Nghệ Thuật Khắc Họa Chân Dung Nhân Vật

2.2.2.2. Nhân vật tha hóa

Trong thế giới nhân vật của Nguyễn Bắc Sơn, ngoài những nhân vật thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách con người, còn xuất hiện những nhân vật phản ánh phần khuất lấp, tăm tối và biến chất trong con người, đó là những nhân vật tha hoá.

Tha hoá là làm cho khác đi, biến thành xấu đi hay biến thành cái khác, đối nghịch với cái ban đầu của mình, của cộng đồng, nguồn gốc đã sinh ra mình. Nó thể hiện sự xuống cấp của con người mà nguyên nhân sâu xa nằm ở phía xã hội. Hiện thực của nền kinh tế thị trường đã làm cho con người biến đổi, lún sâu vào những cám dỗ vật chất, địa vị, quyền lực. Luật đời và cha con Lửa đắng thẳng tay mổ xẻ những nhân vật thuộc các cơ quan công quyền và đoàn thể, những người đang vận hành cơ chế nhưng vi phạn cơ chế. Đó là những nhân vật như Vũ Sán, Trần Đương, Lê Việt Bắc và một số nhân vật được nhắc đến bằng chức danh như: Trưởng ban tổ chức thành uỷ (mới), chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra thành uỷ, thanh tra xây dựng quận Lâm Du, thẩm phán toà án nhân dân Thanh Hoa. Tham nhũng và tha hoá là hai vấn đề nhức nhối mà mỗi công dân có ý thức trách nhiệm với xã hội đều muốn tẩy chay, đều muốn làm trong sạch bộ máy nhà nước bằng cách loại bỏ những công chức tha hoá như vậy.

Nền kinh tế thị trường đã đem lại những khởi sắc, những đổi thay tốt đẹp trong cuộc sống. Song mặt trái của nó là cũng để lại những nhức nhối, những ung nhọt trong xã hội. Điển hình cho sự sa đọa bởi những cám dỗ của tiền tài, địa vị, chức tước trong truyện chính là nhân vật Vũ Sán. Có thể nói cuộc đời của Vũ Sán chính là một cuộc chạy đua maratông để được thăng quan tiến chức. Sán không phải là không có thực lực, anh đã tốt nghiệp đại học, làm việc đúng với chuyên ngành học. Song trong thời buổi cơ chế thị trường này vẫn có những lỗ hổng để “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” giúp cho những người như Sán có thể leo lên chức trưởng phòng một cách nhanh chóng, hiệu quả. Chức trưởng phòng kiến trúc sư hiện Sán đang giữ thực ra là một cuộc chạy đua ngầm giữa hai vận động viên maratông phó trưởng phòng Sán và Ngân. Cuộc chạy đua, đấu giá này đối phương không hề biết cái giá đặt ra là bao nhiêu bởi nó là chạy đua ngầm, đấu giá ngầm nên diễn ra vô cùng quyết liệt. Thế nên các vận động viên tha hồ trổ tài trong những dịp như: “khánh thành nhà mới này, tết nguyên đán này, sinh nhật này…Đấy là lệ thường, là thông lệ” [47, tr.241].

Ngân và Sán sử dụng các cách chạy đua cũng không giống nhau: “Trong khoảng trên dưới một năm, cái tủ rượu nhà Ngân hết nhẵn, chủ yếu chạy vào tủ rượu nhà trưởng phòng. Còn két sắt đựng các loại tiền và kim loại quý của nhà anh Sán vơi đi bao nhiêu, ta không thể biết” [47, tr.244]. Chiêu bài cuối cùng của Ngân cao tay hơn Sán nên Ngân đã thắng. Chức trưởng phòng đã về tay của Ngân.

Nhưng sự việc ấy vẫn chưa dừng lại bởi đối thủ bị thua vẫn đang tiếp tục tiến hành cuộc đấu tranh ngầm để lật đổ người đã từng thắng cuộc. Sở dĩ Sán làm được điều đó là bởi anh ta đã móc nối được với một người nước ngoài nói sõi tiếng Việt. Người nước ngoài đó được nhà văn gọi là “người lơ lớ”. Ông ta đã đầu tư dài hạn cho Sán cả về tiền bạc lẫn mưu kế để Sán có thể leo được lên chức trưởng phòng kiến trúc sư thành phố. Con người ấy mặc dù là người ngoại quốc nhưng lại hiểu rất rõ cơ chế hành chính, tổ chức của đất nước Việt Nam cũng như tâm lí của người Việt Nam: “Nhưng mà sao nó thông tỏ mọi đường đi nước bước của ta đến thế. Rành rẽ tâm lý người mình còn hơn cả mình. Chứng tỏ nó nghiên cứu rất kĩ phong tục tập quán, đọc rất nhiều sách báo, thậm chí nghiên cứu cả văn kiện của ta thì mới hiểu ta đến thế” [47, tr335 - 336]. Kết cục, với những mưu cao kế hiểm và tiền bạc của người lơ lớ đầu tư, Sán đã ngồi ở vị trí trưởng phòng kiến trúc sư thành phố Thanh Hoa. Nghe và làm theo lời của người lơ lớ, Sán còn quyết định đi học nghiên cứu sinh, để có bằng phó tiến sĩ để có thể leo đến cái chức phó thủ trưởng cơ quan. Thực chất để làm được tất cả những việc của người lơ lớ đã vạch ra và giúp đỡ mình, Vũ Sán lại tiếp tục “chạy”. Hắn ta chạy đủ người, theo nhẩm tính, trên chục người phải “đi lại”. Hắn chạy đủ thứ, cả bằng tiến sĩ, cả chức đảng ủy viên, rồi chức phó giám đốc cơ quan. Trong thời gian đương nhiệm của mình, Vũ Sán đã khéo léo lợi dụng chức vụ của mình để thực hiện các vụ làm ăn với nhiều mối quan hệ mờ ám. Anh ta dùng nhẫn vàng để mua chức quyền nhưng thu được những viên kim cương lấp láp. Khi sự việc bị bại lộ, báo chí phanh phui sự thật, Sán đã thuê bọn đầu gấu bắt cóc con gái của tổng biên tập tờ báo Thời luận để đe dọa, trả thù. Song kẻ phạm tội tày trời ấy khi phải đối mặt với sự thật, tội ác của mình gây ra thì lại nhát gan, sợ chết.

Qua câu chuyện của Vũ Sán, có thể thấy nhà văn đã mạnh dạn đề xuất đến những vấn đề nóng của xã hội Việt Nam thời hiện đại. Đó là hiện tượng cán bộ biến chất, suy thoái về nhân cách, đạo đức; đó là nạn chạy chọt, đút lót, tham ô, tham

nhũng, cậy quyền, cậy thế. Đồng thời cũng là lời cảnh báo các âm mưu chống phá, xâm phạm của các thế lực đen tối từ bên ngoài đối với nền kinh tế của đất nước ta.

Nhân vật chức sắc nữa cũng tha hóa không kém đó là Trần Thanh Định - Phó chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Thanh Hoa. Dù chỉ xuất hiện khi xét xử vụ án thủy cung Thần Tiên nhưng vị quan chức này chính là người ăn hối lộ, lạm dụng chức quyền nhiều nhất trong vụ án. Ông ta đã ký công văn để công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Thai sử dụng đất ở bán đảo Kim Ngưu, trong vòng năm mươi năm làm công viên nước và thủy cung. Sau đó còn kí thay Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Thanh Hoa, kính đề nghị các cơ quan hữu quan Trung ương xem xét quyết định. Làm những việc ấy ông ta đã nhận hối lộ, đút lót của Phạm Tấn - Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Thai: một chiếc xe máy Honda SH. Đấy là theo lời khai có chứng cứ, còn những thứ như tiền mặt, chiêu đãi ăn uống thì không có chứng cứ nên không biết rõ thực hư ra sao. Ông ta bị buộc tội thiếu tinh thần trách nhiệm và nhận hối lộ. Mức án cuối cùng dành cho ông ta dù tác giả bỏ lửng nhưng theo dư luận xử như vậy chỉ là gãi ghẻ, là quá nhẹ so với tội trạng của ông ta,... Còn có những nghi vấn xung quanh việc xử án này: “Báo Pháp luật với thời đại giật tít bằng một câu hỏi: Tòa án xử theo luật pháp hay theo chỉ đạo của ...?” [51, tr.589]. Quả thực đúng là đã có sự can dự của vị lãnh đạo cựu bí thư thành ủy Thanh Hoa mà người lơ lớ gọi là “người ngoài hành tinh”. Mặc dù người ngoài hành tinh không được nói đến trực tiếp mà chỉ qua lời của người lơ lớ nhưng cũng đủ để người ta thấy quyền uy của ông ta đến đâu: “Bàn tay người ngoài hành tinh đây. Chỉ ông ta mới làm được thế. Cho dù không còn đứng đầu thành phố này, nhưng ảnh hưởng của ông ta còn lớn lắm. Ngay cả sau Đại hội này, nghỉ hưu hẳn, cái đầu ấy vẫn còn được việc cho ta” [51, tr.592]. Như vậy, qua câu chuyện xử Trần Thanh Định, nhà văn không những cho chúng ta thấy việc quan chức thiếu trách nhiệm trong công việc, nhận hối lộ như Trần Thanh Định mà còn cho thấy có những quan chức còn lợi dụng chức quyền và uy thế của mình để chỉ thị cho cấp dưới như nhân vật người ngoài hành tinh.

Một nhân vật tha hóa về nhân cách, đạo đức nữa chính là Lê Việt Bắc - Giám đốc Sở Giao thông Công chính. Để mở rộng lòng đường hai bên cổng trường, vị giám đốc này đã đề nghị phó chủ tịch Ủy ban thành phố Thanh Hoa gợi ý các trường trong quận, gom góp chút ít bồi dưỡng cho công nhân bằng cách mỗi học sinh bỏ ra

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

bữa quà sáng. Lại còn dặn dò là để phụ huynh học sinh thu cho khỏi mang tiếng nhà trường. Rồi sau đó, hắn gọi cho Giám đốc Công ty Hè đường thông báo là mình đã gợi ý các trường thu tiền bồi dưỡng cho công nhân nhằm để “cấp trên đã làm cho mày sướng thì...đố mày dám quên cấp trên đấy” [51, tr.362]. Rồi qua cuộc nói chuyện của hắn ta với cô gái trẻ tên Thùy, ta còn thấy hắn đã có cách lấy tiền của nhà nước rất khoa học. Đấy là bịa ra các đề tài nghiên cứu khoa học với những tên rất kêu nhưng thực chất vô bổ, không có hiệu quả cao: “Cây bóng mát và chặt tỉa cây bóng mát đường phố Thanh Hoa”,“Gạch lát vỉa hè Thanh Hoa - vấn đề và giải pháp”, “Đồng hồ nước Thanh Hoa - vấn đề và giải pháp” [51, tr.365]. Qua câu chuyện làm giàu chính đáng của ông giám đốc sở này, ta thấy dường như quan chức không bỏ qua bất cứ thủ đoạn nào để có thể tham ô, làm giàu cho bản thân. Và để làm được điều đó, không phải chỉ là một cá nhân mà nguy hiểm hơn có tới cả đường dây góp sức: “Thằng duyệt đề tài ăn một lần... Đến lúc nghiệm thu lại ăn lần nữa này. Mà hai lần nghiệm thu nhé... Thằng cấp kinh phí thì đương nhiên rồi. Cái thằng, trên hai thằng này, cũng phải có phần chứ. Luật chơi nó thế” [51, tr.365]. Và không chỉ có Bắc mới có chiêu bài lấy tiền của nhà nước một cách khoa học như thế bởi hắn học bài này từ ông bạn Trưởng ban Tuyên giáo. Và chắc hẳn ông bạn Trưởng ban Tuyên giáo ấy cũng đã học được cách làm ấy từ một ông bạn quan chức khác.

Qua việc phân tích một số nhân vật tha hóa như trên, ta nhận thấy tham nhũng và tham ô là hai vấn đề nóng của xã hội hiện nay. Trước trực trạng này, tất cả mọi công dân đều muốn tẩy chay, làm trong sạch bộ máy nhà nước bằng cách loại bỏ những quan chức, công chức tha hóa, biến chất về đạo đức, nhân cách này.

Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn - 7

Như vậy các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn thật phong phú, đa màu sắc. Có nhân vật tốt, có cả nhân vật xấu. Duờng như nhà văn đã đem được cả hiện thực cuộc sống đa sắc màu vào trong truyện thông qua dàn nhân vật của mình. Qua đó nhà văn muốn gửi gắm tâm sự của mình tới bạn đọc: “ Tôi muốn thông qua các nhân vật để nói lên suy nghĩ của mình về thời cuộc, từ chuyện đấu tranh chống tiêu cực trong lĩnh vực đất đai; sự trù dập trả thù những người dám đấu tranh chống các thủ đoạn xã hội đen trên báo chí; công tác tổ chức cán bộ, công tác xét xử của tòa án... Tiểu thuyết Lửa đắng tuy vẫn tiếp tục phanh phui, phê phán nhiều tiêu cực của đời sống xã hội nhưng tôi tin nó sẽ không làm người đọc thất vọng. Bởi vì

bên cạnh số người đang tạo ra những trì trệ, cản trở... tiểu thuyết vẫn toát lên âm hưởng lạc quan từ những phẩm cách của người cán bộ các cấp” [1].

2.2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Thế giới nhân vật trong tác phẩm văn học đặc biệt là trong tiểu thuyết thường rất đa dạng, phong phú. Vì vậy, xây dựng một thế giới nhân vật như thế nào để truyền tải được hết ý nghĩa tác phẩm là quá trình đã được nhà văn nghiền ngẫm, suy tính kỹ lưỡng. Đó là tài năng, tâm huyết và vốn hiểu biết của nhà văn.

Sức hấp dẫn của tác phẩm đến đâu là nhờ vào cách thể hiện nhân vật của nhà văn trong tác phẩm đó. Nhà văn là người tổ chức, thiết kế để tạo ra những nhân vật sống động cho tác phẩm của mình. Phải xây dựng nhân vật như thế nào và xử lý các mối quan hệ nhân vật ra sao trong mỗi tác phẩm để nhân vật thực sự sống trong lòng độc giả là điều quan trọng quyết định sự thành công của tác phẩm. Vì thế, việc lựa chọn các biện pháp, cách thức để xây dựng nhân vật là vô cùng có ý nghĩa. Nhất là, với những cuốn tiểu thuyết có số lượng nhân vật lớn như Luật đời và cha con Lửa đắng thì nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm càng có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của bộ tiểu thuyết.

2.2.3.1. Nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật

Nghệ thuật xây dựng nhân vật là một trong những yếu tố thể hiện tài năng của một cây bút tự sự và góp phần không nhỏ vào thành công của tác phẩm. Bởi vẻ bề ngoài, ngoại hình của một con người đôi khi có vai trò như là một dấu hiệu giúp ta nhận biết được bản chất bên trong của họ. Thậm chí, những đặc điểm về nhân tướng còn giúp ta đoán biết trước được số phận và cuộc đời nhân vật. Trong tiểu thuyết đương đại, các nhà văn thường ít đi sâu vào việc miêu tả từng chi tiết cụ thể mà chỉ bằng vài nét phác hoạ tiêu biểu, đặc tả thì chân dung và tính cách nhân vật đã hiện ra rõ nét.

Nguyễn Bắc Sơn đã sử dụng nghệ thuật miêu tả truyền thống, chú ý đến khuôn mặt và đôi mắt của nhân vật (ngoại trừ một số nhân vật nữ như: Thảo Tần, Thanh Diệu…được chú ý miêu tả ngoại hình trọn vẹn), thông qua đó báo hiệu cho người đọc về tính cách nhân vật. Thế giới nhân vật dù chỉ qua ngoại hình đã có sự nhận diện về nhân vật rõ ràng.

Một nhân vật trung tâm được nhà văn chú ý tới đầu tiên để khắc họa chân dung chính là ông Hòe. Nhân vật này xuất hiện ngay ở chương đầu của Luật đời và cha con. Nhà văn tập trung miêu tả khuôn mặt của ông: gương mặt to, quắc thước, đôi lông mày rậm. Khuôn mặt ấy mang vẻ chững chạc, nghiêm nghị của một cán bộ tuyên giáo, chuyên viên cao cấp chính trị. Khi nói về nhân vật này nhà văn đặc tả đến đôi lông mày của nhân vật bởi đôi lông mày ấy nhất quán với tính cách của nhân vật, biểu hiện được thái độ của chủ nhân. Trong cuộc đối thoại ở chương một, hai vợ chồng ông Hòe bà Phụng đã có cuộc đối thoại. Bà vợ phê phán ông Hòe và mang nghị quyết ra để giễu ông. Ông đã tỏ thái độ rất tức giận bởi với ông nghị quyết, chỉ thị của Đảng chính là lẽ sống. Lúc này đôi lông mày rậm của ông trợn ngược lên để tỏ thái độ cáu giận cùng với câu nói: “Tôi cấm bà động đến nghị quyết” [47, tr.7].

Cũng ở chương này, khi kể lại lần được mời về phổ biến nghị quyết cho hội nghị cán bộ chủ chốt ngành Giáo dục Đào tạo của thành phố biển Hải An, khi được giám đốc sở cho biết là chưa tổ chức học được nghị quyết trước, ông Hòe đã rất ngạc nhiên. Và nhà văn lại chú ý tới đôi lông mày của nhân vật: “Cặp lông mày lưỡi mác dướn lên. Đôi lông mày lạ lùng này chỉ có trong sân khấu tuồng cổ, trong vai Trương Phi. Không hiểu sao lại đầu thai vào con người này? Hai lưỡi mác to, rậm, đến cuối chân mày lại dựng ngược hẳn lên 90 độ. Trông thật dữ tướng... Đôi lông mày càng làm cho đối phương không dám nhìn thẳng vào mặt ông ” [47, tr.10 - 11]. Như vậy, đôi lông mày ấy cho thấy ông Hòe là một người thẳng thắn, trung thực, cương nghị rất phù hợp với một người làm công tác chính trị như ông. Khuôn mặt ấy, đôi lông mày ấy, kết hợp với lời nói mạch lạc, sang sảng âm vang, cách nói lôi cuốn có điểm nhấn, cùng với những động tác kèm lời đã khiến hàng trăm, hàng ngàn con người ngồi im phăng phắc để nghe lấy, nuốt lấy từng lời ông nói.

Còn rất nhiều lần tác giả vẫn chủ ý miêu tả đôi lông mày ấy. Đặc biệt là trong những tình huống quan trọng như những lúc ông được các con hỏi ý kiến về một việc gì đó “Khuôn mặt to, quắc thước với đôi lông mày lưỡi mác của ông nhướn lên” [47, tr.165]. Hay khi ông bị dằn vặt ghê gớm sau cái hôm Đại đưa ông đi mát xa thì khuôn mặt và đôi lông mày ấy lại biểu lộ rõ rệt: “Đôi lông mày Trương Phi rậm rì, vểnh ngược ở cuối chân mày, không động đậy, không nhíu lại, vô cảm trên hàng mi chậm chạp mỗi khi phải chớp” [47, tr.300]. Hay là khi ông thể hiện tình yêu thương dành

cho cô gái đáng thương Kiều Linh, khuôn mặt với đôi lông mày lưỡi mác ấy đã bộc lộ rất rõ: “gương mặt có bộ lông mày lưỡi mác vểnh ngược đã trìu mến cúi xuống bên cô” [47, tr.365]. Hoặc là khi tò mò, đôi lông mày ấy cũng bộc lộ cảm xúc: “Đôi lông mày lưỡi mác vểnh ngược ở phía đuôi, ngẩng lên nhìn con dâu tò mò” [51, tr.24].

Ngoài chân dung của ông Hòe, các nhân vật khác khi xuất hiện cũng lần lượt được nhà văn miêu tả ngoại hình. Khi nói về người lính hăng hái, dũng cảm, luôn phấn đấu, có ý chí vươn lên để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nhà văn đã dựng lên chân dung của Lê Hồi với vẻ đẹp của một thân hình cường tráng: “Lê Hồi đã phổng phao hẳn lên. Bắp tay, bắp chân săn chắc. Vòng ngực nhô hẳn lên khoe sức trai cường tráng... sắp tới con sẽ được tham gia hội thao toàn quân khu”[47, tr.40]. Còn nghịch tử thời @ Lê Cường lại được nhà văn khắc họa bằng việc nhấn mạnh tới cách ăn mặc và lối sống chơi bời kiểu cậu ấm. Cường xuất hiện với trang phục “quần bò, áo phông, giày Adidas trắng” [47, tr.97]. Chiếc xe hắn đi là chiếc @ đời mới, với biển số xe chơi cấp số nhân không số nào đẹp bằng số này, to bằng số này: 9981. Sở thích đặc biệt của chàng thanh niên năm thứ tư đại học ngoại ngữ khoa Anh này là những cuộc đi dự sinh nhật bạn bởi sẽ được ăn uống vui vẻ, được ngắm, được làm quen với các em. Khi tán tỉnh các cô gái thì: “đôi mắt đa tình ướt rượt của hắn, xoáy vào mắt các cô... Không biết Lê Cường thuổng được ở đâu những lời bay bướm, như những viên đạn có sức xuyên thủng tất cả lỗ tai con gái” [47, tr.103]. Cách tặng quà sinh nhật cho bạn của hắn cũng rất đặc biệt: “Hắn rút ví, lấy ra một tờ đô la trần, tức là không có phong bì. Ai cũng nhận ra con số 100 trên mầu xanh lá mạ, đặc trưng của tiền Mỹ” [47, tr.104]. Do vậy, hắn được thể hiện quyền uy của mình một kẻ to con và quan trọng hơn cả là to tiền trước mặt bạn bè. Cách khoe mẽ để lấy lòng bạn gái của hắn cũng rất đặc biệt: “Lê Cường nhẩy một mình, cốt phô diễn những động tác hình thể được luyện tập công phu, chả kém gì ca sĩ nhạc sến thời thượng Ngọc San...tất cả mọi người quanh sàn nhảy đều chú mục vào hắn - tâm điểm của cuộc chơi” [47, tr.107 - 108]. Bằng cách ấy, hắn đã làm siêu lòng biết bao cô gái. Rồi chi tiết hắn chở Kiều Linh đến khách sạn Chiều Tím để làm tình với những động tác và thái độ của một kẻ “sành sỏi trong nghệ thuật làm tình”[47, tr.120] cho ta thấy rõ sự từng trải của hắn trong tình trường như thế nào. Cậu ấm này đúng theo kiểu thời

@ chỉ biết có mỗi việc ăn chơi, tiêu tiền và bao gái, còn “Ông bà nó làm gì, nó cũng không quan tâm. Bố hắn làm gì ra nhiều tiền cho hắn tiêu, hắn cũng không cần biết” [47, tr.119].

Trong Luật đời và cha con nhà văn còn đặc tả những người phụ nữ đẹp cả ngoại hình lẫn nhân cách. Đó là Kiều Linh, Thụy Miên, Thảo Tần, Thanh Diệu. Cả bốn người phụ nữ này đều đẹp nhưng vẻ đẹp của họ lại mang những dáng vẻ khác nhau. Cuộc đời của họ lại có những cảnh ngộ khác nhau.

Trước tiên, vẻ đẹp của Kiều Linh là vẻ đẹp của một cô gái đồng quê, hương đồng gió nội: “cô bé đồng quê cực xinh...bông hoa rực rỡ của hương đồng gió nội” [47, tr.103 - 104]. Chính vẻ đẹp thuần khiết ấy, lập tức đã làm cho cậu ấm Lê Cường say như điếu đổ, tìm mọi cách để chinh phục người đẹp. Song cuộc tình với Lê Cường lại là quả đắng. Kiều Linh đã ngậm đắng nuốt cay, nhận một số tiền và phải phá đi cái thai trong bụng. Nhưng cô gái đẹp ấy đã biết vươn lên, theo đuổi ước mơ của mình. Sau này cô đã có việc làm, lấy được người chồng biết yêu thương, được gia đình nhà chồng quý mến, sống cuộc sống hạnh phúc, sung túc.

Còn Thụy Miên - vợ trước của Lê Đại lại mang một vẻ đẹp kiêu sa, đài các. Ngay cái tên Thụy Miên đã thể hiện vẻ đẹp đài các ấy. Còn khuôn mặt của chị: “thấy có nét kiêu sa, bí hiểm của “người đàn bà xa lạ” trong bức danh họa nổi tiếng của Nga...tấm thân thon thả với những đường cong tuyệt mỹ” [47, tr.96]. Với cách tả này, tác giả cho ta thấy đây là một người phụ nữ đẹp, biết chiều chồng, chăm con. Chẳng thế mà, chồng là quân nhân, quanh năm suốt tháng vắng nhà, chị một mình chăm sóc con cái, quán xuyến nhà cửa. Khi chồng về nhà hết lòng chiều chuộng, kì lưng, gãi ngứa cho chồng,... Song người phụ nữ tài sắc ấy lại có cuộc đời ngắn ngủi.

Một người phụ nữ khác tài sắc không kém chính là Thanh Diệu. Chị là Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Lâm Du, được khen là “hoa khôi” trong số nữ quan chức của quận. Chị có một gương mặt xinh xắn đáng yêu, dáng người thon gọn khiến ai cũng muốn nhìn ngắm: “Được cả dáng, cả da, cả gương mặt mỏng mày hay hạt” [47, tr.265]. Cách ăn mặc của chị vừa lịch lãm, sang trọng vừa quyến rũ mê hồn: “Váy ngắn mầu sôcôla bó gọn dưới gối, để lộ cặp chân dài thẳng đi tất mỏng màu da chân. Giầy cao gót màu da bò. Áo sơ mi không cổ, mầu nâu non, ống tay lửng, bó

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 26/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí