Hồ Chí Minh với việc xây dựng thể chế dân chủ cộng hòa 1945 - 1946 - 3


nước tư sản ở chính quốc và kiểu nhà nước mới - kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa ở nước Nga, Xô Viết.

Trước hết là nhìn nhận, đánh giá của Nguyễn Ái Quốc về một hình thức đặc biệt - kiểu nhà nước của giai cấp tư sản tồn tại ở thuộc địa Việt Nam dưới hình thức chế độ thực dân phong kiến.

Các khuynh hướng cứu nước gắn với việc tìm kiếm các mô hình nhà nước khác nhau của những người Việt Nam yêu nước đã tỏ rõ lập trường chung của tầng lớp nhân dân Việt Nam, của cả dân tộc Việt Nam với chế độ thực dân phong kiến mà thực dân Pháp thiết lập ở nước ta. Đó là một thái độ căm phẫn, lên án và mong muốn thay thế chế độ chính trị này bằng một chế độ chính trị tốt đẹp hơn. Thái độ của Nguyễn Ái Quốc với chế độ thực dân phong kiến góp thêm một tiếng nói cho việc lên án và thủ tiêu chế độ chính trị tàn bạo này. Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc như lời tuyên chiến với chủ nghĩa thực dân. Có thể khẳng định, đây là người Việt Nam đầu tiên đã có “công trình” nghiên cứu để vạch tội và tuyên án chủ nghĩa thực dân một cách mạnh mẽ, kiên quyết, đầy sức thuyết phục. Không chỉ tuyên án, mà bằng những hoạt động chính trị không mệt mỏi của mình, Nguyễn Ái Quốc đã thực hiện bản án đó đến cùng.

Lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, bản thân Nguyễn Ái Quốc cảm nhận sâu sắc sự tàn bạo phi nhân tính của chủ nghĩa thực dân trên quê hương Việt Nam cũng như tất cả các thuộc địa khác trên thế giới. Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đã khát quát: “Từ khi bị Pháp chiếm, đất nước chúng tôi hầu như luôn luôn sống lay lắt ngày này qua ngày khác, không hề biết chính quyền muốn dẫn mình đi đến đâu” [59, tr. 10]. Và nửa thế kỷ sau khi đặt ách thống trị trên đất nước ta: “Thật đáng buồn thay khi thấy rằng sau 50 năm thống trị mà những người đại diện cho nước Cộng hòa Pháp ở Đông Dương vẫn cứ ngoan cố kìm chân người bản xứ trong vòng nô lệ, không cho họ hưởng một chút quyền tự do nào cũng như các quyền khác theo luật pháp” [59, tr. 18]. Một tình trạng vô vọng, bế tắc bao trùm tất cả dưới sự cai trị của chủ nghĩa thực dân.


Trong chế độ này, người Việt Nam không còn tồn tại như những con người: “Chủ nghĩa tư bản Pháp đã vào Đông Dương từ hơn nửa thế kỷ nay, vì lợi ích của nó, nó đã dùng lưỡi lê để chinh phục đất nước chúng tôi. Từ đó, chúng tôi không những bị áp bức, bóc lột một cách nhục nhã mà còn bị hành hạ và đầu độc một cách thê thảm… người ta đã làm chết hàng nghìn người An Nam và tàn sát hàng nghìn người khác để bảo vệ lợi ích không phải của chính họ” [59, tr. 34, 35]. “Annamit và Angiêriêng đâu phải là người! Đó là bọn “nhà quê” bẩn thỉu, bầy “bicốt” (con dê con) bẩn thỉu. Cần quái gì phải có công lý đối với những giống ấy” [59, tr. 203]. Luôn luôn có sẵn “một kho đầy ắp những hình phạt” [59, tr. 203] để giáng vào đầu những con người khốn khổ ấy…

Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Chưa có bao giờ, ở một nước nào mà người ta lại vi phạm mọi quyền làm người một cách dã man, độc ác và trắng trợn đến thế” [60, tr. 121]. Và “để dạy cho mọi người sống cho ra sống, người ta bắt đầu bằng việc giết họ đi đã” [60, tr. 36]. Mỗi thuộc địa, chủ nghĩa thực dân sử dụng những biện pháp tàn bạo khác nhau để cai trị, nhưng các thuộc địa đều giống nhau ở một điểm: “Giữa An Nam với Công Gô, Máctinich hay Tân Đảo, không hoàn toàn giống nhau chút nào, trừ sự cùng khổ” [59, tr. 80].

Thực tế đó tại các thuộc địa, ngay cả người Pháp ở chính quốc cũng không thể phủ nhận. Sau lời phát biểu tại Đại hội Toàn quốc lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp của Nguyễn Ái Quốc, Chủ tịch phiên họp Êminguđơ phải thừa nhận: “Qua những loạt vỗ tay tán thành đại biểu Đông Dương, có thể thấy rằng toàn thể Đảng Xã hội đều đứng về phía đồng chí để phản đối những tội ác của giai cấp tư sản” [59, tr. 36].

Những con người trong bộ máy chính quyền thực dân - “tinh hoa của các cặn bã” luôn lượm lặt từ các nước châu Âu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

Con người trong bộ máy chính quyền thực dân là sự dung nạp của tất cả những cặn bã từ chính quốc thải ra, từ viên chức bình thường cho đến nhân vật chóp bu là viên Toàn quyền.

Về các quan cai trị thì: “Sang Bắc Kỳ, các ông Toàn quyền chỉ nhằm một mục đích là: tìm chỗ hố đựng bạn bè, con cháu thân thuộc và bọn vận động bầu cử

Hồ Chí Minh với việc xây dựng thể chế dân chủ cộng hòa 1945 - 1946 - 3


của những bậc thế quyền có thể làm chỗ dựa cho mình” [60, tr. 61]; “Các viên Toàn quyền lớn, Toàn quyền bé được nước mẹ ký thác vận mệnh xứ Đông Dương, nói chung đều là bọn ngu xuẩn, bọn đểu cáng’ [60, tr. 92]. Tất cả sự xa hoa, tráng lệ, thừa mứa trong cuộc sống của các quan cai trị thuộc địa đều dựa trên ngân sách được bòn rút từ những người bản xứ nghèo khổ, bị bần cùng hoá đến cùng cực. “Quan Toàn quyền chưa vừa ý với những lâu đài tráng lệ mà ngài ở tại Sài Gòn và Hà Nội, còn phải cần thêm cho ngài một biệt thự ở bãi biển nữa. Ngân sách Đông Dương lại phải “è lưng ra gánh”… Tiền nhà cửa, bàn ghế, điện nước của các vị đó đều do công quỹ đài thọ cả. Ngoài ra, những người đánh xe, lái xe, giữ ngựa, làm vườn, tóm lại, tất cả những kẻ hầu người hạ của họ cũng đều do nhà nước trả tiền công” [60, tr. 78, 79].

Còn các ngài viên chức trong bộ máy chính quyền thuộc địa thì là “những tên ngu xuẩn tò mò ưa xoi mói” [60, tr. 94]. Một chính quyền được tạo nên từ những con người mà “so với bọn viên chức thuộc địa thì những tên cướp đường còn là những người lương thiện” [60, tr. 77]. Ngay cả một tên lính thực dân cũng phải thốt ra trong cuốn nhật ký đi đường của mình rằng: “Quả thật, chúng tôi đã có tâm hồn thực dân” và tự thừa nhận: “Chúng ta còn độc ác, còn dã man hơn cả bọn kẻ cướp nhà nghề” [60, tr. 70]. Một nhà văn chính quốc khi sang thăm Đông Dương, tận mắt chứng kiến những tội ác của thực dân Pháp với những người bản xứ, đã viết: “Hình như họ (các quan bảo hộ người Pháp) chỉ là những điều khiển cho sự có mặt của chúng ta trở thành một điều xấu xa bỉ ổi không ai chịu được” [60, tr. 68].

Thuộc địa là một “thiên đường ở trần gian” cho các quan cai trị, nơi mà “cái gì người ta (người châu Âu ở Đông Dương) cũng được phép và có thể làm được” [60, tr. 59]. Nơi đây “tất cả những ai có tí chút quyền hành trong tay cũng đều sử dụng và lạm dụng quyền hành để thả cửa làm bậy vì họ biết chắc rằng sẽ không bị tội vạ gì hết” [60, tr. 63, 64]. Và “khi người ta đã là một nhà khai hoá thì người ta có thể làm những việc dã man mà vẫn cứ là người văn minh nhất” [60, tr. 63]…

Tóm lại có thể tìm thấy trong chính quyền thuộc địa “tinh hoa của các cặn bã” lượm lặt ở tất cả các nước châu Âu. Với một bộ máy được tạo nên từ những


hạng người có tố chất xấu xa như vậy, để tồn tại, nguyên tắc hoạt động của chính quyền thuộc địa luôn là “bằng bất cứ giá nào nhất thiết phải giữ uy tín cho kẻ đi chinh phục” và “bảo vệ uy tín của chủng tộc thượng đẳng”.

Chính quyền thực dân - một bộ máy cồng kềnh, quan liêu, tham nhũng.

Đó là một bộ máy ăn bám khổng lồ. Hãy làm một phép so sánh giản đơn: “Ở thuộc địa Anh, cứ 66.150 người dân thì có một viên chức người Âu, còn ở thuộc địa Pháp thì cứ 3.490 người dân đã có một viên chức người Âu” [60, tr. 61]. Trong bộ máy đó tồn tại nhan nhản những “viên chức giữ những chức vụ vô dụng” và thậm chí còn “dốt đặc” nhưng vẫn được nhận những “đồng lương rất hậu”. Đây còn điển hình là một bộ máy quan liêu. Các viên thanh tra thuộc địa, hàng năm ngốn của ngân khố một số tiền khổng lồ cho công việc thanh tra “thế nhưng các ngài thanh tra thì không bao giờ rời khỏi Pari và đối với các thuộc địa thì các ngài cũng không hiểu biết gì hơn là hiểu biết ông Trăng già” [60, tr. 76]. Đó còn là một bộ máy vô trách nhiệm và vô cảm khi sử dụng những đồng tiền ngân sách một cách phung phí, tùy tiện và bừa bãi: “Hết hành vi điên rồ này đến hành vi điên rồ khác đã phung phí đồng tiền mà người dân An Nam khốn khổ đã phải đổ mồ hôi nước mắt mới kiếm được” [60, tr. 75]. Một bộ máy hoạt động tùy tiện, không tuân theo nguyên tắc nào: “Khi cần tiền, nhà nước bảo hộ Pháp chỉ có việc thay đổi hạng ruộng. Chỉ một nét bút thần kì là họ biến một đám ruộng xấu thành ruộng tốt” [60, tr. 90]. Bộ máy nhà nước chính trị tồn tại và hoạt động không phải để thực hiện những việc công ích mà chỉ để thực hiện sự cai trị chính trị nhằm vơ vét đầy túi tham cho những kẻ cai trị. Đúng là một bộ máy “cướp giật được hợp pháp hóa”:

Một số phiên họp của Hội đồng Quản hạt chỉ là để bàn việc cướp giật công quỹ một cách có phương pháp… Với quyền hành sẵn có, họ sức cho dân bản xứ biết nhà nước cần một khoản tiền bao nhiêu đó, rồi họ phân bố cho các làng phải đóng góp [60, tr. 77].

Bọn thực dân với quyền lực trong tay ngày càng phè phỡn trên máu và nước mắt của những người bản xứ: “Tất cả bọn chúng chỉ có mỗi cái tài là phung phí công quỹ, còn người An Nam khốn khổ thì cứ nai lưng đóng góp, đóng góp mãi”


[60, tr. 78]. Tệ tham nhũng đã bòn rút gần như sạch trơn ngân sách chính quyền: “Trong số 12 triệu đồng của ngân sách Nam Kỳ, thì 10 triệu đồng đã tìm cách chui sâu vào túi các ngài viên chức rồi” [59, tr. 172].

Và hoạt động của bộ máy chính quyền ấy cũng thật quái đản. Ví như, để giải quyết nạn đói, chính phủ bắt giam một số đông người đói. Và để cho bọn người đói đừng coi nhà tù là nơi cứu tế, người ta không cho họ ăn gì hết cho đến chết!.

Chế độ thuộc địa, chính quyền thuộc địa đã thực thi một chính sách ngu dân triệt để hòng “làm cho dân ngu để dễ trị”. Nơi đây “ngay cả cái quyền sơ đẳng là viết thư cho nhau, họ (người bản xứ) cũng không được hưởng. Sự vi phạm tự do cá nhân ấy lại ghi thêm một thành tích cho cái chế độ lạm quyền, cái chế độ mật thám bỉ ổi đương hoành hành ở các thuộc địa” [59, tr.127].

Từ việc tố cáo tội ác kinh tởm của chủ nghĩa thực dân khắp nơi trên thế giới, Nguyễn Ái Quốc kết luận rằng: “Thế giới sẽ chỉ có nền hòa bình cuối cùng khi tất cả các dân tộc tự mình thỏa thuận với nhau cùng tiêu diệt con quái vật chủ nghĩa đế quốc ở khắp mọi nơi mà họ gặp nó” [59, tr. 17]. Kết luận này chính là sự phủ nhận của Người với chính trị thực dân phong kiến - một hình thức đặc biệt, nhà nước của giai cấp tư sản đã bị thực dân hóa ở các thuộc địa của chủ nghĩa tư bản.

Trong nhận thức của Nguyễn Ái Quốc, chính trị thực dân phong kiến sẽ phải được xóa bỏ ở Việt Nam và phải được thay thế bằng một chế độ chính trị phù hợp với sự phát triển tiến bộ của xã hội. Tuy nhiên, thay thế chính trị thực dân phong kiến bằng nền chính trị nào thì lúc đó Người chưa tìm ra câu trả lời.

Tiếp theo là nhìn nhận, đánh giá của Nguyễn Ái Quốc về kiểu nhà nước tư sản tồn tại ở các nước tư bản phát triển dưới hình thức chế độ dân chủ tư sản ở Mỹ, Pháp.

Bản chất của một chế độ chính trị thể hiện rõ nhất ở chỗ nó đại diện cho lợi ích của ai, phục vụ cho ai. Trong quá trình bôn ba khắp năm châu bốn biển để tìm cho dân tộc một con đường sống, nghiên cứu xã hội tư bản và các cuộc cách mạng nổi tiếng thế giới như cách mạng Anh, Pháp, Mỹ, Nguyễn Ái Quốc nhận thấy nhiều điều nghịch lý.


Sự tương phản giữa những khẩu hiệu mỹ miều trên lá cờ của cách mạng tư sản Pháp mà Nguyễn Ái Quốc được nghe thấy từ khi học trường Quốc học Huế với sự dã man, tàn bạo của thực dân Pháp trên quê hương đau khổ của Người đã thôi thúc Người đến nước Pháp để khám phá những gì thực sự ẩn giấu đằng sau cái gọi là “tự do - bình đẳng - bác ái”. Đến Pháp, Người có dịp nghiên cứu bản “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” của Cách mạng Pháp 1789. Trong thời kỳ mà nền chuyên chế phong kiến đang thống trị thế giới, mọi quyền con người bị tước đoạt, bản Tuyên ngôn là một văn kiện chính trị, pháp lý tiến bộ khi nó khẳng định quyền tự do, bình đẳng, quyền chống áp bức của con người. Nhà nước đảm bảo quyền tự do, có nghĩa là mọi người có thể làm tất cả những gì không gây hại cho người khác và không bị pháp luật nghiêm cấm. Quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về nhân dân. Luật pháp phải biểu hiện ý chí của tất cả các thành viên trong xã hội…

Tuy Tuyên ngôn Pháp khẳng định quyền bình đẳng của con người nhưng tại Đông Dương thuộc Pháp thì không như vậy: “Giá mà mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, như người ta thường nói, thì tuổi thọ của ông Xarô, Toàn quyền Đông Dương, phải dài ghê lắm mới đủ để cho ông ngồi hết hạn tù” [60, tr. 103]. Sau cách mạng tư sản, giai cấp tư sản Pháp nhiều lần thiết lập nhà nước quân chủ nghị viện nhưng trước sức mạnh đấu tranh của quần chúng nhân dân, chúng đã không thể thực hiện được. Tuy nhà nước vẫn mang hình thức cộng hòa nghị viện nhưng nhà nước tư sản Pháp ngày càng lao vào con đường độc tài, phản động. Nghiên cứu lịch sử cách mạng Pháp, khi tư sản Pháp câu kết với tư sản Đức chống lại cách mạng, Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luận: “Tư bản không có Tổ quốc” [60, tr. 296]. Kết luận này giúp Người nhận thức rõ hơn bản chất quốc tế của chủ nghĩa đế quốc và nhà nước tư sản ở các nước Âu Mỹ. Lịch sử cách mạng Pháp cũng cung cấp cho Nguyễn Ái Quốc những thông tin quý báu về một loại hình chính phủ của nhân dân, đó chính là công xã Pari. Mô hình một chính phủ: “Tự dân cử lên và dân có quyền thay đổi chính phủ”, “dân có quyền tự do tổ chức, làm báo, khai hội, xuất dương…”, “bất kỳ đàn ông, đàn bà, ai cũng được quyền chính trị, tuyển cử và ứng cử” [60, tr. 295]. Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu những giá trị chân chính, những yếu


tố nhân văn, tiến bộ của cách mạng dân chủ tư sản, của chính trị tư sản nhưng Người cũng đã nhận ra những hạn chế của nó.

Đến Mỹ, Người nghiên cứu bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ của Cách mạng Mỹ 1776. Tuyên ngôn khẳng định: “Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng… trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” [62, tr. 1]. Tuyên ngôn cũng khẳng định cuộc đấu tranh vì nền độc lập của nước Mỹ đồng thời cũng là cuộc đấu tranh vì một chính phủ dựa trên sự đồng thuận của nhân dân thay thế cho một chính phủ được điều hành bởi một ông Vua. Chính phủ mới được thiết lập để bảo vệ tự do, hạnh phúc của nhân dân.

Tuyên ngôn thì đẹp đẽ, song những gì diễn ra trên hiện thực nước Mỹ thì trái lại. Tuyên ngôn khẳng định rõ quyền đập đổ chính phủ nếu chính phủ ấy làm hại dân nhưng “bây giờ chính phủ Mỹ lại không muốn cho ai nói đến cách mệnh, ai động đến chính phủ. Mỹ tuy rằng cách mệnh thành công đã hơn 150 năm nay, nhưng công nông vẫn cực khổ, vẫn cứ lo tính cách mệnh lần thứ hai” [60, tr. 291]. Giai cấp tư sản Mỹ ngày càng chà đạp trắng trợn các nguyên tắc cơ bản của Tuyên ngôn. Chúng đã thiết lập một chính quyền trung ương mạnh với quyền hạn tập trung cho các cơ quan nhà nước liên bang nhằm tập trung lực lượng để có điều kiện đàn áp hiệu quả phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong nước. Hệ thống chính trị Mỹ với thủ đoạn cầm quyền thông qua hai đảng của giai cấp tư sản nhằm lừa bịp nhân dân lao động là hai đảng ấy đối lập nhau, đó là sự dân chủ trong nhà nước Mỹ nhưng thực chất hai đảng đó chỉ là hai cánh tay của chủ nghĩa tư bản thay nhau nắm giữ chính quyền nhà nước. Đúng như Ăng-ghen viết: “Ở đây lại có bầy lũ lớn những nhà chính trị đầu cơ thay nhau nắm giữ chính quyền nhà nước và lợi dụng chính quyền đó với những phương pháp vô liêm sỉ và cả nước đều bất lực trước những tên lớn đó gồm những nhà chính trị vốn mạo xưng vì cả nước mà phục vụ nhưng thực ra lại thống trị và cướp bóc nó” [53, tr. 771, 772].

Cuối cùng, băn khoăn của Nguyễn Ái Quốc khi tận mắt chứng kiến những phụ nữ Pháp nghèo khổ lao động cực nhọc dưới cảng Mácxây: “Tại sao người Pháp không đi khai hóa cho chính họ trước khi khai hóa chúng ta?”. Theo Người, nguyên


nhân của tất cả những nghịch lý trên tựu trung lại là vì: Cách mệnh Pháp cũng như Cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa. Cách mệnh đã bốn lần rồi mà nay công nông Pháp hẵng còn phải mưu cách mệnh lần nữa mới thoát khỏi vòng áp bức [60, tr. 296].

Nguyễn Ái Quốc cũng đã từng biết đến Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Dật Tiên và mô hình nhà nước Trung Hoa dân quốc mà chủ nghĩa này hướng tới xây dựng. Và dù nhận thấy chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là “chính sách của nó phù hợp với nước ta”, song mô hình nhà nước theo kiểu Trung Hoa dân quốc - một kiểu nhà nước dân chủ tư sản, cũng không phải sự lựa chọn của Người.

Từ nghiên cứu thực tiễn các nước tư bản chủ nghĩa và lý luận của các cuộc cách mạng tư sản nổi tiếng thế giới, nhìn rõ những hạn chế của cách mạng tư sản và bản chất xã hội tư bản đằng sau vẻ ngoài xa hoa, hào nhoáng. Người rút ra kết luận: Cách mạng Việt Nam không thể đi theo con đường ấy - con đường cách mạng tư sản. Và kết luận này một lần nữa khẳng định chính trị tư sản, kiểu nhà nước tư sản không thể là chính trị tương lai của Việt Nam.

Nhìn nhận, đánh giá của Nguyễn Ái Quốc về kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa

ở Nga.

Với ham muốn tột bậc là “làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân tộc ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” [59, tr. XXVIII], Nguyễn Ái Quốc tâm niệm: “Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cho cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc” [60, tr. 292]. Vậy, không đi theo con đường cách mạng tư sản, mô hình nhà nước theo kiểu nhà nước tư sản không phải sự lựa chọn của Nguyễn Ái Quốc. Việt Nam sẽ đi theo con đường nào, gắn với một kiểu nhà nước như thế nào?.

Người đã tìm thấy câu trả lời cho bài toán độc lập của Việt Nam khi biết tới Lênin và Cách mạng Tháng Mười Nga. Sau nhiều trải nghiệm thực tế, Nguyễn Ái

Ngày đăng: 02/05/2023