Bài Học Rút Ra Từ Việc Nghiên Cứu Đề Tài Hình Tượng Con Người Trong Chạm Khắc Đình Hoành Sơn


thì lại nhìn ngang. Trong bức chạm “ đánh cờ” của đình Ngọc Canh bàn cờ cũng được nhìn từ trên xuống, các nhân vật được nhìn ngang theo phối cảnh, không tuân theo định luật xa gần.

3.2. Bài học rút ra từ việc nghiên cứu đề tài hình tượng con người trong chạm khắc đình Hoành Sơn

Qua nghiên cứu đề tài hình tượng con người trong nghệ thuật chạm khắc đình Hoành Sơn bản thân tôi nhận thấy:

Nội dung hình tượng con người trong nghệ thuật chạm khắc ở đình Hoành Sơn thể hiện rất sinh động, phản ánh hiện thực cuộc sống của người dân địa phương một cách chân thật, sâu sắc mộc mạc đến giản dị. Từ hình dáng con người ở đây đến đời sống sinh hoạt hàng ngày, từ dụng cụ đặc trưng của người dân bản địa lao động địa phương đến trang phục của các nhân vật thể hiện qua các chủ đề. Cuộc sống chân thật ngoài đời như lao động hàng ngày, các lễ hội được tổ chức hàng năm của địa phương, các chủ đề sinh hoạt truyền thống của người dân yêu lao động, hiếu học… Tất cả được các nghệ nhân phản ánh rất chân thực, mộc mạc đến từng chi tiết thông qua hình tượng con người trong tác phẩm nghệ thuật.

Chính vì thế đây là bài học xây dựng hình tượng trong mỹ thuật (hội họa, điêu khắc, đồ họa) chúng ta phải có được cái nhìn cuộc sống phản ánh hiện thực chân thật, nhưng nó phải được thể hiện qua hình thức nghệ thuật đặc sắc. Nghệ thuật phải luôn bám sát hiện thực, phản ánh đúng hiện thực, những đối tượng khách quan thông qua nghệ thuật tạo hình, gắn kết với tâm tư tình cảm xúc động của người nghệ sỹ.

Qua hình tượng con người trong chạm khắc đình Hoành Sơn, ta thấy hình thức thể hiện tác phẩm rất thoải mái, không bị gò ép. Hình khối, đường nét chạm khắc các nghệ nhân sử dụng vào bức chạm rất phong phú với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các hình thức. Tỷ lệ của hình tượng con người mang tính ước lệ nhưng khi nhìn vào ta vẫn thấy thuận mắt.


Vì vậy ta thấy bản thân tạo hình của nghệ thuật điêu khắc nó hoàn toàn phóng khoáng, ước lệ thể hiện thoải mái, bố cục đa dạng, Nên trong nghệ thuật chúng ta phải luôn luôn đề cao thẩm mỹ. không câu nệ vào cấu trúc chỉ cần thuận mắt … khi chúng ta sáng tác chúng ta phải có xây dựng hình tượng nghệ thuật không bị gò bó vào tỷ lệ hay hiện thực, khuôn hình bố cục độc đáo, hoàn toàn có thể chủ động sử dụng không gian khác nhau, sử dụng thủ pháp khác nhau để đạt được mục tiêu trong sáng tác

Từ tình hình trên và từ những nghiên cứu về hình tượng con người trong nghệ thuật chạm khắc đình Hoành Sơn của mình, dưới góc độ của người giảng dạy mỹ thuật, tôi nhận thấy việc vận dụng những tài liệu thực tế về các mảng chạm khắc đình làng vào giảng dạy và học tập bộ môn mỹ thuật trong các trường văn hóa nghệ thuật là hết sức cần thiết. Bởi lẽ thông qua đó thế hệ trẻ nhận thức một cách sâu sắc khá toàn diện về giai đoạn lịch sử xã hội. Bằng các chương trình như: tổ chức đi xem bảo tàng về mảng chạm khắc đình làng tại Nam Đàn, đặc biệt cho sinh viên đi điền dã thực tế tại ngôi đình Hoành Sơn để chép vốn cổ, lấy tài liệu thực tế trực tiếp phục vụ cho việc học tập, sáng tạo của sinh viên. Với kiến thức và cảm nhận của mình, sinh viên có thể sáng tạo nên những tác phẩm vừa có sự kế thừa nhứng giá trị của nền mỹ thuật truyền thống vừa vận dụng trào lưu mới của mỹ thuật hiện đại trong trời kỹ hội nhập.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 83 trang tài liệu này.

Ngôi đình Hoành Sơn cổ kính với những mảng chạm khắc tinh tế về hình tượng con người, ở đó có sự kế thừa về nét tinh hoa chạm khắc của thế kỷ trước và có sự mới lạ của nghệ thuật chạm khắc thế kỷ 18. Do vậy, việc bảo tồn ngôi đình nói chung, và những mảng chạm khắc của ngôi đình nói riêng cần được đặc biệt quan tâm. Đó chính là trân trọng lịch sử, quý trọng những sáng tạo văn hóa của người xưa.

Tiểu kết chương 3.

Hình tượng con người trong nghệ thuật chạm khắc Đình Hoành Sơn - 8

Chương 3 của đề tài là sự tổng kết đánh giá giá trị nghệ thuật của hình tượng con người trong nghệ thuật chạm khắc đình Hoành Sơn. Đầu tiên là sự


đánh giá về giá trị nội dung thể hiện qua nghệ thuật chạm khắc hình tượng con người, với nội dung đơn giản, chỉ là những mô tả về hoạt động lao động sản xuất và sinh hoạt trong cuộc sống đời thường của người dân như: cày ruộng. gánh mạ, cất vó, đi cày, cưỡi trâu, đánh cờ, đua thuyền, thi võ…những chủ đề ấy được những người thợ xưa thể hiện một cách đơn giản, mộc mạc, hồn nhiên với phương pháp thể hiện không theo một nguyên tắc nào.

Hiện thực cuộc sống được phản ánh rõ nét thông qua những thủ pháp và kỹ thuật thể hiện điêu luyện với cảm hứng sáng tạo dạt dào, đã làm nên giá trị nghệ thuật của hình tượng con người trong chạm khắc đình Hoành Sơn. Thông qua việc nghiên cứu đề tài hình tượng con người trong chạm khắc đình Hoành Sơn, tác giả cũng rút ra được bài học giá trị cho sự nghiệp sáng tác nghệ thuật của bản thân, cũng như cho công cuộc giảng dạy bộ môn mỹ thuật.


KẾT LUẬN


Trong những năm qua, đã có một lịch sử khá dày dặn và công phu, với sự tham gia nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, về nghệ thuật chạm khắc đình làng. Điều này cho thấy sự hấp dẫn và giá trị đặc biệt của nghệ thuật chạm khắc đình làng. Bởi lẽ, đình làng là một thiết chế văn hóa, tín ngưỡng ra đời từ thời Lê sơ, đánh dấu một bước phát triển của cơ cấu làng xã cổ truyền, là biểu tượng của tính cộng đồng và dân chủ làng xã, là trung tâm văn hóa, nơi tập trung và lưu truyền các giá trị văn hóa dân tộc, các phong tục tập quán tốt đẹp của cộng đồng làng xã cổ truyền. Do đó, tác giả đã tiếp cận và nghiên cứu từ góc độ mỹ thuật học để làm rõ hơn giá trị nghệ thuật của những mảng chạm khắc hình tượng con người ở đình Hoành Sơn.

Đình Hoành Sơn, thuộc làng Hoành Sơn, xã Khánh Sơn, Nam Đàn, Nghệ An là công trình kiến trúc đình làng tiêu biểu cho thời Lê. Những đề tài phản ánh hình tượng con người trong nghệ thuật chạm khắc đình hết sức phong phú, tập trung vào yếu tố tả thực. Dù phong phú về nội dung chủ đề, đa dạng về hình thức thể hiện, song tất thảy đều có chung đặc trưng cơ bản: hồn nhiên, mộc mạc, sinh động trong phản ánh hiện thực, đơn giản chỉ là những mô tả về hoạt động lao động sản xuất thường nhật, những đề tài lễ hội, và ca ngợi văn võ song toàn của người dân Nam Đàn lúc bấy giờ, nhằm phản ánh ước mong, hi vọng về cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc.

Những kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu nghệ thuật chạm khắc phù điêu có hình tượng con người trong đình Hoành Sơn phần nào đã khẳng định giá trị không hề nhỏ thông qua ngôn ngữ taọ hình. Từ hình khối. đường nét, cấu trúc tỉ lệ ở đây là cái đẹp gắn liền với không gian thực của đình và không gian của các bức chạm khắc.

Mỹ thuật truyền thống là nền móng góp phần vào việc xây dựng và phát triển nền mỹ thuật ngày nay. Giá trị của nghệ thuật chạm khắc truyền thống


dường như luôn ẩn chứa sự tinh tế các ngôn ngữ tạo hình. Do đó, việc vận dụng và kế thừa những giá trị văn hóa truyền thống đó như thế nào là tùy thuộc vào sự hiểu biết và cảm nhận của mỗi nguời sáng tạo nghệ thuật hiện nay, trong đó có sinh viên của các trường mỹ thuật.

Nghệ thuật chạm khắc đình làng nói chung, nghệ thuật chạm khắc hình tượng con người trong đình Hoành Sơn nói riêng, có giá trị nghệ thuật to lớn trong diễn trình phát triển của nền văn hóa dân tộc. Do đó việc bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống này là hết sức cần thiết nhằm giữ dìn trọn vẹn, ngày càng trở thành khối di sản văn hóa quý báu cho dân tộc.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Trần Lâm Biền (1993), Hình tượng con người trong nghệ thuật tạo hình truyền thống Việt, Nxb Mỹ Thuật Hà Nội

2. Trần Lâm Biền (2011), Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của người Việt, Nxb Mỹ Thuật, Hà Nội.

3. Trương Duy Bích (1985), Điêu khắc đình làng, T/cVăn hoá dân gian.

4. Nguyễn Đức Bình ,Nguyễn Hải Phong, (2002), Hình tượng con người trong chạm khắc cổ Việt Nam, Nxb Mỹ Thuật

5. Nguyễn Tiến Cảnh, Nguyễn Du Chi, Trần Lâm, Nguyễn Bá Vấn (1993), Mỹ thuật thời Mạc, Sách tư liệu Viện mỹ thuật Trường Đại học mỹ thuật Việt Nam

6. Trần Văn Cẩn, Nguyễn Đỗ Cung (1975), Việt Nam điêu khắc dân gian,

Nxb Ngoại văn - Hà Nội

7. Nguyễn Văn Cương (2006), Mỹ thuật đình làng vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nxb Văn hóa - Thông tin

8. Lê Thanh Đức (2001), Đình làng miền Bắc, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội .

9. Lê Thị Mai Hạnh (2012), Đề tài lễ hội trong chạm khắc gỗ đình Hoành Sơn, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại Học Mỹ Thuật Việt Nam.

10.Phan Văn Hùng (2007), Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và văn hóa đình làng Việt nam, luận văn thạc sỹ trường ĐHMT Việt Nam

11. Nguyễn Hồng Kiên (1999), Mặt bằng những kiến trúc tôn giáo cổ truyền của người Việt, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 11.

12. Nguyễn Hồng Kiên (2003), Ngôi đình làng thế kỷ XVI ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học mỹ thuật Việt Nam

13. Nguyễn Văn Kự, Hà Văn Tân. (1998), Đình làng Việt Nam, Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh.

14. Lê Thị Liễu (2014), Phong cách tạo hình tiên nữ đình làng Bắc bộ thế kỷ


XVII, Tạp chí nghiên cứu mỹ thuật. Trường ĐHMT Việt Nam

15. Bùi Đức Mạnh (2013), Hình tượng con người trong chạm khắc gỗ đình làng Lâu Thượng Việt Trì Phú Thọ Tiểu luận tốt nghiệ, ĐHMTVN

16. Vũ Thị Kim Ngân (2016), Nghệ thuật điêu khắc đá lăng Vũ Hồng Lượng,

Luận văn thạc sỹ, Trường ĐHMT Việt Nam

17. Đặng Thị Bích Ngân (2012), Từ điển Mỹ thuật phổ thông, NXB Mỹ thuật

18. Hoàng Phê (2002), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

19. Nguyễn Hồng Quân (2016), Nghệ thuật kiến trúc, chạm khắc đình Thượng Phú, Thanh Hóa, luận văn thạc sỹ trường ĐHMT Việt Nam

20. Lê Văn Sửu (2015),Ý nghĩa của việc nghiên cứu di sản đình làng vùng châu thổ Bắc bộ, Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu mỹ thuật. Trường ĐHMT Việt Nam

21. Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng (1991), Mỹ thuật ở làng, Nxb Mỹ Thuật

22. Văn Tân (1994), Từ điển tiếng việt, Nxb Khoa học xã hội

23. Nguyễn Đức Tịnh (số 137,129), Các nơi cổ tích đất Nghệ Tĩnh, tạp chí Nam Phong, lưu trữ trong thư viện Nghệ An

24. Lê Anh Tuấn (2006), Đề tài sinh hoạt trong chạm khắc đình làng Việt Nam, Tiểu luận tốt nghiệp, ĐHMT Việt Nam

25. Trần Đình Tuấn (2016), Hình tượng con người trong chạm khắc đình làng vùng châu thổ sông Hồng, Nxb Lao Động

26. Chu Quang Trứ (2002), Vănhoá Việt Nam nhìn từ mỹ thuật, Nxb Mỹ thuật Hà Nộì.

27. Phan Xuân Thành (2011), Đình làng Nghệ An với lễ hội dan gian, Nxb Nghệ An

28. Trần Đình Thọ (1973), Về tính dân tộc của nghệ thuật tạo hình, Nxb Văn hóa, Hà Nội.


29. Trần Ngọc Thêm (1994), Tìm hiểu về bản sắc văn hóa Việt Nam,Nxb Văn Hóa Thể Thao

30. ĐàoThị Phương Thùy (2005), Tìm hiểu hình tượng con người trong tranh dân gian đông hồ - chạm khắc đình làng – múa rối nước, khóa luận tốt nghiệp trường, trường ĐHMT Việt Nam

31. Phan Cẩm Thượng (1997), Điêu khắc cổ Việt Nam, Nxb Mỹ Thuật

32. Phan Cẩm Thượng (2011), Văn minh vật chất của người Việt,Nxb Tri thức, Hà Nội.

33. Tòng Thị Trang (2010), Trò chơi dân gian trên chạm khắc đình làng Bắc bộ thế kỷ XVII, Tạp chí nghiên cứu mỹ thuật. Trường ĐHMT Việt Nam

34. Trường ĐHMT Việt Nam Đình làng vùng châu thổ Bắc Bộ, Nxb Thế giới

35. Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng(1970), Mỹ thuật của người Việt, Nxb Mỹ Thuật.

36. Lương Văn Phường (2016), Nghệ thuật chạm khắc đình làng Hưng Lộc, Nam Định, luận văn thạc sỹ trường ĐHMT Việt Nam

37. Thái Bá Vân (1997), Tiếp xúc với người Việt, Nxb Bản Đồ, Hà Nội

38. Viện Mỹ Thuật (1975), Nghệ thuật chạm khắc Việt Nam qua các bản rập, Nxb Văn Hóa.

39. Lê Trung Vũ (2009), Lễ hội trong đời sống nhân dân xưa và nay trong cuốn Văn hóa dân gian những lĩnh vực nghiên cứu, Nxb Khoa học xã hội

Xem tất cả 83 trang.

Ngày đăng: 29/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí