cành lá. Đó không còn là màu sắc tĩnh mà là màu sắc động. Xuân Diệu không chỉ miêu tả màu sắc mà còn miêu tả quá trình phát triển, vận tốc phát triển của màu sắc. Các kết hợp được tạo ra bởi các từ thuộc trường khác với từ tính từ thuộc trường người trên là một trong những ví dụ điển hình của nghệ thuật lấy con người
làm thước đo để đánh giá các sự vật hiện tượng trong thơ Xuân Diệu.
Kiểu kết hợp 3: Các từ ngữ thuộc các trường khác kết hợp với động từ thuộc trường nghĩa người
Kết hợp giữa trường người và trường thực vật: hoa runsợ hãi(Tiếng gió); lá hát thầm (Trò chuyện với Thơ Thơ); Cành biếc run run chân ý nhi (Thu); trái giỡn trên cành (Việt muôn đời); lá mơ mòng(Mai)…
Kết hợp giữa trường người và trường động vật: chim giảng(Giới thiệu); chim nặng nghĩa với bông hường (Đi dạo); Ve thêm sầu(Hè); Bướm mặc áo vàng ra múa, Kiến rộn rủ nhau làm tổ (Mùa xuân trong rừng Cúc Phương)…
Kết hợp giữa trường người và trường sự vật: mặt trời đi ngủ sớm (Tương tư chiều); Đất đen kêu(Sắt); núi căm hờn bầm tím (Hội nghị non sông); Súng khạc ngang thù, dao thét ngược (Hồn cách mạng), trăng ngủ thiếp(Đêm đêm tiếng của lòng trung bắc…)…
Kết hợp giữa trường người và trường hiện tượng tự nhiên: gió vàng, lưỡng lự(Mơ xưa); tiếng mưa khóc, lời reo tia nắng động (Cảm xúc); gió hương thương mến(Thơ bát cú); Gió nhịptheo đêm, Sương nương theo trăng (Nhị hồ)…
Kết hợp giữa trường người và trường thời gian: Tháng giêng cười(Mời yêu); ngày tranh thở với đêm (Riêng tây); Thời gian rót từng giọt buồn tê héo (Thanh niên); Năm canh giữ thức hồn đêm (Tiếng vàng) ; Thời gian ngừng bước, lặng im(Mộ Bế Văn Đàn)…
Kết hợp giữa trường người và trường màu sắc: thắm tuyệt vọng(Hè), xanh đắm say(Anh đến thăm em), vàng hãy còn áy náy/ (vàng) cùng với đỏ chen đua(Ngọn quốc kỳ) ; vàng ấp xanh (Biển lúa) ; Đỏ còn ngân/ Xanh đã ngủ(Phượng mười năm)
Có thể bạn quan tâm!
- Trường Nghĩa Hiện Tượng Tự Nhiên Chuyển Qua Trường Nghĩa Con Người
- Trường Động Vật Chuyển Qua Trường Hiện Tượng Tự Nhiên
- Sự Chuyển Trường Nghĩa Tạo Ra Những Kết Hợp Phi Lôgic Mang Nhiều Giá Trị Nghệ Thuật
- Biểu Thức Kết Hợp Được Tạo Ra Do Trường Nghĩa Thực Vật Chuyển Qua Các Trường Nghĩa Chỉ Sự Vật, Hiện Tượng Khác
- Biểu Thức Kết Hợp Được Tạo Ra Do Trường Nghĩa Cái Vô Thể Chuyển Qua Trường Nghĩa Cái Hữu Thể
- Hiện tượng chuyển trường nghĩa trong thơ Xuân Diệu - 12
Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.
Kết hợp giữa trường người và trường địa danh: Đèo Hải Vân ngủ, Cửa Đà Nẵng vẫn tức mình(Trận trường kỳ); Hà nội đứng, Hòn Gai giận, Bắc Ninh cayđắng, Hà Nội nuốt gan, Hải Phòng tức, Lạng Sơn gằm(Thủ đô đêm mười chín); đôi miền của nước nhà nhìn nhau(Thăm các đồng chí cao xạ pháo); Bắc yêu Nam (Ánh lửa trong thị xã Trà Vinh); Việt Nam vẫn đứng thẳng(Một lần nữa chúng tôi lại chống quân xâm lược)….
Với kiểu kết hợp trên, các sự vật hiện tượng cũng có những hành động, hoạt động như con người.
Bên cạnh sự biểu hiện đặc tính người, các kết hợp trên cũng có những giá trị tu từ giàu sức gợi tả. Ví dụ, một số động từ đi với màu sắc của sự vật như đắm say, tuyệt vọng. Đây là các động từ chỉ hành động của người, đắm say là say mê đến mức như đã mất lí trí và không còn biết gì đến xung quanh nữa [27; 294], tuyệt vọng là mất hết mọi hi vọng [27; 1070] . Nhưng trong kết hợp xanh đắm say, thắm tuyệt vọng chúng lại được dùng để chỉ mức độ của màu sắc. Mức độ màu ở đây không giống như những mức độ thông thường mà ta hay gặp như: rất xanh, rất thắm, xanh lắm, thắm lắm, xanh quá, thắm quá, xanh vô cùng, thắm vô cùng… Chúng là mức độ màu của cảm xúc. Cái màu xanh đắm say kia không chỉ là xanh đến tận cùng mà là xanh đến mê hoặc lòng người và dường như ở đây còn cả sự mải mê của cây cối trong việc biểu hiện màu xanh – khoe sắc xanh. Cái sắc thắm tuyệt vọng kia không chỉ là thắm đến tột cùng mà còn là sắc thắm buồn khôn xiết, thắm đến nao lòng người. Hoạ sĩ dù tài ba đến mấy cũng khó (nếu không muốn nói là không thể) có thể pha màu để vẽ nên cái sắc xanh đắm say, cái sắc thắm tuyệt vọng ấy.
3.1.1.2. Biểu thức kết hợp được tạo ra do các trường nghĩa khác chuyển qua trường nghĩa người
a. Biểu thức được tạo ra do trường nghĩa thực vật chuyển qua trường nghĩa người
Các từ thuộc trường thực vật khi chuyển qua trường nghĩa người đã tạo ra các kết hợp sau:
Kiểu kết hợp 1: Biểu thức kết hợp giữa danh từ của trường nghĩa thực vật và từ thuộc trường nghĩa người
Trong biểu thức kết hợp trên, danh từ thuộc trường nghĩa thực vật đóng vai trò làm yếu tố chính của cụm danh từ. Tuy nhiên, cụm danh từ này lại định danh các phạm trù của con người.
Ví dụ: hương phai của ái tình (Muộn màng); trái lòng (Thở than); cành vui, hoa ái tình (Dối trá); nhuỵ lòng (Gửi hương cho gió); mầm ly biệt (Giục giã); hoa tâm (Trò chuyện với Thơ Thơ); giống ái (Lưu học sinh); sắc lòng (Tặng thơ); liễu người (Kẻ đi đày); hoa ảo vọng (Sầu); mộng hoa hương(Mênh mông); hương sức lực (Nguồn thơ mới); Hương của tình (Tình yêu san sẻ); nhân của hồn anh (Cái dằm); hoa ái tình (Aragông và Enxa); chùm chiến thắng (Những chùm chiến thắng); hoa chiến thắng (Bó hoa Quảng Bình); bông hoa trí tuệ (Đứng bên chân Bác); cây đời; nhuỵ đời (Và cây đời mãi mãi xanh tươi)
Ở những kết hợp trên, các danh từ như hương, hoa, trái, cành, dây, nhuỵ, mầm, giống, sắc, chùm, nhân, bông hoa, cây, nụ, hoa hương, lá… không còn mang ý nghĩa biểu hiện các bộ phận của cây, tên cây… Chúng đã chuyển nghĩa để biểu hiện các phạm trù của con người. Ví dụ từ hoa, theo nghĩa từ điển, hoa là cơ quan sinh sản của cây hạt kín, thường có màu sắc và hương thơm [27; 444]. Trong các kết hợp hoa tâm, hoa ảo vọng, hoa ái tình, hoa chiến thắng, bông hoa trí tuệ thì hoa lại mang nghĩa khác.
Kiểu kết hợp 2: Biểu thức kết hợp giữa tính từ của trường nghĩa thực vật và từ thuộc trường nghĩa người
Ví dụ: bài thơ rất thắm tươi(Có những bài thơ); mày xanh(Gửi thơ); mộng chín au, lòng xanh(Lưu học sinh); son phấn bao giờ đủ tốt tươi(Những kẻ đợi chờ); lòng tàn(Hè); mái xanh hương đượm(Kẻ đi đày); mộng hoa hương(Mênh mông); cặp mày xanh, sức lực tươi xanh(Đẹp); hồn xanh(Ngọn quốc kỳ); lòng non, ngực tơ, mái đầu mơn mởn(Đàn chim dân tộc); hồn xanh(Thơ dâng Bác Hồ); tuổi xanh(Đi với giòng người); đôi mắt xanh non, cuộc sống xanh non(Đôi mắt xanh non); lòng son non trắng (Đề tài); tuổi xanh(Chào thầy giáo Phụng); anh thuỷ
thủ tươi non(Trên bến phà Thia); tình anh thắm(Khúc hát tình yêu và đất nước); tóc xanh(Em nhỏ Hương Khê); đôi tay non(Đi thăm con); ý tươi xinh (Em có tài hội hoạ); đời tươi(Y Nao); tuổi xanh(Nguyễn Thái Bình); cái thời tuổi xanh, hồn tươi đượm(Về lại Mỹ Tho); mắt biếc rờn(Tâm sự với Quy Nhơn)…
Tính từ chỉ đặc điểm, tính chất của thực vật rất phong phú. Về màu sắc có các từ: xanh, đỏ, tím, vàng, cam… Về hương có: thơm, thơm ngát, hôi, ngái, hăng hắc… Về sức sống của cây có: tươi, tốt, tươi tốt, héo, cằn… Tuy nhiên, trong thơ Xuân Diệu, ta không thấy chúng xuất hiện đầy đủ những biểu hiện trên của thực vật. Những màu buồn, những hương vị khó chịu, những biểu hiện úa tàn rất ít xuất hiện, có những tính chất hầu như không thấy trong thơ ông như hôi, ngái, hắc… Trong thơ ông ta chỉ bắt gặp những gam màu đầy sức sống, những hương vị dễ chịu của thực vật. Về màu sắc, màu xanh xuất hiện nhiều nhất: xanh, tươi xanh, xanh om, biếc rờn.. Về sức sống của cây, của hoa thì tươi xuất hiện nhiều nhất: tươi, thắm tươi, tốt tươi, tươi xinh, tươi đượm. Ta có thể gọi đó là những tính chất tốt của thực vật. Những tính chất này khi được gắn cho con người, chúng sẽ biểu hiện những tính chất của con người với những góc độ mới mẻ. Chẳng hạn từ biếc rờn (mắt biếc rờn), tươi non (anh thuỷ thủ tươi non). Chúng không còn mang nội hàm về màu sắc hay sức sống của cây cỏ. Chúng mang một nội hàm mới, biểu hiện sức sống của con người. Đôi mắt biếc rờn là đôi mắt của con người ăm ắp, tràn trề niềm vui sống và hy vọng, niềm vui ấy như lấp láy ánh lên trong từng cái nhìn. Anh thuỷ thủ tươi non là con người không chỉ trẻ trung, mạnh khoẻ, ưa nhìn mà còn là con người vui vẻ, rạng rỡ.
Kiểu kết hợp 3: Biểu thức kết hợp giữa động từ của trường nghĩa thực vật và từ thuộc trường nghĩa người
Ví dụ: bài thơ - chỉ nởgiữa lòng người (Có những bài thơ); những nàng con gái sớm phai bông (Ngẩn ngơ); đôi chút hồng đào lên má nở(Những kẻ đợi chờ); người ta héo(Tặng thơ); Buồn toả hương (Hồn cách mạng); hồn như nở lại (Thơ dâng Bác Hồ); lòng thanh niên nhựa ứ(Xuân Việt Nam); Chuyện nở, (Em nhỏ Hương Khê); sức lực rụng(Dõi trên trời một con số Việt Nam); thịt xương ta nở
vạn mùa (Đứa con của tình yêu); Hạnh phúc ta trồng vụt nở tươi (Tặng hợp tác xã Vũ Thắng)…
Các động từ miêu tả hoạt động của thực vật có thể được chia làm hai nhóm. Nhóm động từ của sự sống: (hoa) nở, (mầm) mọc, đâm (chồi), ứ (nhựa), toả (hương)…) và nhóm động từ của sự chết (cây) héo, úa, (lá, quả) rụng, (hoa) tàn. Hai nhóm động từ này xuất hiện khá nhiều trong thơ Xuân Diệu.
Nhóm động từ thứ nhất được Xuân Diệu dùng để diễn tả vẻ đẹp của sự sống. Chẳng hạn từ nở (từ được tác giả sử dụng nhiều nhất so với các từ còn lại trong nhóm). Trong thế giới thực vật, nở chỉ được dùng cho hoa – bộ phận đẹp nhất của cây, mà hoa đẹp nhất là lúc hoa nở. Khi chuyển qua trường người với các kết hợp bài thơ - chỉ nở giữa lòng người/ hồn như nở lại/ thịt xương ta nở vạn mùa… động từ này dù đã chuyển nghĩa, mang một nghĩa mới khác với nghĩa khi nó được dùng cho hoa, nhưng ấn tượng của hoa lúc nở thì vẫn còn, ấn tượng này gắn vào các phạm trù của con người, làm cho người tiếp nhận cũng thấy chúng có vẻ đẹp và có sức sống như hoa lúc nở.
Nhóm động từ thứ hai cũng được Xuân Diệu sử dụng để diễn tả sự nuối tiếc sự sống, nuối tiếc cái đẹp. Chẳng hạn với từ rụng. Theo từ điển rụng là rời ra, lìa ra và rơi xuống [27; 838]. Trong kết hợp sức lực rụngthì rụng lại biểu đạt một nội dung khác, sức lực như cạn kiệt, như vơi đi rất nhanh, rất đột ngột mà không gì ngăn nổi, sức lực rời khỏi cơ thể như trái cây, lá cây rời khỏi thân cây và rơi xuống đất. Cái ấn tượng từ nghĩa gốc của từ rụng vẫn còn lưu lại trong nội dung biểu hiện mới này của nó.
b. Biểu thức được tạo ra do trường nghĩa động vật chuyển qua trường nghĩa người
Sự chuyển trường từ trường nghĩa động vật qua trường ngữ nghĩa người không tạo ra nhiều biểu thức kết hợp như các trường hợp chuyển trường khác trong thơ Xuân Diệu.
Dạng kết hợp do sự chuyển trường nghĩa trên tạo ra là kiểu kết hợp giữa một danh từ thuộc trường nghĩa động vật và một danh từ thuộc trường nghĩa người. Ví
dụ: muôn cánh yêu đương/ nòi tình (Thanh niên); đôi ta mọc cánh (Em có tài hội hoạ…); giống tình (Ba chục năm)…
Tuy số lượng không nhiều nhưng giá trị biểu hiện của nó là không thể phủ nhận. Chẳng hạn từ nòi trong kết hợp nòi tình, giống trong kết hợp giống tình. Từ nòi là danh từ chỉ đơn vị phân loại sinh học, chỉ nhóm động vật (thường là động vật nuôi) thuộc cùng một loài, có những đặc tính di truyền chung. Nòi gà ri. Nòi chó săn…[27; 732]; giống là danh từ chỉ 1. Vật dùng để sản xuất ra những vật đồng loại, trong trồng trọt hay chăn nuôi. Thóc để làm giống. Lợn giống. 2.(…). 3.Từ thông thường chỉ nòi trong động vật nuôi. Giống ếch Cuba. Giống bò mới…[27; 403]. Trong kết hợp nòi tình, giống tình thì nòi và giống không được dùng để chỉ loại mà để khẳng định niềm say mê luyến ái của tác giả. Tác giả tự nhận mình thuộc nòi tình (Ta nòi tình, mà giá ngắt vì sương/ Của lãnh đạm thôi khác nào đã chết) , giống tình (Giản chênh răng cửa cười duyên lạ! Diệu mắt đăm xa cũng giống tình). Nghĩa là thuộc vào nòi yêu, yêu đến say mê, yêu không mệt mỏi, yêu không giới hạn, yêu không cần để ý đến tuổi tác (Tôi đã yêu từ khi chưa có tuổi/ Lúc chưa sinh vơ vẩn giữa dòng đời/ Tôi sẽ yêu khi đã hết tuổi rồi/ Không xương vóc chỉ huyền hồ bóng dáng/ Kẻ si tình không cần đủ thịt da/ Khi chết rồi tôi sẽ yêu ma).
c. Biểu thức được tạo ra do trường nghĩa sự vật chuyển qua trường nghĩa
người
Kiểu kết hợp 1: Dạng kết hợp giữa một danh từ thuộc trường nghĩa sự vật và các từ thuộc trường người.
Trong tổ hợp được tạo ra bởi kiểu kết hợp này, danh từ thuộc trường nghĩa sự vật đóng vai trò làm thành tố trung tâm. Tuy nhiên, nghĩa của cả tổ hợp lại biểu hiện các phạm trù thuộc về con người.
Các biểu thức do trường sự vật trong tự nhiên chuyển qua trường nghĩa người: suối yêu thương/ sóng mắt (Vô biên); nguồn yêu thương (Chiều); chiếc đảo hồn tôi (Nguyệt cầm); nguồn tình (Chỉ ở lòng ta); dòng u uất (Tình thứ nhất); samạc của tình yêu (Nước đổ lá khoai); sa mạc của buồng hoa (Những kẻ đợi chờ); biển ái ân (Kỷ niệm); suối máu (Xuân Việt Nam); mạch sầu thảm/ nguồn lệ (Lệ);
luồng chiến thắng (Những chùm chiến thắng); một trời mắt em (Hôn cái nhìn); biển loài người (Sơn Mỹ); sóng đời (Trên đồi thông bắc cạn); nguồn vô tận yêu, tin (Thăm lều cỏ Lênin); đợt sóng tương tư (Thơ bát cú); đại dương tình bầu bạn (Đứng bên chân Bác); triều máu lệ (Cảm xúc); sợi buồn, tơ lưu luyến (Phơi trải); nguồn sầu (Gửi trời); nguồn thương (Gửi hương cho gió); thác căm hờn (Làng Còng); Sương nước mắt (Nguồn thơ mới); gan đồng/ dạ sắt(Căm hờn); thép người/ tấm gan vàng(Thép cứng nhất là thép người)…
Các từ thuộc tiểu trường sự vật trong tự nhiên khi chuyển qua trường nghĩa người thường biến đổi nghĩa theo hướng biểu hiện các phạm trù thuộc về tinh thần của con người (tâm hồn, ý chí, tình cảm, cảm xúc).
Chẳng hạn các từ có liên quan đến nước như: suối, mạch, sóng, đại dương, biển, dòng, thác… khi chuyển qua trường nghĩa người chúng thường được dùng để chỉ mức độ mạnh, sự dồi dào, vô tận về tình cảm của con người, ví dụ: suối yêu thương, dòng u uất, mạch sầu thảm, biển ái ân, đợt sóng tương tư, đại dương tình bầu bạn, thác căm hờn… Khi chuyển qua trường nghĩa người chúng không còn mang nghĩa của một danh từ định danh – gọi tên (biển, đại dương, suối…) và mức độ của tình cảm con người (thác, sóng, triều…). Ví dụ, từ thác trong thác căm hờn. Thác là danh từ chỉ chỗ dòng nước chảy vượt qua một vách đá cao nằm chắn ngang lòng sông, suối rồi đổ mạnh xuống [27; 908]. Trong kết hợp thác căm hờn, thác lại biểu hiện mức độ mạnh mẽ của sự căm hờn, sự căm hờn ấy mạnh mẽ, ào ạt như dòng thác đổ.
Hay ví dụ khác với từ tơ trong kết hợp tơ lưu luyến (Phơi trải). Nghĩa trong từ điển của tơ là sợi rất mảnh, mượt, do tằm, nhện nhả ra [27; 1016]. Trong kết hợp tơ lưu luyến, nó không mang nội hàm trên, nó là danh từ nhưng lại có tác dụng làm tăng mức độ của lưu luyến, sự lưu luyến như sợi tơ dứt mãi vẫn còn vương (Con tằm đến thác tơ còn vướng/ Chiếc nến chưa tàn lệ vẫn tuôn).
Các biểu thức do trường sự vật nhân tạo chuyển qua trường nghĩa người:
Ví dụ: đôi giếng mắt, đôi bờ tai (Cảm xúc); mộng ngọc(Biệt ly êm ái); má lửa/ mày dao/ kho ân ái (Gửi trời); chiếc thuyền lòng (Lời thơ vào tập Gửi hương);
gánh thương phiền/ kho sầu (Giã từ thân thể); ngọc mắt (Kẻ đi đày); lệ ngọc (Riêng tây); bến ái (Sầu); kho mộng (Thanh niên); tràng ngọc lệ, hạt cười, bức thành sức lực (Trận trường kỳ); chuỗi cười (Nguồn thơ mới); lửa hờn (Làng Còng); gấm yêu đương (Con sáo sang sông); gương tâm hồn (Thăm các đồng chí cao xạ pháo); chiếcvõng yêu thương (Anh thương em khi ngủ); kho gần gũi (Em về mười lăm hôm); sợi dây tinh thần (Sức mạnh những người tuyệt thực); đàn của hồn ta (Gặp gỡ); cáimen trong mắt em/ rượu cất của hồn anh (Chén nước); sợi tơ mành hơi thở (Thép cứng nhất là thép người)…
Khác với các từ thuộc trường nghĩa các sự vật trong tự nhiên, các từ thuộc tiểu trường nghĩa sự vật nhân tạo khi chuyển qua trường nghĩa người có sự biểu hiện khá đa dạng. Có thể biểu hiện thế giới tinh thần của con người (hồn, tình yêu, tình thương, tinh thần, tâm hồn…), bộ phận của con người (tai, mắt, sức lực, lệ, má, mày…), hành động của con người (hờn, cười, nói…). Chẳng hạn, các từ đi với những từ chỉ tình cảm của con người như: gánh, kho, chiếc võng, chiếc thuyền, bến ( kho ân ái, chiếc thuyền lòng, gánh thương phiền, kho sầu, bến ái, chiếc võng yêu thương) có tác dụng cụ thể hoá những tình cảm, các trạng thái cảm xúc của con người vốn vô hình, trừu tượng trở nên có hình hài. Bên cạnh đó, mỗi từ lại thêm cho tổ hợp của chúng một nét nghĩa mới. Chẳng hạn chiếc võng với ý nghĩa của sự đong đưa ru vỗ - tình yêu thương như chiếc võng ru con người vào giấc ngủ bình yên (chiếc võng yêu thương); kho với ý nghĩa nơi chất chứa nhiều – ân ái nhiều, sầu nhiều (kho ân ái, kho sầu); bến với ý nghĩa bình yên – tình yêu là bến bình yên (bến ái); gánh với ý nghĩa nặng – nỗi muộn phiền trong tình yêu đè nặng tâm hồn (gánh thương phiền)…
Kiểu kết hợp 2: Kiểu kết hợp giữa một từ thuộc trường người và một từ chỉ tính chất của sự vật.
Ví dụ: thương nhớ cũ(Xa cách); lòng ta trống lắm (Bên ấy bên này); mắt cạn(Dại khờ); lòng son ngọtbùi(Anh cán bộ về làng); trong tôi bớt vẻ tơ rằm(Đi với giòng người); đôi lứa trong xanh(Aragông và Enxa)…