đầu tư và tạm gửi vào ngân hàng dẫn đến tiền gửi của doanh nghiệp sẽ tăng lên.
Bên cạnh đó, nghề nghiệp, độ tuổi... của khách hàng là những yếu tố có ảnh hưởng nhất định tới sản phẩm, dịch vụ mà họ lựa chọn.
Nghiên cứu kỹ đặc điểm khách hàng sẽ giúp ngân hàng đưa ra được gói sản phẩm phù hợp với những chính sách lãi suất, khuyến mại... tương thích thu hút được lượng tiền gửi cao.
1.4.2.2. Môi trường kinh tế
Ngân hàng là một trong những tổ chức quan trọng nhất của nền kinh tế. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế. Các chỉ tiêu kinh tế cũng như mục tiêu trong từng giai đoạn luôn có tác động trực tiếp, sâu sắc đến hoạt động của ngân hàng.
Khi kinh tế phát triển, tăng trưởng cao, người dân có việc làm và thu nhập ổn định, doanh nghiệp làm ăn có lãi, lượng tiền nhàn rỗi lớn tạo điều kiện cho ngân hàng thu hút được vốn lớn. Ngược lại, khi kinh tế trì trệ, lạm phát cao, tỷ lệ thất nghiệp lớn, người dân thường không tin tưởng gửi tiền vào ngân hàng mà dùng tiền để mua các tài sản có độ ổn định cao; doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phải thu hẹp sản xuất; kết quả lượng tiền gửi vào ngân hàng cũng vì thế mà giảm.
Cùng với xu hướng phát triển ngày càng cao của công nghệ hiện đại, sự ra đời của ngân hàng điện tử, các dịch vụ Internet banking, Mobile Banking , máy rút tiền tự động (ATM)... đã làm cho lượng tiền gửi thanh toán qua các ngân hàng tăng cao.
Hoạt động của ngân hàng không thể tách rời khỏi môi trường kinh tế. Bất kỳ một biến động nào trong nền kinh tế đều ảnh hưởng trực tiếp đến không chỉ hoạt động huy động vốn mà đến toàn bộ hoạt động của ngân hàng.
1.4.2.3. Môi trường xã hội
Môi trường xã hội được hiểu bao gồm sự phân bố dân cư, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, môi trường văn hóa, tập quán...
Vị trí địa lý thuận tiện về giao thông, tập trung nhiều doanh nghiệp trú đóng, nơi có nhiều dân cư sinh sống sẽ là cơ hội tốt cho ngân hàng triển khai hoạt động huy động vốn. Khu vực đông dân cư, thu nhập cao sẽ dễ huy động vốn hơn khu vực
dân cư thưa, thu nhập thấp.
Mỗi vùng miền tại các địa phương có văn hóa và thói quen khác nhau và thói quen cất trữ tiền, thanh toán tiền cũng khác nhau. Đối với các nước phát triển, đại đa số người dân và doanh nghiệp sẽ lựa chọn thanh toán hàng hóa dịch vụ qua hệ thống ngân hàng, thẻ và không dùng tiền mặt, tiền thường để trong tài khoản ngân hàng. Trong khi đó, các quốc gia dang phát triển lại có thói quen nắm giữ tiền mặt trong tay và thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt không thông qua hệ thống ngân hàng.
Môi trường văn hóa có ảnh hưởng nhiều đến quyết định kinh tế và tiêu dùng khi gửi tiền vào ngân hàng hay mức độ chấp nhận rủi ro khi đầu tư vào bất động sản, chứng khoán của cư dân. Xuất phát từ điều này, để đạt hiệu quả huy động vốn, ngân hàng rất cần phải xem xét kỹ yếu tố văn hóa.
1.4.2.4. Môi trường pháp lý
Một trong những đặc điểm nổi bật của ngân hàng là bị kiểm soát chặt chẽ nên mọi hoạt động của ngân hàng đều phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật, các chính sách, quy định. Các quy định về tỷ lệ huy động vốn của ngân hàng so với vốn tự có, phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, cho vay trên huy động... đều được nêu rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật. Ngoài ra, các chính sách tài chính của một quốc gia cũng ảnh hưởng rất lớn đến nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng. Khi nền kinh tế lạm phát cao Nhà nước có chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng mức lãi suất tiền gửi để thu hút tiền ngoài xã hội; ngược lại khi Nhà nước có chính sách khuyến khích mở rộng đầu tư, sản xuất, lãi suất cho vay giảm dẫn đến lãi suất huy động giảm, ngân hàng khó huy động vốn hơn.
Sự ổn định về chính trị hay chính sách ngoại giao cũng có tác động đến nguồn vốn NHTM với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA BIDV CHI NHÁNH HÀ TÂY
2.1. Giới thiệu về BIDV Chi nhánh Hà Tây
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển BIDV Chi nhánh Hà Tây
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hà Tây là đơn vị trực thuộc BIDV. Tiền thân của BIDV Chi nhánh Hà Tây là phòng Đầu tư và Phát triển Hà Sơn Bình được thành lập vào ngày 1/6/1990. Trãi qua 55 năm xây dựng và phát triển, BIDV Chi nhánh Hà Tây luôn theo sát sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng như những chủ trương, chính sách, quy định của Đảng, Nhà nước và của Ngành, đồng thời đặt mục tiêu hiệu quả và an toàn trong kinh doanh, đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ với chi phí thấp nhất từ đó phát triển vững chắc chi nhánh, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ nhân viên.
Nhận thức đúng đắn được vai trò và trách nhiệm của mình, trong những năm qua, chi nhánh đã vượt qua được những khó khăn thử thách để vươn lên đứng vững và đổi mới, phát triển không ngừng. Từ đó, niềm tin và uy tín của BIDV Chi nhánh Hà Tây ngày một tăng lên, số lượng khách hàng quan hệ với ngân hàng ngày càng được mở rộng, vốn huy động luôn đáp ứng được những nhu cầu hợp lý của các thành phần kinh tế trong sản xuất kinh doanh, nhiều dự án công trình do chi nhánh đầu tư và cho vay vốn đã đem lại hiệu quả thiết thực góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Căn cứ kết quả thực hiện phấn đấu các năm liên tục, đặc biệt giai đoạn 2006- 2011, chi nhánh đã được các cấp và liên bộ xét, duyệt nâng hạng chi nhánh lên doanh nghiệp hạng I từ 01/01/2013. Chi nhánh Hà Tây đã được phê duyệt của Hội đồng quản trị nằm trong nhóm 19 Chi nhánh chủ lực của hệ thống giai đoạn 2013-2015.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của BIDV chi nhánh Hà Tây
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây có trụ sở chính tại 197 Quang Trung, Quận Hà Đông, Hà Nội, có 176 cán bộ đứng đầu là Giám đốc và 4 phó giám đốc. Với cơ cấu gọn nhẹ, hợp lí, hoạt động của BIDV Chi
nhánh Hà Tây đã tỏ ra có hiệu quả, được chứng minh qua kết quả kinh doanh rất tốt và quy mô hoạt động không ngừng được mở rộng của chi nhánh. Cơ cấu tổ chức của bộ máy BIDV Chi nhánh Hà Tây gồm: Ban Giám đốc (5 người), khối Quan hệ khách hàng (3 phòng), khối Quản lý rủi ro (1 phòng), khối tác nghiệp (5 phòng), khối Quản lý nội bộ (4 phòng), khối Trực thuộc (9 phòng Giao dịch).
Cơ cấu tổ bộ máy tổ chức của BIDV Chi nhánh Hà Tây được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của BIDV – Chi nhánh Hà Tây
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Chi nhánh Hà Tây
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, BIDV Chi nhánh Hà Tây luôn bám sát mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương và chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam để tổ chức, triển khai thực hiện tốt kế hoạch được giao. Với phương châm hoạt động chất lượng, hiệu quả, an toàn, chi nhánh đã quán triệt tới toàn thể cán bộ công nhân viên tập trung mọi nỗ lực, tìm mọi biện pháp hữu hiệu trong công tác quản trị điều hành cũng như thực thi nhiệm vụ của mỗi cán bộ, lấy mục tiêu lợi nhuận là thước đo hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. Dưới đây là những thành tựu mà ngân hàng đã đạt được trong những năm qua:
Thứ nhất, chi nhánh luôn tuân thủ những những chỉ đạo của Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc BIDV cũng như những quy định của NHNN.
Luôn là Chi nhánh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong những năm từ 2008 đến năm 2015. Các văn bản chính sách của NHNN và của BIDV luôn được ban lãnh đạo Chi nhánh quan tâm và chỉ đạo thực hiện đúng nên không để xảy ra vấn đề gì nổi cộm về việc thực hiện chế độ chính sách.
Thứ hai, chi nhánh luôn chủ động ứng phó kịp thời với diễn biến thị trường, đảm bảo phát triển ổn định, bền vững.
Giai đoạn 2013 - 2015, tình hình kinh tế thế giới và trong nước biến động phức tạp ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, chi nhánh đã chủ động, tích cực ứng phó linh hoạt và kịp thời với những diễn biến của thị trường để đạt được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Nắm bắt xu thế phát triển của thị trường và sự thay đổi của hoạt động ngân hàng, BIDV Chi nhánh Hà Tây đã chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng và đẩy mạnh thu dịch vụ, tăng dần tỷ trọng thu dịch vụ trên lợi nhuận trước thuế.
Thứ ba, chi nhánh đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng hoạt động.
Trong giai đoạn 2013 - 2015, chi nhánh luôn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đã đề ra về tốc độ tăng trưởng. Việc thực hiện tốt các chính sách điều chỉnh của chính phủ đối với hoạt động ngân hàng đã tăng sự an toàn trong kinh doanh cũng
như chất lượng các khoản tín dụng của chi nhánh. Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn luôn được duy trì ở mức thấp. Quy mô vốn huy động tăng qua các năm, cơ cấu vốn chuyển dịch theo hướng an toàn hơn. Trong giai đoạn vừa qua chi nhánh đã được BIDV phê duyệt vào nhóm chi nhánh chủ lực của hệ thống.
Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của BIDV chi nhánh Hà Tây năm 2013-2015
Năm 2013 | Năm 2014 | Năm 2015 | Tăng trưởng bình quân (%) | |||
Số tiền (tỷ đồng) | Số tiền (tỷ đồng) | Tỷ lệ tăng trưởng (%) | Số tiền (tỷ đồng) | Tỷ lệ tăng trưởng (%) | ||
Tổng tài sản | 5,620 | 6,900 | 23 | 8,680 | 26 | 24.5 |
Huy động vốn cuối kỳ | 5,350 | 6,574 | 23 | 8,369 | 27 | 25.0 |
Dư nợ tín dụng cuối kỳ | 3,630 | 4,215 | 16 | 5,909 | 40 | 28.0 |
Thu dịch vụ ròng | 42 | 53 | 26 | 63 | 19 | 22.5 |
Lợi nhuận trước thuế | 134 | 190 | 42 | 207 | 9 | 25.5 |
Số lượng cán bộ | 168 | 172 | 2 | 176 | 2 | 2.0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây - 2
- Các Chỉ Tiêu Phản Ánh Kết Quả Huy Động Vốn
- Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Hiệu Quả Hoạt Động Huy Động Vốn
- Thực Trạng Kết Quả Huy Động Vốn Của Chi Nhánh
- Kết Quả Huy Động Vốn Giai Đoạn 2013-2015 Của Bidv Cn Hà Tây
- Phân Tích Hiệu Quả Huy Động Vốn Của Bidv Chi Nhánh Hà Tây
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
(Nguồn số liệu: Báo cáo của BIDV chi nhánh Hà Tây năm 2013-2015)
Trong những năm qua, được sự chỉ đạo tận tình của ban lãnh đạo BIDV, sự quan tâm của các cấp chính quyền trên địa bàn trú đóng, đặc biệt là sự hợp tác của khách hàng, BIDV Chi nhánh Hà Tây đã từng bước vượt qua khó khăn, thử thách hoàn thành những nhiệm vụ Trụ sở chính giao, đáp lại sự tin tưởng của khách hàng.
Trong giai đoạn 2013-2015, tổng tài sản tăng trưởng bình quân 24,5%, năm 2015 đạt 8.680 tỷ đồng tăng 54 % so với 2013. Điều này phản ánh tốc độ tăng trưởng quy mô hoạt động đi vào ổn định.
Từ năm 2013 đến năm 2015 chi nhánh đã điều hành công tác huy động vốn theo đúng chỉ đạo của TSC, quy mô huy động vốn được duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo không vượt trần lãi suất huy động của NHNN và BIDV quy định. Nguồn vốn huy động trong 3 năm tiếp tục được giữ vững và tăng trưởng tốt. Tổng nguồn vốn tự huy động năm 2015 đạt: 8.369 tỷ đồng, tăng 53% so năm 2013, tốc độ tăng trưởng bình
quân giai đoạn 2013-2015: 25%/năm . Nguồn vốn được cân đối cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh và hỗ trợ nguồn vốn cho hệ thống 2.460 tỷ đồng.
Tuân thủ đúng giới hạn tín dụng TSC giao từng thời kỳ. Dư nợ tín dụng cuối kỳ 2015 đạt 5.909 tỷ đồng, tăng 36% so năm 2013, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2013-2015 là 28%/năm cao hơn mức tăng trưởng huy động vốn. Chất lượng tín dụng luôn được kiểm soát và đảm bảo trong điều kiện môi trường kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp, tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức thấp hơn định hướng của toàn ngành, đến thời điểm 31/12/2015 là 1%.
Hoạt động dịch vụ của BIDV Chi nhánh Hà Tây có những bước phát triển tốt. Thu dịch vụ ròng đến 31/12/2015 đạt 63 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2013. Trong giai đoạn 2013-2015, thu dịch vụ ròng tăng trưởng bình quân 22,5%/năm, đã đóng góp một phần không nhỏ trong tổng thu nhập ròng của chi nhánh.
Lợi nhuận trước thuế: Với mục tiêu tăng trưởng an toàn, hiệu quả, chi nhánh đã tích cực đôn đốc thu lãi, nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế nợ xấu phát sinh, quyết liệt trong công tác thu nợ ngoại bảng. Ngoài ra, Ban giám đốc cũng thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi tiêu, chấn chỉnh công tác quản lý tài sản cơ quan theo hướng thực hành tiết kiệm, giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận kinh doanh. Do đó, hiệu quả kinh doanh của chi nhánh tăng lên nhanh chóng. Lợi nhuận trước thuế năm 2015 đạt 207 tỷ đồng, tăng 54% so năm 2013. tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 25,5%/năm. Lợi nhuận bình quân sau thuế/người năm sau cao hơn năm trước dẫn đến thu nhập của cán bộ công nhân viên trong chi nhánh ngày càng được cải thiện hơn.
Trên đây là những nét sơ lược về hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Hà Tây giai đoạn 2013- 2015, Trong 3 năm vừa qua với mục tiêu tăng trưởng an toàn, hiệu quả, chi nhánh luôn đạt danh hiệu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Biểu đồ 2.1 Kết quả kinh doanh BIDV CN Hà Tây năm 2013-2015
Đơn vị tính: tỷ đồng
(Nguồn số liệu: Báo cáo của BIDV chi nhánh Hà Tây năm 2013-2015)
2.2. Thực trạng huy động vốn của BIDV chi nhánh Hà Tây
2.2.1. Thực trạng các sản phẩm và kênh huy động vốn của Chi nhánh
2.2.1.1 Thực trạng các sản phẩm huy động vốn của chi nhánh.
Theo xu hướng phát triển kinh doanh lấy khách hàng là trọng tâm, BIDV đã và đang đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi linh hoạt theo nhu cầu của khách hàng, đảm bảo tính hấp dẫn, cạnh tranh. Danh mục sản phẩm của BIDV được quản lý thống nhất trong toàn hệ thống. Do đó, toàn bộ các sản phẩm BIDV Hà Tây đang cung cấp tới khách hàng được quản lý và triển khai từ BIDV theo 2 nhóm khách hàng: Tổ chức (ĐCTC và TCKT), cá nhân. Hoạt động huy động vốn đươc thực hiện thông qua các loại tiền tệ: VND; USD, và EUR. Tuy nhiên, căn cứ vào đặc điểm cạnh tranh trên địa bàn mà BIDV Hà Tây áp dụng linh hoạt chính sách về lãi suất, chi tiết về các sản phẩm như sau:
a. Các sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân
* Nhóm sản phẩm tiền gửi không kỳ hạn của cá nhân: Là tài khoản do người sử dụng dịch vụ thanh toán mở tại Ngân hàng với mục đích gửi, giữ tiền hoặc thực hiện các giao dịch thanh toán qua Ngân hàng bằng các phương tiện thanh toán có các sản phẩm như: Tiền gửi thanh toán thông thường, Tiền gửi kinh doanh chứng