Nhóm Chỉ Tiêu Đánh Giá Tài Sản Đảm Bảo Của Các Khoản Cho Vay Khcn



Công thức tính tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN như sau:


Chỉ tiêu này phản ánh quy mô dư nợ cho vay KHCN trong tổng dư nợ chung của ngân 1

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô dư nợ cho vay KHCN trong tổng dư nợ chung của ngân hàng. Tỷ trọng này càng cao càng chứng tỏ hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng đó càng được chú trọng phát triển. Chỉ tiêu này ở các ngân hàng hoạt động theo định hướng là ngân hàng bán lẻ thường cao hơn các ngân hàng hoạt động theo định hướng là ngân hàng bán buôn.

1.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu hệ số thu nợ của KHCN

Công thức tính như sau:


Thể hiện mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ 1 2 2 3 Nhóm 2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Thể hiện mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ.

1.2.2.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá tài sản đảm bảo của các khoản cho vay KHCN

Hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân – Chi nhánh Bắc Giang - 4

Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN có TSĐB là tỷ lệ dư nợ cho vay KHCN trong tổng dư nợ cho vay KHCN của ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ số này tăng hay giảm tỷ lệ thuận với sự phát triển bền vững trong hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng.

Công thức tính như sau:


1 2 2 4 Nhóm chỉ tiêu đánh giá về mức độ rủi ro  Tỷ lệ nợ quá hạn 3

1.2.2.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về mức độ rủi ro

Tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay KHCN



Nợ quá hạn là khoản nợ tổ chức tín dụng mà người đi vay (cá nhân hoặc tổ chức) khi đến ngày trả nợ theo hợp đồng nhưng lại không thể trả gốc và lãi đúng theo trên hợp đồng.

Tỷ lệ nợ quá hạn KHCN là tỷ lệ dư nợ quá hạn cho vay KHCN trên tổng dư nợ cho vay KHCN. Tỷ lệ nợ quá hạn là một tiêu chí quan trọng để đánh giá độ an toàn tín dụng chung của NHTM. Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng.

Công thức tính như sau:


 Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay KHCN Nợ xấu cá nhân được hiểu là nợ khó 4

Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay KHCN

Nợ xấu cá nhân được hiểu là nợ khó đòi khi mà người đi vay không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng trước đó. Nói cách khác, nợ xấu chính là những khoản nợ đã quá hạn thanh toán trên 90 ngày.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng. Nợ xấu về cơ bản được xác định dựa trên 2 yếu tố: Quá hạn trên 90 ngày, khả năng trả nợ thấp hoặc đã được cơ cấu lại nhưng khả năng đáp ứng các điều kiện cơ cấu lại không được đảm bảo trong tổng dư nợ. Tỷ lệ này càng cao phản ánh những rủi ro trong cho vay của ngân hàng lớn. Có nhiều biện pháp để giải quyết nợ xấu, tùy vào tình hình thực tế của khách hàng mà ngân hàng có thể đưa ra những biện pháp khác nhau từ gia hạn nợ đến phát mại tài sản đảm bảo.

Công thức tính như sau:


1 2 2 5 Nhóm chỉ tiêu phản ánh thu nhập sinh lời từ cho vay KHCN Chỉ số được 5


1.2.2.5 Nhóm chỉ tiêu phản ánh thu nhập, sinh lời từ cho vay KHCN

Chỉ số được tính bằng tổng thu lãi từ mỗi khoản cho vay KHCN. Công thức tính như sau:

Là một chỉ tiêu quan trọng để xem xét chất lượng tín dụng KHCN Lơi nhuận do 6


Là một chỉ tiêu quan trọng để xem xét chất lượng tín dụng KHCN Lơi nhuận do 7

Là một chỉ tiêu quan trọng để xem xét chất lượng tín dụng KHCN. Lơi nhuận do hoạt động tín dụng còn mang lại chứng tỏ các khoản vay không những thu hồi được gốc mà còn cả lãi, đảm bảo an toàn cho vốn vay.

- Thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN

Thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN là tổng thu lãi thuần từ hoạt động cho vay KHCN với các phí thu khác. Chỉ số này tỷ lệ thuận với hiệu quả hoạt động cho vay KHCN.

Thông qua chỉ tiêu thu nhập ta có thể đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn 8

Thông qua chỉ tiêu thu nhập ta có thể đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng cũng như hiệu quả của đồng vốn đó mang lại

- Lãi thuần từ hoạt động cho vay KHCN

Chỉ số này là chênh lệch giữa tổng số lãi từ hoạt động cho vay KHCN và các khoản chi trả lãi.

Công thức tính như sau:


Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên trong cho vay KHCN Hệ số NIM Net Interest Margin là 9

- Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên trong cho vay KHCN



Hệ số NIM (Net Interest Margin) là sự chênh lệch phần trăm giữa thu nhập lãi và chi phí trả lãi của ngân hàng, cho biết hiện các ngân hàng đang thực sự hưởng chênh lệch lãi suất giữa hoạt động huy động và hoạt động đầu tư tín dụng là bao nhiêu.

Do đó ta có thể tính tỷ lệ thu nhập lãi cận biên trong cho vay KHCN theo công thức như sau:

Chỉ số này tăng tức biên lợi nhuận từ lãi của cho vay KHCN tăng sẽ giúp NHTM 10

Chỉ số này tăng tức biên lợi nhuận từ lãi của cho vay KHCN tăng, sẽ giúp NHTM gia tăng lợi nhuận.

- Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN Công thức tính như sau:

Thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN là tổng thu lãi thuần từ hoạt động cho vay 11

Thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN là tổng thu lãi thuần từ hoạt động cho vay KHCN với các phí thu khác. Chỉ số này tỷ lệ thuận với hiệu quả hoạt động cho vay KHCN

- Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN trên dư nợ cho vay KHCN Công thức tính như sau:

Chỉ số này phản ảnh hiệu quả hoạt động cho vay chỉ số này tỷ lệ thuận 12

Chỉ số này phản ảnh hiệu quả hoạt động cho vay, chỉ số này tỷ lệ thuận với hiệu quả cho vay KHCN của NHTM.

- Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN trên tổng thu nhập từ hoạt động cho vay của NHTM


Chỉ số này phản ảnh hiệu quả hoạt động cho vay chỉ số này tỷ lệ thuận 13

Chỉ số này phản ảnh hiệu quả hoạt động cho vay, chỉ số này tỷ lệ thuận với hiệu quả cho vay KHCN của NHTM.

- Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN trên tổng thu nhập từ hoạt động cho vay của NHTM.

Chỉ số này cho thấy thu nhập từ cho vay KHCN chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng thu nhập từ hoạt động cho vay của NHTM. Qua đó ta thấy quy mô của hoạt động cho vay KHCN trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

Tỷ lệ này phản ánh khả năng sinh lời từ hoạt động cho vay KHCN Nó cho biết 14

Tỷ lệ này phản ánh khả năng sinh lời từ hoạt động cho vay KHCN. Nó cho biết số tiền lãi thu được trên là bao nhiêu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng càng tốt.

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

1.3.1. Các yếu tố chủ quan

- Yếu tố thuộc về hội sở :

Thứ nhất: Quy mô của ngân hàng thương mại.

Quy mô của ngân hàng thương mại được đánh giá qua các chỉ tiêu như: tổng nguồn vốn (cũng chính là tổng tài sản), số vốn tự có, mạng lưới các điểm giao dịch…

Vốn tự có là một trong những tiêu chí quan trọng nhất khi đánh giá năng lực của một NHTM. Vốn tự có lớn chứng tỏ tiềm lực tài chính của NHTM vững mạnh. Như đã nói ở phần trên, để phát triển hoạt động cho vay KHCN các NHTM phải mở rộng mạng lưới các điểm giao dịch để khách hàng dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm của ngân hàng, đồng thời nghiên cứu đưa ra nhiều loại hình sản phẩm đáp



ứng mọi nhu cầu của khách hàng. NHTM với quy mô vốn tự có lớn sẽ dễ dàng xây dựng trụ sở, mua sắm trang thiết bị hiện đại, nghiên cứu phát triển sản phẩm… từ đó tạo nên ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng đến với ngân hàng.Các ngân hàng nhỏ với quy mô vốn bé sẽ tập trung vào phát triển cho vay tiêu dùng vì lượng vốn ít ỏi sẽ khó cạnh tranh đươc với các ngân hàng lớn khi cho vay các khoản vay lớn.

Vốn tự có của ngân hàng phải đảm bảo được tỷ lệ an toàn vốn tự có tối thiểu trên tổng tài sản có rủi ro là 8%, vì thế khi mở rộng hoạt động kinh doanh, tài sản của ngân hàng tăng lên thì ngân hàng phải đồng thời tăng vốn tự có đẻ đảm bảo được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Do đó muốn phát triển cho vay cá ngân hàng phải chú trọng tới việc gia tăng vốn tự có của mình.

Quy mô tổng nguồn vốn (hay tổng tài sản): Với quy mô nguồn vốn lớn, ngân hàng có thể cho vay với số lượng lớn, đáp ứng nhiều nhu cầu vay vốn của khách hàng, từ đó ngân hàng có thể tạo ra được danh mục các sản phẩm dịch vụ cho vay đa dạng, phong phú.

Măt khác, KHCN rất đông và mỗi người lại có tâm lý khác nhau nhưng nhìn chung là liên quan đến vấn đề tài chính, họ thường sợ bị lừa đảo và tìm đến những ngân hàng lớn, có uy tín để giao dịch. Vì vậy, quy mô , uy tín của NHTM là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động cho vay KHCN.

Thứ hai: Trình độ khoa học kĩ thuật và công nghê thông tin của ngân hàng.

Công nghệ của ngân hàng là các phần mềm và phần cứng của thiết bị thông tin được dùng trong ngân hàng. Với công nghệ hiện đại như máy tính, ATM, hệ thống chương trình quản lí ngân hàng lõi giúp cho các NHTM đơn giản hoá thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, bảo mật thông tin cho khách hàng tốt hơn, nhờ vậy ngân hàng có thể phục vụ tốt nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất các nhu cầu của khách hàng. Qua đó tạo sự hài lòng, sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng và nhờ vậy mà thu hút nhiều khách hàng đến giao dịch với ngân hàng, làm tăng doanh số cho vay nói chung và cho vay KHCN nói riêng, gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.



- Yếu tố thuộc về chi nhánh:

Thứ nhất: Chính sách tín dụng của ngân hàng.

Có thể nói đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô của hoạt động cho vay nói chung và cho vay KHCN nói riêng, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay. Có 3 nhân tố ảnh hưởng trực tiếp trong chính sách tín dụng là: lãi suất cạnh tranh, phương thức cho vay và các tài sản bảo đảm tiền vay.

Về lãi suất cạnh tranh: Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng đối với ngân hàng. Ngân hàng nào có lãi suất cho vay thấp hơn sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến với mình.

Về phương thức cho vay: Phương thức cho vay đa dạng phong phú, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng tại từng thời điểm khác nhau là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quy mô hoạt động cho vay nói chung và cho vay KHCN nói riêng.

Về tài sản đảm bảo tiền vay: Khách hàng muốn vay vốn tại ngân hàng phải đáp ứng các điều kiện, nguyên tắc vay vốn. Trong các điều kiện đó, điều kiện về tài sản bảo đảm tiền vay đóng vai trò quan trọng trong quyết định cho vay của ngân hàng.

Hiện nay, trong danh mục cho vay KHCN của các NHTM có rất nhiều sản phẩm là cho vay tín chấp, không cần tài sản đảm bảo, điều kiện vay vốn đơn giản. Điều này là một nhân tố giúp mở rộng hoạt động cho vay KHCN tuy nhiên cũng làm gia tăng rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Chính vì vây các NHTM phải có chính sách đúng đắn về tài sản đảm bảo để vừa mở rộng được hoạt động cho vay KHCN lại vừa hạn chế rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất, từng bước nâng cao được hiệu quả hoạt đông cho vay KHCN.

Thứ hai: Công tác tổ chức hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng.

Tổ chức hoạt động cho vay KHCN của NHTM có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động cho vay KHCN của chính ngân hàng đó. Hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói riêng thường được triển khai qua nhiều khâu: Từ nghiên cứu phát triển sản phẩm, tiến hành quảng bá, tiếp thị sản phẩm, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ, thẩm định và phân tích tín dụng để đi đến quyết định cho vay hay không, sau cho vay lại tiếp tục tiến hành theo dõi và thu hồi



nợ… Các ngân hàng khác nhau lại có cách tổ chức hoạt động cho vay khác nhau, có ngân hàng thành lập riêng Bộ phận hoặc Phòng khách hàng cá nhân chuyên phụ trách về cho vay đối với KHCN tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động này. Tuy nhiên cũng có ngân hàng lại coi cho vay KHCN là một mảng của hoạt động cho vay nói chung và chưa có sự tách biệt về công việc dẫn đến hoạt động này chưa thực sự được chú trọng phát triển. Vì vậy muốn nâng cao được hiệu quả hoạt động cho vay đối với KHCN, các NHTM cần tổ chức tốt công tác cho vay, có bộ phận chuyên phụ trách mảng cho vay KHCN để tạo sự chuyên môn hóa trong công việc.

Thứ ba : Chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng.

Để có được đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao các NHTM cần chú trọng công tác tuyển dụng ban đầu. Trong quá trình làm việc tiến hành đào tạo một cách bài bản, thường xuyên để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ. Đồng thời cần có những chính sách đãi ngộ hợp lý để giữ chân những cán bộ ưu tú cũng như tâm huyết với công việc, duy trì khả năng làm việc lâu dài của họ tại ngân hàng.

Thứ tư: Hoạt động marketing.

Hoạt đông marketing nhằm giới thiệu, quảng bá và xây dựng hình ảnh ngân hàng cũng như danh mục sản phẩm mà ngân hàng cung cấp với những tiện ích đặc biệt nhằm thu hút khách hàng đến với ngân hàng. KHCN thường ít (thậm chí là không) tự tìm hiểu thông tin về ngân hàng. Chính vì vậy, Ngân hàng nào càng chú trọng đầu tư cho hoạt động marketing thì càng nhiều khách hàng biết đến sản phẩm của ngân hàng và tìm đến giao dịch, qua đó góp phần mở rộng quy mô hoạt động của mình, tìm kiếm và phát triển trên những thị trường mới.

Tuy nhiên, nếu không cân nhắc mức chi cho hợp lý mà tiến hành chi quá nhiều cho hoạt động này cũng làm cho lợi nhuận của ngân hàng bị giảm sút bởi thu nhập tăng lên do mở rộng cho vay KHCN không bù đắp nổi chi phí cho hoạt động marketing.

1.3.2. Các yếu khách quan

Thứ nhất: Môi trường kinh tế.

Khi nền kinh tế trong trạng thái hưng thịnh, thu nhập của người dân tăng cao và ổn định, mức sống được cải thiện vì vậy mà nhu cầu tiêu dùng, mở rộng sản xuất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/09/2022