Hóa dược trường CĐ phương đông Đà Nẵng - 34

- Nhóm –OH ở vị trí 6:

Có thể ester hóa với acid acetic, palmatic (dạng bền nhất)

Phản ứng oxy hóa

Phản ứng với FeCl3/ HCl: tạo thành p-benzoquinon hay α-tocopherylquinon (vàng đậm)

Phản ứng với HNO3 tạo ortho benzoquinon hay tocopherol đỏ, chất này lại phản ứng với o-phenylendiamin thành hợp chất azo

Tính khử: Vitamin E là chất khử mạnh, bảo vệ tốt các chất bị oxy hóa khác.

Kiểm nghiệm:

Định tính

Phổ IR năng suất quay cực, phổ hấp thu UV, sắc ký lớp mỏng

Thử tinh khiết

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 293 trang tài liệu này.

Độ hấp thu UV, pH, kim loại nặng, tro sulfat.

Định lượng

Hóa dược trường CĐ phương đông Đà Nẵng - 34

Phương pháp sắc ký khí

Tác dụng

Phòng nừa được oxy hóa các thành phần tế bào, tác động như tác nhân chống oxy hóa, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sự nguyên ven của màng tế bào dặc biệt là hồng cầu, nếu thiếu vitamin E thì màng hồng cầu dễ bị vỡ.

Chống lão hóa (giảm xơ vữa động mạch, nhìn kém), nhanh liền sẹo các vết thương, bỏng. Biểu hiện của thiếu vitamin E

Thất điều, yếu cơ, rung giật nhãn cầu, sẩy thai. Thiếu máu hoặc tan hồng cầu ở trẻ sinh non.

Nhu cầu hàng ngày: 12-15mg cho trẻ em và người lớn; 3-7mg cho trẻ sơ sinh.

Chỉ định

Điều trị và phòng ngừa chứng thiếu vitamin E do hấp thu qua hệ tiêu hóa kém.

Tác dụng phụ


262

Khi tiêm có thể bị phản ứng phản vệ do tá duocwjlaf dầu thầu dầu

Liều cao có thể gây rối loạn tiêu hóa và kháng với vitamin K (tăng thời gian đông máu)

Liều dùng

100 – 500mg/ ngày

Dạng dùng

Uống: viên nén, viên nang 100mg; 200mg; 500mg Tiêm: 100mg/ ống

VITAMIN K

Vitamin K thiên nhiên


Nguồn gốc thực vật: vitamin K1 là phytomenadion hay α – phylloquinon


Nguồn gốc động vật vitamin K 2 là fernoquinon Vitamin K tổng hợp Vitamin K 3 menadion 1

Nguồn gốc động vật: vitamin K2 là fernoquinon


Vitamin K tổng hợp Vitamin K 3 menadion Vitamin K 4 263 Nguồn gốc Thực vật bông cải 2

Vitamin K tổng hợp

Vitamin K3 (menadion)


Vitamin K 4 263 Nguồn gốc Thực vật bông cải xanh xà lách xoong rau xanh…chứa 3

Vitamin K4


263

Nguồn gốc Thực vật bông cải xanh xà lách xoong rau xanh…chứa vitamin K 1 Động 4


Nguồn gốc

Thực vật: bông cải xanh, xà-lách xoong, rau xanh…chứa vitamin K1

Động vật: bột cá, gan, sữa, thịt chứa vitamin K2

Liên quan cấu trúc-tác dụng

Nếu có 3 vòng thì trở thành antraquinon không có tác dụng

Nhân A không được thế bất cứ nhóm nào (-OH, -CH3, -Cl, Br)

Nhân B: oxy phải phân cực

Thay dị tố O bằng S hay N hoặc vòng 5 cạnh: không có hoạt tính

Vị trí 2 phải có nhóm CH3 thì mới có hoạt tính, nếu thay bằng –H, -Cl, hoặc dây có nhiều carborn thì hoạt tính kháng vitamin K.

Dây nhánh ở vị trí 3

Không có dây nhánh vẫn có tác dụng

Dây nhánh dài làm cho vitamin tan trong dầu

Dây nhánh phải đủ dài, ít nhất 8 carbon, geranyl (C10H17) và farnesyl (C15H25) có hoạt tính bằng vitamin K thiên nhiên, nhưng khi đến C30H44 thì hoạt tính kém vitamin K1

Dây nhánh bảo hòa và không gắn nhánh metyl làm cho hoạt tính kém dây phylyl.

Khi vitamin K3 mang nhóm –SO3Na là Vikasol thì tan được trong nước (cũng có tác dụng cầm máu) nên có thể pha dung dịch tiêm dưới da

Điều chế vitamin K3 và vitamin K1

- Tổng hợp menadion (vitamin K3) và menadiol (từ β – methyl naphtalen tạo menadion, từ menadion tạo menadiol)

- Từ menadion, bisulfit để tạo vitamin K3, dạng bisulfit.

- Từ menadiol, gắn mạch nhánh để tạo vitamin K1 (phytomenadion).


264

Tính chất

- Vitamin K1: dầu lỏng, sánh, màu vàng tươi, d=0,976, kết tinh ở -20 độ C

- Vitamin K2: tinh thể màu vàng tươi, nhiệt độ nóng chảy 53 – 54 độ C

- Vitamin K3: bột kết tinh màu vàng sáng, mùi mạnh, vị nóng, nóng chảy 105 – 1070C

- Phản ứng do cấu trúc quinon: phản ứng oxy hóa khử

- Phản ứng khử: Hydrogen có thể khử vitamin K3 (naphtoquinon) có màu thành vitamin K4 (naphtohydroquinon) không màu, trong không khí ẩm thì chất này chuyển lại thành quinon có màu.

- Phản ứng oxy hóa: vitamin K3 phản ứng oxy hóa dưới ảnh hưởng của ánh sáng, không khí và ngưng tụ thành dimer mất tác dụng cầm máu, phản ứng xảy ra do liên kết đôi ở giữa hai nhóm ceton nên rất linh động. Do đó cần bảo quản vitamin K tránh ánh sáng và không khí.

Kiểm nghiệm vitamin K1

Định tính

Phổ UV, sắc ký lớp mỏng, phản ứng tạo màu

Thử tinh khiết

Cảm quan dung dịch, pH, menadion và tạp chất liên quan, tro sulfat.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng

Tác dụng

Vai trò như coenzyme trong phản ứng sinh tổng hợp các yếu tố của phức chất prothrombin (yếu tố II, VII, IX và X), đảm bảo nồng độ prothrombin trong máu.

Dược động học

Hấp thu hoàn toàn qua đường tiêu hóa với sự hiện diện của muối mật.

Chuyển hóa chưa được biết rõ, thải trừ dưới dạng không hoạt tính qua mật, nước tiểu.

Thời gian tác đọng khoảng 6-8 giờ sau khi tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp và 12 giờ bằng đường uống.


265

Chỉ định

Điều trị và phòng ngừa xuất huyết do thiếu vitamin K ở trẻ sơ sinh, trẻ sinh non có mẹ dùng thuốc kháng vitamin K, thuốc chống đôngk kinh: phenytoin, cephalosporin có chứa nhóm tetazonnyl trong cấu trúc như lactamocef, cefamandol, cefoperazon.

Cung cấp vitamin trong trường hợp hấp thu qua đường tiêu hóa kém do nghẽn mật, viêm gan, thiếu do dùng các thuốc kháng viamin K, thuốc chống động kinh. Chỉ cần dùng một liều duy nhất là đủ nhưng cũng có thể lập lại nếu dùng nhiều thuốc kháng vitamin K, ngộ độc thuốc diệt chuột có kháng vitamin K

Tác dụng phụ

Phản ứng phản vệ: Dùng đường tiêm bắp có nguy cơ tạo bọc máu tại chỗ đối với người đã dùng kháng vitamin K do đó tiêm tĩnh mạch tốt hơn, rất hiếm khi bị cứng da nơi tiêm.

Thận trọng khi dùng

Chỉ dùng đường tĩnh mạch khi đường tiêm bắp bị chống chỉ định (người đã dùng kháng histamine, nhược prothrombin huyết)

Người đã dùng kháng vitamin K nếu muốn dùng vitamin K thì phải cách khoảng 8 ngày.

Dạng dùng

Viên nén, dung dịch uống, dung dịch tiêm bắp, tĩnh mạch

Liều dùng

Điều trị và phòng ngừa xuất huyết

Uống 1-2mg

Tiêm bắp: 5mg hoặc 1-2mg nếu điều trị kéo dài

Cung cấp vitamin

Uống: trẻ em 5-10mg, người lớn 10-20mg

Tiêm: 5-20mg bằng đường tiêm bắp, có thể tiêm tĩnh mạch chậm nếu bị xuất huyết.


VITAMIN B1


266

Tên khoa học 3 4 amino 2 metylpyrimidin 5 yl 5 2 2 hydroxyetyl 4 methyl thiazolium hydroclorid 5


Tên khoa học: 3-[4-amino-2-metylpyrimidin-5-yl]-5-2(2-hydroxyetyl)-4 methyl- thiazolium hydroclorid.

Tên khác: thiamin

Nguồn gốc

Thực vật: trong men, mầm lúa mạch, cám gạo, đậu nành, đậu phộng…

Động vật: trong gan, thận, thịt lợn, long đỏ trứng gà, sữa…

Cấu trúc

Phân tử vitamin B1 nhân pyrimidin và nhân thiazol nối với nhau bằng cầu nối metylen ở C5 của pyrimidin và C3 của thiazol.


Liên quan cấu trúc tác dụng Nhân pyrimidin Vị trí 2 nhóm –CH 3 hoặc C 2 H 5 thì 6Liên quan cấu trúc tác dụng Nhân pyrimidin Vị trí 2 nhóm –CH 3 hoặc C 2 H 5 thì 7

Liên quan cấu trúc- tác dụng

Nhân pyrimidin:

- Vị trí 2: nhóm –CH3 hoặc C2H5 thì có hoạt tính, nhóm butyl cho hoạt tính đối kháng.

- Vị trí 4: nhóm –NH2 ở dạng tự do là cần thiết, nếu dạng thế (metylamino – NHCH3) thì gần như hoạt tính bị hủy bỏ, nếu thay NH2 bằng nhóm –OH thì hoạt tính kháng vitamin.

Nhân thiazol

- Vị trí 2: carbon phải ở trạng thái tự do, nếu gắn –CH3, -C2H5: phân tử sẽ mất hoạt tính.

- Vị trí 4: phải có dây carbon ngắn, khi nhiều hơn 3C thì phân tử mất hoạt tính nhưng không chuyển thành kháng vitamin.

267

- Vị trí 5: Phải là dạng β-hydroxyetyl, alcol bậc I để dễ ester hóa hoặc ester hóa tạo thành dạng pamitat stearate…nhưng quan trọng nhất là phosphate hay còn gọi là cocarboxylase là coenzyme của nhiều loại enzyme xúa tác tạo các quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Nếu là dạng α và alcol bậc II thì tạo thành hợp chất không có tác dụng.

- Thay nhân thiazol bằng nhân pyridine thì được pyrithiamin haypyrianeurin là chất kháng vitamin B1.

- Hydro hóa nhân thiazol thành thiazolin thì phân tử không có tác dụng.

- Các ester dễ bị thủy phân và có tác dụng như thiamin nhưng vững bền và kéo dài hơn.

- Cầu nối metylen: nếu hai nhân thiazol và pyrimidin nối trực tiếp với nhau không qua nhóm này hay cầu nối gồm 2 nhóm metylen thì phân tử cũng không có tác dụng.

Tính chất

Tinh thể không màu hay bột kết tinh trắng, hơi đắng. Dễ tan trong nước, tan được trong glycerol, khó tan trong alcol, thực tế không tan trong ether.

- Thiamin có tính chất của alcol do mang các nhóm β- hydroxyetyl ở nhân thiazol nên có thể ester hóa với acid palmitic, stearic.

- Phản ứng với tác nhân mang tính kiềm: thiamin chuyển thành dạng base với đồng phân pseudo-base rồi mở vòng thiazol không còn hoạt tính.

- Oxy hóa trong môi trường kiềm: chuyển sang dạng pseudo-base rồi khử nước và đòng vòng tạo thành thiocrom không còn tác dụng sinh học.

Thiocrom phát huỳnh quang nên phản ứng này được dùng để định tính và định lượng.

Tác dụng của chất khử: Phản ứng xảy ra được là do nitơ thiazol trong thiamin ở dạng amoni bậc IV(nhân thiazol có nitow hóa trị III không cho phản ứng).

Các chất khử có thể chuyển thiamin thành dihydrothiamin không còn tác dụng của vitamin nữa. Điều này giải thích tại sao những thực phẩm đóng hộp và bảo quản bằng chất khử hóa lại giảm tỷ lệ vitamin rất nhanh. Do đó cũng cẩn thận trong khi chọn chất bảo quản cho ống nghiệm vitamin B1 là các tác nhân khử hóa tương tự như natri hydrosulfite.

Kiểm nghiệm

Định tính

268

Phổ IR, phản ứng xác định ion Cl-, phản ứng tạo thiocrom

Thử tinh khiết

Độ trong – màu sắc, pH, nitrat, sulfat, kim loại nặng, nước, tro sulfat.

Định lượng

Phương pháp môi trường khan.

Tương kỵ lý, hóa học

Thiamin. HCl bền trong dung dịch acid (pH 2,5 – 4) nhưng không bền trong dung dịch kiềm. Điều này giải thích sự tương kỵ khi thiamin ở dạng dung dịch với các chất có tính kiềm: Na phenobarbital, bicarbonate, amoni bậc IV.

Tác dụng

Vitamin B1 có vai trò trong sự chuyển hóa glucid, dẫn truyền luồng thần kinh, là coenzyme của sự decarboxyl hóa các α-cetonic như acid pyruvic và α-cetoglutaric. Acid pyruvic là chất độc cho tế bào thần kinh và gây ra viêm đa dây thần kinh.

Vitamin B1 decarboxyl hóa acid tạo thành acetaldehyde và CO2.

Triệu chứng thiếu vitamin B1

Bệnh beri-beri xảy ra ở người nghiện rượu, ăn ngũ cốc được xay xát quá kỹ nên mất phần lớn vitamin ở cám.

Nhu cầu hằng ngày: 0,3 – 1mg ở trẻ em; 1,3 – 1,5mg ở người lớn; 1,5 – 1,8mg ở phụ nữ có thai và cho con bú

Chỉ định

Điều trị chứng thiếu vitamin B1 Viêm đa dây thần kinh

Triệu chứng thiếu vitamin B1 do thiếu dinh dưỡng, chế độ ăn, hấp thu kém.

Chống chỉ định

Không dung nạp vitamin B1 thường xảy ra sốc khi tiêm tĩnh mạch do đó tiêm bắp nếu cần, liều 100 – 500mg/ ngày.

Liều dùng

Dự phòng: 250 – 500mg/ ngày.


269

Xem tất cả 293 trang.

Ngày đăng: 25/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí