Hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân – Chi nhánh Bắc Giang - 2



DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ


BẢNG

Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Quốc Dân Chi nhánh Bắc Giang giai đoạn 2018-2020 39

Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay tín dụng giai đoạn 2018-2020 41

Bảng 2.3: Tình hình nợ quá hạn NCB Bắc Giang- giai đoạn 2018-2020 42

Bảng 2.4: Nợ xấu của Ngân hàng TMCP Quốc Dân Bắc Giang - giai đoạn 2018- 2020 43

Bảng 2.5: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của NCB Bắc Giang 44

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

giai đoạn 2018-2020 44

Bảng 2.6: Doanh số cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân Bắc Giang giai đoạn 2018-2020 51

Hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân – Chi nhánh Bắc Giang - 2

Bảng 2.7: Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân Bắc Giang giai đoạn 2018-2020 52

Bảng 2.8: Hệ số thu nợ cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân Bắc Giang giai đoạn 2018-2020 55

Bảng 2.9: Dư nợ quá hạn phân theo lĩnh vực cho vay của Ngân hàng TMCP Quốc Dân Bắc Giang giai đoạn 2018-2020 58

Bảng 2.10: Tỷ lệ nợ xấu theo lĩnh vực cho vay của NCB Bắc Giang giai đoạn 2018-2020 60

Bảng 2.11: Thu nhập từ cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân Bắc Giang giai đoạn 2018-2020 62

HÌNH

Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của NCB Chi nhánh Bắc Giang 37

Hình 1.2: Sơ đồ mô tả quy trình cho vay KHCN. 50

Hình 1.3: Cơ cấu cho vay theo TSĐB tại NCB Bắc Giang giai đoạn 2018-2020 56


MỞ ĐẦU


1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam ban đầu chủ yếu có quy mô nhỏ, năng lực tài chính yếu, mới chỉ chú trọng vào cung cấp một số các dịch vụ và sản phẩm chuyên biệt của ngân hàng cho thị trường nội địa. Sau khi hội nhập, mở cửa thương mại đã dẫn đến sự gia tăng trong cạnh tranh giữa các ngân hàng nội địa và ngân hàng nước ngoài. Quá trình phát triển nhanh đã kéo theo những hệ lụy cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, như: hệ số nợ xấu cao, sở hữu chéo của ngân hàng lớn, trong khi số lượng các ngân hàng nước ngoài ngày càng tăng lên mạnh mẽ thì chất lượng của các ngân hàng nội địa lại có xu hướng giảm sút. Từ đây, để có thể tăng được lợi nhuận, một số ngân hàng Việt Nam đã lựa chọn cách nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ của mình cho khách hàng. Hai chiến lược được các ngân hàng Việt Nam lựa chọn đó là sáp nhập, hội nhập và mua bán lại (M&A); hoặc là đa dạng hóa và nâng cao năng lực tài chính của mình

Hiện nay, pháp luật Việt Nam đang khuyến khích các ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay, cho phép ngân hàng mới được thành lập, vì vậy các ngân hàng đang cạnh nhau quyết liệt để dành thị phần. Do đó cho vay KHCN là tất yếu và là xu hướng phát triển chung của cả hệ thống ngân hàng. Khách hàng cá nhân đã và đang là mảng khách hàng tiềm năng, được nhiều ngân hàng chú trọng khai thác. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao nhất cho các khoản vay cá nhân không phải ngân hàng nào cũng làm tốt. Trên cơ sở đó nghiên cứu nâng cao hiệu quả cho vay đối với KHCN là việc làm thiết thực và có ý nghĩa đối với Ngân hàng TMCP Quốc Dân.

Là một trong những NHTM đang phát triển, ngân hàng TMCP Quốc Dân đang mở rộng quy mô, sự đa dạng số lượng và chất lượng trong sản phẩm và dịch vụ cung ứng, Ngân hàng TMCP Quốc Dân luôn đi đầu, bắt kịp với xu thế của thị trường. Tuy nhiên, để có thể cạnh tranh với những ngân hàng trong nước và nước ngoài, đạt được mục tiêu nằm trong Top ngân hàng lớn nhất Việt Nam, Ngân hàng TMCP Quốc Dân cần không ngừng nâng cao khả năng tài chính, nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Để đạt được mục tiêu đó, ngân hàng TMCP Quốc Dân đã có



định hướng rõ ràng trong lộ trình phát triển đến năm 2025 là lựa chọn dịch vụ dành cho KHCN là chiến lược kinh doanh lâu dài. Ngân hàng TMCP Quốc Dân xác định hoạt động ngân hàng bán lẻ là cơ sở để tạo lập nền tảng khách hàng vững chắc và mang lại lợi ích cao cho ngân hàng, Ngân hàng TMCP Quốc Dân đã bắt đầu hình thành một hệ thống ngân hàng bán lẻ độc lập và chuyên nghiệp, đồng thời đưa ra mục tiêu trở thành ngân hàng thương mại cung cấp các sản phẩm, dịch vụ dành cho KHCN một cách đồng bộ, đa dạng với chất lượng tốt nhất, trong đó đặc biệt chú trọng đến sản phẩm tín dụng.

Nhất quán với mục tiêu phát triển của toàn hệ thống, Ngân hàng TMCP Quốc dân chi nhánh Bắc Giang cũng đang nỗ lực xác định hướng đi an toàn và hiệu quả. Nắm bắt được nhu cầu tín dụng của KHCN trên địa bàn, Ngân hàng TMCP Quốc Dân Bắc Giang đang tập trung tìm mọi giải pháp để mở rộng cho vay đối với KHCN nhằm chiếm lĩnh thị phần và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Mặc dù vậy, trước nhu cầu tín dụng cá nhân ngày càng tăng, chính sách cho vay, quy chế cho vay và khả năng mở rộng KHCN của Ngân hàng TMCP Quốc Dân Bắc giang vẫn còn tồn tại những vướng mắc ảnh hướng đến sự phát triển của hoạt động cho vay KHCN, cụ thể như: hoạt động tín dụng cá nhân vẫn còn hạn hẹp về quy mô; các sản phẩm ít được khách hàng biết đến so với các ngân hàng khác; tỷ trọng dư nợ đối với khách hàng trên tổng dư nợ tín dụng vẫn thấp, tỷ lệ nợ xấu cao,…. Đây đều là những dấu hiệu phản ánh hiệu quả hoạt động cho vay đối với KHCN cần phải có những nghiên cứu cụ thể để cải thiện hiệu quả hoạt động cho vay đối với KHCN của chi nhánh.

Từ thực tế nêu trên, tôi quyết định chọn và thực hiện nghiên cứu đề tài “Hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân – Chi nhánh Bắc Giang” làm luận văn nghiên cứu của mình.

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Phân tích về cho vay KHCN, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay KHCN là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Có thể kể đến một vài tác phẩm tiêu biểu sau:



Luận văn thạc sỹ “Nâng cao hiệu quả cho vay KHCN của Ngân hàng cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – Chi Nhánh Hoàn Kiếm” Phạm Thị Hải Yến (2019), Được bảo vệ tại trường Đại học Ngoại Thương. Nghiên cứu đi từ hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến phân tích đánh giá thực trạng hoạt động cho vay KHCN tại Vietcombank chi nhánh Hoàn Kiếm, qua đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay KHCN tại chi nhánh như: (1) Hoàn thiện chính sách cho vay; (2) Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay cá nhân; (3) Nâng cao trình độ của cán bộ quan hệ khách hàng.

Luận văn thạc sỹ “Nâng cao hiệu quả cho vay KHCN tại ngân hàng Bắc Á- Chi nhánh Đồng Nai” Nguyễn Văn Bình (2018). Luận văn thạc sĩ kinh tế, Chuyên ngành Tài chính ngân hàng được bảo về tại trường Đại Học Kinh tế - TP. Hồ Chí Minh. Thông qua cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động cho vay KHCN tại NHTM, đến thực trạng thị trường nhà đất và hiệu quả hoạt động cho KHCN tại NHTM Cổ Phần Bắc Á, từ đó đề xuất các giải pháp hiệu quả hoạt động cho KHCN Chi nhánh:

(1) Xây dựng chiến lược cho vay đúng đắn và hấp dẫn đối với khách hàng ; (2) Mở rộng mức cho vay, đối tượng cho vay ; (3) Đẩy mạnh các hoạt động marketing nhằm tạo niềm tin để người dân mạnh dạn vay vốn ; (4) Đào tạo phát triển nâng cao nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Luận văn thạc sỹ “Hiệu quả cho vay KHCN tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao dịch 2” Nguyễn Thị Anh Thảo (2019) chuyên ngành tài chính – ngân hàng được bảo vệ tại trường đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh. Từ hệ thống hóa cơ sở lý thuyểt về hiệu quả hoạt động cho vay KHCN, kết quả nghiên cứu thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay KHCN tại BIDV Chi nhánh Sở giao dịch 2. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay KHCN tại chi nhánh như: (1) Dựa vào nhân số uy tín, thương hiệu ngân hàng, (2) Hoàn thiện quy trình cho vay, quy trình thế chấp tài sản đảm bảo để hạn chế rủi ro cho Ngân hàng, (3) Xác định nhân tố lãi suất, phí vay vốn cạnh tranh, hiệu quả, (4) Xây dựng đội ngũ nhân sự tài chính – ngân hàng có kỹ năng, trình độ, kiến thức chuyên môn và nhiệt huyết tạo động lực



giữ khách hàng, (5) Đẩy mạnh áp dụng các biện pháp hạn chế rủi ro trước, trong và sau khi cho vay.

Luận văn thạc sĩ “Hiệu quả cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Hải Dương” Bùi Tiến Trung (2020) chuyên ngành tài chính- ngân hàng được bảo vệ tại trường Đại học Thương mại. Từ hệ thống hóa cơ sở lý thuyểt về hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, kết quả nghiên cứu thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Vietinbank - Chi nhánh Đông Hải Dương. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh như: (1) nâng cao chất lượng thẩm định cho vay, (2) quản lý nợ vay, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh, (3) nâng cao hiệu quả công tác khách hàng, (3) phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là cán bộ thẩm định và chăm sóc khách hàng.

Luận văn thạc sỹ “hiệu quả cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hải Dương” Bùi Tiến Trung (2018), Được bảo vệ tại trường Đại học Thương Mại. Nghiên cứu đi từ hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến phân tích đánh giá thực trạng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ tại Viettinbank chi nhánh Đông Hải Dương, qua nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ tại chi nhánh như : (1) Lý luận chung về hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại; (2) Thực trạng hiệu quả cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Đông Hải Dương; (3) Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân” hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Đông Hải Dương.

Các công trình nghiên cứu trên đã tập trung nghiên cứu hiệu quả hoạt động cho vay trong phạm vi một chi nhánh hoặc ngân hàng, ở nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau. Những kết quả nghiên cứu đó là những luận cứ quan trọng để tác giả luận văn tiếp thu có chọn lọc cho công trình nghiên cứu của mình. Bởi vậy, bên cạnh việc kế thừa những thành tựu từ các công trình đi trước, luận văn của tác giả tập trung đi sâu nghiên cứu những yếu tố tác động từ bên ngoài dưới góc nhìn của



một chuyên gia và tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng về hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng để từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay KHCN, đây là điểm mới của luận văn .Mặc dù để tài hiệu quả cho vay KHCN không phải là đề tài mới, nhưng chưa có đề tài nào thực hiện hiệu quả cho vay KHCN tại ngân hàng TMCP Quốc Dân – Chi nhánh Bắc Giang từ năm 2018-2020. Do đó đề tài thể hiện cái mới và không trùng lặp với các công trình trước đây.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1. Mục tiêu

Mục tiêu nghiên “cứu của luận văn: Đề xuất hệ thống giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động cho vay đối với KHCN tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân - chi nhánh Bắc Giang.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được nghiên cứu trên, đề tại cần thực hiện nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về cho vay KHCN và hiệu quả cho vay KHCN: nội dung, quy trình, các nhân tố ảnh hưởng, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay KHCN tại ngân hàng.

- Phân tích thực trạng hiệu quả cho vay đối với KHCN tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân - chi nhánh Bắc Giang, trên cơ sở đó, đánh giá xác thực kết quả, hạn chế và luận giải các nguyên nhân làm giảm hiệu quả hoạt động cho vay đối với KHCN tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân - chi nhánh Bắc Giang.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hiệu quả cho vay KHCN.

- Phạm vi nghiên cứu:

Tập trung vào hiệu quả hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân Chi nhánh Bắc Giang từ giai đoạn 2018-2020.

+ Về không gian nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Quốc Dân Chi nhánh Bắc Giang.



+ Về thời gian nghiên cứu: các dữ liệu trong luận văn được thu thập trong giai đoạn từ 2018-2020, các giải pháp và kiến nghị được áp dụng đến năm 2025.

+ Về nội dung nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu về hiệu quả cho vay cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân Chi nhánh Bắc Giang.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

- Các nguồn dữ liệu được thu thập bằng cách quan sát, đọc tài liệu từ các bộ phận: quản trị rủi ro, phòng kiểm soát nội bộ, Phòng tín dụng, các Phòng giao dịch nơi trực tiếp làm tín dụng như giám đốc đơn vị, lãnh đạo mảng, trưởng nhóm…Nội dung thu thập chủ yếu là các thông tin cá nhân, các tài liệu nghiệp vụ chuyên môn, hiệu quả hoạt động cho vay KHCN Chi nhánh Bắc Giang, báo cáo giai đoạn năm 2018 - 2020.

Đồng thời, luận văn cũng sử dụng số liệu về các vấn đề kinh tế, xã hội trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng được đăng trên báo cáo, tạp chí, Internet để trích dẫn, phân tích làm sáng tỏ vấn đề.

5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu

- Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu qua các năm tạo cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả trong hoạt động cho vay đối với TMCP Quốc Dân – Chi nhánh Bắc Giang.

- Phương pháp phân tích chi tiết: phân tích chi tiết nhằm tìm hiểu xác định nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu của đề tài.

- Phương pháp so sánh giữa các NHTM trên cùng địa bàn nhằm đánh giá quá trình hiệu quả trong hoạt động cho vay đối với KHCN tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân - CN Bắc Giang so với các ngân hàng TMCP khác trên địa bàn.

6. Kết cấu luận văn

Ngoài mở đầu và kết luận nội dung chính luận văn chia làm 3 chương như

sau: mại.


Chương 1: Lý luận cơ bản về hiệu quả cho vay KHCN của Ngân hàng thương



Chương 2: Thực trạng hiệu quả cho vay KHCN Ngân hàng TMCP Quốc Dân Chi nhánh Bắc Giang

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cho vay KHCN tại NCB Chi nhánh Bắc Giang.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/09/2022