Mô hình ma trận Ansoff | 12 | |
5 | Mô hình chi kỳ sản phẩm | 13 |
6 | Cơ cấu tổ chức của công ty ANGIMEX | 20 |
7 | Qui trình thu mua | 36 |
8 | Qui trình chế biến gạo | 50 |
9 | Ma trận SWOT | 61 |
HÌNH | Gạo Phong Lan Vàng của Tigifood | 39 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạch định chiến lược Marketing gạo công ty ANGIMEX giai đoạn 2004 - 2010 - 1
- Phương Pháp Thống Kê Bằng Bảng, Biểu: Thống Kê Tìm Ra Xu Hướng Hay Đặc Điểm Chung Của Các Yếu Tố Phân Tích.
- Sản Phẩm: Hoạch Định Các Yếu Tố Liên Quan Đến Chất Lượng Sản Phẩm, Nhãn Hiệu Sản Phẩm Và Bao Bì Sản Phẩm.
- Ban Giám Đốc (3 Người): Là Người Đại Diện Pháp Nhân Của Công Ty, Có Quyền Điều Hành Cao Nhất Của Công Ty.
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cán bộ- công nhân viên | |
XN | Xí nghiệp |
NM | Nhà máy |
SXKD | Sản xuất kinh doanh |
HTCL | Hệ thống chất lượng |
UBND | Uỷ ban nhân dân |
BHXH | Bảo hiểm xã hội |
Tr USD | Triệu USD |
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
PHẦN KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tấn Bình- Phân tích hoạt động doanh nghiệp- Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh- 2000.
2. Phạm Tuấn Cường- Kế hoạch kinh doanh- Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia tp. Hồ Chí Minh-2001.
3. Fred R.David- Khái luận về quản trị chiến lược- Nhà xuất bản thống kê- 2000.
4. TS.Bùi Lê Hà, TS. Nguyễn Đông Phong, TS. Ngô Thị Ngọc Huyền, ThS. Quách Thị Bửu Châu, ThS. Nguyễn Thị Dược, Ths. Nguyễn Thị Hồng Thu- Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế- Nhà xuất bản thống kê- 2001.
5. Nguyễn Thành Hội, TS. Phan Thăng- Quản trị học- Nhà xuất bản thống kê- 1999.
6. Niên giám thống kê- Cục thống kê tỉnh An Giang.
7. Lê Đắc Sơn- Phân tích chiến lược kinh doanh- Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội- 2001.
8. TS. Nguyễn Văn Sơn- Các giải pháp chiến lược nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo Việt Nam- Nhà xuất bản thống kê- 2000
9. Garry D.Smith, Danny R.Arnold, Bobby G.Bizell- Chiến lược và sách lược kinh doanh- Nhà xuất bản thống kê-1997.
10. www.oryza.com.
11. www.riceonline.com
12. Các tạp chí tài chính, Nghiên cứu kinh tế, tạp chí Thương mại, thời báo kinh tế Sài Gòn.
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Bước sang thế kỷ 21, Việt Nam vẫn còn là một nước nông nghiệp với cơ cấu tổng sản phẩm nông nghiệp (năm 2003) là 39% trong tổng sản phẩm trong nước. Trong đó, một trong những mặt hàng nông nghiệp chủ lực của Việt Nam là gạo (đứng thứ 2 thế giới sau Thái Lan). Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu gạo luôn luôn tăng, năm 2001: 663,5; 2002: 725,5; 2003: 790 triệu USD1. Tuy nhiên, gạo của Việt Nam đang bị đánh bại trên sân nhà bởi các loại gạo của
các nước trong khu vực, điển hình là gạo Thái Lan. Bên cạnh đó, mặc dù đã ký kết các Hiệp định thương mại nhưng Việt Nam vẫn chưa có tư thế đầy đủ xâm nhập vào thị trường nước ngoài. Mà nguyên nhân chủ yếu là do trình độ marketing yếu kém và kỹ thuật chế biến lạc hậu nên chỉ sản xuất sản phẩm thô, có giá trị thấp, khách hàng thế giới không ưa chuộng.
Hai vấn đề trên hầu như công ty kinh doanh gạo nào cũng gánh phải, kể cả ANGIMEX- công ty xuất khẩu gạo hàng đầu của tỉnh An Giang (chiếm thị phần 60%).Do đó, vấn đề đặt ra hiện nay là nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông sản, điển hình là gạo, trong quá trình hội nhập. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Hoạch định chiến lược Marketing gạo công ty ANGIMEX giai đoạn 2004- 2010”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Trong bối cảnh hiện nay mọi công ty đều cần chiến lược Marketing nhằm giúp nhận biết những cơ hội và nắm bắt các mặt thuận lợi của cơ hội đó để vạch ra chiến lược trên 4 lĩnh vực :sản phẩm, giá, phân phối và chiêu thị theo khả năng của công ty. Do đó, mục tiêu chính của bài này là hoạch định chiến lược Marketing một cách khả thi và phù hợp với công ty ANGIMEX, cụ thể là:
2.1.Đánh giá môi trường bên trong của công ty ANGIMEX.
2.2.Nghiên cứu các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến chiến lược của công ty.
1Nguồn: Bộ thương mại