Lãi Suất Huy Động Bình Quân Của Nhno&ptnt Tỉnh Quảng Nam


phải trình lên phòng tín dụng Hội sở Tỉnh và phải được sự phê duyệt trực tiếp của Giám đốc ngân hàng.

Khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, cán bộ tín dụng sẽ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, trực tiếp đến cơ sở kinh doanh, nhà ở để kiểm tra thực địa, nắm bắt thêm thông tin khách hàng để làm cơ sở cho việc so sánh, đối chiếu, đánh giá, kiểm tra tính xác thực về năng lực tài chính, năng lực pháp lý, mục đích vay vốn, tài sản bảo đảm của khách hàng để phòng ngừa rủi ro.

Ngân hàng thực hiện việc xếp hạng tín dụng đối với khách hàng trên cơ sở xem xét, đánh giá hiệu quả của phương án kinh doanh, các chỉ tiêu tài chính, uy tín của khách hàng, quan hệ tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng hoặc đối với các tổ chức tín dụng khác… để lựa chọn khách hàng cho vay có hoặc không có tài sản bảo đảm để phòng tránh rủi ro.

Hiện tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đang thực hiện chấm điểm xếp hạng khách hàng theo tiêu chí chấm điểm xếp hạng nội bộ của NHNo&PTNT Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 1197/QĐ-NHNo- XLRR ngày 18/10/2011 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam với 100% khách hàng là tổ chức được xếp hạng và các khách hàng là hộ sản xuất hoặc cá nhân có dư nợ từ 500 triệu đồng trở lên. Qua đó, khách hàng đạt từ loại A trở lên được ưu tiên mở rộng đầu tư tín dụng và áp dụng các cơ chế ưu đãi về lãi suất.

Đối với khách hàng tổ chức, đến cuối năm 2013, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam có 356 khách hàng được xếp hạng với tổng dư nợ đạt trên 2.851 tỷ đồng, chiếm 67,38% dư nợ. Kết quả chấm điểm xếp hạng khách hàng như sau:

- Khách hàng tập trung nhiều nhất ở hạng A với (58,99%).

- Khách hàng tập trung ít nhất ở hạng BBB, B, C, CC, CCC với (< 2%).

- Khách hàng xếp hạng D - khách hàng có độ rủi ro cao nhất, chiếm tỷ lệ 1,97% với 7 khách hàng. Đây hầu hết là những khách hàng đã chuyển sang nợ nhóm 5, có nợ quá hạn trên 360 ngày và đã khởi kiện ra tòa hoặc đang trong giai đoạn thực hiện thi hành án.

Kết quả chấm điểm xếp hạng khách hàng đối với tổ chức tại

NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam có thể xem xét ở bảng số liệu 3.15 dưới đây:


Bảng 3.15: Thực trạng khách hàng tổ chức theo hệ thống

xếp hạng tín dụng nội bộ tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam


Hạng

Khách hàng

Dư nợ (triệu đồng)

Số lượng

Tỷ trọng (%)

Số tuyệt đối

Tỷ trọng (%)

AAA

3

0.84

11.885

0,42

AA

128

35.96

1.435.449

50,34

A

210

58.99

1.363.495

47,82

BBB

1

0.28

-

0.00

BB

5

1.40

2.907

0,10

B

0

0.00

-

0.00

CCC

0

0.00

-

0.00

CC

2

0.56

847

0,03

C

0

0.00

-

0.00

D

7

1.97

36.704

1,29

Tổng cộng

356

100

2,851,287

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam - 10

Nguồn: NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam [53].

Số khách hàng còn lại chưa thực hiện chấm điểm xếp hạng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là những khách hàng mới thành lập, chưa có báo cáo tài chính năm hoặc các khách hàng đặt quan hệ vay vốn nhưng chưa phát sinh dư nợ.

Bốn là, ngân hàng quan tâm đến lực lượng cán bộ làm công tác tín dụng. Ngân hàng đã bố trí số lượng nhân lực làm công tác tín dụng chiếm 55% tổng số cán bộ làm việc trong ngân hàng, phần nào đáp ứng được yêu cầu công việc. Hàng năm NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đều giành ra một khoản kinh phí để cử cán bộ tham gia học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ và chuyên môn tại các trường trong và ngoài nước. Đến cuối năm 2013, Ngân hàng có 02 Tiến sĩ kinh tế và 01 nghiên cứu sinh, 82 thạc sĩ. Đa số cán bộ viên chức đều được đào tạo từ các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành với khả năng tư duy, khả năng nắm bắt những kiến thức mới tương đối tốt. Đây là các kỹ năng quan trọng trong quá trình làm việc ở nhiều vị trí trong ngân hàng.

Năm là, ngân hàng tăng cường các biện pháp quản lý đối với các khoản

nợ xấu. Việc quản lý thu hồi nợ đến hạn, nợ xấu, nợ xử lý rủi ro được triển


khai thực hiện nghiêm túc, triệt để. Ngân hàng đã sử dụng các biện pháp kiên quyết như xây dựng phương án xử lý, giảm nợ xấu tại các chi nhánh loại 3 có tỷ lệ nợ xấu cao trên 5%, củng cố, bổ sung nhân sự Tổ thu hồi nợ xấu, nợ qua xử lý rủi ro do Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng cơ sở làm tổ trưởng, giao chỉ tiêu thu hồi nợ xấu, thu hồi nợ qua xử lý rủi ro đang hạch toán ngoại bảng đến từng cán bộ, phòng chuyên đề có liên quan, gắn việc chi lương, thưởng, kể cả khoán và quyết toán công tác phí theo kết quả xử lý, thu hồi nợ xấu đến từng cá nhân, tập thể. Đề ra và triển khai thực hiện hướng xử lý nhân sự, chế độ tiền lương đối với cán bộ viên chức - lao động liên quan đến nợ xấu cao theo hướng: Tạm dừng điều hành nếu là chức danh lãnh đạo, tạm dừng chuyên môn nếu là nhân viên tác nghiệp, để tập trung cho công tác thu hồi nợ; Tạm chưa xét chi lương kinh doanh hàng tháng; sau khi hoàn thành việc thu hồi nợ, hoặc định kỳ tháng, quý căn cứ kết quả thu hồi nợ xấu, nợ qua xử lý rủi ro để trên cơ sở đó xác định hệ số lương kinh doanh tương ứng. Ngân hàng đã thành lập tổ thu hồi nợ xấu, xây dựng phương án xử lý nợ xấu và tiến hành phân tích nợ xấu theo từng nhóm để đề ra phương hướng xử lý cụ thể. Đối với các khoản nợ có dấu hiệu trở thành nợ khó đòi, ngân hàng cử cán bộ ngân hàng trực tiếp tham gia cùng khách hàng tìm các biện pháp tiêu thụ hàng hoá ứ đọng, đôn đốc thu hồi công nợ lâu chưa thanh toán cho khách hàng vay vốn, sử dụng các nguồn thu khác để trả nợ ngân hàng.

Ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ như xử lý cho gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ đối với khách hàng có khó khăn tài chính tạm thời, nhưng vẫn có khả năng kinh doanh hiệu quả, có khả năng trả nợ. Đối với các doanh nghiệp loại này, Ngân hàng còn cấp thêm các khoản vay mới để khắc phục khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thanh toán các khoản vay trước đó.

Ngân hàng thực hiện thanh lý tài sản hoặc khởi kiện ra toà đối với các khoản vay có tài sản bảo đảm nhưng khách hàng thiếu thiện chí trả nợ ngân hàng. Với các giải pháp như vậy, tỷ lệ thu lãi đạt cao, nợ xấu được khống chế trong phạm vi cho phép của Trụ sở chính và ngày càng có xu hướng giảm.


Sáu là, ngân hàng đã xây dựng được chính sách lãi suất phù hợp. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng nợ công kéo dài ở khu vực Châu Âu đã ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước. Để kiềm chế lạm phát và ổn định nền kinh tế, NHNN đã đưa ra các biện pháp điều hành thị trường tiền tệ, điều chỉnh lãi suất huy động để phù hợp với diễn biến của thị trường tiền tệ. Trước tình hình trên, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đã xây dựng cho mình khung lãi suất huy động hợp lý vừa đảm bảo tuân thủ chính sách lãi suất của NHNN vừa đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền và không ảnh hưởng đến lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh của NH. Lãi suất tiền gửi luôn lớn hơn tỷ lệ lạm phát, đây là yếu tố tích cực thu hút được người gửi tiền đến với ngân hàng, cùng với việc thường xuyên đổi mới phong cách giao dịch phù hợp với nền KTTT và đối tượng khách hàng khác nhau.

Có thể nói với sự biến động thường xuyên về mặt lãi suất nhưng do có dự báo, chuẩn bị kế hoạch cùng với công tác điều hành chính sách lãi suất linh hoạt nên chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra tuy có biến động nhưng vẫn luôn đạt hệ số dương thấp nhất là 0,34% điều này chứng tỏ việc kinh doanh tuy có biến động nhưng vẫn có lợi nhuận cho NHNoPTNT tỉnh Quảng Nam.

Bảng 3.16: Lãi suất huy động bình quân của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam

Đơn vị tính: %


Chỉ tiêu

Năm

2009

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

LS bình quân đầu vào

0,65

1,09

0,77

0,81

0,55

LS bình quân đầu ra

0,99

1,43

1,48

1,22

0,93

Chênh lệch dương (+),

âm (-)

0,34

0,34

0,71

0,41

0,38

Nguồn: NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam [53].

Bảy là, ngân hàng đã kiểm soát tốt chi phí tín dụng. Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng việc tạo ra lợi nhuận cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào kiểm soát chi phí, bởi vì nếu chi phí càng giảm thấp thì khả năng tạo ra lợi nhuận càng cao. Tuy nhiên mỗi loại chi phí đều tương quan với cơ cấu, quy mô của nó trên tổng chi. Ở NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam, năm 2012 chi trả lãi


tiền gửi là 415 tỷ đồng tăng 220% so với năm 2009 và chiếm tỷ trọng gần 40% tổng chi. Năm 2013, chi trả lãi tiền gửi có giảm xuốn nhưng vẫn chiếm gần 40% tổng chi phí. Với việc chi trả lãi tiền gửi tăng lên cho thấy khả năng huy động nguồn vốn ngày càng có hiệu quả và tăng tương ứng với khoản chi lãi.

Bảng 3.17: Chi phí hoạt động tín dụng giai đoạn 2009 - 2013

Đơn vị tính: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm

2009

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

Chi trả lãi tiền gửi

187

205

341

415

350

Tỷtrọng/Tổng chi phí(%)

42,99

37,18

36,82

39,15

39,63

Chi dự phòng Rủi ro TD

38

34

12

18

7

Tỷ trọng (%)

8,73

6,13

1,30

1,70

0,79

Chi phí nhân viên

49

55

72

87

94

Tỷ trọng (%)

11,26

9,92

7,77

8,20

10,64

Tổng Chi TK loại 8

435

554

926

1.060

883

Nguồn: NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam [53].

Chi dự phòng rủi ro tín dụng năm 2012 là 18 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 1,7% trên tổng chi giảm gần 7% so với năm 2009. Năm 2013 chi dự phòng rủi ro giảm xuống còn 7 tỷ, chỉ chiếm 0,79% tổng chi. Chỉ tiêu này giảm xuống là nguyên nhân làm tăng hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam cao.

Tám là, ngân hàng đã xây dựng được chính sách khách hàng phù hợp. Ngân hàng đã bám sát tình hình sản xuất kinh doanh của từng khách hàng, dựa vào phân tích kết quả tài chính để tạo cơ sở phân loại khách hàng, từ đó đề ra những chính sách đúng đắn, phù hợp, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế được tiếp cận nguồn vốn, qua đó đã duy trì được tốc độ tăng trưởng tín dụng tương đối ổn định trong phạm vi kế hoạch hàng năm được Trụ sở chính Agribank giao. Cơ cấu dư nợ được điều chỉnh hợp lý theo hướng tập trung cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng tỷ trọng dư nợ đối với lĩnh vực này từ 53,73% năm 2009 lên 84,48% trên tổng dư nợ vào thời điểm 31/12/2012.


Ngân hàng ưu tiên đầu tư vốn cho hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, hỗ trợ xuất khẩu… Đồng thời, Ngân hàng tiếp tục mở rộng cho vay, chủ động tìm kiếm khách hàng vay để thiết lập quan hệ bền vững, lâu dài với những khách hàng có lịch sử vay trả đúng kỳ hạn, phát triển các khách hàng mới, những dự án có hiệu quả ngay cả trong lĩnh vực thương mại và các lĩnh vực khác, bước đầu chuyển dịch cơ cấu hoạt động mở rộng và nâng cao chất lượng với phương châm “kinh doanh đa năng, tổng hợp”, tập trung khai thác mở rộng phạm vi đối tượng khách hàng vay vốn chủ yếu vẫn là hộ sản xuất, cá nhân, khách hàng địa bàn nông thôn và một số khách hàng lớn, có dự án tốt làm ăn có hiệu quả... Đến cuối năm 2012 Chi nhánh đã cho vay đối với 05 dự án án lớn như: Dự án thủy điện Đăk Mi4 số tiền 550 tỷ đồng; Dự án thủy điện Sông Tranh 2 số tiền 250 tỷ đồng; Dự án thủy điện A Vương số tiền 300 tỷ đồng; Dự án Nhà máy Kính nổi Chu Lai số tiền 400 tỷ đồng; Dự án Nhà máy sản xuất sô đa Chu Lai số tiền 600 tỷ đồng, bước đầu đã có 04 Dự án đi vào hoạt động và phát huy hiệu quả, trả nợ gốc và lãi đúng hạn, đóng góp đáng kể vào thu nhập của Chi nhánh. Hiện còn 01 Dự án (Nhà máy sản xuất sô đa Chu Lai) sắp hoàn thiện và dự kiến hoạt động vào quý IV năm 2013.

Ngân hàng thực hiện chính sách khách hàng có trọng điểm, mở rộng và đa dạng hoá khách hàng vay vốn, phát triển khách hàng không chỉ trên địa bàn của tỉnh mà còn ở các địa bàn khác, củng cố và ưu tiên đầu tư vốn đối với các khách hàng truyền thống, từng bước tạo thế ổn định và chủ động trong sản xuất kinh doanh, tiếp cận đầu tư vốn cho các công trình, dự án có hiệu quả đối với những khách hàng lớn, tăng trưởng tín dụng gắn liền với kiểm soát chất lượng tín dụng.

Chín là, cơ cấu tín dụng thay đổi theo hướng tích cực: Tín dụng trung và dài hạn tăng lên theo yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Dư nợ trung và dài hạn được Chi nhánh thực hiện thông qua phương thức cho vay hợp vốn nhằm phân tán rủi ro, đồng thời cũng phù hợp giới hạn cho vay đối với một khách hàng theo quy định Luật các tổ chức tín dụng.


3.2.5.2. Những hạn chế

Một là, tổng dư nợ của NHNo&PTNT có xu hướng bị giảm xuống do phải đối mặt với nguy cơ bị cạnh tranh từ 13 tổ chức tín dụng và 3 Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn. Đặc biệt, dư nợ đối với khu vực doanh nghiệp dân doanh trong những năm gần đây có xu hướng giảm xuống. Năm 2011, tổng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp dân doanh chiếm 49,25% tổng dư nợ cho vay của các NHTM đối với doanh nghiệp dân doanh. Năm 2012, tỷ lệ này giảm xuống còn 45,82%. Năm 2010, số lượng khách hàng giảm trên 26%, năm 2011 giảm gần 14%, năm 2012 giảm gần 3%. Bên cạnh đó, Chính phủ thực hiện nhiều chương trình cho vay ưu đãi có lãi suất thấp hơn thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội như cho vay giải quyết việc làm, cho vay xuất khẩu lao động, cho vay học sinh, sinh viên. Do đó một lượng lớn khách hàng truyền thống của NHNo&PTNT chuyển sang vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội.

Hai là, xét về tổng thể, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng giảm nhưng nguyên nhân giảm là do đã thực hiện xoá một phần nợ xấu bằng nguồn dự phòng. Nợ xoá bằng nguồn dự phòng chính là những khoản nợ xấu được theo dõi ngoại bảng. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu có thể không cao nhưng nếu xoá nợ bằng nguồn dự phòng quá cao sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận, hiệu quả tín dụng vì thực chất đây là các khoản chi phí Ngân hàng phải bỏ ra để bù đắp rủi ro. Tỷ lệ nợ xoá bằng nguồn dự phòng rủi ro chiếm 4% tổng dư nợ nội bảng năm 2009. Tỷ lệ này trong năm 2010, 2011 tương ứng là 3,02% và 2,32%.

Mặc dù tỷ lệ nợ xấu tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam những năm qua biến động theo chiều hướng giảm, đến cuối năm 2012 chỉ ở mức 1,07% trên tổng dư nợ, song vẫn còn tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro nhất định. Nợ xấu tuy không lớn nhưng nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) tương đối lớn, đặc biệt đối với những dự án trung, dài hạn đã hết thời gian ân hạn nhưng vẫn chưa đi vào hoạt động, chưa có sản phẩm. Đây là nguy cơ hàng đầu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng cũng như tình hình tài chính của ngân hàng.


Tỷ trọng dư nợ tín dụng chỉ tính riêng đối với 05 khách hàng lớn đến cuối năm 2012 lên đến 2.220 tỷ đồng, chiếm 52,48% trên tổng dư nợ và tập trung chủ yếu tại Hội sở tỉnh, trong khi các chi nhánh loại 3, phòng giao dịch phụ thuộc, dư nợ cho vay hộ sản xuất chưa tăng trưởng đúng mức. Dư nợ tập trung vào một số khách hàng lớn là điều kiện để NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam quản lý, kiểm soát quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Song đây cũng là nhược điểm lớn nhất trong cơ cấu dư nợ tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam, bởi khi xảy ra rủi ro đối với chỉ một trong số những khách hàng này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đáng kể đến kết quả phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH.

Ba là, từ năm 2010 đến nay, hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng giảm xuống. Trong năm 2010, 2011 hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng ở mức quá cao, tương ứng là 0,97 và 0,96. Đến năm 2012, hiệu quả sử dụng vốn lại giảm xuống mức 0,79 và tiếp tục giảm xuống 0,78% vào năm 2013. Mức này đồng nghĩa với việc còn trên 20% vốn chủ sở hữu và vốn ngân hàng huy động không cho vay ra được. Như vậy, giai đoạn 2009 - 2013, tổng dư nợ so với tổng nguồn vốn ngân hàng lúc thì quá cao, lúc thì quá thấp. Cả hai trạng thái này đều ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả tín dụng. Chỉ số này quá cao có khả năng dẫn đến nguy cơ rủi ro cho ngân hàng do dễ mất khả năng thanh khoản vì lượng cho vay quá lớn, thiếu dự trữ cho thanh khoản. Chỉ số này quá thấp thể hiện lãng phí trong sử dụng nguồn lực.

Bốn là, hệ số rủi ro tín dụng có xu hướng gia tăng. Năm 2010, hệ số này khoảng 95%, trong khi năm 2012 tăng lên trên 98%. Hệ số này quá cao dễn dẫn đến nguy cơ mất thanh khoản do thiếu dự trữ thanh toán.

Năm là, hệ số thu nợ có xu hướng giảm cho thấy doanh số cho vay tăng nhanh hơn doanh số thu nợ. Thực trạng này tạo ra rủi ro mất vốn, thiếu khả năng thanh toán nếu không thu hồi được các khoản đã cho vay.


Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên

Một là, ngân hàng chưa có đầy đủ thông tin về khách hàng vay vốn. Hoạt động phân tích tình hình tài chính khách hàng còn nhiều bất cập. Thông tin về khách hàng chủ yếu dựa vào khai báo của khách hàng thông qua các báo cáo tài chính. Các báo cáo này không được kiểm toán do đó độ chính xác không cao. Ngân hàng chủ yếu dựa vào hồ sơ pháp lý do khách hàng cung cấp nên chưa nắm bắt được hết thông tin về khách hàng, người đại diện doanh nghiệp, năng lực quản lý, quan hệ của khách hàng với các đối tác khác… Thông tin do khách hàng cung cấp là các thông tin có lợi cho khách hàng dẫn đến quyết định cho vay của Ngân hàng không chính xác.

Việc đánh giá, phân loại khách hàng còn nhiều bất cập, chưa hỗ trợ hiệu quả cho việc ra quyết định cho vay và thu hồi nợ. Khi thực hiện chính sách khách hàng dựa vào kết quả xếp hạng, nhiều khách hàng có tiềm lực tài chính và năng lực sản xuất kinh doanh tốt nhưng không đáp ứng được điều kiện quy định nên rất khó tiếp cận để cho vay, chưa kể các khách hàng mới theo đánh giá là tài chính khá nhưng buộc phải xếp loại BBB, tương đương nợ nhóm 2 và phải trích lập dự phòng rủi ro theo nhóm nợ tương ứng.

Hai là, năng lực của cán bộ tín dụng còn những hạn chế nhất định. một số cán bộ tín dụng có năng lực hạn chế, thiếu trách nhiệm đã không làm tốt công tác thẩm định, cho vay các khoản vay tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một số dự án chỉ dựa vào tài sản thế chấp để cho vay, thẩm định dự án đầu tư không chú ý đến hiệu quả dự án. Chẳng hạn thẩm định dự án của công ty TNHH Hiền Trang, công ty cố phần chế biến thực phẩm Á Châu không cẩn thận dẫn đến khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn.

Việc đánh giá khách hàng trong nhiều trường hợp còn cảm tính và không được lượng hoá cụ thể qua phương pháp chấm điểm khách hàng, việc phân loại khách hàng chưa chuẩn xác cũng là nguyên nhân hạn chế hiệu quả tín dụng.


Một số chi nhánh loại 3 trực thuộc Ngân hàng chú trọng chạy theo tăng trưởng dư nợ tín dụng, không chú ý đến bảo đảm an toàn tín dụng do đó việc thẩm định thông tin khách hàng không được coi trọng để xảy ra tính trạng khách hàng vay ở nhiều NHTM, lập giấy phép kinh doanh khống để vay vốn, không kiểm soát được dòng tiền của khách hàng, để khách hàng vay vốn chuyển tiền thu nhập về NHTM khác.

Đội ngũ cán bộ tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong số cán bộ ngân hàng nhưng do đa số khách hàng vay tại Ngân hàng là hộ sản xuất nông nghiệp, giá trị khoản vay nhỏ nhưng số lượng khách hàng lớn nên tạo ra tình trạng quá tải trong quản lý. Bình quân một cán bộ tín dụng quản lý 2000 khách hàng vay vốn do đó việc giám sát món vay chưa thường xuyên.

Việc thực hiện quy trình tín dụng của một số cán bộ tín dụng còn cứng nhắc, chưa thật sự năng động và linh hoạt trong cơ chế mới, trình độ thẩm định dự án, phương án vay vốn còn nhiều hạn chế chưa theo kịp với yêu cầu, thiếu kinh nghiệm trong việc điều tra, nghiên cứu, thẩm định các dự án, phương án vay vốn có quy mô lớn, khả năng tự chủ của cán bộ tín dụng chưa cao.

Số cán bộ tín dụng lớn tuổi có năng lực thẩm định tín dụng hạn chế, chịu ảnh hưởng bởi tư duy kinh doanh kiểu cũ nên ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Một số cán bộ được tuyển dụng đảm nhận công việc thẩm định để cho vay nhưng không có chuyên môn trong lĩnh vực này, không có khả năng thẩm định dự án, năng lực tài chính của khách hàng nhất là đối với các dự án lớn, phức tạp về công nghệ, thị trường, các món vay có giá trị lớn. Cán bộ tín dụng kiêm nhiệm cả thẩm định rủi ro dẫn đến nhiều hạn chế trong phòng ngừa rủi ro tín dụng.

Trên 60% cán bộ viên chức có độ tuổi từ 40 trở lên, mặc dù đã trải qua nhiều vị trí công tác, có kinh nghiệm thực tế nhưng trình độ vi tính cũng như ngoại ngữ vẫn còn rất hạn chế, khả năng thao tác, sử dụng vi tính còn rất chậm, trong khi đó yêu cầu nắm bắt thông tin và xử lý nhanh nhạy các thông tin đang ngày càng bức thiết trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.


Cán bộ trẻ mới được tuyển dụng, còn thiếu kinh nghiệm do đó còn rất lúng túng, hiệu suất công việc không cao. Ngân hàng phải mất nhiều thời gian và chi phí để đào tạo lại. Đội ngũ cán bộ tín dụng của Ngân hàng hiện vừa thiếu lại vừa yếu. Ngân hàng thiếu những cán bộ trẻ có năng lực được đào tạo bài bản, có kiến thức, kỹ năng giao dịch và khả năng ứng dụng công nghệ mới vào thực tiễn cũng như cung cấp dịch vụ cho khách hàng một cách tốt nhất.

Chất lượng công tác tuyển dụng thời gian qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế dẫn đến mặt bằng trình độ cán bộ toàn chưa đồng đều, nhiều trường hợp tuyến dụng được thực hiện trước sau đó mới tổ chức đào tạo, đào tạo lại; việc xét tuyển, tuyển dụng cá biệt tại NH hoặc do NHNo&PTNT Việt Nam chuyển về…

Khảo sát của tác giả Luận án cho thấy, vẫn còn gần 20% số khách hàng được hỏi cho rằng cán bộ tín dụng chưa nắm rõ quy trình cho vay, do đó đã tạo ra khó khăn cho họ trong việc tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng.

Ba là, việc quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng mới chỉ quan tâm đến khía cạnh từng khách hàng, từng khoản vay mà chưa có hệ thống đánh giá rủi ro theo danh mục cho vay, tổng thể các khách hàng vay của chi nhánh do đó dẫn đến danh mục cho vay không cân đối.

Bốn là, hoạt động tín dụng dựa chủ yếu vào tài sản bảo đảm nhưng Ngân hàng không có quy định cụ thể về việc kiểm tra, đánh giá định kỳ tài sản bảo đảm. Ngân hàng chưa có cán bộ chuyên phụ trách việc thẩm định tài sản bảo đảm do đó chất lượng thẩm định chưa thật sự chính xác.

Năm là, ngân hàng chưa có bộ phận xử lý nợ nên còn lúng túng trong việc thương lượng với khách hàng cũng như thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết trong việc xử lý tài sản để thu hồi nợ.

Sáu là, việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay chưa được thường xuyên và thiếu chặt chẽ dẫn đến khoản vay khó đảm bảo; từ đó hiệu quả tín dụng cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Việc giám sát sử dụng vốn sau khi cho vay của cán bộ tín dụng còn sơ sài, mang tính hình thức, để hợp thức hoá thủ tục


là chính, ít quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn vay. Các khoản vay xảy ra rủi ro phần lớn là các khoản vay không thực hiện đúng hoặc đầy đủ quy trình cho vay như không kiểm tra kỹ trước khi cho vay, không kiểm tra trong khi giải ngân, không giám sát món vay sau khi cho vay

Bảy là, một số chi nhánh tập trung cho vay vào một số ít khách hàng nên rủi ro mất vốn rất dễ xảy ra khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Chẳng hạn, chi nhánh Bắc Điện Bàn cho công ty Á Châu vay với dư nợ bằng ½ dư nợ toàn chi nhánh. Chi nhánh Tam Đàn cho công ty TNHH Hiền Trang vay với dư nợ bằng 1/5 dư nợ toàn chi nhánh. Thời hạn cho vay chưa phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của đối tượng vay vốn để xác định kỳ hạn trả nợ do đó dẫn đến tình trạng khách hàng không trả nợ đúng hạn.

Tám là, việc kiểm tra nội bộ chưa hiệu quả. Ở Ngân hàng có bộ phận kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập nhưng hiệu quả công việc của bộ phận này chưa cao do bộ phận này vẫn thuộc phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Cán bộ bộ phận kiểm tra, giám sát tín dụng phải kiêm nhiệm nhiều việc nên chất lượng giám sát không cao, nợ quá hạn phát sinh nhưng không được giám sát kịp thời.

Chín là, quy trình tín dụng hiện đang áp dụng ở Ngân hàng còn lỏng lẻo, tạo nhiều kẽ hở cho cán bộ tín dụng và khách hàng lợi dụng hoặc không tuân thủ nghiêm túc quy trình cho vay cũng như điều kiện cho vay. Cán bộ tín dụng vừa nhận hồ sơ, vừa thẩm định phương án vay vốn, vừa giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng nên tính độc lập, khách quan trong quyết định cho vay không được bảo đảm. Nhiều chi nhánh loại 3 vi phạm các thủ tục trong quy trình cho vay như cho vay khi hồ sơ khách hàng thiếu nhiều giấy tờ, tài sản thế chấp thiếu tính pháp lý, báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh, phương án kinh doanh, trả nợ không đầy đủ, giá trị món vay lớn hơn giá trị tài sản thế chấp…

Trên thực tế có những hợp đồng vay vốn hoạt động rất hiệu quả nhưng do việc định kỳ trả nợ chưa hợp lý hay do một số nguyên nhân khách

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/04/2022