Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Tình hình vốn và thu nhập của ngân hàng Trung Quốc 50

Bảng 2.1: Tổng tài sản của 12 NHTMCP lớn của Việt Nam giai đoạn 2007-2018 73

Bảng 2.2: Cơ cấu thành phần tổng tài sản của BIDV giai đoạn 2007-2018 74

Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ theo loại hình nghiệp vụ chủ yếu của BIDV giai đoạn

2007-2018 ................................................................................................77

Bảng 2.4: Mạng lưới hoạt động của BIDV 2007-2018 78

Bảng 2.5: Cơ cấu thu nhập thuần của BIDV giai đoạn 2007-2018 83

Bảng 2.6: Các chỉ tiêu tăng trưởng của BIDV 2007-2018 87

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Bảng 2.7: ROA của 12 NHTM lớn của Việt Nam 89

Bảng 2.8: ROE của 12 NHTM lớn của Việt Nam 90

Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - 2

Bảng 2.9: Các chỉ tiêu hiệu quả quản lý của BIDV trong giai đoạn 2007-2018 97

Bảng 2.10: Khả năng thanh toán của BIDV giai đoạn 2007-2018 102

Bảng 2.11: Phân loại nhóm nợ theo tiêu chuẩn của BIDV giai đoạn 2007-2018 104

Bảng 2.12: Đánh giá hệ số tín nhiệm (do Moody’s thực hiện) 108

Bảng 2.13: Mô tả các biến theo mô hình DEA cố định đầu vào 113

Bảng 2.14: Kết quả DEA của BIDV trong giai đoạn 2007-2018 115

Bảng 2.15: Tổng hợp giá trị các biến của mô hình 119

Bảng 2.16: Kết quả uớc lượng ML mô hình hồi quy Tobit phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của BIDV và các NHTMCP

Việt Nam giai đoạn 2007-2018 121

Bảng 3.1: Tổng hợp một số chiến lược phát triển của Chính Phủ 143

Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu chủ yếu của BIDV đến 2030 155


DANH MỤC CÁC BIỂU


Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tỷ trọng vốn chủ sở hữu và nợ phải trả của BIDV giai

đoạn 2007-2018 63

Biểu đồ 2.2: Nguồn vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ giai đoạn 2007-2018 66

Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng các vốn nợ phải trả của BIDV giai đoạn 2007-2018 67

Biểu đồ 2.4: Tốc độ tăng trưởng các khoản nợ phải trả của BIDV giai đoạn

2007-2018............................................................................................70

Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng huy động tiền gửi của khách hàng của BIDV giai đoạn

2007-2018............................................................................................70

Biểu đồ 2.6: Tổng tài sản của BIDV giai đoạn 2007-2018 71

Biểu đồ 2.7: Dư nợ cho vay của BIDV giai đoạn 2007-2018 75

Biểu đồ 2.8: Số người lao động của BIDV giai đoạn 2007-2018 80

Biểu đồ 2.9: Tỷ trọng thu nhập lãi thuần và thu nhập ngoài lãi 2007-2018 85

Biểu đồ 2.10: Các chỉ tiêu tăng trưởng của BIDV 2007-2018 86

Biểu đồ 2.11: Hiệu quả kinh doanh ROA, ROE của BIDV 87

Biểu đồ 2.12: Các yếu tố tác động đến ROE của BIDV giai đoạn 2007-2018 91

Biểu đồ 2.13: Cơ cấu tỷ trọng thu nhập của BIDV giai đoạn 2007-2018 93

Biểu đồ 2.14: Cơ cấu tỷ trọng các khoản chi phí của BIDV giai đoạn 2007-2018 94

Biểu đồ 2.15: Cơ cấu tỷ trọng các khoản chi phí trong chi phí hoạt động của BIDV giai đoạn 2008-2018 95

Biểu đồ 2.16: Tốc độ tăng trưởng của chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự và thu nhập lãi và các thu nhập tương tự của BIDV giai đoạn

2008-2018............................................................................................96

Biểu đồ 2.17: Dự phòng của BIDV trong giai đoạn 2008-2018 100

Biểu đồ 2.18: Hiệu suất sử dụng vốn huy động của BIDV giai đoạn 2007-2018 101

Biểu đồ 2.19: Mức độ tổn thất của BIDV giai đoạn 2007-2018 107

Biểu đồ 2.20: Hiệu quả trung bình ngang của BIDV giai đoạn 2007-2018 116

Biểu đồ 2.21: Hiệu quả trung bình dọc của BIDV giai đoạn 2007-2018 118


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Các ngân hàng thương mại Việt Nam ban đầu chủ yếu có quy mô nhỏ, năng lực tài chính yếu, mới chỉ chú trọng vào cung cấp một số các dịch vụ và sản phẩm chuyên biệt của ngân hàng cho thị trường nội địa. Sau khi hội nhập, mở cửa thương mại đã dẫn đến sự gia tăng trong cạnh tranh giữa các ngân hàng nội địa và ngân hàng nước ngoài. Từ năm 2007, các ngân hàng nước ngoài được phép mở chi nhánh để huy động tiền gửi tại Việt Nam đã dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trong quá trình chạy đua huy động vốn trong ngành ngân hàng. Dòng vốn quốc tế ra vào Việt Nam ngày càng gia tăng; kết hợp với sự xuất hiện của nhiều chi nhánh ngân hàng nước ngoài có những lợi thế về kinh nghiệm quản lý, trình độ chuyên môn cao, khoa học công nghệ phát triển, tiềm lực về vốn lớn mạnh… dẫn đến sự cạnh tranh cao cũng như sức ép lớn trên thị trường của các ngân hàng nội địa.

Quá trình phát triển nhanh đã kéo theo những hệ lụy cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, như: hệ số nợ xấu cao, sở hữu chéo của ngân hàng lớn, trong khi số lượng các ngân hàng nước ngoài ngày càng tăng lên mạnh mẽ thì chất lượng của các ngân hàng nội địa lại có xu hướng giảm sút. Từ đây, để có thể tăng được lợi nhuận, một số ngân hàng Việt Nam đã lựa chọn cách nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ của mình cho khách hàng. Hai chiến lược được các ngân hàng Việt Nam lựa chọn đó là sáp nhập, hội nhập và mua bán lại hoặc là đa dạng hóa và nâng cao năng lực tài chính của mình..

Là một trong những NHTM hàng đầu của Việt Nam về quy mô, về sự đa dạng số lượng và chất lượng trong sản phẩm và dịch vụ cung ứng, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam luôn đi đầu, bắt kịp với xu thế của thị trường. Tuy nhiên, để có thể cạnh tranh với những ngân hàng nước ngoài, đạt được mục tiêu hướng ra các nước trong khu vực và thế giới, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam cần không ngừng nâng cao khả năng tài chính, nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.

Từ năm 2007-2018, BIDV đã trải qua ba biến cố lớn: khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008; thực hiện cổ phần hóa gia tăng vốn của mình năm 2012, thực


hiện sáp nhập NHTMCP Phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long - MHB năm 2015. Những mốc lịch sử này đã tác động rất mạnh tới hiệu quả kinh doanh của BIDV. Là một trong tứ trụ của NHTM Việt Nam, ngân hàng thương mại cổ phần Đầu Tư và Phát triển Việt Nam cần phải đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh, từ đó gia tăng khả năng cạnh tranh, vị thế, đáp ứng được tiêu chuẩn của khu vực và thế giới trong quá trình hoạt động. Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả lựa chọn: Hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ.

2. Tổng quan nghiên cứu

2.1. Các nghiên cứu trong nước liên quan tới hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại

2.1.1. Nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại

- Luận án “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam hiện nay” của Phạm Thị Bích Lương [15] thực hiện nghiên cứu về giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn 2000-2005 sử dụng phương pháp so sánh, phân tích và điều tra chọn mẫu. Tác giả đã chỉ ra được các nhóm chỉ tiêu để làm căn cứ đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM Nhà nước Việt Nam như lợi nhuận, ROE, ROA, lãi suất, thu nhập và chi phí, khả năng thanh toán. Tác giả cũng đã bàn đến những thành tích cũng như hạn chế trong hoạt động của NHTM Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn này, và từ đó đưa ra một số giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM đó.

- Luận án “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam” của Nguyễn Việt Hùng [10] thực hiện nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM ở VN thông qua cách tiếp cận tham số (SFA) và phi tham số (DEA). Tác giả đã đưa ra một số các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM theo nhóm hoạt động, như: nhóm chỉ tiêu phản ánh thu nhập và chi phí (bao gồm tổng chi phí hoạt động/tổng thu từ hoạt động, năng suất lao động, tổng huy động/tổng tài sản,..); nhóm chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính (tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ cho vay, tỷ lệ giữa tài sản


nhạy cảm với lãi suất,…); nhóm chỉ tiêu khác (tổng dư nợ trên vốn huy động,..). Tác giả tiến hành phân tích dựa trên số liệu thống kê về đầu vào, đầu ra và giá của tư bản. Sau quá trình chạy biến, kết quả đưa ra là hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam có ảnh hưởng cùng chiều với quy mô ngân hàng, sở hữu của ngân hàng, thị phần của ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản. Các nhân tố còn lại, như: tỷ lệ tiền gửi/cho vay, tỷ lệ cho vay/tổng tài sản, tỷ lệ thu về lãi/thu về hoạt động,… đều có ảnh hưởng ngược chiều đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM được nghiên cứu,

- Luận án “Ảnh hưởng của nhân tố năng lực cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” của Nguyễn Văn Thụy [42]. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu chính thức, tác giả đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố năng lực cạnh tranh (khả năng quản trị, khả năng marketing, khả năng tài chính, khả năng đổi mới sản phẩm và dịch vụ, khả năng tổ chức phục vụ, và khả năng quản trị rủi ro) đến kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Tác giả đã xác định thang đo cho các nhân tố ảnh hưởng đó cũng như cho kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Kết quả đạt được sau khi sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho các nhân tố và kiểm định mô hình bằng SEM là: (1) ba nhân tố khả năng tài chính, khả năng marketing, và khả năng quản trị rủi ro có tác động cùng chiều với mức độ rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM (lần lượt ở mức 0,304; 0,307; và 0,310); (2) hai nhân tố còn lại là khả năng tài chính và khả năng đổi mới sản phẩm, dịch vụ có tác động cùng chiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM ở mức độ thấp hơn (0,164 và 0,078; 0,081). Hạn chế của luận án là mới chỉ dừng lại ở việc phân tích 6 yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của NHTM, mới chỉ dừng lại ở việc phân tích mang tính chủ quan.

- Luận án “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam” của Trương Thị Hoài Linh [14] đã đưa ra có lý luận về hiệu quả của ngân hàng, bao gồm cả hiệu quả kinh tế - xã hội và hiệu quả tài chính, từ đó đưa ra hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội và hiệu quả tài chính để đánh giá hoạt


động của ngân hàng phát triển qua các dự án của mình. Tác giả đã thực hiện phân tích, đánh giá về hoạt động của ngân hàng Phát Triển Việt Nam qua các hoạt động chính của ngân hàng (như hoạt động huy động, hoạt động cấp tín dụng, bảo lãnh,…) cho giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010. Từ thực trạng đó, tác giả đưa ra được những thành công, hạn chế cũng như phân tích được các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, làm cơ sở đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng cho các giai đoạn sau.

- Luận án “Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam” của Nguyễn Quốc Anh [1] cho kết quả là hiệu quả kinh doanh của NHTM bị ảnh hưởng bởi rủi ro tín dụng, quy mô ngân hàng, tỷ lệ đòn bẩy, quản lý chi phí, tỷ giá hối đoái, tăng trưởng kinh tế. Cụ thể: khi rủi ro tín dụng tăng lên sẽ làm cho hiệu quả kinh doanh của NHTM giảm; Quy mô ngân hàng càng lớn sẽ dẫn đến sự gia tăng trong hiệu quả kinh doanh; tỷ lệ đòn bẩy càng cao, hiệu quả kinh doanh sẽ có xu hướng giảm do các NHTM có thể không có sự cân đối giữa các nguồn huy động với phương án cho vay; Tỷ giá hối đoái có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả kinh doanh, và thể hiện rằng hiệu quả kinh doanh của NHTM sẽ giảm nếu tỷ giá tăng lên; Và tăng trưởng kinh tế có tác động cùng chiều với hiệu quả kinh doanh.

- Luận án “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam” của Tạ Thị Kim Dung [7] áp dụng các phương pháp nghiên cứu như: phân tích thống kê, phân tích hệ thống, phương pháp chuyên gia, phương pháp khảo sát, phương pháp dự báo, phương pháp diễn giải và quy nạp. Tác giả thực hiện phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của NHTMCP Kỹ thương Việt Nam, đối chiếu so sánh với các ngân hàng đối thủ trong cùng khu vực, làm nổi bật những mặt được và hạn chế, cũng như chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó.

2.1.2. Nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh của một số nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại

- Luận án “Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của các ngân hàng thương mại Việt Nam” của Lê Thị Hương [11] với phương pháp duy vật biện chứng, tiếp cận hệ thống, phương pháp khảo nghiệm tổng kết thực tiễn, điều tra - phân tích -


tổng hợp thống kê đã thực hiện phân tích hiệu quả hoạt động đầu tư của các NHTMQD Việt Nam trước giai đoạn 2002. Tác giả đã chỉ rõ hoạt động đầu tư của NHTM bao gồm chủ yếu hoạt động đầu tư tài chính, đồng thời nêu ra được các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư của các NHTM thông qua ba giác độ là xã hội (giải quyết việc làm, tập trung nguồn vốn nhàn rỗi đầu tư vào lĩnh vực cần thiết,…), ngân hàng (lợi nhuận, an toàn, mức độ chiếm lĩnh thị trường,..) và khách hàng (kỳ hạn nợ, việc cung cấp vốn,…). Cũng từ đây, tác giả đã có những đánh giá về hoạt động đầu tư của các NHTM, làm rõ được sự thay đổi trong hiệu quả đầu tư của các NHTM Việt Nam sau quá trình đổi mới và đưa ra được một số các giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư của các NHTM Việt Nam.

- Luận án “Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của đầu tư theo dự án ở ngân hàng Công Thương Việt Nam” của Trương Quốc Cường [4]. Luận án đã đưa ra một hệ thống các chỉ tiêu cơ bản sử dụng để đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư (như: chỉ tiêu thu nhập thuần, chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng, tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư, khả năng trả nợ, điểm hòa vốn,…), và hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư (giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần, tạo công ăn việc làm,…). Thông qua phân tích hoạt động của ngân hàng Công Thương Việt Nam, như: tình hình huy động vốn trung và dài hạn, hoạt động tín dụng, đầu tư theo dự án của ngân hàng, tác giả đã chỉ ra được những điểm thành công cũng như hạn chế của ngân hàng trong hoạt động đầu tư theo dự án, từ đó đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư theo dự án của ngân hàng Công Thương.

- Luận án“Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội trong tiến trình hội nhập kinh tế” của Đàm Hồng Phương [32] bàn về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các NHTM trên địa bàn Hà Nội trong tiến trình hội nhập quốc tế, cụ thể cho 8 NHTMCP. Tác giả đã có đề cập đến phân tích số liệu về tình hình hoạt động nói chung, hiệu quả sử dụng vốn của 8 NHTMCP nói riêng để từ đó có những kết luận về thành tích những như chỉ ra được nguyên nhân dẫn đến những mặt còn hạn chế (ví dụ như: vốn điều lệ còn thấp so với yêu cầu; cơ cấu vốn huy động còn chưa được hợp lý khi nguồn vốn huy động chủ yếu vẫn đến từ nguồn vốn ngắn hạn; hạ tầng kỹ thuật của các NHTMCP còn hạn chế thể


hiện qua việc các NHTM vẫn chưa sử dụng những phần mềm công nghệ cao và không tương thích; công tác quản trị điều hành của các NHTMCP còn gặp nhiều trở ngại, còn thấp so với các NHTM nước ngoài; chất lượng của công tác quản trị không tăng tương ứng với sự gia tăng về qui mô hoạt động; đặc biệt các NHTM còn rất yếu trong việc thiết lập cảnh báo rủi ro trong hoạt động nên họ vẫn phải đối mặt với một tỷ lệ rủi ro cao; các khoản nợ khó đòi tăng cao theo thời gian là một vấn đề các NHTM cần phải tìm ra giải pháp để xử lý; đồng thời nguồn nhân lực của các NHTM chưa ổn định, trong giai đoạn cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ thì năng lực, trình độ, khả năng của người lao động là nhân tố chính giúp các NHTM có thể tồn tại được). Từ đây, tác giả đã đưa ra một số giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn của các NHTMCP trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Bài viết “Nghiên cứu thực nghiệm về hiệu năng của các ngân hàng thương mại Nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh” của Trương Quang Thông [41] thực hiện nghiên cứu tác động của một số các nhân tố đến hiệu quả hoạt động của các NHTMNN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (ROA) thông qua mô hình nghiên cứu SCP. Kết quả đạt được là một số các chỉ tiêu đạt được kỳ vọng của tác giả (như thị phần huy động vốn, tài sản nợ ngoại tệ/tổng nguồn vốn, dự trữ thanh khoản/tổng tài sản,…), và một nhóm các chỉ tiêu không đạt được kỳ vọng (bao gồm thị phần cho vay, tổng tài sản, thị phần tài sản,…). Tác giả cũng nhận thấy rằng trong giai đoạn nghiên cứu về các NHTMNN (từ năm 1999-2009) chỉ tiêu dự trữ thanh khoản/tổng tài sản, tiền gửi không kỳ hạn/tiền gửi có kỳ hạn, cho vay/huy động, cho vay bằng ngoại tệ/tổng cho vay, và tài sản nợ ngoại tệ/tổng nguồn vốn đều có xu hướng giảm dần. Như vậy có thể thấy, việc giảm các chỉ tiêu như (tỷ lệ dự trữ thanh khoản/tổng tài sản, cho vay/huy động, cho vay bằng ngoại tệ/tổng cho vay, và tài sản nợ ngoại tệ/tổng nguồn vốn) sẽ giúp gia tăng ROA của các NHTMNN. Tuy nhiên, do có mối quan hệ cùng chiều với ROA, việc giảm chỉ tiêu tiền gửi không kỳ hạn/tiền gửi có kỳ hạn của các NHTMNN đã làm giảm ROA. Từ đây, các NHTMNN cần có những chính sách để giúp gia tăng chỉ tiêu này trong quá trình hoạt động của mình.

- Bài viết “Hiệu quả hoạt động của NH tại các nước Đông Nam Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” của Nguyễn Công Tâm và Nguyễn Minh Hà [39].

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí