Nhóm Các Nhân Tố Cảnh Quan Sinh Thái Bậc Xa (Nền Tảng)

- Nhóm các nhân tố cảnh quan sinh thái bậc xa (nhóm nhân tố nền tảng): Nham thạch, địa hình.

- Nhóm các nhân tố cảnh quan sinh thái bậc gần (nhóm các nhân tố hệ quả, có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sinh vật): Khí hậu, nước, đất và sinh vật.

- Nhóm nhân tố tác động của con người.

3.3.3.1. Nhóm các nhân tố cảnh quan sinh thái bậc xa (nền tảng)

- Nham thạch là nơi phát sinh thổ nhưỡng. Nham thạch quyết định màu sắc, thành phần cơ giới, cấu tượng, tiềm năng các chất dinh dưỡng khoáng và tiềm năng khai thác, đó là độ tầng dày của đất. Do đó, khi nghiên cứu các đơn vị cảnh quan sinh thái cần tìm hiểu sự phân bố các loại đá và đặc điểm của chúng có liên quan đến sự thành tạo đất.

- Địa hình quyết định sự điều chỉnh lại nhiệt ẩm, vật chất, sinh vật, cường độ xâm thực, bào mòn… Do đó, khi nghiên cứu các đơn vị cảnh quan sinh thái cần tìm hiểu các bậc độ cao, độ dốc địa hình, hướng sườn đón gió và khuất gió…

3.3.3.2. Nhóm các nhân tố cảnh quan sinh thái bậc gần (hệ quả)

a. Khí hậu

- Ánh sáng cần thiết cho sự quang hợp của thực vật. Ngoài ra, ánh sáng mang tính chất chu kỳ và ảnh hưởng đến nhiều hoạt động sinh lý của sinh vật.

- Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến hình thái, chức phận sinh lý và khả năng sinh sản; nhiệt độ đóng vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật và quá trình phát triển của vỏ cảnh quan.

- Độ ẩm: Dựa vào nhu cầu về nước và độ ẩm của các loài sinh vật, có thể chia thành 4 nhóm:

+ Sinh vật thủy sinh, bao gồm các loài sinh vật sống trong môi trường nước.

99

+ Sinh vật ưa ẩm, bao gồm các loài sinh vật chỉ sống được ở các nơi rất ẩm, không khí thường được bảo hòa hơi nước.

+ Sinh vật trung sinh, bao gồm các loài sinh vật có nhu cầu vừa phải về độ ẩm của không khí. Các sinh vật này chịu đựng sự xen kẽ mùa khô và mùa ẩm.

+ Sinh vật ưa khô (chịu hạn), bao gồm các sinh vật sống ở những nơi rất khô, thiếu nước cả trong không khí và cả trong đất (thực vật ở sa mạc, những nơi có mùa khô hạn kéo dài sâu sắc). Vì vậy, trong nghiên cứu thường xác định và phân cấp mức độ thuận lợi của độ ẩm tương đối, mức độ thuận lợi của hệ số ẩm.

- Gió là một yếu tố sinh thái có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển; đến sự thoát hơi nước của thực vật, đến đăc điểm hình thái, sự phân bố,… của sinh vật. Do đó, khi nghiên cứu cần phải xác định giới hạn của cấp gió.

b. Nước

Nước và độ ẩm trong đất, trong không khí có vai trò quan trọng trong đời sống của sinh vật. Nước là thành phần không thể thiếu của tất cả các cơ thể sống. Nước chiếm từ 50 đến 90 % khối lượng cơ thể sinh vật. Nước là nguyên liệu cho cây quang hợp tạo ra chất hữu cơ, là phương tiện vận chuyển chất vô cơ và chất hữu cơ trong cây, vận chuyển máu và chất dinh dưỡng ở động vật.

- Nghiên cứu điều kiện sinh thái của sinh vật ở trên cạn, chủ yếu là nước ngầm và nước mặt.

+ Nước ngầm liên quan đến mức độ ẩm trong đất, các quá trình feralit hóa, mặn hóa, gley hóa.

+ Dòng chảy mặt liên quan đến quá trình xâm thực, bồi tụ tạo nên các tổng thể tự nhiên khác nhau, đặc biệt là khả năng cung cấp nước tưới cho toàn lưu vực. Do đó, khi nghiên cứu cần xác định mức độ cân bằng nước hay modun dòng chảy.

- Khi nghiên cứu sinh thái của sinh vật ở môi trường nước, cần chú ý một số yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển

100

sinh vật: Hàm lượng các chất khí hòa tan trong nước, các chất lơ lửng trong nước, các muối hòa tan trong nước…

c. Sinh thái đất

Đất là môi trường sống của sinh vật trong cảnh quan. Đất vừa là giá thể giữ cho cây đứng vững vừa cung cấp nước và các chất dinh dưỡng khoáng cần thiết cho cây.

Đất là môi trường sống của nhiều loài động vật và vi sinh vật. Đất là môi trường che chở, bảo vệ cho nhiều loài động vật tránh các điều kiện khí hậu khắc nghiệt: Quá nóng, quá lạnh, thiếu nước...

Đất có vai trò quan trọng trong sự phân bố sinh vật. Đất ở các vùng, các đới khí hậu khác nhau có những đặc điểm khác nhau về độ dày, độ thoáng khí, lượng nước, các chất khoáng, độ chua,... dẫn đến sự phân bố khác nhau của các loài sinh vật. Các yếu tố sinh thái đất ảnh hưởng tới sinh vật chủ yếu bao gồm các nhóm: Vật lý (thành phần cơ giới, cấu tượng đất, độ chặt, độ ẩm của đất…), hóa học (độ pH, các nguyên tố hóa học…), sinh học (hàm lượng mùn…).

3.3.3.3. Tác động của con người.

Ảnh hưởng của quá trình lịch sử phát triển của loài người đến cảnh quan sinh thái:

- Thông qua các hoạt động kinh tế, con người khai thác tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường,… đã làm biến đổi cảnh quan.

- Con người đã thuần hóa, phân bố lại nhiều loài cây trồng và vật nuôi trên phạm vi thế giới…

- Con người đã tái tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới làm tăng tính phong phú đa dạng của cảnh quan.

Kết quả là con người đã tạo nên các cảnh quan biến đổi, cảnh quan văn hóa.

3.3.3.4. Ảnh hưởng tổng hợp của các điều kiện sinh thái cảnh quan

Trong tự nhiên, tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh đều có tác động đồng thời lên sinh vật và giữa chúng có mối quan hệ với nhau.

101

Mỗi nhân tố có thể ảnh hưởng một cách riêng biệt, hạn chế hay tăng tác dụng của nhân tố khác.

Do đó, khi xác lập các đơn vị cảnh quan sinh thái cần lựa chọn, phân cấp chỉ tiêu sinh thái, liên kết các cấp chỉ tiêu để phát hiện đặc điểm sinh thái trên các tổng thể tự nhiên để xây dựng bản đồ cấu trúc cảnh quan sinh thái làm nền tảng cho việc nghiên cứu các đối tượng cụ thể.

3.4. PHÂN LOẠI CẢNH QUAN

Theo L.X. Berg, mỗi cảnh quan là một cá thể, nó không lặp lại trong không gian và thời gian, không thể tìm thấy hai cảnh quan như nhau, vì vị trí địa lý của lãnh thổ không được lặp lại. Tính chất cá thể như vậy thể hiện sự tác động của các nhân tố hành tinh và địa phương trong lịch sử phát triển của địa tổng thể. Mặt khác, giữa các cá thể cảnh quan vẫn có thể có những nét giống nhau nhất định. Việc so sánh các cảnh quan cho phép xác định các nhóm cảnh quan gần gũi về nguồn gốc phát sinh, cấu trúc hình thái để gộp chúng lại thành những đơn vị kiểu loại, nghĩa là thực hiện công tác phân kiểu hay phân loại cảnh quan; khi đó cần phải bỏ đi các nét cá biệt vốn có đối với cảnh quan để đi sâu nghiên cứu các điển hình.

Sự phân loại có ý nghĩa khoa học và thực tiễn lớn, nó là phương thức quan trọng để xác định các quy luật phát triển và phân bố các cảnh quan. Trong các mục đích thực tiễn, trên lãnh thổ nước ta có thể có đến hàng trăm cảnh quan thì việc nghiên cứu phân loại cảnh quan để tùy theo các đặc tính của chúng nhằm sử dụng vào mục đích kinh tế có hiệu quả nhất.

3.4.1. Nguyên tắc phân loại cảnh quan

3.4.1.1. Nguyên tắc chung

Quan điểm phối hợp giữa phân vùng và phân loại xuất phát từ đặc tính của địa tổng thể là vừa mang tính cá thể, vừa mang tính kiểu loại, nghĩa là giữa các cá thể địa tổng thể đồng cấp, vừa có những đặc điểm

102

khác nhau, vừa có những đặc điểm giống nhau nhất định. Do đó, khi phân loại cần quán triệt các nguyên tắc chung.

a. Hệ thống phân loại phải bao quát được đầy đủ các cá thể, không thể có tình trạng không biết xếp một cá thể vào một bậc phân loại nào; ngược lại cũng không được xếp một dấu hiệu của cá thể nào đó vào vài bậc.

b. Mỗi bậc phân loại chỉ được dùng có một chỉ tiêu phân loại.

c. Số bậc trong một hệ thống phân loại phải hợp lý. Số bậc tùy tính chất của đối tượng phân loại nhưng không nên quá nhiều.

d. Hệ thống phân loại phải phản ánh đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa các quy luật phân hóa không gian phổ biến của địa quyển, đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành các cấp.

3.4.1.2. Các nguyên tắc phân loại cấp cảnh quan

a. Nguyên tắc lịch sử - tiến hóa

Nguyên tắc này cho phép phân loại cảnh quan từ những mối quan hệ tương hỗ bên trong cảnh quan và giữa các cảnh quan trong sự hình thành và phát triển. Lịch sử và tiến hóa cảnh quan gây ra tính đặc thù cấu trúc bên trong của cảnh quan.

b. Nguyên tắc cấu trúc

Nguyên tắc này thể hiện mối tác động tương hỗ giữa các thành phần nói chung và giữa các yếu tố của các thành phần, ngay cả với các hệ thống tổng quát; vì cảnh quan là địa hệ nhiều tầng, hình thành từ sự liên kết của các địa hệ ở các bậc phân vị nhỏ hơn.

Từ đó, xuất hiện tính cần thiết phải phân tích cấu trúc các cảnh quan theo thành phần và tác động tương hỗ của các hợp phần tự nhiên. Việc thiết lập và nghiên cứu các mô hình đơn và đa hệ thống của cảnh quan là cần thiết.

3.4.2. Hệ thống phân loại cảnh quan

Việc xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan là cần thiết trong việc đánh giá cảnh quan phục vụ mục tiêu sử dụng hợp lý lãnh thổ. Hệ

thống này phụ thuộc vào đặc điểm của địa phương, tỷ lệ bản đồ, yêu cầu, mục đích nghiên cứu và nguồn tài liệu thu thập được.

Đến nay đã có nhiều hệ thống phân loại cảnh quan của nhiều tác giả khác nhau trên thế giới và ở Việt Nam. Do mỗi tác giả có các cách tiếp cận, hướng nghiên cứu cũng như mục đích sử dụng lãnh thổ riêng nên có sự khác nhau về quan điểm chọn chỉ tiêu phân loại, số lượng các cấp trong hệ thống phân loại.

3.4.2.1. Phân loại cảnh quan của các tác giả Liên Xô (cũ)

Có nhiều hệ thống phân loại của các tác giả: A. G. Ixatsenko (1961),

N. A. Gvozdexki (1961), N. I. Mikhailov (1962), V. A. Nhikolaev (1966)…

a. Hệ thống phân loại cảnh quan của A.G. Ixatsenko (1961) gồm 8 bậc: Nhóm kiểu kiểu phụ kiểu lớp phụ lớp loại phụ loại biến chủng (thể loại).

Trong đó, nhóm kiểu cảnh quan là đơn vị phân loại cao nhất, với những nét tương tự chung nhất về phát sinh và cấu trúc cũng như tính chất của các quá trình địa lý cơ bản.

b. Hệ thống phân loại cảnh quan của V. A. Nhikolaev (1966), gồm 12 cấp: Thống hệ phụ hệ lớp phụ lớp nhóm kiểu

phụ kiểu hạng phụ hạng loại phụ loại.

Bảng 3.1. Hệ thống phân loại cảnh quan của V.A. Nhicolaev (1966)


TT

Cấp phân vị

Dấu hiệu phân loại

1

Thống

Kiểu tiếp xúc của các quyển địa lý trong cấu trúc lớp vỏ cảnh quan.

2

Hệ

Cân bằng nhiệt ẩm biểu hiện của cơ sở năng lượng phân bố trong không gian thông qua tính địa đới của cảnh quan.

3

Phụ hệ

Tính địa ô của các đới làm phân bố lại nền tảng nhiệt ẩm của các đới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Cảnh quan địa lý ứng dụng Phần 1 - 13

Lớp

Cấu trúc hình thái của các đơn vị cấp lớn (đại địa hình) đã xác định kiểu địa đới của lãnh thổ (địa đới theo vĩ độ và đai cao theo chiều cao).

5

Phụ lớp

Sự phân hóa tầng trong cấu trúc cảnh quan ở miền núi và đồng bằng làm phân hóa cường độ các quá trình địa lý tự nhiên.

6

Nhóm

Những đặc điểm về chế độ địa hóa theo mức độ thoát nước.

7

Kiểu

Những chỉ số sinh khí hậu.

8

Phụ kiểu

Mang dấu hiệu của kiểu nhưng ở cấp phụ kiểu thổ nhưỡng và phụ lớp quần thể thực vật mang tính chất của các quần thể chuyển tiếp.

9

Hạng

Các kiểu địa hình phát sinh.

10

Phụ hạng

Các kiểu địa hình phát sinh và nham thạch bề mặt.

11

Loại

Sự giống nhau của các dạng ưu thế.

12

Phụ loại

Ưu thế về diện tích của các dạng phụ thuộc.

4

3.4.2.2. Phân loại cảnh quan ở Việt Nam

Năm 1976, trong công trình “Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam”, Vũ Tự Lập đưa ra hệ thống phân loại các cảnh địa lý miền Bắc Việt Nam gồm 8 cấp: Hệ lớp lớp phụ nhóm kiểu chủng

loại thứ. Ở mỗi cấp có một chỉ tiêu hoặc một tập hợp chỉ tiêu tương ứng với cấp đó.

Bảng 3.2. Hệ thống phân loại cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam


TT

Tên bậc

Chỉ tiêu phân loại

1

Hệ

Đồng nhất về nền tảng nhiệt - ẩm (tổng nhiệt độ và hệ số thủy văn).

2

Lớp

Đồng nhất về nền tảng nhiệt - ẩm và nhóm kiểu địa hình.

Lớp phụ

Đồng nhất về nền tảng nhiệt - ẩm, nhóm kiểu địa hình và kiểu địa hình.

4

Nhóm

Đồng nhất về nền tảng nhiệt - ẩm, nhóm kiểu địa hình và kiểu địa hình và nhóm kiểu khí hậu.

5

Kiểu

Đồng nhất về nền tảng nhiệt - ẩm, nhóm kiểu địa hình, kiểu địa hình, nhóm kiểu khí hậu và đại tổ hợp đất.

6

Chủng

Đồng nhất về toàn bộ môi trường vô cơ (nền tảng nhiệt - ẩm, nhóm kiểu địa hình, kiểu địa hình, nhóm kiểu khí hậu, đại tổ hợp đất, nền địa chất, loại thủy văn).

7

Loại

Đồng nhất về toàn bộ hoàn cảnh tự nhiên (môi trường vô cơ, trạng thái thực bì và đại tổ hợp thổ nhưỡng).

8

Thứ

Đồng nhất về biện pháp sử dụng, bảo vệ và cải tạo.

3

(Vũ Tự Lập, 1976)

Hiện nay, ở nước ta, việc nghiên cứu cảnh quan ứng dụng dựa trên kết quả phân loại cảnh quan sinh thái được quan tâm.

Có 2 hệ thống phân loại cảnh quan sinh thái chủ yếu đang được ứng dụng trong các công trình nghiên cứu đánh giá cảnh quan ở Việt Nam.

a. Hệ thống phân loại cảnh quan của Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh

Năm 1997, trong công trình “Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam”, các tác giả đã xây dựng hệ thống phân loại gồm 7 cấp áp dụng cho bản đồ cảnh quan Việt Nam, tỷ lệ 1:1.000.000.

Hệ thống phân loại: Hệ thống cảnh quan → phụ hệ thống cảnh quan → lớp cảnh quan → phụ lớp cảnh quan → kiểu cảnh quan → phụ kiểu cảnh quan → loại (nhóm loại) cảnh quan.

Trong hệ thống phân loại cảnh quan trên, đơn vị cảnh quan cơ sở là loại cảnh quan.

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 19/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí