ngành sản xuất nông sản trong nước, nhất là làm quen với các thủ tục, quy trình kiện bán phá giá… Hiện tại ngành nông nghiệp không có lợi thế cạnh tranh về khá nhiều nông sản như bông vải, đỗ tương, mía, chăn nuôi… Song việc sản xuất các loại nông sản này cung cấp cho thị trường trong nước đang là nguồn thu nhập chính của rất nhiều gia đình nông dân. Nhà nước cần dự liệu trước ảnh hưởng của mở cửa thị trường đối với các loại nông sản này đến thu nhập của nông dân để có chính sách hỗ trợ họ chuyển nghề hoặc chuyển đổi cơ cấu sản xuất hợp lý…
Tăng cường cơ sở khoa học cho hoạch định chính sách đối với nông dân. Cần đầu tư đủ mức cho hoạt động nghiên cứu, điều tra khoa học, khách quan trước khi xây dựng chính sách. Nên sử dụng hình thức tư vấn của các nhà kinh doanh, các nhà hoạt động xã hội, các nhà khoa học và bản thân nông dân trong hoạch định chính sách. Cơ quan nhà nước nên thay cách hoạch định chính sách theo kiểu xử lý tình huống lâu nay bằng hoạch định các chính sách dài hạn, có mục tiêu và phương án lựa chọn rõ ràng.
4.2.4.2. Đổi mới công tác triển khai thực hiện chính sách
Kết quả của một số chính sách không chỉ phụ thuộc vào nội dung, tinh thần của chính sách mà còn phụ thuộc ở mức độ lớn hơn vào hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách. Tổ chức thực hiện chính sách đối với nông dân cũng là khâu yếu trong quản lý kinh tế của Nhà nước ta.
Để góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chính sách hỗ trợ nông dân, trong thời gian tới Nhà nước cần ưu tiên nhiều hơn cho các giải pháp sau:
- Tăng cường quyết tâm chính trị và năng lực, nguồn lực của bộ máy thực thi chính sách hỗ trợ nông dân, nhất là các cơ quan quản lý nông nghiệp, nông thôn, các tổ chức chính trị xã hội của nông dân và các hợp tác xã nông nghiệp. Trước hết, cần tăng cường tiếng nói của nông dân và các hợp tác xã nông nghiệp. Trước hết, cần tăng cường tiếng nói của nông dân trong Quốc hội, trong các cơ quan tham mưu cho chính sách Nhà nước. Tiếp theo, Đảng và Nhà nước cần đặt vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở vị trí ưu tiên hơn nữa trong chiến lược CNH, HĐH đất nước. Với đặc điểm thu hút ít lao động từ nông thôn của công nghiệp hóa hiện nay, trong tương lai nhiều năm nữa, dân số ở nông thôn, sống nhờ nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, do đó phải giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân ngay trong quá trình công nghiệp hóa, không thể hy sinh quá lâu lợi ích của nông dân để công nghiệp hóa như các nước đi trước. Để làm như vậy, Nhà nước cần cân đối nguồn lực lớn hơn
để đầu tư thích đáng cho nông nghiệp, nông thôn, không được coi những dự án ở nông thôn kém quan trọng hơn các dự án công nghiệp. Cần ưu tiên cấp vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn chí ít cũng ngang bằng thành thị. Các cơ quan chỉ đạo và quản lý nông nghiệp, nông thôn cần được giao nguồn lực lớn hơn để thực hiện các chương trình mục tiêu có lợi cho nông nghiệp, nông dân. Ngoài ra, cần thu hút các tổ chức của nông dân tham gia thực hiện chính sách.
- Xây dựng cơ chế để nông dân tham gia giám sát, đánh giá chính sách. Cơ chế này phải được cụ thể hóa thành quy chế lấy ý kiến của nông dân về tác động của chính sách; thiết lập các đường dây điện thoại nóng để tiếp nhận thông tin từ nông dân; tổ chức các cơ quan và lực lượng giữ trật tự trị an bảo vệ nông dân phát giác sai phạm của cán bộ quản lý nông nghiệp, nông thôn; mời đại diện nông dân thụ hưởng chính sách tham gia các hội đồng đánh giá chính sách…
Có thể bạn quan tâm!
- Về Hỗ Trợ Nông Dân Ứng Dụng Khoa Học - Công Nghệ Vào Sản Xuất
- Hỗ Trợ Nông Dân Giảm Chi Phí Vật Tư Nông Nghiệp
- Hỗ Trợ Nông Dân Tham Gia Trực Tiếp Hơn Vào Hệ Thống Tiêu Thụ Nông Sản
- Hỗ trợ của nhà nước đối với nông dân Việt Nam sau gia nhập WTO - 22
Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.
- Tăng cường kỷ luật thực thi chính sách hỗ trợ nông dân thông qua việc thực hiện nghiêm túc quá trình phân tích, đánh giá chính sách, điều chỉnh chính sách kịp thời và tổng kết, rút kinh nghiệm cho từng chương trình mục tiêu. Kiên quyết xóa bỏ cách làm đại khái, phát động phong trào, đánh trống bỏ dùi, chỉ chỉ đạo lúc ban đầu, về sau không đánh giá đúng sai, thành công hay không thành công… Nên gắn việc thực hiện các chính sách hỗ trợ nông dân với trách nhiệm cá nhân và tập thể công chức nhà nước. Mỗi chính sách đề ra dù đúng, dù sai đều phải thực hiện dứt điểm hoặc tuyên bố đình chỉ kịp thời. Các cá nhân, tổ chức có thành tích cần được khen thưởng công khai. Các cá nhân, tổ chức phạm khuyết điểm cần được phê phán và xử phạt nghiêm khắc. Có làm được như vậy nông dân mới thấy được kết quả thực sự của chính sách để có thái độ ủng hộ hay khước từ.
4.2.4.3. Tăng cường năng lực và đạo đức công chức thực thi chính sách đối với nông dân
Cán bộ, công chức nhà nước các cấp cần được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực, trình độ công tác và không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức công chức theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để ngày càng thực thi chính sách hỗ trợ đối với nông dân tốt hơn. Cần tận tình hướng dẫn nông dân trong việc thực hiện các chính sách của Nhà nước. Đây là hướng cải cách công vụ cần được nhấn mạnh. Bởi vì số lượng nông dân khá đông, địa điểm ở phân tán, năng lực tài chính yếu kém, trình độ văn hóa thấp nên công chức quản lý họ thường gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó lợi
ích cá nhân công chức thu được từ cung cấp dịch vụ cho nông dân là quá nhỏ. Vì thế, đi đôi với việc lựa chọn người tâm huyết, Nhà nước cần có chế độ hỗ trợ các công chức quản lý nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước cần có chế độ hỗ trợ các công chức quản lý nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước cần có cơ chế giám sát công chức để đảm bảo các hoạt động của họ không xa rời mục tiêu Nhà nước mong muốn và không làm giảm uy tín của Nhà nước trong con mắt của người nông dân.
Đặc biệt, công chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân cần có tâm và có cách hành xử phù hợp với phong tục, tập quán và trình độ của nông dân. Nông dân Việt Nam tuy thật thà, chất phác, trọng tình nghĩa, nhưng cũng rất thiển cận, hẹp hòi và bảo thủ. Chính vì thế khi tiếp xúc với nông dân, công chức nhà nước phải tận tụy, kiên trì, nhẫn nại và nhập gia tùy tục. Cần kiên trì vận động để người nông dân tự vượt qua những hạn chế của họ. Chỉ khi nào nông dân nhận thức được lợi ích và tính hợp lý của đổi mới, cải cách họ mới hành động. Nhưng khi đã hành động họ đều làm hết mình và gắn bó với kết quả cuối cùng. Chính vì thế công chức cần vận động nông dân trên cơ sở để họ nhận thức vấn đề và tự chủ thực hiện. Tránh bệnh thành tích, cố gắng gây áp lực buộc nông dân phải làm theo chính sách của Nhà nước. Vì làm như vậy sẽ dẫn đến hiệu quả thấp hoặc mục tiêu không đạt được. Cũng nên tránh cách làm kiểu "đem con bỏ chợ", vận động nông dân thực hiện chính sách nhưng không cùng chịu tác động của chính sách, bỏ mặc nông dân khi chính sách sai lầm.
Khắc phục hiện tượng quan cách, hạch sách, nhũng nhiễu hoặc quan liêu, xa rời nông dân của công chức nhà nước. Vấn đề ở đây không phải là công chức nhà nước ban phát trợ cấp của Nhà nước cho nông dân. Hỗ trợ nông dân là trách nhiệm của Nhà nước và người nông dân có quyền được hưởng vì họ đã hy sinh lợi ích quá nhiều và hiện vẫn là giai cấp chịu thiệt thòi nhất. Do đó cần giáo dục công chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân để họ có thái độ ân cần, tôn trọng nông dân.
Hơn nữa, cần quy định rõ trách nhiệm của công chức trong quan hệ với nông dân, tôn trọng quyền lưc của nông dân, đảm bảo quyền lợi cho họ. Quy định cụ thể các chuẩn mực đạo đức của công chức trong giao dịch với nông dân. Công chức có nghĩa vụ tạo điều kiện cho nông dân được hưởng quyền lợi và cơ hội để họ thực hiện nghĩa vụ. Giảm bệnh quan liêu, giấy tờ trong giao tiếp với nông dân. Đảm bảo chính sách của Nhà nước đối với nông dân được thực thi nhanh nhất, hiệu quả nhất.
4.2.4.4. Coi trọng công tác tổng kết, đánh giá các chính sách đã được ban hành và triển khai thực hiện
Đánh giá chính sách là công việc khó khăn và là công việc dễ bị bỏ qua ở nước ta. Đặc biệt, đánh giá các chính sách hỗ trợ nông dân càng dễ bị bỏ qua do nông dân thiếu tổ chức để gây áp lực chính trị. Vì thế, Nhà nước phải chủ động tạo điều kiện cho đánh giá chính sách và tạo áp lực buộc các chủ thể triển khai thực hiện chính sách phải đánh giá chính sách kịp thời, nghiêm túc. Đánh giá tốt chính sách không những cung cấp thông tin để phán xét hành động đã qua mà còn cung cấp thông tin phòng ngừa trước khi chính sách được thực hiện. Nhà nước nên áp dụng nhiều hình thức đánh giá linh hoạt và đánh giá có hệ thống.
Nhà nước cần tổ chức đánh giá chính sách thông quan tư vấn độc lập với sự tham gia của các chuyên gia nhằm có được các nhận xét có chất lượng đối với các dự án, chương trình thuộc chính sách trên các mặt: tác động của chính sách; hiệu quả của chính sách; mức độ hoàn thành mục tiêu; tác động không mong muốn và nguyên nhân; mức độ không phù hợp với điều kiện mới; kiến nghị chỉnh sửa, thay thế, chấn chỉnh việc thực thi;… Tiêu chí đánh giá chính sách phải được xây dựng chuẩn mực trước khi đánh giá.
Khắc phục cách điều hành chính sách theo kiểu "đầu voi đuôi chuột" hiện nay. Trong khi phần chuẩn bị chính sách đã được cải thiện ở khá nhiều khâu thì phần kiểm tra, giám sát và đánh giá chính sách hỗ trợ nông dân ở nước ta vẫn có nhiều lạc hậu và bất cập. Cách đánh giá theo kiểu "thành công có hàng trăm người xưng là cha, thất bại tìm không ra mẹ đẻ" cần nhanh chóng xóa bỏ.
Để nâng cao chất lượng và kỷ luật đánh giá chính sách cần cải tổ hoạt động kiểm tra, giám sát thực thi chính sách, tăng cường vài trò giám sát thực chất của Quốc hội, tạo điều kiện cho nông dân tham gia giám sát và đánh giá chính sách đối với họ. Ngoài ra cần gắn trách nhiệm của cán bộ thực thi chính sách với kết quả thực hiện chính sách, coi đó là một tiêu chuẩn quan trọng đánh giá cán bộ.
Thu hút các đoàn thể liên quan đến nông dân hỗ trợ thực hiện chính sách nhằm tăng tính tự giác, chủ động của nông dân. Tuy nhiên, trách nhiệm cuối cùng trong thực hiện chính sách phải quy về cơ quan nhà nước và cá nhân cụ thể để có đánh giá đúng trách nhiệm của cá nhân và tổ chức đó.
KẾT LUẬN
Hỗ trợ nông dân là một chính sách công được thực hiện ở nhiều quốc gia khác nhau. Ở nước ta, nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong đó nông dân đóng vai trò chủ thể là vấn đề lớn có tính chiến lược trong quá trình CNH, HĐH ở nước ta. Gần 30 năm đổi mới và 8 năm gia nhập WTO, nông nghiệp, nông thôn đã có sự phát triển mạnh mẽ, đời sống nông dân được cải thiện, nhưng vẫn là lĩnh vực còn nhiều khó khăn. Gia nhập WTO mang lại nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng có những thách thức không nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp và nông dân. Sự biến động giá cả, các rào cản kỹ thuật sẽ nhiều hơn, các sản phẩm thay thế nhập khẩu phải cạnh tranh hơn khi hàng rào bảo hộ hạ xuống. Gia nhập WTO là việc khó, càng khó hơn khi nông nghiệp nước ta có điểm xuất phát thấp, thiếu kinh nghiệm, có trường hợp phải chấp nhận trả giá. Điều đó đòi hỏi Nhà nước luôn phải đặt vấn đề hỗ trợ nông dân vào vị trí ưu tiên trong chương trình nghị sự.
Tuy việc hỗ trợ đối nông dân trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế là phức tạp nhưng phải được Nhà nước thực hiện hết sức tích cực. Nội dung các hỗ trợ nông dân phải bao quát được các vấn đề: Hỗ trợ xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn phù hợp với xu hướng phát triển nhu cầu của thị trường và tiềm năng, lợi thế của đất nước trên từng vùng, miền; hỗ trợ xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho nông dân; hỗ trợ nông dân tiếp cận và sử dụng các nguồn lực đầu vào có hiệu quả; hỗ trợ nông dân trong việc tiêu thụ sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường; hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực của nông dân.
Trong điều kiện hội nhập quốc tế, thực hiện hỗ trợ đối với nông dân phải phù hợp với các cam kết quốc tế về nông nghiệp, đặc biệt là cam kết gia nhập WTO. Là quốc gia đi sau, Việt Nam buộc phải thực hiện những cam kết nặng nề hơn. Tuy nhiên, kinh nghiệm của các quốc gia có điều kiện tương đồng như Trung Quốc và Thái Lan cho thấy, Việt Nam hoàn toàn có thể chủ động thực hiện hỗ trợ nông dân mà không vi phạm những cam kết về nông nghiệp trong WTO.
Nghiên cứu thực trạng các hỗ trợ đối với nông dân được thực hiện thời gian qua cho thấy, các chính sách hỗ trợ đã được điều chỉnh dần phù hợp với các cam kết về nông nghiệp của WTO, thậm chí có chính sách còn được điều chỉnh trước khi gia nhập tổ chức này. Tuy vậy, quá trình xây dựng và thực hiện vẫn còn nhiều bất cập đòi hỏi phải tiếp tục được nghiên cứu và giải quyết như các hỗ trợ thuộc hộp hổ phách chủ yếu vẫn mang tính tình thế, không theo một kế hoạch hay chương trình được phê duyệt trước, nhiều chính sách được WTO cho phép nhưng chưa được thực hiện, nhiều chính sách hỗ trợ thực thi không hiệu quả, đối tượng thụ hưởng chính sách không đúng…
Để khắc phục những tồn tại trên, cần tiếp tục hoàn thiện chính sách hỗ trợ đối với nông dân trong thời gian tới. Một số những giải pháp quan trọng là: hỗ trợ nông dân tiếp cận các nguồn lực đầu vào: gồm các giải pháp về chính sách đất đai, chính sách tín dụng, ứng dụng KH-CN vào sản xuất nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng; hỗ trợ phát triển thị trường “đầu vào” và “đầu ra” cho nông dân; hỗ trợ đào tạo và nâng cao năng lực của nông dân.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về nguồn thông tin, tư liệu và hạn chế chủ quan về phía NCS nên luận án không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. NCS rất mong nhận được những đóng góp quý báu của các nhà khoa học và những ai quan tâm đến vấn đề này. NCS xin trân trọng cảm ơn!
CÁC CÔNG TRÌNH CỦA NCS CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
1. Hồ Thanh Thủy (2006), “Giải pháp tài chính - tiền tệ đối với phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề”, Tạp chí Tài chính, số 12.
2. Hồ Thanh Thủy (2009), “Hỗ trợ nông dân trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 6.
3. Hồ Thanh Thủy (2010), “Đền bù, hỗ trợ cho nông dân bị thu hồi đất trong quá trình CNH, HĐH”, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 6.
4. Hồ Thanh Thủy (2010), “Kinh nghiệm của Trung Quốc về hỗ trợ nông dân trong hội nhập kinh tế quốc tế và bài học có nghĩa đối với Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 11 tháng 6.
5. Hồ Thanh Thủy (2010), Hỗ trợ giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất vùng đồng bằng sông Hồng, Chủ nhiệm đề tài cơ sở, đã nghiệm thu đạt loại khá.
6. Hồ Thanh Thủy (2010), Chính sách của Nhà nước đối với nông dân trong thực hiện các cam kết gia nhập WTO (thành viên tham gia), Sách tham khảo do PGS, TS Nguyễn Cúc và TS Hoàng Văn Hoan đồng chủ biên, Nxb Khoa học và kỹ thuật.
7. Hồ Thanh Thủy (2012), “Một số giải pháp nâng cao giá trị gia tăng của nông sản Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và quản lí, số 4, tháng 12.
8. Hồ Thanh Thủy (2013), “Tạo sự thích ứng cho nông nghiệp và nông dân Việt Nam trong thực hiện các cam kết gia nhập WTO”, Tạp chí Giáo dục lí luận, số tháng 3.
9. Hồ Thanh Thủy (2013), “Hỗ trợ tài chính cho “tam nông” theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 khóa X”, Tạp chí Kinh tế và quản lý, số 7, tháng 9.
10. Hồ Thanh Thủy (2014), “Đảm bảo lợi ích của người nông dân trong thực hiện chính sách tạm trữ lúa gạo”, Tạp chí Giáo dục lý luận, số tháng 6.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Thế Anh (2009), “Phát triển xã hội ở nông thôn Trung Quốc - Nhìn từ góc độ tư duy, chính sách của Nhà nước”, Nghiên cứu Trung Quốc, số 5, tr.28.
2. Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia (2014), Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2014 và phương hướng, nhiệm vụ đến năm 2015.
3. Ban chỉ đạo sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khoá x (2014), Báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và AUSAID (2004), Đánh giá sự phù hợp của chính sách nông nghiệp Việt Nam với các qui định trong hiệp định khu vực và đa phương.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và AUSAID (2005), WTO và ngành nông nghiệp Việt Nam.
6. Bộ Kế hoạch - Đầu tư (2009), Báo cáo gói kích thích kinh tế trình đại biểu Quốc hội, ngày 14/10/2009
7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Hội nghị Tổng kết thực hiện Quyết định số 497/QĐ-TTg và sơ kết thực hiện Quyết định số 2213/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 12/5/2010.
8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013), Tờ trình Thủ tướng Chính phủ Quyết định thay thế các Quyết định 63/2010/QĐ-TTg và 65/2011/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thuỷ sản, Hà Nội.
9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn (2012), Báo cáo thường niên ngành nông nghiệp Việt Nam 2011 và triển vọng 2012, Hà Nội.
10. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn (2013), Báo cáo thường niên ngành nông nghiệp Việt Nam 2012 và triển vọng 2013, Hà Nội.