vấn đề cần được quan tâm.
3.2.2. Giải pháp về quy hoạch chi tiết, quy hoạch chuyên đề làm cơ sở gọi vốn đầu tư phát triển du lịch
Ngoài các thị trường trong nước, thị trường quốc tế như các nước Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Thị trường Bắc Mỹ (Mỹ, Canada), thị trường Tây Âu..., các thị trường tiềm năng như các nước trong khối ASEAN..., tỉnh Phú Yên xác định thị trường Nga và các nước thuộc Liên bang Nga là thị trường tiềm năng trong tương lai, cần được chú trọng hơn nữa.
Do vậy, việc quy hoạch đóng vai trò quan trọng, vừa để làm cơ sở gọi vốn đầu tư phát triển du lịch vừa để xây dựng một số loại hình du lịch, sản phẩm du lịch phù hợp với từng thị trường khách; trong đó tập trung một số nội dung sau: