Xây Dựng Thương Hiệu Của Ngân Hàng


+ Có chính sách chăm sóc khách hàng đặc biệt như:

Đối với khách hàng cá nhân: tặng quà nhân dịp sinh nhật, các ngày lễ lớn trong năm như trung thu, tết…

Đối với khách hàng doanh nghiệp: tặng hoa, thiệp chúc mừng, quà nhân dịp kỷ niệm thành lập công ty, các ngày lễ lớn trong năm như trung thu, tết…

Hàng năm, tổ chức hội nghị khách hàng để lấy ý kiến đánh giá của khách hàng về những mặt mạnh, mặt yếu của sản phẩm của ngân hàng. Qua đó, phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu để phục vụ khách hàng tốt hơn.

+ Cần tăng cường các hoạt động trong lĩnh vực xã hội như ủng hộ quỹ vì người nghèo, xây nhà tình thương cho các gia đình thương binh liệt sĩ, tổ chức các chuyến đi về nguồn cho nhân viên…đây là những hoạt động thiết thực nhằm thể hiện sự đóng góp của ngân hàng cho xã hội, qua đó góp phần nâng cao vị thế của ngân hàng trong xã hội.

+ Liên kết với những tên tuổi lớn trong và ngoài ngành ngân hàng để cùng phát

triển.


5.2.2.6. Xây dựng thương hiệu của ngân hàng

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, quan niệm về giá trị doanh nghiệp, về

tài sản đã thay đổi rất nhiều. Những tài sản vô hình như “nguồn nhân lực”, thông tin, thương hiệu đang trở thành 3 nhóm tài sản vô cùng quý giá, có ý nghĩa quyết định đến việc kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với ngân hàng thương mại, những tài sản này càng trở nên quan trọng hơn do đặc tính hoạt động của ngân hàng là dựa vào uy tín và sự tin tưởng của ngân hàng, trong đó vấn đề về thương hiệu nổi lên như một vũ khí cạnh tranh đắc lực nhất

Để phát triển thương hiệu được chuyên nghiệp, ACB cần thực hiện như sau:

Thứ nhất, lựa chọn phương thức xúc tiến hỗn hợp nhằm xây dựng thương hiệu. Đó là phương thức quảng cáo, tài trợ, giao dịch các nhân, marketing trực tiếp, tuyên truyền hoạt động của ngân hàng trong xã hội và khuyến mãi.

- Phương thức quảng cáo và tài trợ: Tài trợ các sự kiện có sức hút lớn với đông đảo dân chúng, thực hiện quảng cáo trên các phương tiện truyền thông.

- Phương thức giao dịch cá nhân và phương thức marketing trực tiếp thường có

chi phí thấp hơn, nhưng đòi hỏi trình độ cao và kỹ năng giao tiếp tốt của nhân viên.


Đây là phương thức rất phù hợp với ACB. Nó vừa tạo điều kiện xây dựng thương hiệu cho ngân hàng, vừa nâng cao chất lượng nhân sự, phát huy được tính linh hoạt trong quan hệ giao tiếp trực tiếp giữa khách hàng và nhân viên ngân hàng. Đặc biệt là hạn chế được sự theo dõi của đối thủ cạnh tranh.

- Phương thức khuyến mãi chỉ có hiệu quả cao nếu sản phẩm của ngân hàng đa dạng, phong phú, và áp dụng đúng nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, phương thức này chỉ nên áp dụng tại một số thời điểm nhất định và kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định.

- Phương thức tuyên truyền hoạt động của ngân hàng trong xã hội có hiệu quả về lâu dài, chi phí không tốn kém nhiều nhưng đòi hỏi quá trình bền bỉ thực hiện của ngân hàng trong nhiều năm. Do đó, ACB có thể lựa chọn phương thức này trong dài hạn để đầu tư.

Thứ hai, liên kết với những tên tuổi lớn, ACB Cần Thơ nên liên tục lên kết với các thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài ngành ngân hàng, cụ thể là các thương hiệu nổi tiếng ở địa phương để tạo ra sự cộng hưởng trong phát triển thương hiệu.

Thứ ba, lựa chọn phạm vi xây dựng thương hiệu dựa trên chiến lược phát triển

thị trường của ACB.


5.2.2.7. Phát triển nguồn nhân lực


a. Xác định rõ ràng các tiêu chí khi tuyển dụng nhân sự.

Để có nguồn nhân lực chất lượng cao, ACB phải chuyên nghiệp hóa trong công

tác tuyển dụng. Đầu tiên, phải xây dựng được các tiêu chí tuyển dụng, cụ thể:

- Đối với cấp điều hành:

+ Trình độ lý luận và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, các kỹ năng quản trị điều hành, kỹ năng đàm phán, giao tiếp, thuyết trình, làm việc tập thể,…

+ Hiểu biết rộng về kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước. Nắm vững đường lối chủ trương chính sách pháp luật của Việt Nam và quốc tế.

+ Khả năng nghiên cứu, phát hiện, đề xuất các vấn đề trong lĩnh vực chuyên môn được giao.


- Đối với nhân viên tác nghiệp:

+ Trình độ và lý luận kinh tế chính trị, kinh tế học vĩ mô, vi mô, tin học và ngoại ngữ

+ Khả năng giải quyết các nghiệp vụ ngân hàng, độc lập, sáng tạo, chuẩn xác, đúng pháp luật

+ Khả năng kết hợp làm việc theo nhóm tốt. Đây là tiêu chí đặc thù và quan trọng của nhân lực ngân hàng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ do ngân hàng cung ứng. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng được thực hiện theo các quy trình, các quy trình này chỉ có thể thực hiện tốt trên cơ sở có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các nhân viên trong từng bộ phận và giữa các nhân viên trong quá trình cung ứng dịch vụ ngân hàng.

b. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với các trường Đại học để tìm được nguồn

nhân lực có chất lượng cao.


c. Chính sách đãi ngộ nhân viên hấp dẫn, xây dựng tiến trình nghề nghiệp rõ ràng để nhân viên phấn đấu.


CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


6.1. KẾT LUẬN


Trong suốt thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ và đang tham gia tích cực vào nền kinh tế khu vực và hội nhập toàn cầu hóa. Chính vì thế, hoạt động hỗ trợ xuất nhậpkhẩu của NH ACB không chỉ là một nghiệp vụ mang lại lợi ích khá lớn cho ngân hàng, mà còn là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các DN Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp ĐBSCL, những DN còn khá nhiều hạn chế, bất lợi về nguồn vốn và kinh nghiệm khi hòa mình vào “sân chơi chung” của thế giới với truyền thông và liên kết rộng khắp toàn cầu.

Qua quá trình phân tích, tìm hiểu về hoạt động TTXNK của ngân hàng, cũng như phân tích những yếu tố của môi trường bên ngoài, em nhận thấy: mặc dù được xem là một trong những dịch vụ truyền thống của ngân hàng nhưng TTXNK chưa phát triển đúng với tiềm năng của nó. Số lượng KH vẫn còn khá khiêm tốn. Doanh thu từ các dịch vụ tài trợ chiếm tỷ trọng không cao trong tổng doanh thu của chi nhánh. Chiến lược marketing để phát triển sản phẩm dịch vụ chưa được quan tâm nhiều.

Với nền tảng công nghệ hiện đại và đội ngũ các cán bộ công nhân viên ngày càng được trẻ hóa, năng động, được đào tạo tốt, ngân hàng Á Châu Cần Thơ đã không ngừng mang đến cho các KH của mình những sản phẩm dịch vụ mới với chất lượng ngày càng tốt hơn và giá cả hợp lý, thực hiện tốt các nhiệm vụ của Hội sở giao phó, đã tạo được niềm tin, ấn tượng tốt trong tâm trí KH. Trên cơ sở những thành tích đã đạt được, Ngân hàng hoàn toàn có thể làm tốt hơn nữa, hoàn toàn có thể đi sâu hơn, khai thác tốt hơn nữa thị trường TTXNK

Do đó, việc thực hiện những giải pháp marketing tổng hợp mà chủ yếu là chiến lược marketing đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ hướng vào KH để phát triển thị trường đã xây dựng ở trên sẽ giúp cho chi nhánh phát huy những thế mạnh của mình, khắc phục những yếu điểm so với đối thủ cạnh tranh để hoạt động kinh doanh của chi nhánh nói chung và hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu phát triển ngày càng hiệu quả.

Những giải thưởng được công nhận trong thời gian qua là những thành tựu xứng đáng cho nỗ lực hết mình của ACB vì mục tiêu hỗ trợ cho các KH, luôn đi đúng hướng

với phương châm “Ngân hàng của mọi nhà”.


Tuy nhiên, cạnh tranh trong thời gian sắp tới là hết sức gay gắt. Các ngân hàng nước ngoài đang chuẩn bị ráo riết các tiền đề cần thiết để “đổ bộ” vào thị trường Việt Nam.Các ngân hàng nội cũng đang ra sức nâng cao năng lực, công nghệ, quy mô… để khai thác các thị trường. Do đó, ngân hàng cần có những biện pháp để thâm nhập sâu hơn vào thị trường, nhất là thị trường các DN XNK_để xác lập vị thế dẫn đầu trong bối cảnh cạnh tranh sắp tới.


6.2. KIẾN NGHỊ


6.2.1. Đối với Nhà nước


+ Hỗ trợ các NHTMCP liên kết với nhau để tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.

+ Hoàn thiện môi trường pháp lý tạo điều kiện cho sự cạnh tranh an toàn bình

đẳng giữa các ngân hàng.

+ Sớm ban hành luật giao dịch điện tử nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các TCTD

phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử.

+ Xét giảm thuế nhập khẩu các thiết bị, công nghệ, ứng dụng trong hoạt động

của ngân hàng.

+ Cần xóa bỏ phân biệt đối xử giữa các ngân hàng thương mại Nhà Nước với các ngân hàng thương mại cổ phần.

+ Cần ban hành những chính sách cụ thể và rõ ràng hơn nhằm đảm bảo sự cạnh

tranh công bằng và lành mạnh giữa các ngân hàng.

+ Mở nhiều lớp tập huấn và đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ và nhân viên của các ngân hàng.

6.2.2. Đối với Hội sở


+ Phát triển các hình thức hỗ trợ nâng cao để mang lại tiện ích cho khách hàng một cách tốt nhất. Bên cạnh đó việc đa dạng hóa sản phẩm, phát triển các dịch vụ chuyên biệt cũng như tạo ra nét khác biệt nâng cao ưu thế cạnh tranh với các ngân hàng khác tại Việt Nam cũng cần được xúc tiến.

+ Duy trì, thiết lập, mở rộng mối quan hệ hợp tác với các ngân hàng đại lý khác ở nước ngoài, nhất là các ngân hàng có uy tín lớn trên khắp thế giới, tạo thành hệ


thống các ngân hàng đảm bảo cho toàn bộ qui trình hỗ trợ ngoại thương, phát triển được lợi ích kinh tế cho ngân hàng và nâng cao sự tín nhiệm từ phía nhà xuất khẩu.

+ Luôn có những chính sách đãi ngộ hợp lý, thường xuyên đưa nhân viên tham gia các lớp huấn luyện nâng cao trình độ. Luôn tác động tới nhân viên về thái độ phục vụ KH. “Ngân hàng của mọi nhà” không chỉ là mục tiêu của tập đoàn ACB mà còn là phương châm làm việc của mỗi cá nhân tại đây.

6.2.3. Đối với Chi nhánh ACB Cần Thơ


+ Mở rộng mạng lưới phòng giao dịch tại các nơi tập trung đông các KH lớn như khu công nghiệp Trà Nóc.

+ Nhận thức rõ ràng về sản phẩm và thị trường mà chi nhánh đang hoạt động.

+ Cân nhắc đầy đủ các yếu tố có liên quan khi thực hiện chiến lược.

+ Yêu cầu Hội sở tạo điều kiện để chi nhánh chủ động, linh hoạt hơn trong hoạt động của mình. Cụ thể là việc thành lập phòng marketing tại chi nhánh với những chiến lược riêng phù hợp với địa bàn mà mình đang kinh doanh.


PHỤ LỤC 1


ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG VỀ ACB CẦN THƠ

VÀ CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH



NGÂN HÀNG


NGHIỆP VỤ GIAO

DỊCH

ĐÁNH GIÁ CỦA KH

Hài lòng

%

Không hài lòng

%


Vay trước khi xuất

Hạn mức tài trợ

91,30

Những dịch vụ

73,91


khẩu và sau khi xuất

cao.


cộng thêm khá



khẩu.



nghèo nàn.



Vay thanh toán hàng

Phí dịch vụ cạnh

60,87

Thái độ nhân

39,13


nhập khẩu.

tranh.


viên ngân hàng



VCB

Bảo lãnh đấu thầu,

thực hiện hợp đồng,



chưa thật sự

nhiệt tình.



phát hành thư bảo

Thủ tục nhanh

52,17

Đa số chỉ gói

26,09


lãnh.

chóng.


gọn trong những



Chiết khấu L/C, D/P.



dịch vụ tài trợ






truyền thống.




Uy tín quy mô

47,83




Vay tài trợ nhập khẩu

Lãi suất cạnh

81,82

Thủ tục xét duyệt

90,91


máy móc thiết bị.

tranh.


rườm rà, phức



Phát hành thư bảo



tạp.



lãnh.

Đội ngũ nhân

81,82

Hạn mức tài trợ

63,64


ACB

Bảo lãnh thanh toán

hối phiếu trả chậm.

viên trình độ cao,

nhiệt tình chu


còn hạn chế.




đáo.






Thời hạn cho vay

54,55

Hình thức dịch

45,46



dài.


vụ chưa phong






phú.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Hoạch định chiến lược Marketing cho dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ACB Cần Thơ - 14




Vay ngắn hạn phục

Hình thức dịch

75,00

Các dịch vụ hổ

83,33


vụ cho xuất khẩu.

vụ đa dạng.


trợ còn thấp.



Chiết khấu chứng từ

Cơ sở vật chất

66,67

Hạn mức tài trợ

41,67

EXB

xuất khẩu.

tiện nghi, hiện


chưa cao.



Bảo lãnh thực hiện

đại.





hợp đồng, bão lãnh

Nhân viên trình

58,33

Cán bộ tín dụng

33,33


đấu thầu.

độ cao.


chưa thật sự






nhiệt tình.



Các nghiệp vụ vay tài

Dịch vụ cộng

85,71

Phí dịch hơi cao

71,43


trợ xuất nhập khẩu.

thêm nhiều tiện


hơn các NH khác



Chiết khấu chứng từ

ích.


một ít.



xuất nhập khẩu.

Nhân viên

57,14

Hạn chế những

57,14

VIB

Bảo lãnh thanh toán,

chuyên nghiệp.


khoản cho vay



bảo lãnh dự thầu.



trung và dài hạn.



Tư vấn hợp đồng

Hình thức dịch

42,86




ngoại thương, tư vấn

vụ đa dạng.





thuế quan.






Các nghiệp vụ vay tài

Hình thức dịch

77,78

Những dịch vụ

88,89


trợ xuất nhập khẩu.

vụ đa dạng.


cộng thêm còn



Chiết khấu chứng từ



kém.



MSB

xuất nhập khẩu.

Bảo lãnh thanh toán,

Lãi suất cạnh

tranh.

66,67

Hạn mức tài trợ

chưa cao.

55,56


bảo lãnh dự thầu, bảo

Phí dịch vụ cạnh

44,44

Thời hạn cho vay

55,56


lãnh thực hiện hợp

tranh.


còn hạn chế.



đồng.





(Nguồn: Kết quả phỏng vấn năm 2008)

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 18/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí