Sơ Đồ Các Hình Thức Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu


Tài trợ xuất nhập khẩu


Tài trợ nhập khẩu

1. Mở L/C toán hàng khẩu.

2. Cho vay

thanh

nhập

thanh

toán bộ chứng từ

hàng nhập.

3. Bảo lãnh và tái bảo lãnh.

- Bảo lãnh phát hành L/C trả chậm.

- Phát hành thư bảo

lãnh

- Ký bảo lãnh trên hối phiếu.

- Ký bảo lãnh lệnh

phiếu.

Tài trợ xuất khẩu

Hình thức tài trợ khác

1. Tài trợ vốn lưu động để thu mua, chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu.

2. Tài trợ vốn trong thanh toán hàng xuất khẩu.

- Chiết khấu

chứng từ hàng xuất

+ Chiết khấu truy đòi

+ Chiết khấu

miễn truy đòi

- Ứng trước tiền thanh toán hàng xuất.

1. Tư vấn hợp đồng ngoại thương.

2. Tư vấn thị trường xuất nhập khẩu.

3. Tư vấn thuế

quan.

4. Tư vấn về hợp đồng vận chuyển.

Hình 4: Sơ đồ các hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu

tại NH thương mại Việt Nam


a. Tài trợ xuất khẩu

Tài trợ xuất khẩu là các khoản ngân hàng cho người xuất khẩu vay với mục đích bổ sung vốn lưu động cho DN để họ có khả năng thực hiện hợp đồng ngoại thương đã ký và giúp DN liên tục sản xuất kinh doanh, không bị hụt vốn trong thời gian chờ tiền thanh toán hàng hóa của đối tác nước ngoài.

* Tài trợ vốn lưu động để thu mua chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu theo đúng L/C quy định, hợp đồng ngoại thương, đơn đặt hàng: Hình thức này được tiến hành trước khi giao hàng, áp dụng trong trường hợp NH tài trợ vừa là NH thanh toán cho L/C xuất. Ngân hàng thường chỉ tài trợ khoảng 70% giá trị lô hàng xuất khẩu.

* Tài trợ vốn trong thanh toán hàng xuất khẩu:

Từ lúc giao hàng, nộp bộ chứng từ vào ngân hàng thông báo L/C cho đến khi được ghi có trên tài khoản phải trải qua một thời gian nhất định để xử lý và luân chuyển chứng từ. Nhà xuất khẩu cần tiền có thể chiết khấu hoặc ứng trước tiền tại ngân hàng đã được chỉ định trong L/C hoặc ở bất kỳ ngân hàng nào.

- Chiết khấu chứng từ hàng xuất khẩu:

+ Chiết khấu truy đòi: ngân hàng sau khi thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu có

quyền truy đòi nếu bộ chứng từ không được thanh toán.

+ Chiết khấu miễn truy đòi: ngân hàng sau khi thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu

không có quyền truy đòi tiền nếu bộ chứng từ không được thanh toán.

- Ứng trước tiền thanh toán hàng xuất khẩu:

Trường hợp bộ chứng từ không hội đủ điều kiện chiết khấu vì có những sai sót ngân hàng không đồng ý chiết khấu thì nhà xuất khẩu có thể yêu cầu ngân hàng ứng trước tiền hàng, thông thường tỷ lệ khoảng 50% - 60% giá trị hàng xuất.

b. Tài trợ nhập khẩu

Tài trợ nhập khẩu là hình thức ngân hàng cho vay bằng ngoại tệ để nhập nguyên vật liệu, hàng hóa, máy móc thiết bị, công nghệ….

* Hình thức mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu:

- Điều kiện để DN mở L/C tại ngân hàng:

+ Phải có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, các đơn vị nhập ủy thác phải có

hợp đồng ủy thác nhập khẩu.


+ Đối với những mặt hàng nằm trong danh mục quản lý hàng nhập khẩu của nhà nước phải xuất trình giấy phép nhập khẩu do Bộ Thương mại cấp.

+ DN phải có tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính ổn định và có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng.

+ Lô hàng nhập phải có giá trị hợp lý, phải chứng minh việc nhập lô hàng là phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh và đảm bảo khả năng thanh toán.

+ DN phải có tài sản thế chấp đảm bảo cho giá trị L/C, hoặc được bảo lãnh thanh toán bởi một tổ chức đáng tin cậy.

- Mức ký quỹ L/C: Ký quỹ L/C là hình thức bắt buộc tại ngân hàng thương mại

nhằm đảm bảo KH nhận hàng và thanh toán L/C.

Mức ký quỹ cao hay thấp phụ thuộc vào các yếu tố sau:

+ Khả năng thanh toán của khách hàng: khả năng thanh toán càng cao mức ký

quỹ càng thấp và ngược lại.

+ Đối tượng KH: KH có uy tín với ngân hàng mức ký quỹ thấp và ngược lại.

+ Loại L/C: L/C trả chậm thì mức ký quỹ thường thấp hơn L/C trả ngay.

+ Loại hàng hóa nhập, khả năng tiêu thụ và tình hình biến động giá cả trên thị trường.

* Hình thức cho vay thanh toán bộ chứng từ hàng nhập: Nhà nhập khẩu phải nộp tiền cho ngân hàng để thanh toán cho nhà xuất khẩu thì mới nhận được chứng từ để nhận hàng, bán hàng và thu hồi vốn. đó là khoảng thời gian khá dài, từ đó nảy sinh nhu cầu vay ngân hàng để thanh toán hàng nhập khẩu.

* Nghiệp vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh: Hiện nay có rất nhiều hình thức bảo lãnh: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh tham gia đấu thầu, bảo lãnh thực hiên hợp đồng…Trong đó bảo lãnh vay vốn là hình thức chủ yếu tại các ngân hàng. Còn nghiệp vụ tái bảo lãnh có hình thức duy nhất là phát hành thư bảo lãnh.

- Bảo lãnh vay vốn bằng cách phát hành thư bảo lãnh: Nhà xuất khẩu nước ngoài trước khi giao hàng cho nhà nhập khẩu Việt Nam yêu cầu phải có ngân hàng đứng ra bảo lãnh. Ngân hàng bảo lãnh sẽ phát hành thư bảo lãnh cam kết thanh toán cho nước ngoài, nếu nhà nhập khẩu Việt Nam không thanh toán tiền hàng khi đến hạn.

- Bảo lãnh bằng cách phát hành L/C trả chậm: đây là hình thức vay vốn, tranh thủ

vốn nước ngoài bằng cách mua chịu hàng hóa [7, trang 27].


2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu


Vùng nghiên cứu Chi nhánh ACB Cần Thơ và địa bàn thành phố (TP) Cần Thơ. Đây là địa bàn mà Ngân hàng ACB Cần Thơ hoạt động cũng như có đông đảo KH tiềm năng và KH mục tiêu của Ngân hàng sinh sống. Kết quả của đề tài sẽ phản ánh được đúng thực trạng và có giải pháp phù hợp với thị trường.

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu


2.2.2.1 Số liệu thứ cấp

- Được cung cấp bởi Ngân hàng ACB Cần Thơ.

- Các số liệu khác được thu thập và tham khảo từ sách, báo, tạp chí, internet, các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành....

2.2.2.2 Số liệu sơ cấp

- Tiếp xúc trực tiếp và trao đổi với cán bộ tín dụng ở địa bàn.

- Ngoài ra số liệu còn được thu thập qua 30 mẫu câu hỏi điều tra, đối tượng thu thập là các KH của Ngân hàng ACB Cần Thơ và các DN có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu


- Sau khi được thu thập, số liệu sơ cấp sẽ được xử lý trên phần mềm Excel. Kết quả được phân tích dựa trên phương pháp pháp so sánh, mô tả bằng đồ thị, thống kê mô tả…

- Ngoài ra số liệu còn được phân tích dựa trên phương pháp phân tích ma trận IFE, ma trận EFE, ma trận SWOT và ma trận QSPM.


* Giới thiệu các công cụ để nghiên cứu và xác định chiến lược marketing


- Ma trận đánh giá nội bộ ( IFE )

Phân tích các yếu tố nội bộ trong doanh nghiệp bao gồm: quản trị, nhân sự, marketing, tài chính - kế toán, sản xuất – tác nghiệp - quản trị chất lượng, nghiên cứu và phát triển, hệ thống thông tin. Để nhận diện điểm mạnh điểm yếu, từ đó căn cứ xây dựng các lợi thế cạnh tranh trong tương lai. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) tóm tắt và đánh giá những mặt mạnh và mặt yếu quan trọng của các


bộ phận kinh doanh chức năng. Nó cũng cung cấp cơ sở để xác định và đánh giá mối quan hệ của các bộ phận này. Ma trận này có thể phát triển theo 5 bước:

(1) Liệt kê các yếu tố thành công then chốt như đã xác định trong quá trình phân tích nội bộ. Danh mục này bao gồm cả điểm mạnh và điểm yếu.

(2) Ấn định tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho mỗi yếu tố. Sự phân loại này cho thấy tầm quan trọng tương đối của các yếu tố đối với sự thành công của công ty trong ngành. Tổng mức độ quan trọng phải bằng 1,0.

(3) Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố. Trong đó: 1 đại diện cho điểm yếu lớn nhất, 2 là điểm yếu nhỏ nhất, 3 là điểm mạnh nhỏ nhất, 4 là điểm mạnh lớn nhất.

(4) Nhân mức độ quan trọng của mỗi yếu tố với phân loại của nó để xác định số điểm quan trọng cho mỗi biến số.

(5) Cộng tất cả số điểm quan trọng cho mỗi biến số để xác định số điểm quan trọng tổng cộng của tổ chức.

Bất kể ma trận IFE có bao nhiêu yếu tố, tổng số điểm quan trọng cao nhất mà một tổ chức có thể có là 4,0 và thấp nhất là 1,0 và trung bình là 2,5. Tổng số điểm lớn hơn 2,5 cho thấy công ty mạnh về nội bộ và nhỏ hơn 2,5 cho thấy công ty yếu [4, trang 35].

- Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) cho phép các nhà chiến lược tóm tắt và đánh giá các yếu tố bên ngoài như: thông tin kinh tế, văn hóa, xã hội, nhân khẩu, địa lý, chính trị, luật pháp, công nghệ ... Có năm bước trong việc phát triển một ma trận EFE

(1) Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đối với sự thành công (bao gồm cả những cơ hội và mối đe dọa ảnh hưởng đến công ty và ngành kinh doanh của công ty này).

(2) Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho mỗi yếu tố. Sự phân loại này cho thấy tầm quan trọng tương ứng của yếu tố đó đối với sự thành công trong ngành kinh doanh của công ty.


(3) Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố quyết định sự thành công để cho thấy cách thức mà các chiến lược hiện tại của công ty phản ứng với yếu tố này, trong đó 4 là phản ứng tốt, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình và 1 là phản ứng yếu. Các yếu tố này dựa trên hiệu quả chiến lược của công ty.

(4) Nhân tầm quan trọng của mỗi biến số với phân loại của nó để xác định số điểm về tầm quan trọng.

(5) Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng của mỗi biến số để xác định tổng số điểm quan trọng cho tổ chức.

Bất kể số lượng cơ hội và đe dọa trong ma trận, tổng số điểm quan trọng cao nhất mà một tổ chức có thể có là 4,0 và thấp nhất là 1,0 và trung bình là 2,5. Tổng số điểm quan trọng là 4,0 cho thấy chiến lược công ty tận dụng tốt cơ hội bên ngoài và tối thiểu hóa đe dọa bên ngoài lên công ty [4, trang 35].

- Ma trận SWOT

Phân tích SWOT là đưa các cơ hội và nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu ảnh hưởng đến vị thế hiện tại và tương lai của của dịch vụ trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau, sau đó phân tích xác định vị thế chiến lược của dịch vụ.


S Strengths W Weaknesses O Opportunities SO WO T Threats ST WT Hình 5 Mô hình SWOT Các 1


S (Strengths)


W (Weaknesses)

O (Opportunities)

SO

WO

T (Threats)

ST

WT

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Hoạch định chiến lược Marketing cho dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ACB Cần Thơ - 4

Hình 5: Mô hình SWOT


Các bước lập ma trận SWOT:

- Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài của công ty về dịch vụ

- Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài công ty về dịch vụ

- Liệt kê điểm mạnh chủ yếu của công ty về dich vụ

- Liệt kê các điểm yếu bên trong của công ty về dịch vụ Trong đó:

- Chiến lược SO: Sử dụng những điểm mạnh bên trong để tận dụng những cơ

hội bên ngoài. Tất cả các nhà quản trị đều mong muốn tổ chức của họ ở vào vị trí mà


những điểm mạnh bên trong có thể được sử dụng để lợi dụng những xu hướng và biến cố của môi trường bên ngoài. Thông thường thì tổ chức sẽ theo đuổi chiến lược WO, ST, hay WT để tổ chức có thể ở vào vị trí mà họ có thể áp dụng các chiến lược SO.

- Chiến lược WO: nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận

dụng những cơ hội bên ngoài.

- Chiến lược ST: sử dụng các điểm mạnh của công ty để tránh khỏi hay giảm đi những ảnh hưởng đe dọa của bên ngoài.

- Chiến lược WT: là chiến thuật phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu

bên trong và tránh những mối đe doạ của môi trường bên ngoài [1, trang 19].


- Ma trận hoạch định chiến lược định lượng (QSPM)

Đánh giá các chiến lược theo ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng

(QSPM). Ma trận được thực hiện qua 6 bước:

* Bước 1:Liệt kê các yếu tố theo phân tích SWOT.

* Bước 2: Xếp hạng (R) các yếu tố từ 1 đến 4

Xếp hạng Yếu tố bên ngoài Yếu tố bên trong


1

Phản ứng của NH yếu

Yếu

2

Phản ứng trung bình

Trung bình

3

Phản ứng trên trung bình

Mạnh

4

Phản ứng rất tốt

Rất mạnh



19].

* Bước 3: Tập hợp các chiến lược cụ thể thành từng nhóm riêng biệt.

* Bước 4: Xác định điểm hấp dẫn (AS). Có 4 mức ảnh hưởng:

- 1: Không hấp dẫn

- 2: Ít hấp dẫn

- 3: Khá hấp dẫn

- 4: Rất hấp dẫn

* Bước 5: Tính tổng số điểm hấp dẫn (TAS)

TAS = R * AS

* Bước 6: Tổng cộng điểm và chọn những chiến lược có điểm cao nhất [1, trang



CHƯƠNG 3

KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ

VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI THÀNH PHỐ CẦN THƠ


3.1. Khái quát về ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu


Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP)Á Châu hiện nay là một trong những Ngân hàng hàng đầu trong hệ thống các Ngân hàng TM Cổ Phần tại Việt Nam. Trong hơn 14 năm hoạt động, ACB luôn khẳng định vị trí dẫn đầu về huy động vốn, tài sản có cũng như lợi nhuận trước thuế đồng thời nhận được sự đánh giá cao của giới tài chinh Ngân hàng trong và ngoài nước, thể hiện:

+ ACB có quy mô tổng tài sản, vốn huy động, dư nợ cho vay và lợi nhuận lớn nhất trong các NH TM CP Việt Nam, đứng thứ 5 trong ngành (sau 4 NH TM Nhà Nước).

+ Tốc độ tăng trưởng của NH Á Châu bình quân cao gấp 2 – 2.5 lần tốc độ tăng trưởng chung của Ngành Ngân hàng Việt Nam.

+ ACB có hơn 200 sản phẩm, dịch vụ được KH đánh giá là Ngân hàng cung cấp sản phẩm, dich vụ ngân hàng phong phú nhất, dựa trên nền công nghệ thông tin hiện đại. Các quy trình nghiệp chính được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn ISO bảo đảm vừa tăng trưởng nhanh vừa thực hiện quản lý rủi ro hiệu quả.

+ Từ 20/11/2006 NH Á Châu là Ngân hàng thứ hai của Việt Nam tham gia thị trường chứng khoán với số lượng hơn 110 triệu cổ phiếu giao dịch.

+ Hiện nay ACB có mạng lưới gồm 73 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, coup quan hệ đại lý với 506 ngân hàng trên thế giới.

+ Khi mới thành lập, ACB có 27 nhân viên. Đến nay nhân sự của ACB đã lên đến 2.722 người, tăng hơn 100 lần. Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB.

Nguồn nhân lực ACB đựoc đánh giá là được đào tạo căn bản, có tính chuyên nghiệp cao và nhiều kinh nghiệm.

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 18/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí