Hình Tượng Con Người Thể Hiện Qua Cấu Trúc Tỉ Lệ.


Bằng kỹ thuật chạm nông. hình ảnh hai võ sỹ ngồi trên hai con ngựa được tạo khối dày, vì vậy trên cùng một mặt phẳng nhưng người xem vẫn thấy họ là hai nhân vật chính. Cách tạo khối đơn giản nhưng chắc khỏe, kết hợp với nét chạm nông tạo yếu tố trang trí trên quần áo và trên thân ngựa, người xem thấy rõ được tinh thần chủ động quyết tâm dành chiến thắng của hai võ sỹ.

Trên cùng một mặt phẳng, do bị khống chế về không gian người nghệ sỹ chạm khắc hình ảnh hai võ sỹ đang thi đấu võ, đồng thời có cả khán giả, có cả tổ trọng tài, nhưng người xem vẫn thấy thuận mắt nhìn và vẫn chấp nhận được, đó là do cách tạo khối, cân nhắc từng chi tiết của từng nghệ nhân. Hình ảnh con ngựa và hai võ sỹ đang cưỡi được chú trọng hơn, đạt tới giá tri khái quát cao bằng cách chạm khối nổi, tỉ mỉ và trau chuốt hơn. Hai võ sĩ đang ngồi xem được chạm khối mỏng hơn, đồng thời hình cũng bé hơn dễ tạo cảm giác về các lớp xa gần cho bức chạm. Với kỹ thuật chạm bong người xem có thể thấy được khối nổi rõ ràng của các hình thể trong không gian của thi đấu võ có xa gần, có lớp trước lớp sau và đặc biệt tác giả đã chọn hai tư thế điển hình nhất của hai đấu thủ thi đấu. Một người tay cầm đao hất cao trên đầu chủ động ra đòn, còn đối phương giơ đao ngang cổ để phòng thủ. Hình ảnh hai võ sỹ trên lưng ngựa qua bức chạm thi võ đang cầm đao thi đấu đối kháng, chỉ với những nhát chạm đơn giản nhưng đã diễn tả được tâm lý nhân vật trên khuôn mặt là sự tập trung cao độ trong thi đấu. Nhìn bức chạm đó người xem có thể cảm nhận được tài võ nghệ của các trai tráng mạnh mẽ cũng như tinh thần thượng võ của dân tộc ta.

Nếu như đấu vật ở đình Hoàng Xá ( H2.4) ta thấy khuôn mặt hai võ sỹ đầy tính hồn nhiên và ngộ nghĩnh, không ăn thua trong thi đấu, hai võ sỹ không cân xứng về tỉ lệ, mảng chạm tự do phóng khoáng, thì bức chạm thi võ ở đình Hoành Sơn hiện đại hơn nhiều – cân đối về tỉ lệ, đẹp về hình thức và có xa gần nhờ cách tạo khối, đặc biệt thể hiện được tinh thần chiến đấu trong bức chạm.

Ở bức chạm đua thuyền ở đình Phù Lưu thế kỷ XVII, khối khác hẳn với đua thuyền ở đình Hoành Sơn thế kỷ XVIII. Nếu như ở đình Phù Lưu kỹ thuật


chạm nông, khối ở đây mềm mại, nhẹ nhàng, khối nhẵn phẳng, ít góc cạnh, thì khối ở bức chạm đua thuyền đình Hoành Sơn khối lại cứng rắn, dứt khoát, gồ ghề hơn.

Khối mềm là khối có các mặt lồi hoặc lõm do các hình không có góc cạnh tạo thành. Đối lập với hình khối phóng khoáng, mạnh mẽ, thô ráp, dứt khoát…của hình tượng con người đua thuyền, thi võ thì hình chạm con người có nội dung: cấy lúa, cày ruộng, cất vó hay những đề tài đánh cờ, vinh quy bãi tổ đều được chạm chủ yếu là những mảng khối cong, mềm mại, nét khắc cũng tinh tế, chủ yếu là những nét cong uốn lượn.

Bằng kỹ thuật chạm kênh bong, trên bức chạm “ đánh cờ” các nghệ nhân đã chạm nổi tạo khối căng tròn ở bụng và những đường xoắn nổi lên ở rốn nhờ vân gỗ - có lẽ cũng là dụng ý của tác giả, nhằm cho người xem nhận ra rằng những người này thuộc tầng lớp khá giả trong xã hội. Bằng các thủ pháp nghệ thuật quen thuộc như: đa điểm nhìn, cường điệu, biểu trưng kết hợp với hiện thực tổng hợp của nhiều mảng cong, chéo…với bố cục cân đối, chặt chẽ, ngôn ngữ khối đã mất hẳn, thay vào đó là những nét chạm đều đặn như nét vẽ, miêu tả các nhân vật trong các tư thế ngồi khác nhau với một trạng thái tinh thần vui vẻ. Điều đó đã làm cho những bức chạm trở nên đẹp về hình thức, có ý nghĩa về nội dung, khiến người xem ngắm mãi mà không biết chán và được lưu giữ cùng thời gian. Sự mềm mại của khối thể hiện rõ trên cơ thể và trang phục của nhân vật, hình khối đơn giản, nhẹ nhàng, uốn lượn tạo nên nhịp điệu rất động trong bức chạm.

Khối được thể hiện thông qua hình tượng con người ở bức chạm “vinh quy bái tổ” cũng là những khối động, chính những đường nét mềm mại, nhẹ nhàng, sử dụng nhiều đường cong, ít đường thẳng tạo cho hình khối ở đây trông rất động. đường cong, thanh mảnh được các nghệ nhân khai thác ở những vị trí quần áo. Các nhân vật trong bức chạm đầu mặc trang phục áo dài nên được các nghệ nhân sử dụng những hình cong. Các phần hình khối tiếp giáp với nhau rất nhẹ nhàng, không sắc cạnh, khúc chiết nhưng vẫn mang đậm yếu tố tạo hình. Ở

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 83 trang tài liệu này.


bức chạm vinh quy bãi tổ trên ván cốn vì nách bên trái (H.1.9), phần đầu các nghệ nhân sử dụng khối tròn, đường nét mô tả mắt, mũi, miệng của nhân vật nên khối ở đây nhẹ nhàng, nhẵn phẳng nhưng ở bức chạm vinh quy bãi tổ trên ván cốn vì nách bên phải (H.1.12.) phần đầu các nhân vật đều đội mũ chit khăn nên khối ở đây đanh hơn, gồ ghề dứt khoát hơn.

Hình tượng con người trong nghệ thuật chạm khắc Đình Hoành Sơn - 6

Ở đình Trung Cần, Nghệ An ra đời cùng thế kỷ XVIII, có sự tương xứng về phong cách chạm cũng như cách tạo khối. Như bức chạm đánh cờ ở đình Trung Cần có nét giống với bức chạm đánh cờ của đình Hoành Sơn về khối. Khối ở bức đánh cờ cũng mềm mại, đường nét nhẹ nhàng chuyển động. sử dụng nhiều khối tròn ở đầu, bụng…

Sự kết hợp giữa khối tĩnh, khối động, khối cứng , khối mềm, khối lồi, khối lõm ở đình Hoành Sơn tạo nên hiệu quả nghệ thuật của bức chạm. Sự kết hợp đó được các nghệ nhân sử dụng thường xuyên trong những bức chạm có hình tượng con người trong đình Hoành Sơn. Nó được hiện hữu ở những hình cơ bản như hình trị, vuông, tròn, hình cầu, tam giác…Khi thì những hình đơn, lúc lại đan xen chồng chéo thể hiện ý tưởng tác phẩm.

2.2.2. Hình tượng con người thể hiện qua đường nét

Hình tượng con người trong nghệ thuật chạm khắc đình Hoành Sơn được thể hiện qua nét rất đa dạng và phong phú. Có những hình tượng con người sử dụng nét khúc chiết, chắc khỏe, cứng cáp sắc cạnh, nhưng cũng có những hình tượng con người các nghệ nhân sử dụng nét mềm mại, uyển chuyển, có chỗ sử dụng ít nét, chỗ nhiều nét để miêu tả đặc điểm nhân vật.

Băng kỹ thuật chạm nông, nét khúc chiết, chắc khỏe, cứng cáp được các nghệ nhân khai thác ở đề tài đua thuyền. Như ta đã nói, nét là ranh giới, đường bao quanh của khối. Khối ở bức chạm chèo thuyền là khối tĩnh, sử dụng nhiều đường thẳng hơn đường cong, do đó đường bao quanh của khối đó chính là nét, nét thẳng tạo kết quả chắc khỏe, đanh, khúc chiết, thể hiện ở mái chèo, thuyền và trên bộ phận cơ thể các chàng trai. Sử dụng nét cứng cáp ở đề tài đua thuyền tạo


cho người xem cảm giác đây là cuộc đua gay go quyết liệt, các vận động viên khỏe mạnh, chắc nịch đang cố hết sức ngả mình về phía trước để vung mái chèo. Ngoài ra nét chắc khỏe, cứng cáp, sắc cạnh còn thể hiện ở đề tài thi võ.

Như ta đã phân tích ở trên, bức chạm thi võ sử dụng khối tĩnh, sử dụng những hình khối cứng như trang phục người võ sỹ, hay là mái nhà, đao kiếm…Do đó nét ở đây cũng gãy góc, cứng cáp và khúc chiết. Tất cả để làm nổi rõ nội dung bức chạm là thi võ, cần đến sức mạnh và sự khéo léo. Ngoài nét viền hình của nhân vật, các nghệ nhân còn sử dụng các nét đứt đoạn để tả các nếp gấp quần áo, có chỗ nét giày chỗ nét thưa tạo điểm nhấn cho bức chạm. Nét đứt đoạn được tập trung vào hai nhân vật thi đấu cầm đao kiếm cưỡi ngựa, nên khi nhìn vào toàn thể bức chạm mắt của chúng ta sẽ tập trung vào hai nhân vật đó và ta hiểu rằng đó là hai nhân vật thi đấu chính.

Sự khác biệt của nét thông qua hình tượng con người trong nghệ thật chạm khắc đình Hoành Sơn nó khác với nét của hình tượng con người trong đình Hoàng Xá ở thế kỷ 17. Trong bức chạm “đấu vật” (H2.5) của đình Hoàng Xá, nét ở đây động, cong, lu, êm không gãy góc, đanh, cố gắng dùng nét để tả mắt mũi thì trong bức chạm “thi võ” của đình Hoành Sơn nét lại đanh, gãy góc nhiều, gồ ghề, sắc cạnh, có sử dụng những nét đứt để miêu tả hình dáng nhân vật.

Bên cạnh những nét chắc khỏe, cứng cáp thì các nghệ nhân còn sử dụng những nét mềm mại, uyển chuyển, nhẹ nhàng để thể hiện thông qua nhân vật. Hình tượng con người trên các mảng chạm khắc với các đề tài như vinh quy bãi tổ, cấy lúa, giã gạo, đánh cờ nét chạm hết sức tỉ mỉ, mềm mại. Ở đây hầu hết được chạm với kỹ thuật chạm nông khiến nét chạm thanh mảng làm tăng thêm vẻ mềm mại trau chuốt cho các bức chạm. các nét chạm đều nhau nhưng nhờ vào sự thay đổi mảng miếng, khoảng trống khiến cho các hình chạm khắc ở đây sống động, không nhàm chán.


Sự mềm mại, uyển chuyển của nét được thể hiện trong hình tượng con người đang đánh cờ rất rõ ở đình Hoành Sơn. Khối của hình tượng con người ở đây là khối động, sử dụng rất nhiều khối tròn, đường cong chính vì thế nét là đường viền ở đây cũng cong, tạo nên cảm giác động cho nhân vật. Các mảng tiếp giáp với nhau không gãy góc, không cứng khỏe mà nó chỉ còn lại những đường viền mảnh mai, cong, mềm mại. Nét vòng cung, đứt đoạn được các nghệ nhân tập trung vào trang phục tạo ra tầng tầng lớp lớp nếp gấp quần áo đan ven nhau, có lớp trước lớp sau.

Nét cong uốn lượn theo đường vòng của khối còn được thể hiện qua trang phục, hình dáng con người trong bức chạm vinh quy bái tổ. nét ở đây cũng là nét động, không gãy góc, cứng ráp, sắc cạnh. Bằng những nhát đục, chạm khắc trên mặt gỗ nét ở đây được các nghệ nhân trau chuốt tỉ mỉ, mượt mà tạo nên sự mềm mại, nhẹ nhàng cho hình tượng con người.

Ngoài ra các hình tượng trang trí khác như sóng nước, lá cờ hội, con rồng trang trí trên thuyền đua hay là những khóm lá rũ xuống… các nghệ nhân cũng sử dụng đường nét mềm, mảnh để tạo thành hình nằm trên các khối lớn nhằm tôn thêm vẻ đẹp của hình tượng con người và làm cho bố cục thêm chắc chắn.

Sự biến đổi của nét và hình khối thêm phong phú và đa dạng. không gian thêm sống động nhờ vào ánh sáng tự nhiên. Sự tác động của ánh sáng đã làm cho đường nét biến đổi có hồn, nét thanh, nét đậm . nét rắn rỏi, khúc chiết, nhẹ nhàng, khối tĩnh, khối động, khối lồi khối lõm…thay đổi liên tục theo ánh sáng. Điều đó làm cho hình tượng con người trở nên sống động hơn, chất cảm trong đương nét, hình khối trở nên rõ hơn khi ta nhìn vào.

Nét cong được các nghệ nhân sử dụng rất nhiều trong chạm khắc đình Hoành Sơn. Đó cũng là nét đặc rắc riêng của nghệ thuật chạm khắc của đình ở thế kỷ 18. Nếu như nét ở các bức chạm đình làng thế kỷ17 ít khi gọt dũa, nhát chạm con thô nhám với mảng miếng rõ ràng như ở bức chạm “đánh cờ “ ở đình Hạ Hiệp, nhát chạm chắc khỏe, nét thô kết hợp với chạm kênh bong khiến cho


bức chạm có chiều sâu. Thì “ đánh cờ “ ở đình Hoành Sơn thì ngược lại, nét chạm mềm, trau chuốt, chuyển động theo chiều hướng xoáy.

Cũng giống như nét ở hình tượng con người trong đình Hoành Sơn, nét ở hình tượng con người trong nghệ thuật chạm khắc đình Trung Cần cũng được các nghệ nhân thể hiện mềm mại và uyển chuyển .Bằng kỹ thuật chạm nông, bức chạm “ đánh cờ” ở trong đình Trung cần các nghệ nhân sử dụng rất nhiều nét động, tập trung vào hình tròn của đầu, diễn tả khối căng tròn của bụng và các nếp gấp của quần áo. Nét không sắc cạnh, trau chuốt gọn gàng, hướng ngồi của các dáng người xoay theo vòng chuyển động.

2.2.3. Hình tượng con người thể hiện qua cấu trúc tỉ lệ.

Gắn liền với sự phát triển của nghệ thật chạm khắc đình làng, hình tượng con người trong chạm khắc của đình mỗi giai đoạn, đặc điểm cấu trúc nhân vật cũng được thể hiện khác nhau.

Cấu trúc tỷ lệ nhân vật hình tượng con người trong nghệ thuật chạm khắc đình Hoàng Sơn có những đặc điểm khác với hình tượng con người trong các đình ở thế kỷ 17. Các nhân vật ở đây có đặc điểm tỉ lệ hài hòa, cân đối nên nhìn thuận mắt, không gian mang tính ước lệ nhưng các nghệ nhân đã có cách nhìn theo luật xa gần.

Nếu như ở thế kỷ XVII, tỷ lệ hình tượng con người trong chạm khắc đình làng thường có tỷ lệ giữa đầu và thân mang tính ước lệ chỉ bằng 1/3. Nên hình tượng con người giai đoại này thường lùn, đậm như bức chạm “ đấu vật “ ở đình Hoàng Xá. Thì ở đình Hoành Sơn hình tượng con người cũng mang tính ước lệ nhưng cao hơn.

Tỷ lệ hình dáng người ở đình Hoành Sơn thon, gọn, cao, tuy nhiên vẫn còn mang tính ước lệ, chưa đúng giải phẩu, tỉ lệ giữa đầu và thân là 1/5. Mặc dù chưa đúng tỉ lệ chuẩn nhưng ta vẫn thấy hài hòa cân đối, phần đầu, thân và các chi hài hòa, trông thuận mắt. Cấu trúc của phần đầu hơi to so với tỉ lệ của phần thân, tỉ lệ giữa mắt, mũi, miệng cũng tương đối.


Tỷ lệ của hình tượng con người làm quan khác với tỉ lệ của người dân lao động. Ỏ bức chạm: vinh quy bái tổ trên ván cốn vì nách ta thấy tỉ lệ phần đầu của ba nhân vật chính đứng giữa bức chạm lớn, đầu to mặt tròn, tỷ lệ đầu so với phần thân chỉ đạt 1/5 nên ta thấy hình ảnh của nhân vật chắc, đậm người, tỷ lệ của các nhân vật phụ bé hơn nhân vật chính cũng là dụng ý của các nghệ nhân. Đề tài vinh quy bái tổ là đề tài đề cao sự đỗ đạt, học hành nên nhân vật chính ở đây là lớn nhất. Hay bức chạm đánh cờ ta cũng nhận thấy những người đánh cờ ở đây là những nho quan nhàn nhã, có học thức điều đó được nhận thấy ở các tỉ lệ điển hình như đầu, phần bụng lớn.

Nếu như ở những người làm quan tỉ lệ đâu lớn, trang phục dài thì tỉ lệ đầu ở những người nông dân lại bé so với phần thân, trang phục ngắn hơn. Điều đó thể hiện những người nông dân lao động, ít có cơ hội học hành.

Cấu trúc của phần vai tương xứng với phần hông, chiều ngang của vai bằng tỉ lệ của đầu. Vì tỉ lệ hình tượng con người trong chạm khắc mang tính ước lệ nên khi chạm khắc, tỉ lệ chung của hình tượng nhân vật trong đình Hoành Sơn cũng mang tính ước lệ. Phản ánh tính thời đại dân tộc của nhân dân.

Ngoài tỷ lệ đầu, vai ra thì tỷ lệ bàn tay, bàn chân cũng mang tính ước lệ. Nếu đúng tỉ lệ thực thì phần bàn tay bằng tỉ lệ phần đầu. tuy nhiên ta thấy trong chạm khắc hình tượng con người trong đình Hoành Sơn tỷ lệ phần bàn tay lại rất nhỏ so với tỉ lệ phần đầu, như bức đánh cờ, thi võ… nhìn chung tỷ lệ của bàn tay nhỏ hơn tỷ lệ của phần đầu

Có những bức chạm tỷ lệ phần chi trên dài hơn so với tỉ lệ chung như bức: vinh quy bái tổ, nếu nhân vật thả tay xuống thì tỉ lệ chi trên sẽ dài hơn đầu gối nhân vật. Nhưng cũng có bức tỷ lệ chi trên hợp lý, tương đối đúng cấu trúc hơn, thuận mắt hơn như bức: thi võ hai dũng sỹ cao lớn đang đấu kiếm hay thi võ tay thì tỉ lệ phần chi nhìn thuận mắt hơn. Bức chạm đua thuyền ta thấy tỉ lệ phần cánh ta lớn, chắc khỏe để tương xứng với phần thân vạm vỡ nhằm thể hiện sức khỏe, thân hình cường tráng của các chàng trai đua thuyền.


Tỷ lệ hình tượng người thay đổi theo tỷ lệ của bức chạm khắc. Trong chạm khắc đình Hoành Sơn, bức chạm “đánh cờ” trên ván lá đề vì nó là lớn nhất, do vậy hình tượng con người ở bức chạm này cũng lớn, tỷ lệ của các nhân vật chính ở đây lớn hơn nhân vật phụ. Trong các ván cốn vì nách, tỷ lệ hình tượng con người ở đây cũng được các nghệ nhân chú trọng, số lượng con người ở đây nhiều hơn ở các bức chạm khác, nhân vật chính cũng được tác giả chạm tỷ lệ lớn hơn nhân vật phụ nên khi nhìn vào bức chạm ta dễ nhận thấy nội dung.

Tóm lại, cấu trúc thỉ lệ thể hiện hình tượng con người ở đình Hoành Sơn mang tính ước lệ, không tuân theo quy luật giải phẫu tạo hình. Nhưng khi nhìn vào hình tượng con người trong đình ta vẫn thấy thuận mắt, tỉ lệ hài hòa cân đối nhờ sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bố cục của bức chạm, đường nét, hình khối của hình tượng con người.

Tiểu kết chương 2.

Nội dung chương 2 nghiên cứu về hình tượng con người trong nghệ thuật chạm khắc đình Hoành Sơn. Nó được thể hiện qua nội dung chủ đề như : lao động sản xuất, vui chơi giải trí, chủ đề sinh hoạt, bên cạnh đó thì đường nét, hình khối, cấu trúc tỉ lệ cũng làm nên sự thành công trong nghệ thuật chạm khắc của đình.

Như vậy, nghệ thuật chạm khắc đình làng nói chung và hình tượng con người trong chạm khắc đình Hoành Sơn nói riêng, ngoài mục đích làm đẹp dấu đi những phần thô kệch trong kết cấu kiến trúc của ngôi đình, đã góp phần biểu thị các giá trị xã hội, xác định những mối liên hệ giữa các nhóm, các thành viên trong cộng đồng làng, nhấn mạnh những giá trị trong khung cảnh sinh hoạt của cộng đồng làng. Đối với cư dân làng xã thời phong kiến, những trò chơi đua thuyền, đấu võ đấu vật, cưỡi ngựa… chỉ được thấy ở các lễ hội mà thôi. Thêm vào đó, ngoài các trò chơi rèn luyện sức khẻ đã kể trên, việc thể hiện hình tượng con người trong khung cảnh xã hội còn cho ta thấy một quan niệm về phản ánh hiện thực trong nghệ thuật nói chung và nghệ thuật chạm khắc nói riêng – hiện

Xem tất cả 83 trang.

Ngày đăng: 29/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí