Đặc Điểm Các Đối Tượng Được Lựa Chọn Vào Can Thiệp‌

chiến lược truyền thông nâng cao hiểu biết về tầm quan trọng của nguồn protein động vật vì loại protein này có chứa hàm lượng vi khoáng có giá trị sinh học cao đặc biệt là selen so với protein thực vật.

Lượng sắt tiêu thụ trong khẩu phần hàng ngày của đối tượng nghiên cứu đạt 7,74 mg/người/ngày, chỉ đáp ứng được 64,5% nhu cầu khuyến nghị (Bảng 3.8). Sắt trong khẩu phần chỉ có thể được hấp thu khoảng 10%, việc hấp thu và dự trữ rất khác nhau và còn phụ thuộc vào sự có mặt của các chất dinh dưỡng khác như viamin C, tanin, kẽm, selen... Với khẩu phần ăn hiện tại của đối tượng tại 4 trường tiểu học tham gia nghiên cứu khó có thể đáp ứng được nhu cầu khuyến nghị đối với học sinh. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ thiếu dinh dưỡng, thiếu máu của nhóm đối tượng này [35, 69].

Hàm lượng selen tiêu thụ trung bình là 9,7 µg chỉ đáp ứng 32,3% so với nhu cầu

khuyến nghị cho trẻ em tiểu học Việt Nam [13]. Hàm lượng Selen thay đổi theo địa lý của nguồn gốc thực phẩm và phụ thuộc vào nồng độ selen có trong đất, thức ăn cho vật nuôi vì vậy các sản phẩm thực phẩm được sản xuất chế biến từ nông sản có hàm lượng selen khác nhau. Hàm lượng selen thay đổi trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chưa có nhiều nghiên cứu và đánh giá. Nguồn thực phẩm giàu selen chủ yếu là hải sản, thịt gia cầm, trứng và các loại thịt cơ bắp khác. Các hình thức chuyển hóa của senlen dưới dạng selenomethionine, selenocysteine hoặc selenocysteine. Các loại thịt và hải sản cũng chứa selenoproteins dưới dạng selenocysteine [91].

Người ta ước tính rằng nồng độ selen trong huyết tương cần có để đạt được hoạt động tối đa của glutathione peroxidase trong tiểu cầu là 1,25 đến 1,45 μmol/L. Với lượng hấp thu selen là 100 μg/ngày, hoạt động của glutathione peroxidase được bão hòa trong huyết tương, hồng cầu và hầu như bão hòa trong tiểu huyết cầu. Khoảng 50% lượng hấp thu selen trong chế độ ăn uống hàng ngày bị bài tiết qua nước tiểu. Lượng bài tiết trung bình của selen trong nước tiểu là 0,72 μmol/ngày (50 μg/ngày) dao động từ 0,5 - 1,22 μmol/ngày (40 - 97 μg/ngày). Các thông tin trên có thể dùng làm cơ sở đánh giá tình trạng dinh dưỡng của selen trong cơ thể [43, 57].

Selen được hấp thu chủ yếu dưới dạng selenomethionine và selenocysteine từ thức ăn khoảng 55-70%, Selenomethionine được hấp thu chủ yếu ở tá tràng giống như

hấp thu methionine và không bị ảnh hưởng bởi tình trạng selen. Các hợp chất có chứa selen này được gắn với albumin và vận chuyển trong cơ thể thông qua hệ thống huyết tương. Selenomethionine từ thức ăn vào trong cơ thể, giống như methionine cho đến khi chuyển hóa [37, 38, 57].

Selenocysteine được tiếp tục chuyển hóa và giải phóng để tạo thành các hợp chất selenua. Cả hai loại selenocysteine và selenate được hấp thu tốt và selenate, selenocysteine có thể trực tiếp chuyển hóa để thành selenide. Selenide có thể được chuyển hóa thành selenophosphate, tiền thân của selenocysteine, selenoproteins hoặc chuyển hóa thành các chất bài tiết. Selen lượng dư thừa từ selenite, selenate hoặc các selenocysteine có thể được bài tiết qua nước tiểu. Thận chiếm 50-60% tổng bài tiết của selen. Ngoài ra còn có một số lượng nhất định selen được bài tiết qua phân, Một phần nhỏ khác được bài tiết qua tóc, các lỗ chân lông trên bề mặt da [37, 57].

Như vậy trong khẩu phần ăn của đối tượng nghiên cứu chưa được cân đối so với nhu cầu khuyến nghị, ngũ cốc vẫn là lương thực chính, các nhóm thực phẩm khác chiếm tỷ lệ chưa thích hợp. Nghiên cứu này không đi sâu tìm hiểu các nguyên nhân cụ thể, tuy nhiên trong quá trình thực hiện cho thấy kinh tế hộ gia đình, thói quen ăn uống, nhận thức, thái độ, thực hành là những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến khẩu phần ăn hàng ngày.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

4.2. HIỆU QUẢ CAN THIỆP‌


Hiệu quả bổ sung sắt phối hợp với selen đến tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu ở học sinh tiểu học 7 - 10 tuổi tại Phổ Yên, Thái Nguyên - 13

Đầu tư cho dinh dưỡng là đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực có chất lượng để góp phần phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011- 2020 là một bộ phận không thể tách rời của chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước nhằm giải quyết các vấn đề dinh dưỡng mới nảy sinh, tiếp tục cải thiện tình trạng dinh dưỡng của người dân Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em góp phần nâng cao tầm vóc, thể lực và trí tuệ của người Việt Nam. Mặc dù đạt được các thành tựu đáng ghi nhận trong thời gian qua nhưng Việt Nam vẫn phải đương đầu với những thách thức lớn về dinh dưỡng. Vì vậy, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

- Cải thiện tình trạng dinh dưỡng là trách nhiệm của các cấp, các ngành và mọi người dân.

- Bảo đảm dinh dưỡng cân đối, hợp lý là yếu tố quan trọng nhằm hướng tới phát triển toàn diện về tầm vóc, thể chất, trí tuệ của người Việt Nam và nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Tăng cường sự phối hợp liên ngành trong các hoạt động dinh dưỡng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, huy động sự tham gia đầy đủ của các tổ chức xã hội, của mỗi người dân, ưu tiên vùng nghèo, vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, đối tượng bà mẹ, trẻ em.

Mục tiêu chung của Chiến lược: đến năm 2020, bữa ăn của người dân được cải thiện về số lượng, cân đối hơn về chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh; suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt thể thấp còi được giảm mạnh, góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của người Việt Nam, kiểm soát có hiệu quả tình trạng thừa cân - béo phì góp phần hạn chế các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng. Trong đó mục tiêu cụ thể nhấn mạnh cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em. Giảm tỷ lệ SDD, đặc biệt SDD thể thấp còi ở trẻ em xuống dưới mức có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu vitamin A, thiếu i-ốt và giảm đáng kể tình trạng thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ có thai. Đến năm 2030, phấn đấu giảm suy dinh dưỡng trẻ em xuống dưới mức có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng (SDD thể thấp còi dưới 20%, SDD thể nhẹ cân dưới 10%), tầm vóc người Việt Nam được cải thiện rõ rệt.

Trong Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 có Chương trình Dinh dưỡng học đường với đối tượng và phạm vi thực hiện chương trình là giáo viên và học sinh các trường bậc mầm non và tiểu học trong cả nước nhằm mục tiêu là giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tình trạng dinh dưỡng của trẻ em trong hệ thống trường học. Tuy vậy, các thách thức trong bối cảnh mới tiếp tục đòi hỏi những nỗ lực cao trong hành động, hướng tới dinh dưỡng hợp lý và tăng cường sức khỏe cho cộng đồng góp phần đạt được mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ mà Nhà nước ta đã cam kết thực hiện với cộng đồng quốc tế [3].

Cho tới thời điểm hiện tại, chưa có nhiều nghiên cứu can thiệp bổ sung selen trên cộng đồng, đặc biệt bổ sung selen trên quần thể thiếu máu sống trong vùng có tỷ

lệ thiếu sắt và thiếu selen ở mức cao. Đây là nghiên cứu mới về đối tượng, mục tiêu nghiên cứu, cũng như cách thức bổ sung vi chất dinh dưỡng. Do vậy, chưa có nghiên cứu tương tự để so sánh, bàn luận về kết quả nghiên cứu. Phần bình luận trong nghiên cứu này chỉ so sánh với một số nghiên cứu gần tương tự về đối tượng cũng như cách thức bổ sung vi chất. Do vậy các so sánh kết quả nghiên cứu này với các nghiên cứu khác chỉ để cung cấp một cách nhìn khái quát hơn về hiệu quả của bổ sung phối hợp sắt với selen đến tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu trên học sinh tiểu học sống ở miền núi Việt Nam nơi chế độ dinh dưỡng của học sinh chưa được quan tâm đúng mức.


4.2.1. Đặc điểm các đối tượng được lựa chọn vào can thiệp‌


Tại thời điểm điều tra sàng lọc có tổng số 309 học sinh 7-10 tuổi được phân loại thiếu máu (Hb<115 g/L). Trong số này chỉ có 303 học sinh tham gia vào nghiên cứu can thiệp vì có 4 học sinh không tham gia với lý do là bố mẹ không đồng ý và 2 trẻ có Hb<70 g/L được chuyển điều trị.

Các trường tiểu học có trẻ thiếu máu tham gia nghiên cứu được ngẫu nhiên thành 4 nhóm: nhóm chứng (trường tiểu học Phúc Thuận 2) có 77 trẻ, nhóm bổ sung sắt (trường tiểu học Phúc Thuận 1) có 75 trẻ, nhóm bổ sung selen (trường tiểu học Thành Công 1) có 75 trẻ, và nhóm sắt – selen (trường tiểu học Thành Công 2) có 76 trẻ. Kết thúc 6 tháng can thiệp, 32 trẻ (10,6%) không tham gia đánh giá cuối kỳ vì các lý do: 3 trẻ thay đổi chỗ ở theo gia đình chuyển sang trường học khác để tiếp tục học tập, 29 trẻ bố mẹ không đồng ý cho lấy máu xét nghiệm. Tỷ lệ trẻ ở các nhóm tuổi khác nhau tham gia nghiên cứu không có sự khác biệt giữa 4 nhóm tại thời điểm bắt đầu can thiệp (p>0,05).

Tại thời điểm T6, kết thúc 6 tháng can thiệp, có 271 trẻ tham gia đánh giá hiệu quả của can thiệp (theo chỉ số Hb) đạt tỷ lệ 89,4%, đây là tỷ lệ cao so với một số nghiên cứu can thiệp khác. Những trẻ bỏ cuộc, không đánh giá sau giai đoạn nghiên cứu thiệp (T6) có các đặc điểm về nhân trắc tương tự với những trẻ còn lại trong nghiên cứu (p>0,05). Không có trẻ nào bỏ cuộc vì lý do bệnh tật, tiêu chảy hoặc nhiễm khuẩn hô hấp nặng.

4.2.2. Đối tượng, liều lượng và thời gian can thiệp

Nghiên cứu đã lựa chọn trẻ em tiểu học 7-10 tuổi tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên là phù hợp vì ở lứa tuổi này là lứa tuổi tiền dậy thì, rất nhạy cảm, và tiếp xúc với nhiều yếu tố nguy cơ nên tỷ lệ thiếu dinh dưỡng cao, thiếu vi chất dinh dưỡng cao, thiếu máu cao. Hàng ngày trẻ em tới trường học được uống viên nang bổ sung vi chất dưới sự kiểm soát chặt chẽ của giáo viên và được ghi chép đầy đủ nên được bổ sung theo đúng thiết kế nghiên cứu. Do vậy, kết quả của nghiên cứu này được tiến hành tại trường học cho phép đánh giá chính xác hiệu quả của can thiệp đến tình hình tình trạng dinh dưỡng, vi chất và thiếu máu của trẻ.

Theo các nghiên cứu dịch tễ học đã được thực hiện tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ thiếu selen ở các đối tượng này là rất cao đều chiếm đến 75,6% trong cộng đồng [15, 26]. Liều bổ sung 40 µg selen/ngày dưới dạng selenomethionine được lựa chọn theo khuyến nghị của Hoa Kỳ là phù hợp với nhóm tuổi nghiên cứu [55]. Liều lượng bổ sung sắt là 10 mg sắt nguyên tố/ngày dưới dạng FeNaEDTA đã được chọn theo các nghiên cứu đã được tiến hành tại Việt Nam, cung như khuyến nghị cua WHO là phù hợp với nhóm tuổi nghiên cứu [35, 106].

Nghiên cứu can thiệp đã được thiết kế như sau: Nhóm chứng (Placebo) sử dụng viên placebo không chứa sắt và selen; Nhóm sắt: bổ sung 10 mg sắt nguyên tố dạng FeNaEDTA/ngày; Nhóm selen: bổ sung 40 µg selen nguyên tố dạng selenomethionine/ngày; Nhóm sắt - selen: bổ sung 10 mg sắt và 40 µg selen/ngày. Trong suốt quá trình can thiệp không nghi nhận trường hợp nào có biểu hiện của ngộ độc cấp tính, cũng như ngộ độc trường diễn.

Viên nang bổ sung chứa theo thiết kế nghiên cứu như trên được sản xuất theo qui trình sản xuất thuốc GMP, cho nên đảm bảo được đúng liều lượng.

Thời gian bổ sung là 5 ngày/tuần trong 6 tháng là phù hợp với một số nghiên cứu đã được tiến hành để đánh giá hiệu quả của việc bổ sung sắt kết hợp với selen [28, 35, 112]. Thời gian 6 tháng cũng phù hợp với mô hình nghiên cứu, theo dõi, giám sát trực tiếp tại trường học [112].

4.2.3. Hiệu quả cải thiện đối với các chỉ số nhân trắc


Cân nặng là một chỉ tiêu nhân trắc dinh dưỡng quan trọng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng song nó cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như: tuổi, giới tính, khẩu phần ăn, bệnh tật [10, 102]. Tác dụng của bổ sung vi chất dinh dưỡng khác nhau đối với sức khỏe, thể chất, trí tuệ và sự tăng trưởng trẻ nhỏ, trong đó có học sinh lứa tuổi học đường được đặc biệt quan tâm. Nghiên cứu của chúng tôi đã so sánh kết quả của bổ sung phối hợp sắt và selen với bổ sung sắt, selen đơn thuần trong thời gian 6 tháng lên tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu selen của học sinh tiểu học 7-10 tuổi thiếu máu tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau 6 tháng can thiệp (T6): cân nặng của các nhóm đều tăng, cân nặng trung bình tăng cao nhất ở nhóm selen (0,93 kg), và thấp nhất ở nhóm sắt (0,77 kg). Tuy nhiên, sự gia tăng cân nặng sau 6 tháng can thiệp sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Nghiên cứu cho thấy trong khoảng thời gian 6 tháng có thể chưa có tác động rõ rệt đến chỉ số cân nặng đối với trẻ em tuổi học đường 7-10 tuổi bị thiếu máu,

Chiều cao là một chỉ tiêu nhân trắc dinh dưỡng cũng rất quan trọng sử dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng chiều cao theo tuổi, nhất là học sinh tiểu học trong giai đoạn tiền dậy thì. Trẻ em tuổi học đường có giai đoạn tăng trưởng nhanh đó là khi trẻ ở giai đoạn tiền dậy thì và khi trẻ dậy thì, trong thời gian này trẻ phát triển nhanh về chiều cao và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố chi phối như thể chất, chế độ ăn, bệnh tật, môi trường sống, điều kiện học tập. Tại thời điểm T6, chiều cao của các nhóm nghiên cứu đều tăng: nhóm (sắt – selen) là 2,92 cm ; nhóm sắt là 2,84 cm ; nhóm selen 2,77 cm ; nhóm chứng là 2,46 cm. Sự khác biệt về tăng chiều cao giữa nhóm (sắt

- selen) so với nhóm chứng một cách có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tuy nhiên, hai nhóm can thiệp bổ sung sắt hoặc bổ sung selen đơn thuần chiều cao của học sinh cũng tăng nhiều hơn so với nhóm chứng nhưng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Như vậy, tỷ lệ thiếu dinh dưỡng thấp còi (chiều cao theo tuổi) thay đổi như sau: nhóm sắt giảm 3,1%, nhóm (sắt – selen) giảm 4,1%. Tuy nhiên, nhóm chứng không giảm mà lại tăng 4,5%, nhóm selen tăng 0,1%. Hiệu quả thực của can thiệp đối với tỷ lệ SDD chiều cao theo tuổi: nhóm sắt giảm 7,6%, nhóm selen giảm 4,4%, nhóm sắt – selen giảm 8,6%. Như vậy, bổ sung phối hợp sắt và selen trong thời gian 6 tháng có tác dụng làm

tăng chiều cao trên học sinh tiểu học 7-10 tuổi bị thiếu máu tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Kết quả này cũng tương đồng với nhiều nghiên cứu ở Việt Nam trước đây cũng như một số nước trên thế giới, bổ sung vi chất hoặc đa vi chất dưới phối hợp, trong đó có bổ sung selen đến tình trạng dinh dưỡng, đặc biệt SDD thể chiều cao theo tuổi. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy bổ sung đơn chất hoặc đa vi chất có tác dụng trên cải thiện cân nặng, một số nghiên cứu cho thấy chỉ có tác dụng cải thiện trên chiều cao, một số nghiên cứu cho thấy cải thiện trên cả cân nặng và chiều cao [28, 45, 69, 81].

Một nghiên cứu bổ sung đa vi chất, trong đó có selen khác trên đối tượng 448 trẻ em thấp còi trước tuổi học đường được tiến hành tại 6 xã của huyện Gia Bình, Bắc Ninh của tác giả Nguyễn Thanh Hà và cộng sự. Những trẻ em thấp còi nêu trên được chia là thành 3 nhóm : nhóm thứ nhất là nhóm chứng ; nhóm thứ hai là nhóm kẽm được sử dụng mỗi tuần 1 viên dưới dạng kẽm gluconate 70 mg (tương đương 10 mg kẽm nguyên tố) ; nhóm thứ ba là nhóm sprinkles bổ sung đa vi chất 5 ngày/tuần, thành phần của gói đa vi chất bao gồm nhiều vi chất dinh dưỡng, trong đó có chứa 7,20 µg selen. Sau thời gian can thiệp 6 tháng cho kết quả như sau: bổ sung kẽm và sprinkles đa vi chất đã có hiệu quả tích cực trong việc cải thiện các chỉ số nhân trắc. Chi tiết cho thấy có sự cải thiện rõ ràng về cân nặng và chiều cao cũng như tỷ lệ SDD theo chỉ số CN/T và CC/T ở 2 nhóm can thiệp. Nhóm kẽm và sprinkles tăng chiều cao (+4,93 và

+4,89cm) và cân nặng (+1,27 và +1,33kg) tương đương nhau, và tăng nhiều hơn ý nghĩa (p<0,05) so với nhóm chứng (+4,56cm và +0,97kg). Tỷ lệ SDD thấp còi cũng giảm nhiều hơn ý nghĩa (p<0,01) ở 2 nhóm can thiệp so với nhóm chứng: nhóm kẽm giảm 40,7%; nhóm sprinkles giảm 33,3%, nhóm chứng giảm 18,5%. Tại thời điểm 6 tháng sau khi ngừng can thiệp, nhóm sprinkles và nhóm bổ sung kẽm vẫn có duy trì tốc độ tăng chiều cao, cân nặng và Z-score CC/T cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng [28].

Nghiên cứu can thiệp trên 633 trẻ em từ 1-4 tuổi tại New Delhi, Ấn Độ đã được các nhà khoa học của trường Đại học Johns Hopkins, Baltimore, Maryland, Hoa Kỳ tiến hành. Tổng số trẻ trên được ngẫu nhiên chia làm 2 nhóm: 1 nhóm sử dụng sữa được tăng cường vi chất và 1 nhóm chứng được sử dụng sữa không tăng cường vi

chất, thời gian can thiệp được tiến hành trong 1 năm. Hàng ngày, nhóm được bổ sung với hàm lượng đa vi chất 3 lần/ngày, trong đó hàm lượng selen 6,6 µg. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm trẻ uống sữa có bổ sung vi chất dinh dưỡng có sự gia tăng nhiều hơn có ý nghĩa thống kê về cân nặng, chiều cao. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định bổ sung đa vi chất dinh dưỡng như selen, sắt, kẽm… làm cải thiện tình trạng dinh dưỡng, đặc biệt là SDD thể thấp còi trên trẻ em 1-4 tuổi [81].

4.2.4. Hiệu quả cải thiện hàm lượng hemoglobin và tỷ lệ thiếu máu


So sánh kết quả nghiên cứu trước sau trong cùng nhóm tại hai thời điểm bắt đầu (T0) và kết thúc (T6) cho thấy: tại thời điểm kết thúc can thiệp (T6) nồng độ Hb tăng ở cả 4 nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên, nồng độ Hb trung bình tại 3 nhóm bổ sung là nhóm sắt, nhóm selen, nhóm kết hợp sắt – selen đều tăng so với thời điểm bắt đầu nghiên cứu can thiệp (p<0,0001), nhóm chứng cũng tăng, nhưng tăng có ý nghĩa thống kê thấp hơn (p<0,05).

So sánh mức độ gia tăng nồng độ Hb trung bình tại thời điểm (T6) giữa từng nhóm với nhóm chứng cho thấy: chỉ có 2 nhóm bổ sung kết hợp sắt với selen và nhóm bổ sung sắt tăng có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p<0,0001). Cụ thể, Hb tăng nhiều nhất ở nhóm kết hợp sắt – selen (15,4 g/L), sau đó đến nhóm sắt (11,4 g/L), tiếp theo là nhóm selen (5,4 g/L) và thấp nhất ở nhóm chứng (Bảng 3.14).

Kết quả nghiên cứu khẳng định, bổ sung kết hợp sắt với selen cho hiệu quả cải thiện nồng độ Hb tốt hơn so với nhóm bổ sung sắt hoặc selen đơn thuần. Bổ sung selen cũng có tác dụng cải thiện Hb, tuy hiệu quả không cao như bổ sung kết hợp sắt với selen hoặc sắt đơn thuần. Nồng Hb tăng dẫn tới tỷ lệ thiếu máu giảm tại nhóm sắt – selen là 79,7%, nhóm sắt là 70,3%, nhóm selen là 52,1%, nhóm chứng là 37,9% (Bảng 3.15).

Nghiên cứu tiến hành trên động vật thực nghiệm đã chỉ ra rằng: Malondialdehyde là một hợp chất hữu cơ quan trọng đóng vai là chất kích ứng oxi hóa trong tế bào. Nồng độ Malondialdehyde (A) tăng lên cao khi khẩu phần ăn của động vật bị thiếu selen. Như vậy selen đóng vai trò quan trọng trong quá trình chống oxy hóa và cân bằng nội môi trong cơ thể động vật. Carbonyls protein là một protein gắn với nhóm carbonyls (=C=O) đóng vai trò là chất oxi hóa trong tế bào. Nồng độ của

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 21/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí