Hình Tượng Con Người Trong Hoạt Động Vui Chơi Giải Trí


Nội dung của những bức chạm thể hiện cảnh không khí long trọng của đoàn người rước vị tiến sỹ về bãi tổ tiên, không khí cuộc thi võ để tìm ra võ sỹ nào giỏi nhất.

Với đề tài vinh quy bãi tổ: bước vào đình Hoành Sơn, ngay phía gian bên cửa võng ở trên ván bưng phía bên phải là bức chạm “ Vinh quy bái tổ”(H1.9, H1.10, H1.11). Bức chạm với diện tích không lớn nhưng đã thể hiện được không khí long trọng, náo nhiệt thể hiện cảnh sinh hoạt không thường xuyên của người dân địa phương. Phía trước là bốn người đang khiêng tấm “sắc phong” của Vua trao, bên cạnh là hai người đang khiêng trống, vác chiêng, tiếp sau đó là quân lính đang dương cao ô, lọng, bên cạnh trạng nguyên có người cưỡi ngựa đi cùng và nhiều người dân ra nghênh đón, hai tay đang chắp lại hướng về phia quan Trạng với thái độ rất cung kính

Để làm nổi bật sự náo nhiệt của đám rước, người nghệ nhân đã bất chấp yêu cầu về tính hợp lý của hiện thực để làm nổi bật trọng tâm của đề tài. Các nghệ nhân đã cho chúng ta thấy rõ sự hồ hởi trên từng khuôn mặt. Tấm “sắc phong” Vua ban và những người tham gia đám rước thì được nhìn từ trên xuống, nhưng hình ảnh ông Trạng ngồi trong kiệu lại được chạm theo góc nhìn ngang. Sự sắp xếp như thế hoàn toàn là do dụng ý của tác giả: bẳng sắc phong phải nhìn từ trên xuống mới thấy rõ và cũng nhìn từ trên xuống chúng ta mới quan sát hết được sự hồ hởi của những người tham gia đám rước. Với góc nhìn ngang chúng ta thấy rõ hình ảnh quan Trạng mũ áo chỉnh tề ngồi hơi ngả về phía sau, tay gác trên thành kiệu, tâm trạng tự hào và niềm vui của người đỗ đạt. Ông đang bồn chồn và nóng lòng chờ đợi sớm về nhà để bái tổ tiên và gặp lại người thân sau những ngày đèn sách xa quê. Chính góc nhìn ngang như thế cho chúng ta thấy được nụ cười của quan trạng và quan sát rõ dòng chữ “vinh quy bái tổ” trên kiệu. Nếu như ở bức chạm này tác giả chỉ nhìn từ một điểm từ trên xuống thì mái của kiệu sẽ che mất quan trạng và chúng ta sẽ không đọc được dòng chữ bên kiệu.


Vinh quy bãi tổ là cảnh sinh hoạt gắn với địa phương của vùng đất Nam Đàn, bởi vùng đất Nghệ An đặc biệt là vùng đất Nam Đàn đã có rất nhiều người thành đạt trong thi cử như: Nguyễn Thiện Chương, Nguyễn Đức Đạt, Tạ Hoàng Bửu…nên đề tài vinh quy bãi tổ phản ánh đúng cảnh sinh hoạt của người dân địa phương.

Với đề tài thi võ: trên ván bưng gian bên phải là bức chạm miêu tả cảnh thi võ (H 1.13, H1.14). Trong bức chạm diễn tả lại một buổi thi võ, hình ảnh chính là hai võ sỹ đang ngồi trên lưng ngựa tay cầm đao thi đấu đối kháng. Phía bên phải trong đình làng là những người có chức sắc, áo mũ chỉnh tề - họ chính là người cầm cân nảy mực cho trận đấu. Một người là quan sát viên, một người là trọng tài, đang bàn luận về trận đấu, còn một người đang đánh trống để tăng thêm không khí náo nhiệt cho ngày hội, đồng thời cũng là đánh những hồi trống để thúc dục tinh thần các võ sỹ.

Bằng kỹ thuật chạm nông hình ảnh hai võ sỹ ngồi trên hai con ngựa là hai nhân vật chính. Cả hai con ngựa đều được người nghệ sỹ miêu tả trong tư thế dũng mãnh nhất. Con ngựa bên phải cả hai chân trước và hai chân sau đều duỗi thẳng hết cỡ để phi nước đại. Con ngựa đối diện đang thu cả hai chân vào trong để phi về phía đối thủ, “song mã” đây cũng là hai tư thế điển hình nhất của con ngựa chiến đã được tác giả khắc họa vào bức chạm. Hai võ sỹ ngồi trên lưng ngựa đầu chịt khăn, bên trong mặc áo giáp, vai choàng khăn bào. Người bên phải tay cầm đao hất trên đầu chuẩn bị ra đòn tấn công đối phương. Còn võ sỹ bên trái thì tay trái cầm dây cương, tay phải đang đưa đao ngang tầm cổ để phòng thủ. Một người ra đòn tấn công còn người kia phòng thủ chính là điểm cao trào nhất của hồi đánh để các võ sỹ ghi điểm. Gương mặt của hai người thể hiện sự tập trung cao độ vào trận đấu, để tránh sự sơ suất dù là nhỏ nhất. Hai tà áo bào của hai võ sỹ bay thẳng ra phía sau chứng tỏ hai con ngựa đều phi rất nhanh và mạnh, qua đó người xem thấy rõ tốc độ di chuyển của chúng, cảm nhận được yếu tố động trong bức chạm. Con ngựa cũng được tác giả trang trí rất đẹp bởi


những hạt lục lạc trên cổ. Lưng ngựa có tấm vải phủ từ trên xuống ôm sát vào thân vừa có chức năng bảo vệ, vừa làm đẹp cho nó.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 83 trang tài liệu này.

Với chủ đề cưỡi voi : Voi còn được biết đến với sức mạnh của chúng trong chiến tranh và cũng là con vật gắn liền với sinh hoạt hàng ngày của dân cư bản địa. Hình tượng con voi là một đề tài thường xuất hiện trong các tổ hợp kiến trúc đền chùa của người Việt. Tại đình Hoành Sơn các nghệ nhân đã sử dụng hình tượng con voi kết hợp với hình tượng con người nhằm thể hiện sức mạnh của dân tộc trong chiến tranh. Mong ước hòa bình và tinh thần chiến đấu bất khuất của dân tộc.Cùng một đề tài voi ra trận nhưng cũng có hai cách thể hiện khác nhau và bố cục cũng đối xứng nhau. Ở xà nách bên trái diễn tả voi chuẩn bị ra trận, trên đó chỉ chạm khắc một vị tướng đang cưỡi trên lưng voi và một người lính đang cầm lọng đi bên cạnh (H1.17). Xà nách bên phải của gian đối diện tả voi ra trận không chỉ có vị tướng đang ngồi trên lưng voi mà còn có cả một tốp lính với vũ khí trong tay đi theo sau H1.16).

Mặc dù cảnh sinh hoạt của người dân không diễn ra hàng ngày, thường xuyên, nhưng Nghệ An là vùng đất hiếu học có nhiều người đỗ đạt khi đi thi khoa bảng cao, đóng góp cho đất nước không ít người tài giỏi qua các khoa thi hương, thi hội. Chính vì vậy, mỗi lần có người đỗ đạt cao, nó trở thành niềm vui chung của gia đình làng xã. Do đó đề tài sinh hoạt vinh quy bái tổ, thi võ được các nghệ nhân chạm khắc nhằm đề cao sự học hành, đỗ đạt khoa cử của những người con hiếu học. Đồng thời mong muốn cuộc sống tươi đẹp, hòa bình, hạnh phúc.

Hình tượng con người trong nghệ thuật chạm khắc Đình Hoành Sơn - 5

2.1.3. Hình tượng con người trong hoạt động vui chơi giải trí

Trong nghệ thuật chạm khắc đình làng, những ước mơ về cuộc sống bình yên hạnh phúc giản dị của người dân Việt còn được thể hiện rõ nét qua nhiều đề tài chạm khắc. Đình Hoành Sơn có rất nhiều nội dung phong phú, tái hiện lại những hoạt động vui chơi giải trí của người dân được diễn ra trong ngày lễ hội


như: đua thuyền, đánh cờ….Nhằm phản ánh xã hội và ước mơ cao đẹp về cuộc sống bình yên của người dân.

Với chủ đề đánh cờ: Lễ hội là nơi tất cả mọi người gửi gắm tâm tư tình cảm nguyện vọng của mình, là sự tham gia của cả các tầng lớp trong xã hội. Trong lễ hội có rất nhiều trò chơi diễn ra, với người nông dân đánh cờ là một trò chơi trí tuệ rèn luyện sự nhanh nhẹn và trí thông minh để vận dụng vào cuộc sống. Với tầng lớp quyền quý, đánh cờ như là một thú vui, một trò chơi mang tính chất tiêu khiển tao nhã. Vì vậy đánh cờ thu hút rất đông đảo các tầng lớp trong xã hội.

Bức chạm đặc sắc được nhiều người chú ý là bức “ đánh cờ” (H1.8) nằm trên ván cốn vì nóc bên trái của đình. Bức chạm khắc miêu tả sự gay go quyết liệt của ván cờ lúc gần tàn cuộc. Bàn cờ được tác giả đặt điểm nhìn chính diện từ trên xuống, do đó người nhìn rất rõ thế cờ với các quân còn lại trên bàn cờ rất ít, chứng tỏ ván cờ đã sắp hồi kết thúc. Cái hòm đựng đồ cũng được diễn tả theo điểm nhìn từ trên xuống nên nhìn thấy rõ ba mặt của hòm. Những người tham gia trong ván cờ được miêu tả ở góc nhìn ngang, nên ta thấy rất rõ diễn biến tâm lý của từng nhân vật. Bố cục của bức chạm rất cân đối và chặt chẽ với bảy nhân vật, trong đó có năm người được miêu tả chi tiết hơn: Một trọng tài, hai đối thủ cùng hai người quân sư, hai nhân vật phụ là hai người hầu ở hai bên được thể hiện đơn giản. Nhân vật chính của ván cờ là nhân vật ngồi bên phải trong thế thắng. Anh ta ngồi trong thư thế vô cùng thoải mái, người hơi đổ về phía trước để thẳng tay đẩy quân cờ, mặt hơi ngẩng lên có vẻ đắc thắng. Còn nhân vật đối diện ngồi phía bên trái đã bị mất nhiều quân do đó đang lưỡng lự nên đi nước cờ như thế nào. Vì tâm lý nên anh ta cầm que gãi lưng – vừa đánh vừa gãi để suy nghĩ cho nước cờ chuẩn bị đi, sự căng thẳng bộc lộ trên khuôn mặt của anh ta. Người ngồi phía sau chính giữa bàn cờ là trọng tài của ván cờ, anh ta không ủng hộ ai một tay chống xuống cờ, tay kia gác lên đầu gối mặt đang cúi xuống theo dõi rất sát ván cờ.


Với chủ đề đua thuyền: Đua thuyền là một môn thể thao dân gian có từ lâu đời, không thể thiếu được trong các kỳ lễ hội ở Việt Nam nói chung và Nam đàn nói riêng. Lễ hội đua thuyền thu hút được rất nhiều người tham gia, mọi người tập trung hết cả hai bên sông để reo hò, cổ vũ… làm náo nhiệt cả một vùng sông nước. Đua thuyền ở các lễ hội ngoài việc rền luyện sức khỏe cho người dân vùng sông nước, còn là dịp chọn ra những tay đua cừ khôi. Đua thuyền đã trở thành một trong những môn thể thao không thể thiếu trong các lễ hội người dân vùng sông nước.Vì vậy lễ hội đua thuyền được chạm khắc rất nhiều ở các đình làng.

Đình Hoành Sơn có một điều đặc biệt hơn các đình khác là cùng một đề tài “đua thuyền” nhưng có hai cách thể hiện khác nhau. Ở đình Hoành Sơn, trên ván cốn xà nách bên trái chạm khắc duy nhất một con thuyền trong tư thế tĩnh (H1.7) và một người ngồi phía đầu thuyền. Đối xứng với bức chạm đó, trên xà nách bên phải là bức chạm thuyền động (H1.6) – khi đã bước vào cuộc đua. Trên thuyền gồm tất cả bảy người, trong đó có năm người đua, một người chỉ huy ngồi phía sau và một người đánh trống ngồi phía trước. Năm chàng trai là nhân vật chính của cuộc đua, vì vậy được nghệ nhân mô tả rất kỹ. Họ là những chàng trai khỏe mạnh, cường tráng, vạm vỡ, tóc búi mình trần, đóng khố đang choãi chân, vặn mình, đứng nghiêng nghiên nhoài mình dồn hết sức vào bắp tay chắc khỏe quạt mái chèo thật sâu, thật mạnh trong nước. Phía trước là một người động viên phồng má thổi kèn, phía sau là một người đánh trống theo từng nhịp chèo. Tất cả những chi tiết đó đó đều được thể hiện trên cốn hình chữ nhật, trọn vẹn trong một bức tranh đua thuyền ở lễ hội làng.

Bức chạm “đua thuyền” có ý nghĩa quan trọng đối với cư dân Nam Đàn sống bên dòng sông Lam. Cuộc sống của họ gắn liền với sông nước nên lễ hội” đua thuyền” càng có ý nghĩa linh thiêng và trang trọng. Sau lễ hội sẽ mang đến cho họ cuộc sống may mắn mưa thuận gió hòa, dòng sông yên bình, làm ăn thuận lợi.


Đình Hoành Sơn là một kiến trúc điển hình về mỹ thuật. Nghệ thuật chạm khắc trên kiến trúc biểu hiện bước quá độ của nghệ thuật trang trí dân gian, cuối thế kỷ 17 sang thế kỷ 18. Nếu trong thế kỷ 17 điêu khắc đình làng trang trí hoạt cảnh dân gian là phổ biến bới tích truyện là thứ yếu thì tại đình Hoành Sơn các yếu tố này dường như cân bằng, nó hàm chứa sự kế thừa, sáng tạo đồng thời cũng phản ánh nhiều nét về lịch sử và xã hội đương thời.

2.2. Hình tượng con người được thể hiện qua hình thức nghệ thuật chạm khắc

2.2.1. Hình tượng con người thể hiện qua hình khối

Hình tượng con người trong nghệ thuật chạm khắc gỗ đình Hoành Sơn về mặt hình khối nó được thể hiện rất rõ ràng, phong phú và có tính biểu hiện. Khối ở đây được các nghệ nhân thể hiện đơn giản, cô đọng nhưng rất tinh tế. Sự cô đọng được thể hiện ở các khối đơn giản quy vào hình vuông, hình chữ nhật, hình nón… nhưng vẫn tạo được hiệu quả hình ảnh của nhân vật. Tác giả với cách tạo khối đa dạng thì tác phẩm sẽ có chất biểu cảm mạnh mẽ hơn. Tóm lại, người nghệ sỹ phải biết chiến thắng sự cơ bản của khối và thổi vào khối một chất cảm, một linh hồn bằng cách làm cho khối đó có sự kết hợp sinh động.

Hình tượng con người trong chạm khắc đình Hoành Sơn thông qua nghệ thuật tạo khối nó có những đặc điểm như sau: khối cứng, khối mềm, có khối nhẵn phẳng, có khối thô ráp…tạo cho chất cảm cũng như làm rõ tính biểu hiện của hình khối thông qua hình tượng con người.

Khối cứng là những khối được tạo nên bởi những hình, mảng có cạnh là những đoạn thẳng. Hình tượng con người được thể hiện qua khối cứng trong nghệ thuật chạm khắc đình Hoành Sơn rõ nhất là ở bức “đua thuyền” (H.18). Nhìn vào bức chạm ta thấy các nghệ nhân đã sử dụng những mẳng có những cạnh là đường thẳng như cột thuyền, mái chèo, cạnh của chiếc thuyền. Tất cả những đường thẳng kỷ hà đó tạo cho bức chạm một cảm giác yên tĩnh như cuộc đua thuyền vừa kết thúc. Trên thuyền còn duy nhất một người đang ngồi. Ngoài ra ở bức chạm “ đua thuyền” (H.17) các nghệ nhân dân gian cũng tập trung khai


thác khối tĩnh ở các vị trí trên cạnh thuyền, mái chèo, cột thuyền và ở các vị trí trên cơ thể của những chàng trai đua thuyền như khối ở vị trí cánh tay, chân. Tạo cho kết quả khối ở đây thô ráp, chắc khỏe nhằm nói lên sức mạnh của những chàng trai đua thuyền.

Sự kết hợp giữa khối nằm ngang để tạo thành chiếc thuyền và khối hình trụ đứng làm các cột thuyền đã tạo nên chắc chắn về cấu trúc thuyền đồng thời làm nổi bật lên hình dáng động của người đang chèo thuyền.

Bằng thủ pháp nghệ thuật cường điệu trong cách tả khối, trên bức chạm “đua thuyền” tác giả đã tạo những khối căng tròn và chắc nịch ở cánh tay, đùi, tấm lưng trần vạm vỡ, ngực nở nang để thể hiện những chàng trai đua thuyền khỏe mạnh, cường tráng. Bởi vậy những chàng trai đua thuyền nổi bật hơn và gây được ấn tượng đối với người xem. Chính thủ pháp “ cường điệu” làm hình ảnh những chàng trai đua thuyền trở nên dí dỏm và vui vẻ hơn. Các chàng trai với những đôi bàn tay rắn rỏi và chắc khỏe đang nắm lấy mái chèo và phối hợp với nhau rất nhịp nhàng

Bố cục trong bức chạm vô cùng chặt chẽ, dáng của những người chèo thuyền và các mái chèo tạo thành những đường chéo song song trong bức chạm. Để phá thế đó tác giả đã tạo những đường song song khác – các cột chống mái chèo theo hướng thẳng đứng từ mạn thuyền lên. Chính cách bố cục như thế đã tạo cho người xem thấy rõ sự kết hợp nhịp nhàng của những chàng trai khi chèo thuyền và sự bứt phá để về đích sớm nhất.

Chiếc thuyền được trang trí rất cầu kỳ, công phu, đầu và đuôi của thuyền được chạm khắc hình rồng, phía trên mái thuyền được treo rất nhiều cờ hội với những đường chạm uốn lượn mềm mại như đang bay trong gió, làm cho không khí của lễ hội đua thuyền trở nên tưng bừng hơn.

Hình sóng nước cũng là yếu tố trang trí, vì vậy được tác giả chạm khắc rất tinh tế, những con sóng cũng rất nhịp nhàng có lớp trước lớp sau. Ở giữa do người tay chèo khỏe hơn nên sóng nước tung bọt bắn vào mạn thuyền, làm cho


không gian trở nên sống động, đó chính là thủ pháp tạo yếu tố động trong bức chạm. Bức chạm chèo thuyền là tĩnh nhưng người xem vẫn thấy động là bởi cấu trúc đường hướng trong bố cục.

Sau khi chạm khắc hình ảnh người và thuyền nghệ nhân đã sử dụng một kỹ thuật lắp ghép những cột chống từ mạn thuyền lên mái chèo thuyền tạo ra hình ảnh rất thực. Chính thủ pháp tạo hình đó đã làm cho bức chạm có chiều sâu về không gian. Người xem cảm nhận đó là không gian thực chứ không phải không gian ước lệ như một số bức chạm khác.

Khối trên bức chạm đua thuyền ở đình Hoàng Xá, đình Hương Canh, đình Phù Lưu với nghệ thuật hình khối đơn giản, lu, mềm, các phần tiếp giáp chuyển êm mềm. thì chạm khắc đua thuyền ở đình Hoành Sơn tinh xảo trau chuốt hơn về kỹ thuật, khối đanh, thô ráp hơn . Đua thuyền ở đình Hoành Sơn cũng mang đậm yếu tố dân gian bởi cách diễn tả khối căng tròn trong hình thức đơn giản khái quát cao.

Trên bức chạm thi võ, các nghệ nhân sử dụng khối cứng để khai thác, miêu tả cuộc thi võ gay go quyết liệt. Khối cứng được các nghệ nhân khai thác ở các vị trí khác nhau tập trung chủ yếu vào bốn nhân vật chính, hai người cầm đao cầm kiếm cưỡi ngựa đấu võ, hai người dưới đất đấu võ với nhau. Các nghệ nhân đã sử dụng rất nhiều các mảng có cạnh là những đoạn thẳng khúc chiết, gãy góc nối liền gắn kết với nhau để tạo nên hình tượng con người, tạo cho ta cảm giác khối ở đây rất thô ráp, khối nổi, khối chìm được tác giả chạm khá rõ có lớp trước lớp sau tạo cảm giác xa gần. Chính những đường kỷ hà đó đã tạo nên khối của nhân vật. Như hình ảnh võ sỹ cưỡi ngựa là lớp trước che khuất lớp sau võ sỹ ở dưới đất tạo không gian xa gần. Hình tượng con người thông qua nghệ thuật tạo khối cứng trong bức chạm thi võ tạo cho bức chạm có đặc điểm khối tĩnh nhưng chính các động tác của nhân vật đã phá sự yên tĩnh vốn có của nó, tạo nên không khi sôi động, hình dáng chắc khỏe, đường nét dứt khoát của nhân vật.

Xem tất cả 83 trang.

Ngày đăng: 29/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí