Hồ Chí Minh với việc xây dựng thể chế dân chủ cộng hòa 1945 - 1946 - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-------------------------


NGUYỄN THỊ VÂN


HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC XÂY DỰNG THỂ CHẾ DÂN CHỦ CỘNG HÒA (1945 - 1946)


LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Hồ Chí Minh với việc xây dựng thể chế dân chủ cộng hòa 1945 - 1946 - 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

---------------------------


NGUYỄN THỊ VÂN


HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC XÂY DỰNG THỂ CHẾ DÂN CHỦ CỘNG HÒA (1945 - 1946)


Chuyên ngành: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Mã số: 60 22 03 15


LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ


Người hướng dẫn khoa học: PGS. NGND LÊ MẬU HÃN


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Phó giáo sư sử học, Nhà giáo nhân dân Lê Mậu Hãn. Các tài liệu, số liệu nêu ra trong Luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học, các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.


Hà Nội, ngày 09 tháng 08 năm 2015

Tác giả Luận văn


Nguyễn Thị Vân


LỜI CẢM ƠN


Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo trong khoa Lịch sử, bộ môn Lịch sử Đảng đã tận tình dạy bảo, truyền thụ kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập.

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn đến PGS. NGND Lê Mậu Hãn - giảng viên hướng dẫn, người đã chỉ bảo, giúp đỡ tôi tận tình trong quá trình thực hiện và hoàn thành Luận văn.

Xin cảm ơn những người mà tôi chưa từng gặp mặt, nhưng cuộc sống, tư tưởng, công trình của họ đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến bản thân tôi, giúp tôi có niềm tin, động lực để hoàn thành Luận văn.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, những người luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn của mình!


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

Chương 1: HỒ CHÍ MINH KHẢO CỨU VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH NHÀ

NƯỚC DÂN CHỦ CỘNG HÒA Ở VIỆT NAM 8

1.1. Quá trình Nguyễn Ái Quốc tìm con đường giải phóng dân tộc và mô hình nhà nước kiểu mới cho Việt Nam 8

1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử đầu thế kỷ XX 8

1.1.2. Quá trình Nguyễn Ái Quốc tìm một con đường giải phóng dân tộc gắn với tìm kiếm kiểu nhà nước cho Việt Nam 12

1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng mô hình nhà nước kiểu mới ở Việt Nam 22

1.2.1. Nhận thức và chuẩn bị tổ chức cho sự ra đời của một nhà nước kiểu mới ở Việt Nam 23

1.2.2. Xây dựng mô hình nhà nước kiểu mới ở các khu giải phóng (03/1945 - 08/1945) 28

Tiểu kết chương 1 35

Chương 2: HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC XÂY DỰNG THỂ CHẾ DÂN CHỦ CỘNG HÒA Ở VIỆT NAM (1945 - 1946) 37

2.1. Nhà nước theo thể chế dân chủ cộng hòa ở Việt Nam 37

2.1.1. Bối cảnh lịch sử những năm 1945 - 1946 37

2.1.2. Tư duy chính trị của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước kiểu mới - nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa 44

2.2. Xây dựng nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1945 - 1946) 51

2.2.1. Bộ máy nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1945 - 1946) 53

2.2.2. Hoạt động nhà nước nhằm củng cố và tăng cường thực lực về mọi mặt 69

Tiểu kết chương 2 84

Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 86

3.1. Một vài nhận xét về thể chế dân chủ cộng hòa ở Việt Nam giai đoạn (1945 - 1946) 86

3.1.1. Nhân tố xây dựng thể chế dân chủ cộng hòa ở Việt Nam 86

3.1.2. Giá trị của nền dân chủ cộng hòa ở Việt Nam (1945 - 1946) 92

3.2. Một số kinh nghiệm 94

3.2.1. Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước trong mọi hoàn cảnh 94

3.2.2. Xây dựng bộ máy nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân 98

Tiểu kết chương 3 109

KẾT LUẬN 111

TÀI LIỆU THAO KHẢO 115

PHỤ LỤC 121

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của Đảng và Nhà nước Việt Nam, người chiến sĩ kiên cường của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, từ lâu đã là đối tượng nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước. Những công trình nghiên cứu về Người được tiếp cận trên bình diện của các ngành khoa học khác nhau, như: lịch sử, chính trị, văn hóa… Càng nghiên cứu, tìm hiểu về Hồ Chí Minh, các nhà khoa học càng hiểu thêm những giá trị tư tưởng và nhân văn, càng thấy ở Người tầm nhìn chiến lược, sự kiên định, nhất quán trong tư tưởng, hành động của một lãnh tụ cộng sản kiên cường, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn.

Trải qua quá trình lao động, học tập, nghiên cứu, đấu tranh trong phong trào dân tộc yêu nước và công nhân quốc tế, sau khi tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng và sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể nước ta. Một trong những sáng tạo độc đáo của Người là việc thiết lập và xây dựng nhà nước dân chủ cộng hòa ở Việt Nam, một nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân, đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Nghiên cứu đề tài Hồ Chí Minh với việc xây dựng thể chế dân chủ cộng hòa (1945 - 1946) là việc làm cần thiết góp phần làm sáng tỏ thêm những sự kiện lịch sử về quá trình Hồ Chí Minh khảo cứu, chỉ đạo, xây dựng Nhà nước dân chủ cộng hòa ở Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1946. Qua đó, xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng, đưa Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Ngày nay, đất nước Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tình hình trong nước, khu vực và thế giới đã có những thay đổi căn bản. Nhưng những nền tảng quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân vẫn giữ nguyên giá trị. Đề tài Hồ Chí Minh với việc xây dựng thể chế dân chủ cộng hòa (1945 - 1946) luôn có ý nghĩa lý luận, thực tiễn đối với việc nghiên cứu lịch sử dân tộc và mang tính thời sự trong việc quyết tâm giữ vững độc lập dân tộc, dân chủ, kiên trì định hướng xã hội chủ nghĩa trong một thế giới đa cực, đa phương…


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Hồ Chí Minh là người đầu tiên sáng lập ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Vì vậy, tư tưởng và hoạt động lãnh đạo của Hồ Chí Minh về nhà nước đã có nhiều tác giả nghiên cứu. Liên quan đến đề tài này, có nhiều công trình nghiên cứu đề cập dưới các dạng khác nhau có thể chia thành các nhóm như sau:

Nhóm thứ nhất: Một số công trình nghiên cứu của các nhà lãnh đạo có liên quan đến đề tài như: Lê Duẩn (1970), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb Sự thật, Hà Nội; Phạm Văn Đồng (1980), Nhà nước dân chủ nhân dân Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội; Đỗ Mười (1991), Xây dựng nhà nước của nhân dân - Thành tựu, kinh nghiệm, đổi mới, Nxb Sự thật, Hà Nội; … Nội dung mang tính khái quát sự nghiệp thành lập nhà nước dân chủ nhân dân ở Việt Nam.

Nhóm thứ hai: Một số công trình nghiên cứu chuyên khảo về Hồ Chí Minh với nhà nước, trong đó có đề cập đến nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa giai đoạn (1945 - 1946) như: TS. Lê Phương Thảo (2009), Nhà nước và cách mạng Việt Nam những năm 1945 - 1946, những sáng tạo của Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Ngọc Minh (1998), Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, Nxb Sự thật, Hà Nội; PGS.TS. Hoàng Văn Hảo (1995), Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới - Sự hình thành và phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Vũ Đình Hoè (2001), Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội; Phạm Ngọc Anh - Bùi Đình Phong (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam, Nxb Lao động; Bùi Ngọc Sơn (2004), Tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận chính trị; …

Một số bài viết đăng báo, tạp chí như: Song Thành, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo Tổng tuyển cử bầu Quốc hội lập hiến đầu tiên ở nước ta, Tạp chí Lịch sử Đảng (1), năm 2001; Dương Xuân Ngọc, Quá trình xây dựng thể chế nhà nước của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Lý luận chính trị, 02/2004;

Xem tất cả 150 trang.

Ngày đăng: 02/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí