Kết Quả So Sánh Các Tác Động Đến Roe Của Hai Nhóm Nhtm


GDPG

-0,0076

0,031

0,0171

0,018

0.2453***

0.056

0,0874**

0,042

Small

Small

INF

0,0102**

0,005

0,0114***

0,003

0.0792***

0.014

0,0334***

0,006

Small

Small

_cons

0,0077

0,008

0,0020

0,006

-0.1002***

0.031

-0,0385***

0,011

Big

Big

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

Hiệu quả theo quy mô của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 16


Wald Test (P-value)


0,0000 0,0000

Rsquare (Overall) 0,96 0,88

Số quan sát 118 152

Số đơn vị chéo 18 24

Breusch-Pagan LM Test

(P-value)

0,0000 0,0000

Hausman Test (P-value)

0,2985 0,0430

Wooldridge Test (P-value)

0,3611 0,4132



Breusch- Pagan/Cook- Weisberg Test

(P-value)


0,0001 0,0000


Modified Wald Test (P-value)


0,0000 0,0000



Nguồn: Kết quả thực hiện từ Stata 15.1;

*, ** và *** lần lượt là các ký hiệu tương ứng với các mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%.


Tác động âm của LDR lên ROA của các NHTM quy mô lớn (-0,0038) mạnh hơn so với các NHTM quy mô nhỏ (-0,0032), có nghĩa với cùng một sự gia tăng tỷ lệ cho vay so với tiền gửi sẽ làm giảm ROA của các NHTM quy mô lớn nhiều hơn, tuy nhiên sự khác biệt là nhỏ. Điều này là do nhóm NHTM quy mô nhỏ có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao hơn giúp chúng có đệm vốn tốt hơn trước rủi ro tín dụng khi gia tăng hoạt động cho vay. Ngoài ra, các NHTM quy mô lớn thường có quy mô về các nguồn vốn khác tiền gửi như trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi kém thanh khoản lớn hơn để tài trợ cho hoạt động tín dụng, trong khi mức độ phụ thuộc vào tiền gửi của các NHTM quy mô nhỏ cao hơn. Điều này một mặt giúp nhóm NHTM quy mô lớn giảm rủi ro thanh khoản, nhưng mặt khác làm tăng giá vốn. Vì vậy, với cùng một mức độ gia tăng trong tỷ lệ LDR sẽ tác động xấu lên hiệu quả tài chính của chúng nhiều hơn so với nhóm NHTM quy mô nhỏ.

Tác động dương của NIM tới ROA của nhóm NHTM quy mô lớn lớn hơn xấp xỉ 58,6% so các NHTM quy mô nhỏ, điều này có thể được giải thích bởi vị thế thị trường của chúng. Vì phần lớn tổng tài sản của các NHTM Việt Nam là tài sản hình thành từ tín dụng, do vậy nhóm các NHTM lớn chiếm thị phần chủ yếu về tín dụng. Kết quả thống kê mô tả trong mẫu nghiên cứu cho thấy giá trị trung bình của chỉ số tập trung ngành (CON), thể hiện tỷ trọng tài sản 4 NHTM có quy mô lớn nhất ngành (Agribank, Vietinbank, BIDV, Vietcombank) đã xấp xỉ 53%. Các NHTM quy mô lớn có vị thế thị trường sản phẩm truyền thống cao hơn, do đó mức độ nhạy cảm với lãi suất đối với các nhu cầu về sản phẩm tín dụng và huy động của chúng thấp hơn các NHTM quy mô nhỏ. Tận dụng điều này cho phép các NHTM quy mô lớn có thể tăng biên lợi nhuận từ lãi với mức độ tác động tiêu cực tới cầu sản phẩm của mình thấp hơn, do đó NIM có tác động tích cực hơn tới hiệu quả tài chính so với các NHTM quy mô nhỏ.

Tác động dương của DIA đại diện cho thu nhập ngoài lãi tới ROA đối với cả hai nhóm NHTM đều rất có ý nghĩa thống kê. Tác động này đối với nhóm NHTM quy mô lớn mạnh hơn 17,3% so với nhóm NHTM quy mô nhỏ. Kết quả này cùng với việc DIA của nhóm NHTM quy mô lớn ổn định hơn nhóm NHTM quy mô nhỏ (Bảng 3.6), cho thấy nhóm NHTM này sẽ đạt hiệu quả cao hơn nhóm NHTM nhỏ nếu đa dạng hóa thu nhập của mình, qua đó ủng hộ lý thuyết trung gian tài chính về lợi thế đa dạng hóa theo quy mô. Kết quả này tương đồng kết quả của Sáng (2017) cũng với mẫu các NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2007 đến 2013.

Bên cạnh đó, vì DIA và NIM cùng công thức thứ nguyên, nên ta có thể so sánh hai tác động này đối với cùng một nhóm NHTM mà không cần đến ước lượng chuẩn


hóa (Beta). Đối với cả hai nhóm NHTM, tác động từ DIA đều lớn hơn NIM, phù hợp với quan điểm về lợi nhuận biên mà thu nhập ngoài lãi mang lại lớn hơn so với thu nhập lãi cận biên cho NHTM của Dietrich and Wanzenried (2011); Saunders và cộng sự (2016), hay kết quả về tác động dương của tỷ trọng thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập đến ROA (Goddard và cộng sự, 2013).

Tuy vậy, đối với nhóm NHTM quy mô lớn, ước lượng của DIA chỉ lớn hơn ước lượng của NIM là 1,57%, trong khi đối với nhóm NHTM quy mô nhỏ là 37,32%. Vì vậy, mặc dù các NHTM lớn có lợi thế cận biên tốt hơn các NHTM nhỏ cả về các hoạt động từ lãi và ngoài lãi, tuy nhiên các NHTM quy mô nhỏ vẫn có lợi thế tương đối từ các hoạt động ngoài lãi và có thể tận dụng lợi thế tương đối này để thu thêm lợi nhuận phụ trội từ việc cân đối lại cơ cấu hoạt động (thu nhập) của mình.

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LPCLR) đại diện cho rủi ro tín dụng có tác động âm đến ROA của cả hai nhóm NHTM, tuy nhiên tác động tiêu cực này mạnh hơn 36,8% ở nhóm NHTM lớn so với nhóm NHTM nhỏ. Việc giá trị khoản vay NHTM có tính mờ đục (Merton, 1993) hàm ý chất lượng tín dụng của NHTM phụ thuộc vào sự am hiểu khách hàng vay vốn. Các NHTM quy mô nhỏ thường được đánh giá rằng chúng có xu hướng và khả năng khai thác thông tin mềm (Soft- information) cao và tốt hơn NHTM quy mô lớn, việc này giúp nâng cao hiệu quả thẩm định rủi ro tín dụng và duy trì mối quan hệ dài hạn với khách hàng (Berger và cộng sự, 2005; Berger và Black, 2011; DeYoung, 2013), hay giảm thiểu vấn đề thông tin bất cân xứng tốt hơn (Barros và cộng sự, 2007), điều này giúp giảm rủi ro tín dụng của các NHTM nhỏ.

Tỷ lệ chi phí hoạt động (OEAR) đại diện cho hiệu quả quản lý doanh nghiệp về mặt chi phí tác động âm đến ROA của cả hai nhóm NHTM. Tuy nhiên, tác động này đối với nhóm NHTM quy mô lớn mạnh hơn 10,8 lần và rõ rệt hơn nhiều so với nhóm NHTM quy mô nhỏ. Chi phí hoạt động bao gồm chi phí trả lương và thu nhập khác cho nhân viên, cũng như các loại chi phí vận hành NHTM (administrative expenses) và các loại chi phí khác (Athanasoglou và cộng sự, 2006), tỷ lệ này được xem là nhân tố đại diện tốt nhất cho chi phí trung bình đối với các nguồn lực đầu vào phi tài chính của NHTM (Fries và Taci, 2005). Kết quả này cho thấy hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào phi tài chính bình quân thấp hơn nhiều so với nhóm NHTM quy mô nhỏ. Điều này thường được cho là nguyên nhân gây ra sự suy giảm hiệu quả theo quy mô của các NHTM lớn do sự phức tạp hơn trong tổ chức và tính hành chính cao hơn đi cùng với quy mô lớn hơn của chúng (Eichengreen và Gibson, 2001).


Tỷ lệ tập trung thị trường về tổng tài sản (CON) tác động dương đối với cả hai nhóm NHTM, tuy nhiên tác động này đối với nhóm NHTM quy mô lớn không có ý nghĩa thống kê. Vì vậy, kết quả này không ủng hộ giả thuyết SCP với ROA, như đã chỉ ra tại kết quả mô hình 1, bởi vì nhóm NHTM quy mô lớn mới là nhóm được đại diện bởi chỉ số này, bên cạnh đó chúng cũng không đạt được ưu thế rõ ràng về thống kê đối với NIM theo kết quả tại Bảng 3.6, dù cho chúng có vị thế trên thị trường truyền thống cao hơn. Ngoài ra, việc tỷ trọng tổng tài sản của 04 NHTM có quy mô lớn nhất (Agribank, BIDV, Vietinbank, Vietcombank) tăng lên hàm ý thị phần của của 04 NHTM này tăng lên so với toàn ngành, và khả năng cao nó sẽ tác động tiêu cực đến các đối thủ cạnh tranh chính là các NHTM có quy mô lớn khác có sự tương đồng trong đối tượng khách hàng mục tiêu, phạm vi hoạt động và sản phẩm (tác động của CON không có ý nghĩa thống kê hàm ý có sự phân kỳ theo một số nhóm quan sát trong nhóm NHTM quy mô lớn). Trong khi đó, nhóm NHTM quy mô nhỏ thường có phạm vi hoạt động hẹp và tập trung tại các địa bàn nhất định, chúng hướng đến phân khúc khách hàng mục tiêu khác và cung cấp các sản phẩm đặc thù cho khách hàng tại khu vực của mình hơn, do đó một cách gián tiếp chúng có thể hưởng lợi từ sự tăng trưởng mạnh của nhóm 04 NHTM có vốn nhà nước này.

Tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô tới ROA nhóm NHTM quy mô lớn có độ lớn nhỏ hơn và ý nghĩa thống kê thấp hơn so với trường hợp nhóm NHTM quy mô nhỏ, tương tự kết quả của Kishan và Opiela (2000). Đối với nhóm NHTM quy mô lớn, ngoại trừ tác động của tỷ lệ lạm phát có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5%, tác động của tăng trưởng cung tiền và tăng trưởng GDP đều không có ý nghĩa thống kê, trong khi tất cả các tác động này đều có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1% đối với nhóm NHTM quy mô nhỏ. Ngược lại, độ lớn các tác động của yếu tố nội tại (bank-specific), ngoại trừ quy mô, lại mạnh hơn về độ lớn và ý nghĩa thống kê cao hơn cho thấy ROA nhóm NHTM quy mô lớn phụ thuộc chủ yếu vào các nhân tố nội tại và ít chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài so với nhóm NHTM quy mô nhỏ. Nó cũng hàm ý các NHTM lớn có lợi thế đa dạng hóa từ quy mô lớn của mình cho phép chúng dễ dàng xoay sở trong các hoạt động kinh doanh hơn các NHTM nhỏ. Tất nhiên, điều này đang xảy ra với giai đoạn nghiên cứu khi nền kinh tế toàn cầu và trong nước nhìn chung đang không phải chịu các cú sốc lớn kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009. Kết quả tìm thấy có thể khác trong pha suy thoái hoặc khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu hoặc trong nước.


Thảo luận kết quả so sánh tác động với ROE là biến phụ thuộc

Kết quả kiểm định Breusch & Pagan LM và kiểm định Hausman cho thấy phương pháp tác động ngẫu nhiên (REM) phù hợp hơn các phương pháp FEM và POLS đối với các mô hình tương ứng với cả hai nhóm NHTM. Kết quả kiểm định Breusch-Pagan/Cook-Weisberg và kiểm định Wald hiệu chỉnh (Modified Wald) cho kết quả không nhất quán khi xem xét giả thuyết H0: Không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Theo đó, kiểm định Breusch-Pagan/Cook-Weisberg chấp nhận H0 trong khi kiểm định Wald hiệu chỉnh bác bỏ H0 đối với cả hai nhóm NHTM, do đó có thể tồn tại hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong các mô hình. Kết quả kiểm định Wooldridge bác bỏ giả thuyết H0: Không tồn tại hiện tượng tự tương quan với cả hai nhóm NHTM. Tương tự ước lượng với mô hình ROA là biến phụ thuộc, ước lượng với mô hình ROE là biến phụ thuộc được thực hiện với sai số chuẩn cải thiện để khắc phục các khuyết tật trên (nếu có) và sử dụng FGLS để kiểm vững kết quả so sánh bằng REM.

Bảng 3.8 cho thấy kết quả so sánh tác động của các nhân tố đến ROE giữa hai nhóm NHTM gần như hoàn toàn trùng khớp với kết quả so sánh tại Bảng 3.7 với ROA là biến phụ thuộc. Sự khác biệt duy nhất tại kết quả so sánh tác động của tỷ lệ vốn chủ sở hữu theo REM (FEM). Tác động âm của tỷ lệ này đến ROE nhóm NHTM quy mô lớn mạnh hơn 2,62 lần so với nhóm NHTM quy mô nhỏ và đều có ý nghĩa thống kê, trái ngược với trường hợp ROA. Kết quả này ủng hộ luận điểm của Berger (1995a) và tương đồng với kết quả của Goddard và cộng sự (2010). Trên thực tế, các NHTM quy mô lớn thường được cho rằng quan trọng hơn và nhận được nhiều hơn sự hỗ trợ của chính phủ theo học thuyết “Too big to fail”, do đó chúng thường sử dụng đòn bẩy tài chính (tỷ lệ vốn chủ sở hữu thấp) cao để đạt lợi nhuận cao. Việc tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu đồng nghĩa giảm đòn bẩy tài chính có tác động xấu hơn tới lợi nhuận nhóm NHTM quy mô lớn vì làm giảm cơ hội đầu tư của chúng nhiều hơn nhóm NHTM quy mô nhỏ. Thêm vào đó, lợi ích đạt được như tăng mức độ tín nhiệm, qua đó giảm chi phí vốn nhờ việc tăng vốn chủ sở hữu đối với nhóm NHTM quy mô lớn không quan trọng bằng trường hợp nhóm NHTM quy mô nhỏ. Tuy vậy, đây là kết quả chưa tính tới việc tuân thủ các quy định về an toàn vốn.

Tác động của quy mô đến ROE có dấu không thay đổi so với trường hợp ROA đối với cả hai nhóm NHTM, tuy nhiên, tác động dương đến nhóm NHTM quy mô nhỏ có ý nghĩa thống kê tại mức 10%, trong khi tác động âm đến nhóm NHTM quy mô lớn không có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy nhóm NHTM quy mô nhỏ có tính kinh tế


nhờ quy mô (economies of scale) với ROE là biến phụ thuộc, điều này không đúng với nhóm NHTM quy mô lớn, tương tự kết luận trong trường hợp ROA.

NIM và DIA vẫn là các nhân tố tác động tích cực nhất đến hiệu quả tài chính của cả hai nhóm NHTM. Kết quả so sánh theo cả hai phương pháp REM và FGLS vẫn cho thấy tác động dương của NIM và DIA lớn hơn đối với ROE của nhóm NHTM quy mô lớn, không thay đổi so với kết quả so sánh theo ROA. Tuy vậy, có thể thấy trong cả hai trường hợp ROA và ROE là biến phụ thuộc, tác động của DIA và NIM với nhóm NHTM quy mô lớn có độ lớn không chênh lệch nhiều (1,57% và 0,93%), trong khi tác động của DIA lớn hơn NIM khá nhiều đối với nhóm NHTM quy mô nhỏ (37,32% và 16,62%). Điều này là vì nhóm NHTM quy mô lớn sử dụng đòn bẩy tài chính (DFL) cao hơn nhiều nhóm NHTM quy mô nhỏ (CA trung bình nhóm NHTM quy mô lớn chỉ bằng 54,2% CA trung bình nhóm NHTM quy mô nhỏ và có ý nghĩa thống kê cao). Do đó, theo giải thích của De Young và Roland (2001), có thể thấy chênh lệch trong tác động biên của thu nhập ngoài lãi so với thu nhập ngoài lãi tới lợi nhuận với nhóm NHTM quy mô nhỏ cao hơn nhiều so với nhóm NHTM quy mô lớn. Vì vậy, mặc dù phân tích tại trường hợp ROA đã cho rằng nhóm NHTM quy mô nhỏ có lợi thế tương đối trong quá trình chuyển dịch cơ cấu thu nhập sang dựa vào nhiều hơn thu nhập ngoài lãi, nguyên nhân chính của điều này là do chúng khó có thể gia tăng đòn bẩy tài chính của mình tới mức độ như nhóm NHTM quy mô lớn. Việc tăng biên lãi suất cho vay và huy động vốn với nhóm này để tăng lợi nhuận với EBIT cho trước, qua đó tăng DFL theo giải thích của De Young và Roland với nhóm này còn khó khăn hơn nhóm NHTM quy mô lớn vì chúng có vị thế yếu hơn trên thị trường truyền thống. Tóm lại, lợi thế tương đối này của chúng có được là do việc tăng trưởng quy mô các hoạt động truyền thống (tín dụng và huy động vốn) khó khăn hơn nhiều so với nhóm NHTM quy mô lớn.


Bảng 3.8: Kết quả so sánh các tác động đến ROE của hai nhóm NHTM




Nhóm NHTM NHÓM NHTM LỚN NHÓM NHTM NHỎ

SO SÁNH HAI NHÓM NHTM

Phương pháp REM FGLS REM FGLS


Tác động

Tác động


Hệ số

Biến độc lập


(Robust)




(Robust)




(FGLS)

S

-0,0078

0,008

-0,0048

0,004

0,0132*

0,008

0,0129***

0,003

Small

Small

CA

-1,0847***

0,301

-1,1624***

0,117

-0,4135***

0,081

-0,3313***

0,042

Small

Small

LDR

-0,0655***

0,023

-0,0627***

0,011

-0,0051

0,012

-0,0155**

0,006

Small

Small

NIM

8,6267***

0,853

9,2306***

0,380

3,2974***

0,306

3,7971***

0,219

Big

Big

DIA

8,5468***

0,704

9,1440***

0,495

3,8455***

0,389

4,3568***

0,257

Big

Big

LPCLR

-4,3443***

0,885

-5,0794***

0,303

-2,5319***

0,245

-2,5432***

0,218

Small

Small

OEAR

-9,1949***

1,317

-9,4100***

0,578

-1,1183

0,88

-2,5499***

0,418

Small

Small

CON

0,4683***

0,182

0,4063*

0,208

0,6348***

0,126

0,5574***

0,097

Small

Small

MSG

0,0454

0,045

0,0240

0,036

0,1401***

0,025

0,1163***

0,021

Small

Small

ước lượng

Sai số chuẩn


Hệ số ước lượng


Sai số chuẩn


Hệ số ước lượng

Sai số chuẩn


Hệ số ước lượng


Sai số chuẩn


tích cực hơn

tích cực hơn

Xem tất cả 248 trang.

Ngày đăng: 11/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí