Hình tượng con người trong nghệ thuật chạm khắc Đình Hoành Sơn - 2


nhưng bên trong đầy rẫy những hoạt cảnh dung tục và thường ngày như người dân đang sống và vẫn sống như thế”

Trong cuốn Đình làng Nghệ An với lễ hội dân gian [27], Phan Xuân Thành, Nxb Nghệ An, tác giả có nêu tổng quan tư liệu về đình làng Nghệ An, nguồn gốc đình làng, kiến trúc đình qua không gian, thời gian, điêu khắc đình làng, thần và tín ngưỡng đình, lễ hội đình làng. Sách nêu khái quát các phần, kể cả phần chạm khắc đình tác giả nói sơ lược, chưa cụ thể chi tiết phần chạm khắc và nội dung chạm khắc trong đình Hoành Sơn.

Trong cuốn Hình tượng con người trong nghệ thuật chạm khắc đình làng vùng châu thổ sông Hồng [25], Trần Đình Tuấn, Nxb Lao động, tác giả nghiên cứu hình tượng con người trang trí truyền thống, trong nền văn hóa Đông Sơn. Nội dung chủ đề của hình tượng con người bắt đầu từ thời kỳ đồ đồng đến thế kỷ

XIX. Trong bài có nhắc đến đình Hoành Sơn, đình Trung Cần ở Nghệ An theo cách khái quát chung, không đi sâu phân tích hình tượng con người trong chạm khắc.

Trong cuốn Mỹ thuật đình làng đồng bằng Bắc Bộ (7, tr.21), tác giả Nguyễn Văn Cương đã miêu tả nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đình làng theo sự phân cắt các biểu tượng với các tư liệu hết sức phong phú. Theo tác giả, các yếu tố văn hóa đã chi phối các giá trị thẩm mỹ, mô thức thẩm mỹ của người Việt khi nghiên cứu mỹ thật đình làng góc độ nghệ thuật học.

Trong cuốn Mỹ thuật thời Mạc [5], tác giả Nguyễn Tiến Cảnh, Nguyễn Du Chi,Trần Lâm, Nguyễn Bá Vấn đã đưa ra và phân tích các đặc điểm trang trí thời Mạc trên một số ngôi đình. Đó là những hoạt cảnh người, thể hiện rất rõ tính chất dân dã, đồng thời đề tài này như nét khởi đầu cho sự phát triển rầm rộ của nghệ thuật tạo hình nhiều nét dân gian cuối thế kỷ XVII.

Trong cuốn Tiếp xúc với nghệ thuật [37], nhà phê bình mỹ thuật Thái Bá Vân qua bài nghiên cứu “ Điêu khắc đình làng” đã viết một cách sâu sắc về nền điêu khắc đình làng. Theo đó ông nhận định về loại hình nghệ thuật này dưới


góc độ văn hóa, là sự tiếp nối mỹ thuật truyền thống của dân tộc, có đủ sự đóng góp của nghệ thuật Lý, Trần, Mạc….Điều đó chứng tỏ sự phát triển liên tục của dòng nghệ thuật. Tác giả cũng khẳng định, nghệ thuật điêu khắc đình làng mang tính truyền thống có kế thừa và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử, đó chính là biểu hiện của sự tiếp diễn văn hóa qua nhiều thời kỳ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 83 trang tài liệu này.

Trong cuốn Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của người Việt [11], tác giả Trần Lâm Biền đã kết luận về hoa văn trang trí hình tượng con người trong chạm khắc truyền thống như sau: Về đề tài con người, tổ tiên chúng ta đã đi từ con người vũ trụ (thần linh hoặc linh nhân nơi thiên quốc), là những nhạc sỹ thiên thần, vũ nữ thiên thần, nhạc công đầu người mình chim… đang chuyển dần sang thiên thần dưới dạng thế nhân. Để rồi từ thế kỷ XVI nhất là thế kỷ XVII, sự náo nức làm ồn ào tâm tưởng được thể hiện qua các hoạt cảnh gắn với đời thường, là các cảnh vui chơi và ước vọng ngày hội. đặc biệt là cảnh tình tự nam nữ quá bạo mạnh, khiến chúng ta ngờ vực về vai trò đạo Nho trong xã hội bình dân, mà chuyển sự suy tư sang mối quan hệ âm dương

*Tư liệu từ các luận án.

Hình tượng con người trong nghệ thuật chạm khắc Đình Hoành Sơn - 2

Luận án tiến sỹ lịch sử Đình Võ Liệt trong bối cảnh đình làng Nghệ An [27], Phan Xuân Thành, Viện Khảo Cổ Học. Luận án nghiên cứu sâu về kiến trúc và điêu khắc của đình Võ Liệt. Ngoài ra trong luận án tác giả có giới thiệu sơ lược về kiến trúc và điêu khắc đình Hoành Sơn. Chưa đi vào chi tiết nội dung hình tượng con người trong các bức chạm khắc.

Luận án tiến sỹ Những ngôi đình làng thế kỷ XVI ở Việt Nam [12], Nguyễn Hồng Kiên đã đi sâu nghiên cứu về loại hình kiến trúc đình làng trong lịch sử. Đặc biệt luận án đi sâu nghiên cứu những kiến trúc đình làng có niên đại sớm ở nước ta, đặt tiền đề cho việc nghiên cứu hệ thống kiến trúc đình làng giai đoạn sau này.

*Tư liệu từ các luận văn.


Luận văn thạc sỹ mỹ thuật Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và văn hóa đình làng Việt Nam [10], Phan Văn Hùng, trường ĐHMTVN. Tác giả nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đình làng, trong luận văn tác giả có nêu một số ngôi đình của miền trung một cách khái quát chưa cụ thể, chưa nói đến nội dung các bức chạm khắc trong ngôi đình.

Luận văn thạc sỹ mỹ thuật “Nghệ thuật chạm khắc đình làng Hưng Lộc, Nam Định”[36], Lương Văn Phường, trường ĐHMTVN.Trong luận văn tác giả có nói đến giá trị nghệ thuật tạo hình, chạm khắc trong ngôi đình, nhưng chư nói rõ chạm khắc có hình tượng con người được thể hiện như thế nào qua hình thức và nội dung trong chạm khắc của đình.

Luận văn thạc sỹ mỹ thuật “Nghệ thuật kiến trúc, chạm khắc đình Thượng Phú- Thanh Hóa”[19], Nguyễn Hồng Quân, trường ĐHMTVN.Tác giả có nghiên cứu về nghệ thuật chạm khắc đình làng Thượng Phú với những đề tài, ngôn ngữ tạo hình và thủ pháp tạo hình, kỹ thuật chạm khắc đình Thượng Phú.

Luận văn thạc sỹ mỹ thuật “ Nghệ thuật điêu khắc đá lăng Vũ Hồng Lượng”[16], Vũ Thị Kim Ngân, trường ĐHMTVN. Tác giả đã nghiên cứu tạo hình nghệ thuật điêu khắc đá lăng Vũ Hồng Lượng. Nêu bố cục. hình khối, chất cảm, không gian trong tạo hình điêu khắc đá.

*Tư liệu từ các tạp chí mỹ thuật.

Tạp chí Mỹ thuật Ý nghĩa của việc nghiên cứu di sản đình làng vùng đồng bằng Bắc bộ [20, tr.64,70], Lê văn Sửu có nêu khái quát về công việc nghiên cứu di sản văn hóa đình làng, ý nghĩa của công việc nghiên cứu đình làng đối với giảng viên, sinh viên mỹ thuật và cả cộng đồng. Tác giả không nêu nghệ thuật chạm khắc đình làng trong đó có hình tượng con người.

Tạp chí Mỹ thuật Phóng cách tạo hình tiên nữ đình làng Bắc bộ thế kỷ XVII [14, tr.22,32], Lê Thị Liễu nghiên cứu những chạm khắc tiêu biểu về tiên nữ đình làng Bắc bộ thế kỷ XVII. Việc đi sâu vào tìm hiểu motip tiên nữ cho một kết quả đáng ngạc nhiên về mật độ xuất hiện của nhân vật trên chạm khắc


đình làng, các chạm khắc tiên nữ với rất nhiều hình dạng khác nhau và có các đề tài gắn với hình tượng này. Tác giả chỉ nghiên cứu hình tượng tiên nữ không nghiên cứu hình tượng con người trong chạm khắc đình làng.

Tạp chí Mỹ thuật Trò chơi dân gian trên chạm khắc đình làng đồng bằng Bắc bộ thế kỷ XVII [33, tr.13,19], Tòng Thị Trang đã nêu các hoạt cảnh trò chơi dân gian trên chạm khắc đình làng và nêu đặc trưng của chạm khắc. trong bài viết tác giả có nêu các trò chơi dân gian như đua thuyền, đánh cờ mà những trò chơi đó ở đình Hoành Sơn cũng thể hiện trong chạm khắc

*Tư liệu từ các tiểu luận tốt nghiệp.

Tiểu luận tốt nghiệp Hình tượng con người trong chạm khắc gỗ đình làng Lâu Thượng Việt Trì Phú Thọ[15], Bùi Đức Mạnh trường ĐHMTVN. Tác giả cũng nói qua về chức năng của đình làng, kiến trúc đình làng thế kỷ XVII, nghệ thuật chạm khắc (chạm nông, chạm lộng, chạm bong, chạm kênh), nêu khái quát hình tượng con người trong chạm khắc đình làng và hình tượng con người trong chạm khắc gỗ đình Lâu Thượng Việt Trì Phú Thọ. Tác giả chưa đề cập đến phần so sánh hình tượng con người trong đình Lâu Thượng với một số đình trong vùng cũng như một số đình trong vùng đồng bằng sông Hồng cùng thế kỷ với nhau.

Tiểu luận tốt nghiệp Đề tài sinh hoạt trong chạm khắc đình làng Việt Nam, [24], Lê Anh Tuấn, trường ĐHMTVN. Tác giả đã nêu lịch sử, chức năng, kiến trúc của đình làng. Sự phong phú về nội dung cũng như hình thức thể hiện đề tài sinh hoạt trong chạm khắc đình, tác giả giới thiệu những bức chạm khắc tiêu biểu trong một số đình vùng đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có bức “chèo thuyền rồng” ở đình Hoành Sơn. Tác giả có nêu qua những đặc điểm chạm khắc hình tượng con người bị ảnh hưởng của phật giáo nhưng tác giả không đề cập đến ảnh hưởng của nho giáo trong chạm khắc đình làng .

Tiểu luận tốt nghiệp Hình tượng con người trong tranh dân gian Đông Hồ- chạm khắc đình làng – múa rối nước [30], Đào Thị Phương Thùy, tiểu luận tốt nghiệp, trường ĐHMTVN. Mục đích của tác giả là nghiên cứu về việc xây


dựng hình tượng nghệ thuật con người trong ba dạng nghệ thuật là dân gian Đông Hồ, chạm khắc đình làng và rối nước nhằm tìm ra những nét tương đồng và khác biệt. Cũng là đề tài hình tượng con người nhưng tác giả chưa đi sâu về đề tài của con người trong chạm khắc đình làng.

3. Mục đích của luận văn

- Nghiên cứu nội dung và hình thức thể hiện hình tượng con người trong nghệ thuật chạm khắc đình Hoành Sơn để làm rõ cách xây dựng nhân vật trong nghệ thuật chạm khắc đình làng.

- Rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc thể hiện hình tượng con người trong nghệ thuật chạm khắc Việt Nam để ứng dụng vào trong học tập và sáng tác của cá nhân.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu :

- Nghiên cứu hình tượng con người trong các mảng chạm khắc đình Hoành Sơn.

Phạm vi nghiên cứu :

- Đề tài tập trung chủ yếu nghiên cứu các mảng chạm khắc gỗ phù điêu trang trí trên kiến trúc đình Hoành Sơn có hình ảnh con người.

5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điền dã: đi thực tế để khảo sát tình hình một số vùng, địa phương có những di tích chạm khắc đình làng để chụp ảnh lấy tài liệu nhằm minh chứng cho vấn đề nêu ra .

- Phương pháp thu thập thông tin: luận văn tổng hợp các tài liệu, hệ thống tư liệu ảnh, văn bản, sách, tạp chí… để tìm kiếm thông tin về những vấn đề liên quan đến hình tượng con người trong nghệ thuật chạm khắc đình làng. Từ đó xử lý, tổng hợp, hệ thống nhằm làm sáng tỏ hình tượng con người trong nghệ thuật chạm khắc đình Hoành sơn .


- Phương pháp phân tích: dùng các lý luận ngôn ngữ trong mỹ thật học phân tích diễn giải vấn đề mình nghiên cứu.

- Phương pháp so sánh: tiến hành so sánh hình tượng con người trong chạm khắc đình Hoành Sơn với một số công trình kiến trúc chạm khắc khác trong vùng và vùng đồng bằng Bắc Bộ , nhằm chỉ ra vẻ đẹp độc đáo hấp dẫn riêng về nội dung cũng như tạo hình của hình tượng con người trong đình Hoành Sơn

- Phương pháp diễn dịch: được áp dụng để trình bày và làm rõ vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp mỹ thuật học: dùng các lý luận ngôn ngữ trong mỹ thật học phân tích diễn giải vấn đề mình nghiên cứu.

6. Đóng góp của luận văn

- Luận văn đưa ra một cái nhìn toàn cảnh, tập trung về nội dung và hình thức thể hiện hình tượng con người trong nghệ thuật chạm khắc đình Hoành Sơn. Qua đó cho ta thấy giá trị nghệ nghệ thật đặc sắc của hình tượng con người trong chạm khắc đình Hoành Sơn, từ đó rút ra được bài học từ việc nghiên cứu đề tài.

- Luận văn góp phần bổ sung thêm phần nhỏ kiến thức, tài liệu nghiên cứu lý luận nghệ thuật chạm khắc đình Hoành Sơn , Nghệ An

7. Kết cấu của luận văn

Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu (10 trang), kết luận (2 trang), phục lục (15 trang), tài liệu tham khảo (3 trang).

Nội dung chính được chia làm 3 chương :

Chương 1: Những vấn đề chung để nghiên cứu đề tài (16 trang)

Chương 2: Nghiên cứu hình tượng con người trong chạm khắc đình Hoành Sơn (20 trang)

Chương 3: Giá trị nghệ thuật của hình tượng con người trong nghệ thuật chạm khắc đình Hoành Sơn và bài học rút ra từ việc nghiên cứu đề tài.(10 trang)


CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI


1.1. Một số khái niệm sử dụng trong đề tài

1.1.1. Khái niệm “hình tượng con người”.

Khái niệm hình tượng

Theo “Từ điển Tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên giải thích từ “hình tượng” là sự phản ánh hiện thực một cách khái quát bằng nghệ thuật dưới hình thức những hiện tượng cụ thể, sinh động, điển hình, nhận thức trực tiếp bằng cảm tính.[ 18, tr.573]

Trong cuốn” từ điển mỹ thuật phổ thông” của Đặng Bích Ngân có giải thích thuật ngữ “ hình tượng” là “ hình ảnh của các sự vật, trọng tâm là người, vật, phong cảnh thông qua sự ghi chép thực tế hoặc trí nhớ của họa sỹ. Bằng óc sáng tạo và bàn tay khéo léo, họa sỹ đã tạo ra những hình tượng trong tranh, còn nhà điêu khắc tạo ra các hình tượng trong các phù điêu, tượng tròn…Nhà văn thể hiện được những hình tượng điển hình cũng như những họa sỹ vẽ được những hình tượng đặc trưng về nhân vật hoặc về khung cảnh thiên nhiên. Ở đây từ hình tượng có ý nghĩa sâu sắc và đặc trưng gạn lọc từ các hình ảnh dễ thấy hoặc quá quen thuộc bởi sự sáng tạo của người nghệ sỹ. Các hình tượng này thường tác động mạnh đến người xem…[17,tr,85]

Trong cuốn “ từ điển Bách khoa Việt Nam” do hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn có giải thích thuật ngữ “hình tượng” là “ một đối tượng được được sản sinh ra bằng hư cấu hay sự tưởng tượng sáng tạo của nghệ sỹ theo những quan điểm thẩm mỹ nhất định giúp cho người ta hình dung được các sự vật, các sự kiện, những con người như khả năng vốn có của chúng. Ở mỗi loại hình nghệ thuật, hình tượng được bộc lộ dưới nhiều dạng khác nhau muôn hình muôn vẻ tùy theo lý tưởng thẩm mỹ nói chung và quan điểm thẩm mỹ cụ thể của từng tác giả. Song dù khác nhau thế nào, hình tượng vẫn có một cái chung: hình tượng là


kết quả của một phương thức tái tạo nào đó (con người, hoàn cảnh xã hội, cảnh vật…) dưới một dạng tương đồng hoặc gũi và phù hợp với khả năng tồn tại khách quan của chúng.

Trong mỹ học, thông thường thuật ngữ “hình tượng” được dung với hai nghĩa: Nghĩa rộng để chỉ đặc điểm chung về phương thức phản ánh đời sống của tất cả các loại hình nghệ thuật, phân biệt nghệ thuật với khoa học và các hình thái ý thức xã hội khác: Nghĩa hẹp ( trong phạm vi tác phẩm) dùng để chỉ các nhân vật trong tác phẩm.

Hình tượng là sự phản ánh hiện thực một cách khái quát bằng nghệ thuật dưới hình thức những hiện tượng cụ thể, sinh động, điển hình. Hình tượng là sản phẩm sự nhận thức thẩm mỹ của con người trong quá trình phản ánh thế giới ở lĩnh vực văn hóa mỹ thuật. Tuy hình tượng được hình thành trong mối quan hệ giữa thế giới hiện thực khách quan với nhận thức chủ quan của con người nhưng nó không phải là bản sao chép một cách máy móc theo đúng nguyên mẫu của thế giới hiện thực bởi nó thuộc thế giới của sự sáng tạo. Hình tượng không chỉ phản ánh hiện thực mà còn khái quát hóa, điển hình hóa toàn bộ thế giới hiện thực, nhằm tìm ra được những yếu tố cốt lõi nhất của hiện thực khách quan. Nghệ thuật được tư duy bằng hình tượng và không có hình tượng thì nghệ thuật không thể tồn tại bởi vì trong các tác phẩm nghệ thuật, tất cả những gì tiềm ẩn ở bên trong đều được phát lộ lên bề mặt tác phẩm. Tính hình tượng được xem là đặc trưng chung, chủ yếu của tất cả các loại hình nghệ thuật ( văn học, hội họa, âm nhạc, điện ảnh, điêu khắc…).

Từ những phân tích khái niệm hình tượng được trích dẫn từ các quyển từ điển kết hợp với những kinh nghiệm trong sáng tác hội họa thì có thể xác định: khái niệm hình tượng là sản phẩm đặc trưng chủ yếu của các loại hình nghệ thuật và được hình thành từ sự nhận thức thẩm mỹ của con người trong quá trình phản ánh hiện thực khách quan.

Xem tất cả 83 trang.

Ngày đăng: 29/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí