Đánh Giá Chung Về Điều Kiện, Tiềm Năng Và Thế Mạnh Của Tỉnh Đắk Nông Đối Với Hoạt Động Du Lịch


- Tài nguyên đất: Về thổ nhưỡng, tỉnh Đắk Nông 11 nhóm đất chính nhưng chủ yếu Đất đỏ bazan chiếm khoảng 60,34% diện tích phân bố chủ yếu ở Đắk Mil, Đắk Song; đất xám chiếm khoảng 28,26% diện tích và được phân bổ đều toàn tỉnh, còn lại là đất phù sa, gley, đen, nâu, thẫm… Trong đó, đất nông lâm nghiệp là 586.583 ha, gồm đất sản xuất nông nghiệp: 319.465 ha, đất lâm nghiệp có rừng: 265.725ha; đất phi nông nghiệp 43.953 ha (gồm đất ở: 4.725ha, đất chuyên dùng: 23.407ha, đất có mục đích công cộng là 18.273ha...); đất chưa sử dụng là 21.025 ha (trong đó, đất bằng chưa sử dụng là 3.158 ha, đất đồi núi chưa sử dụng là là 17.867ha) [47].

- Tài nguyên nước: Lượng mưa bình quân đạt 2.656 mm/năm, nguồn nước mặt do nguồn nước mưa cung cấp tương đối dồi dào, thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt dân cư trên địa bàn toàn tỉnh. Nguồn nước ngầm có trữ lượng lớn là nguồn cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, kinh tế trang trại. Hệ thống sông suối dày đặc và phân bố tương đối đều khắp, có nhiều thác nước đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng [47].

- Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp có rừng của Đắk Nông là 265.725ha, chiếm trên 40% diện tích đất tự nhiên. Trong đó: rừng sản xuất là 198.683ha, rừng phòng hộ là 37.784ha, rừng đặc dụng là 29.257ha. Tỷ lệ che phủ rừng 45%. Diện tích rừng lớn nhất là khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Nung và khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng với những khu rừng nguyên sinh có nhiều cảnh quan, thác nước đẹp tạo nên quần thể du lịch hấp dẫn. Hệ thực vật - động vật rừng phong phú và đa dạng, nhiều loại gỗ quý, cây dược liệu vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị khoa học cao, nhiều động vật quý hiếm như voi, gấu, hổ... được ghi trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ thế giới [47].


- Tài nguyên khoáng sản: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 218 mỏ và điểm mỏ với 16 loại khoáng sản, nhiều nhất là bô xít với trữ lượng 3,4 tỷ tấn quặng thô là lợi thế để Đắk Nông phát triển ngành công nghiệp khai khoáng, công nghiệp nhôm và dịch vụ phụ trợ công nghiệp khai thác bô xít, luyện Alumin. Khi nhà máy Alumin Nhân cơ hoạt động cần thiết xây dựng tổ hợp nhà hàng, khách sạn để phục vụ khách du lịch, cán bộ, công nhân và cho người dân địa phương [47].

2.1.1.2. Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch tỉnh Đắk Nông có thể chia theo 2 nhóm là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.

- Tài nguyên du lịch tự nhiên: Đắk Nông được thiên nhiên ưu ái ban tặng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đó là những khu rừng già nguyên sinh với nhiều loại động thực vật quý hiếm, khí hậu ôn hòa, mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên độc đáo điển hình, trong đó đáng chú ý là hệ thống thác nước hùng vĩ và kiêu hãnh phân bố ở hầu hết các huyện, thị trên địa bàn tỉnh như: Cụm thác Đray Sáp – Gia Long – Trinh Nữ thuộc thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jut (thác Trinh Nữ) và xã Đăk Sô, huyện Krông Nô (thác Đray Sap, Gia Long), cách thị xã Gia Nghĩa khoảng 94km theo hướng quốc lộ 14 (đi Buôn Ma Thuột). Tổng diện tích cụm thác là 1.566ha, mỗi thác đều có dấu ấn riêng rất huyền bí và ho ang sơ. Thác Đray Sáp theo tiếng Ê Đê, Đray Sáp nghĩa là thác khói, là ngọn thác đẹp và hùng vĩ nhất Tây Nguyên. Thác Đray Sáp được Bộ Văn hóa

– Thông tin (nay là bộ VH-TT-DL) xếp hạng thắng cảnh cấp quốc gia năm 1991. Thác Gia Long là thác thượng nguồn nằm trong hệ thống ba thác Đray Sáp - Gia Long - Trinh Nữ của sông Sêrêpôk chảy qua địa bàn tỉnh Đắk Nông. Ngọn thác này có tên Gia Long bởi khi xưa vua Gia Long đã từng đến đây để nghỉ ngơi, chiêm ngưỡng và thưởng thức nét

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.


đặc sắc riêng của núi rừng Tây Nguyên. Thác Trinh Nữ nằm ở trung tâm thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jut, không hùng vĩ như thác Đray Sáp hay Gia Long, thác Trinh Nữ thơ mộng, nhẹ nhàng ẩn mình dưới những phiến đá ngầm đang là một trong những địa điểm thu hút khách thập phương đến du ngoạn và ngắm cảnh. Thác có vẻ đẹp của đá, rừng cây, thác nước và khí hậu trong lành. Đặc biệt, nơi đây còn có di sản địa chất Trinh Nữ với những tảng đá banzan lớn có kết cấu như than đá, mang những hình thù kỳ dị. Ngoài ra còn có các thác nước khác như Thác Đắk G’lun, thác Lưu Ly, Thác Liêng Nung, Thác Ba Tầng, … mỗi thác có vẽ đẹp riêng và khí hậu trong lành.

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông - 8

Cùng với hệ thống thác, Đắk Nông còn có nhiều hồ nước tự nhiên hoang sơ như Hồ Ea Snô ở huyện Krông Nô, Hồ Tây ở trung tâm huyện Đắk Min, Hồ Trúc ở huyện Cư Jut cũng không kém phần thơ mộng.

Khu du lịch sinh thái – văn hóa – lịch sử Nâm Nung là một phần của khu bảo tồn thiên nhiên Nâm Nung, có diện tích khoảng 12.300 ha, đây là khu du lịch nhiều tiềm năng cả về tài nguyên thiên nhiên lẫn giá trị nhân văn bao gồm các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng (Thác Lưu ly, Thiền viện trúc lâm đạo nguyên).

Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng rộng 22.000ha có dãy Tà Đùng thuộc hệ sinh thái núi cao, đỉnh cao nhất 1.982m, nằm giữa cao nguyên Đắk Nông và cao nguyên Di Linh, có hệ thống sông Đồng Nai 3, 4 đang hoạt động tạo ra những hồ nước, hình thành nên 36 hòn đảo nhỏ, với những cánh rừng nguyên sinh, tính đa dạng sinh học cao thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái.

Khu bảo tồn thiên nhiên Nâm Nung và Tà Đùng đang được tỉnh Đắk Nông kêu gọi đầu tư quy hoạch thành 2 khu du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng quy mô cấp Quốc gia với những chuỗi sản phẩm du lịch đa


dạng, đặc sắc.

Đặc biệt đối với tài nguyên du lịch tự nhiên, mới đây tỉnh Đắk Nông vừa phát hiện hang động núi lửa tại huyện Krông Nô với chiều dài khoảng 25km, kéo dài từ miệng núi lửa Buôn Choah dọc theo chiều dài sông Sêrêpốc đến khu vực thác Dray Sáp với hang chục hang động lớn nhỏ khác nhau. Trong đó, hang động lớn nhất có chiều dài 1.066m, bê n trong rộng hàng nghìn mét, có cấu trúc độc đáo và đặc trưng của hang động núi lửa với dòng dung nham phun ngược, tạo nên một cảnh quan kỳ vĩ …

- Tài nguyên du lịch nhân văn: Đắk Nông có nền văn hóa đa dạng, mang đậm đặc trưng, sắc thái văn hóa của 40 dân tộc anh em đến từ ba miền đất nước. Tỉnh có nhiều di sản văn hóa nổi bật là không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Cùng với văn hóa công chiêng có văn hóa mẫu hệ, văn hóa cộng đồng độc đáo, phong phú giàu bản sắc dân tộc; có các lễ hội như Lễ hội cúng đầu mùa, Lễ cầu mưa, Lễ mừng lúa chín, Lễ cơm mới đồng bào M’Nông, …

Đắk Nông còn là vùng đất nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh lam, thắng cảnh. Trên địa bàn tỉnh có nhiều di tích có giá trị để phục vụ du lịch tiêu biểu như Di tích lịch sử Bon Choah, Bon Bu Nơ, Ngục Đắk Min, Căn cứ cách mạng Nâm Nung. Có nhiều công trình kiến trúc, di sản văn hóa như Bộ Đàn Đá, Chùa Pháp Hoa, Bộ Sử Thi Ót N’Rông của người M’Nông, … Những tài nguyên này góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch của Đắk Nông.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Điều kiện kinh tế

Trong thời gian qua, kinh tế Đắk Nông đã đạt được những thành tựu


đáng kể với tốc độ tăng trưởng khá và ổn định, bước đầu phát huy các thế mạnh về phát triển công nghiệp khai khoáng, cây công nghiệp dài ngày, cây lâm nghiệp, dịch vụ du lịch, ... Xây dựng hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội và củng cố an ninh quốc phòng.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quần giai đoạn 2011 – 2015 của tỉnh Đắk Nông là 12,62%. Trong đó, khu vực nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9,3%, khu vực công nghiệp xây dựng có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 16,83%, khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 15%, khu vực dịch vụ tăng trưởng năng động đóng góp nhiều cho tăng trưởng chung của tỉnh. Tổng sản phẩm nội tỉnh (GDP 2010) đến năm 2015 ước đạt 14.776 tỷ đồng, quy mô nền kinh tế tăng 1,43 lần so với năm 2010. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2015 đạt 1.354 tỷ đồng.

Cơ cấu nền kinh tế cũng có những chuyển biến tích cực, tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm dần, khu vực công nghiệp, dịch vụ tăng dần đúng định hướng. Đến cuối năm 2015, tỉ trọng ngành nông nghiệp chiếm 49,61&, tỉ trọng ngành công nghiệp – dịch vụ chiếm 26,71%; tỉ trọng ngành dịch vụ chiếm 23,68%.

GDP bình quân đầu người tăng dần theo từng năm. Cụ thể: GDP bình quân đầu người năm 2011 là 23,94 triệu đồng, năm 2012 tăng lên 27,29 triệu đồng, năm 2013 là 30,49 triệu đồng, năm 2014 là 32,75 triệu đồng và năm 2015 tăng lên 35 triệu đồng, tương đương 1.600 USD.

Sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành nên những vùng chuyên canh dựa trên những cây trồng chủ lực có giá trị kinh tế cao như: cao su, cà phê, tiêu, ..., bộ mặt nông thôn dần được thay đổi.


2.1.2.2. Điều kiện xã hội

Dân số Đắk Nông năm 2014 hơn 560.000 người, mật độ dân số bình quân đạt 86,83 người/km2. Toàn tỉnh có 40 dân tộc cùng chung sống, phần lớn dân cư của tỉnh là dân di cư tự do nơi khác đến.

Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, cơ sở vật chất dần đáp ứng tốt hơn nhu cầu dạy học. Toàn tỉnh có 364 trường, với trên 151,6 ngàn học sinh. Tổng số trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bản tỉnh là 75 trường. Ngành giáo dục đang tích cực triển khai đổi mới theo đề án của Trung ương, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên tiếp tục được tăng cường phát triển. Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng, dịch vụ y tế công được nâng cao chất lượng, cơ sở hạ tầng y tế tiếp tục được đầu tư. Năm 2015, toàn tỉnh có 1.225 giường bệnh, đạt bình quân 16,5 giường bệnh/vạn dân. Công tác phòng chống dịch bệnh được triển khai tích cực, kịp thời, dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn. Công tác thanh kiểm tra thuốc, cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm được chú trọng.

Giá trị văn hóa truyền thống được giữ gìn, bảo tồn và phát triển, đặc biệt là văn hóa truyền thống của dân tộc M’Nông cùng nhiều lễ hội văn hóa, văn nghệ dân gian và cồng chiêng, nhạc cụ dân tộc được khôi phục. Cơ sở hạ tầng thể dục thể thao có bước phát triển. Năm 2015, số người tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên là 23%, mỗi năm tỉnh có khoảng 250 giải thể thao cấp tỉnh đến cơ sở. Các hoạt động thể dục thể thao ngày càng đa dạng về nội dung và hình thức hướng vào vào xây dựng nếp sống văn hóa làng xã, văn hóa cộng đồng, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, nâng cao chất lượng đời sống người dân.

- Tình hình chính trị, quốc phòng - an ninh:

Trong những năm qua, cùng với việc tập trung phát triển kinh tế -


xã hội, công tác giáo dục quốc phòng được chú trọng tạo chuyển biến trong nhận thức, tư tưởng của cán bộ, nhân dân về nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc trong tình hình mới. Nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn liền với thế trận an ninh nhân dân được giữ vững. Công tác đấu tranh trấn áp các loại tội phạm, đẩy lùi tệ nạn xã hội được tăng cường. Tình hình chính trị xã hội ồn định, quốc phòng an ninh được giữ vững, công tác đối ngoại được thực hiện có hiệu quả tạo cơ hội mời gọi đầu tư và tranh thủ nhiều nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện, tiềm năng và thế mạnh của tỉnh Đắk Nông đối với hoạt động du lịch

2.1.3.1. Những thuận lợi

Với vị trí chiến lược quan trọng (nằm ở vị trí cửa ngõ phía Tây Nam của Tây Nguyên, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk cách thành phố Buôn Ma Thuột 125 km, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, cách thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) 170 km và thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) 190 km về phía Đông; phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp Vương quốc Campuchia. Đắk Nông nằm trong khu vực tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia) và hệ thống giao thông thuận tiện (các tuyến quốc lộ 14, 14C, 28 chạy qua nối Đắk Nông với các trung tâm du lịch lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Đắk Lắk, Đà Lạt, Bình Thuận) cho thấy Đắk Nông có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng. Du lịch Đắk Nông sẽ có cơ hội phát triển rất tốt nếu được khai thác một cách khéo léo dựa trên sự kết hợp những tiềm năng du lịch vốn có của Đắk Nông với tiềm năng du lịch của các khu vực, địa phương lân cận.

Bên cạnh đó Đắk Nông lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử đặc


sắc (những bản sử thi truyền đời, những di tích lịch sử, không gian nghệ thuật văn hóa công chiêng, ...) và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng (rừng, núi, sông, hồ, thác ghềnh, hang động, ...) khí hậu mát mẻ thuận lợi cho khai thác du lịch văn hóa, sinh thái và nghỉ dưỡng.

Điều kiện kinh tế tăng trưởng khá và ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực đúng định hướng, nguồn lao động trẻ, dồi dào, năng động. Tình hình chính trị xã hội ồn định, quốc phòng an ninh được giữ vững, công tác đối ngoại hiệu quả.

Với những điều kiện, tiềm năng và thế mạnh của tỉnh, là nền tảng vững chắc để phát triển du lịch nhanh và bền vững ở hiện tại và tương lai sau này.

2.1.3.2. Những khó khăn

Kinh tế xã hội của tỉnh trong thời gian qua tuy đã đạt được một số thành tựu nhất định nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, sản xuất công nghiệp còn thiếu tính bền vững, sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc diễn biến thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh đầu tư phát triển chưa sôi động. Đời sống của nhân dân nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn. An ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội còn diễn biến phức tạp.

Việc phá rừng, cảnh quan thiên nhiên còn xảy ra làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. Việc bảo tồn các di sản văn hóa, truyền thống và tôn tạo di tích lịch sử chưa được quan tâm đúng mức gây ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của tỉnh.

Hệ thống giao thông ở một số khu, điểm du lịch đường sá còn nhỏ, hẹp, xuống cấp chưa được nâng cấp sửa chữa nên ảnh hưởng đến việc đi lại của nhân dân và du khách.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/04/2023