Chính sách phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam - 13



nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế; trong khi có phần xem nhẹ vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tạo sự phân biệt đối xử chưa bình đẳng trong việc thụ hưởng. Hầu hết các địa phương hiện mới thấy được cái lợi trước mắt của việc thu hút các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nước ngoài, trong khi chưa nhìn thấy hết được tầm quan trọng lâu dài của việc hấp dẫn các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng như doanh nghiệp làng nghề để tạo ra công ăn việc làm cho người dân nông thôn nhằm tạo ra lợi ích kinh tế cũng như đảm bảo an sinh, ổn định trật tự xã hội. Ngoài ra, cần có cơ chế thu hút các ngành công nghiệp sau thu hoạch, công nghiệp chế biến nông sản chất lượng cao; sản xuất hàng thu công mỹ nghệ, may mặc, những ngành công nghiệp thu hút được nhiều lao động. Quan tâm định hướng phát triển công nghiệp nông thôn. Khôi phục các làng nghề truyền thống, trên cơ sở đó từng bước phát triển công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn theo hướng công nghệ tiên tiến; hình thành nhiều CCN gắn với các thị trấn, thị tứ có quy mô lớn, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp công nghiệp lớn.

Tỉnh Hà Nam cần có chính sách ưu đãi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ: Giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, xử lý môi trường cho từng CCN. Trong trường hợp vừa giao đất đầu tư, vừa xây dựng hạ tầng thì cần có lộ trình, tiến độ hoàn thành cụ thể từng hạng mục theo dạng cuốn chiếu một cách hợp lý.

Tổ chức tốt các dịch vụ về tài chính, hải quan, bưu chính viễn thông, dịch vụ vận tải tại các CCN để hỗ trợ cho các doanh nghiệp công nghiệp đầu tư vào đây có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi quy hoạch chi tiết các CCN thì cần quy hoạch khu nhà ở, nhà trẻ, vui chơi giải trí phục vụ cho công nhân lao động.



3.2.3. Tăng cường năng lực bộ máy và các nguồn lực cần thiết để quản lý, phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Thứ nhất, nâng cao năng lực bộ máy quản lý CCN

Nguồn nhân lực được đào tạo là nhân tố quyết định tới sự thành công của hoạt động QLNN. Hiện nay, nguồn nhân lực làm công tác QLNN ở nước ta còn rất nhiều hạn chế về cả kiến thức và kỹ năng, thiếu và yếu ở cả số lượng lẫn chất lượng. Điều này được giải thích do QLNN là một lĩnh vực mang tính vĩ mô, chịu sự tác động bởi nhiều đối tượng khác nhau, do đó hầu hết đội ngũ làm công tác xúc tiến còn gặp nhiều hạn chế, khó khăn trong việc vận dụng linh hoạt các công cụ QLNN vào trong thực tiễn hoạt động. Công tác QLNN đòi hỏi đội ngũ cán bộ không chỉ có chuyên môn mà còn phải có tầm nhìn, kinh nghiệm cá nhân để có thể nhìn nhận, đánh giá vấn đề và quy hoạch phát triển một cách hiệu quả. Từ đó cho thấy việc làm cấp bách hiện nay là phải nâng cao năng lực, trình độ, kỹ năng QLNN. Đặc biệt cần thiết nữa là khả năng sử dụng các phần mềm quản lý để thực hiện thành công các hoạt động QLNN theo định hướng chính phủ điện tử.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Tỉnh Hà Nam cần tích cực tổ chức các khoá đào tạo hoặc tham gia các buổi hội thảo, các khoá tập huấn, các buổi tham quan thực tế trong và ngoài tỉnh trong công tác quản lý CCN, để các tổ chức, cá nhân học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Tăng cường hỗ trợ kiến thức, tư vấn cho các cán bộ làm công tác QLNN đối với CCN bằng cách cử cán bộ đi học hỏi ở các tỉnh thành công trong lĩnh vực này như thành phố Hải Phòng, tỉnh Bắc Ninh,… trong ngắn hạn hoặc dài hạn. Mặt khác, cần có chính sách đãi ngộ hợp lý để khuyến khích người làm công tác xây dựng chính sách, QLNN đạt hiệu quả cao trong công việc. Bên cạnh việc tìm kiếm và tuyển dụng những nhân lực có trình độ chuyên môn thì việc tiếp tục đào tạo cho những cán bộ đang công tác cũng là rất cần thiết. Xây dựng lộ trình chuyển các CCN hiện có cho doanh nghiệp quản lý để làm dịch vụ công cộng tiện ích phục vụ doanh nghiệp.

Thứ hai, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cung ứng cho các CCN

Chính sách phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam - 13

Nguồn lao động của tỉnh cả về số lượng và chất lượng hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghiệp nói chung, các CCN nói riêng, trình độ đại học



và trên đại học chiếm tỷ trọng thấp so với cả nước,…Những năm gần đây, ngoài việc thiếu đội ngũ lao động có tay nghề, có kỹ thuật, đã xuất hiện tình trạng thiếu cục bộ lao động phổ thông ở một số ngành thu hút nhiều lao động như may mặc, giày dép, chế biến thực phẩm. Để đáp ứng nhu cầu lao động cho các CCN trong thời gian tới đồng thời giảm nhẹ gánh nặng về vấn đề xã hội, giáo dục,…do tăng dân số cơ học, cần thực hiện một số giải pháp sau:

Có chính sách tác động mạnh nâng cao trình độ dân trí và năng suất lao động trong nông nghiệp để chuyển dịch lao động nông nghiệp sang đáp ứng nhu cầu lao động công nghiệp thông qua các chương trình khuyến nông, khuyến công,… Thực tế ở nhiều nước trên thế giới cho thấy, tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với giáo dục, văn hoá.

Nhu cầu lao động cho phát triển CCN đòi hỏi ở cả hai mặt chất lượng và số lượng, do đó cần có kế hoạch và chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân có kỹ năng chuyên nghiệp. Tập trung xây dựng những chính sách phù hợp nhằm nhân lực tỉnh Hà Nam có hiệu quả trong giai đoạn 2021 - 2025 đảm bảo thực hiện tốt những mục tiêu đã đề ra.

Hỗ trợ kinh phí đào tạo nâng cao trình độ và tay nghề cho cán bộ quản lý, kỹ sư, công nhân kỹ thuật cho các doanh nghiệp, các hoạt động tham quan, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm ở trong nước và nước ngoài.

Thường xuyên giáo dục tác phong công nghiệp cho đội ngũ công nhân và đồng thời có biện pháp bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động thông qua tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, nhất là đối với công nhân khu vực ngoài quốc doanh và đầu tư nước ngoài.

3.3. Một số kiến nghị

Trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, căn cứ vào thực trạng và để các giải pháp trên đi vào thực tế, phát huy hiệu quả trong việc hoàn thiện chính sách, công tác QLNN đối với CCN từ thực tiễn tỉnh Hà Nam, tác giả kiến nghị các cơ quan quản lý các cấp có liên quan và doanh nghiệp trong cụm công nghiệp một số nội dung cơ bản như sau:



- Các Bộ, ngành có liên quan:

+ Rà soát, sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý CCN, phát triển CCN. Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai lập quy hoạch các tỉnh theo luật quy hoạch, trong đó có quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp. Sửa đổi quy định của pháp luật theo hướng giao cho Sở Công Thương các tỉnh, thành phố - cơ quan quản lý các CCN ở địa phương là đầu mối chủ trì, tiếp nhận, thẩm định dự án trình chấp thuận chủ trương đầu tư vào CCN.

+ Rà soát, sửa đổi bổ sung cơ chế chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp sản xuất trong CCN về thuế thu nhập, tiền thuê đất, được vay vốn tín dụng ưu đãi nhằm thu hút đầu tư, sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, chế biến, chế tạo, cơ chế ưu đãi doanh nghiệp xây dựng hạ tầng CCN. Phân cấp cho địa phương cấp giấy xác nhận xuất sứ hàng hóa, miễn giấy phép xây dựng khi đã có quy hoạch chi tiết, lập, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường song song với quá trình chuẩn bị, thực hiện dự án đầu tư tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong CCN.

+ Ban hành các chính sách có tính ràng buộc về kết nối doanh nghiệp nước ngoài với doanh nghiệp tại các CCN về chuyển giao công nghệ, sản xuất theo chuỗi giá trị, cung cấp thông tin hỗ trợ doanh nghiệp trong các CCN về sở hữu trí tuệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, thông tin thị trường trong và ngoài nước, các hiệp định thương mại tự do,….

- Các Sở, ngành có liên quan:

+ Hướng dẫn các huyện, thành phố rà soát điều chỉnh quy hoạch CCN theo hướng mở rộng CCN hiệu quả, có nhu cầu mặt bằng sản xuất, thu hẹp CCN không hiệu quả, xen kẹp gần khu dân cư, bổ sung tăng diện tích CCN có diện tích nhỏ hơn quy định.

+ Theo thẩm quyền, ban hành cơ chế chính sách ưu đã xây dựng hạ tầng CCN, tiếp nhận quản lý CCN, ưu đãi doanh nghiệp vừa và nhỏ vào sản xuất kinh doanh trong CCN. Xây dựng một mô hình thống nhất quản lý CCN trên địa bàn tỉnh.

+ Đôn đốc UBND các huyện thành phố tăng cường thực hiện công tác quản lý nhà nước, lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng các CCN theo Quyết định



26/2018/QĐ-UBND (đối với CCN chưa có chủ đầu tư xây dựng hạ tầng), hoàn thiện các hồ sơ pháp lý liên quan đến CCN như: Hồ sơ về bảo vệ môi trường, hồ sơ về quy hoạch chi tiết CCN...

+ Tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn, hoàn thiện quy hoạch chi tiết sau khi điều chỉnh quy hoạch đối với các CCN. Hướng dẫn Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng CCN lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đối với các CCN, để thu hút doanh nghiệp thứ cấp đầu tư sản xuất, kinh doanh.

+ Khẩn trương xây dựng lộ trình đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung đối với các cụm công nghiệp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đôn đốc, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ về bảo vệ môi trường đối với CCN và các dự án đầu tư vào CCN, định kỳ quan trắc môi trường theo quy định.

+ Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực quản lý, lao động trong các CCN về kiến thức quản trị, kỹ năng, tác phong công nghiệp.

+ Thường xuyên rà soát, báo cáo tỉnh tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường, đất đai, hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án đầu tư trong CCN theo quy định.

- UBND các huyện, thị xã, thành phố:

+ Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ đánh giá tác động môi trường của các CCN, tổ chức lập quy hoạch chi tiết đối với các CCN thành lập mới, mở rộng.

+ Tích cực nắm bắt tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh trong CCN nhằm đôn đốc, hướng dẫn, phát hiện kịp thời những vi phạm trong đầu tư xây dựng, sử dụng đất và môi trường để xử lý và đề xuất xử lý theo quy định pháp luật.

+ Đôn đốc, hướng dẫn các hộ kinh doanh chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp để hoạt động hiệu quả hơn.

+ Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn trực thuộc thực hiện nghiêm các nhiệm vụ được giao trong Quyết định số 26/2018/QĐ-UBND của UBND tỉnh về phối hợp quản lý nhà nước các CCN.



+ Rà soát, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch xây dựng, tổng mặt bằng đối với các dự án trong CCN; đôn đốc các phòng ban chuyên môn tập trung quyết toán vốn đầu tư xây dựng hạ tầng các CCN trên địa bàn.

+ Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thực hiện Kết luận thanh tra, đề xuất UBND tỉnh, các Sở, ngành của tỉnh xử lý đối với đơn vị không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm Kết luận thanh tra, kiểm tra.

+ Phối hợp tích cực với các Sở, ngành của tỉnh triển khai các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động và phát triển CCN.

- Doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh trong CCN:

Tiếp tục nâng cao ý thức trách nhiệm, thực hiện các thủ tục và hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật; thường xuyên, trao đổi, đề xuất ý kiến với các cơ quan chức năng nhằm được tháo gỡ khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm kiếm lao động, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, tiếp cận các nguồn vốn đầu tư đổi mới công nghệ nâng cao năng suất, sức cạnh tranh của sản phẩm.



KẾT LUẬN


Chính sách đối với CCN ở tỉnh Hà Nam là nhân tố quan trọng để phát triển CCN, góp phần vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như sự phát triển chung về kinh tế, xã hội của tỉnh. Vì vậy, tỉnh Hà Nam luôn coi đây là một giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy nhanh hơn nữa sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là vùng nông thôn. Thực tế đã chứng minh, tỉnh đã có những bước đi cụ thể tích cực trong việc hoàn thiện chính sách đối với cụm công nghiệp đảm bảo hiệu quả phát triển cụm công nghiệp theo hướng bền vững, cần tiến hành một cách đồng bộ các nhóm giải pháp trên nhiều phương diện, đó là: Hoàn thiện hệ thống pháp luật, quy hoạch các cụm công nghiệp; Xây dựng các chính sách thu hút vốn đầu tư, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và chính sách hỗ trợ hoạt động của CCN; Nâng cao chất lượng phát triển nguồn nhân lực trong công tác quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ, với những kiến thức tích luỹ được trong quá trình học, quá trình nghiên cứu các văn bản liên quan, thị sát tình hình thực tế tại một số CCN, doanh nghiệp tiêu biểu trong ngành hàng và những hiểu biết nhất định về chính sách phát triển đối với cụm công nghiệp trêm địa bàn tỉnh Hà Nam, cao học viên đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển cụm công nghiệp của tỉnh Hà Nam.

Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian cũng như kiến thức và kinh nghiệm, nên luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, cao học viên rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy, cô và các nhà quản lý để luận văn được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, cao học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn khoa học PGS.TS Hà Văn Sự, các thầy, cô giáo trong hội đồng chấm luận văn, Khoa Sau đại học trường Đại học Thương mại, các cán bộ của Sở, ngành có liên quan của tỉnh Hà Nam đã tận tình giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này./.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đinh Văn An (2019), Quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam, Luận văn thạc sỹ

2. Trương Chí Bình (2009), Cụm liên kết công nghiệp, Đề tài cấp Bộ

3. Bộ Công Thương (2009), Thông tư số 39/2009/TT-BCT ban hành ngày 28/12/2009 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg

4. Bộ Công Thương (2015), Công văn số 6096/BCT-CNĐP ngày 22 tháng 6 năm 2015 về việc thông báo danh mục quy hoạch các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam sau rà soát theo Chỉ thị số 07/CT-TTg

5. Bộ Công Thương (2017), Thông tư số 15/2017/TT-BCT quy định, hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP

6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), Thông tư liên tịch số 31/2012/TTLT- BCT-BKHĐT ban hành ngày 10 tháng 10 năm 2012 hướng dẫn xử lý cụm công nghiệp hình thành trước khi quy chế quản lý cụm công nghiệp ban hành kèm theo quyết định số 105/2009/QĐ-TTg

7. Chính phủ (2009), Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ban hành ngày 19/8/2009 về Ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp

8. Chính phủ (2017), Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ban hành ngày 15 tháng 7 năm 2017 về quản lý phát triển cụm cộng nghiệp

9. Nguyễn Ngọc Dũng (2010), Phát triển các khu công nghiệp đồng bộ trên địa bàn Hà Nội, Luận án tiến sĩ kinh tế, trường đại học Kinh tế Quốc dân

10. Đỗ Thị Đông (2010), Tổ chức lại cụm công nghiệp dệt may nhằm tăng khả năng xuất của ngành may xuất khẩu Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 154 (4/2010)

11. Lê Thế Giới (2009), Tiếp cận lý thuyết cụm công nghiệp và hệ sinh thái kinh doanh trong nghiên cứu chính sách thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Công nghệ

12. Lê Thị Thu Hương (2015), Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống cơ chế,

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 11/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí