Sự Chuyển Trường Nghĩa Tạo Ra Những Kết Hợp Phi Lôgic Mang Nhiều Giá Trị Nghệ Thuật


ra giữa trường nghĩa lớn với tiểu trường nghĩa mà nó bao chứa. Trường nghĩa người chuyển qua trường nghĩa bộ phận của con người là sự chuyển trường như vậy.

Trường nghĩa bộ phận người ở đây bao gồm các từ ngữ chỉ: các bộ phận cơ thể của con người (tim, mắt, bàn chân, xương, tóc, thịt, máu…), từ chỉ tình cảm của con người (giận, lòng), từ chỉ thần khinh của con người (trí),…

Các từ thuộc trường con người chuyển qua trường bộ phận của người chủ yếu là những từ chỉ hành động của con người, những từ biểu hiện thế giới tinh thần của con người và tính cách của con người.

Những từ chỉ hành động của con người chuyển qua trường bộ phận của người:

- Đầu nghiêng, môi gượng, mắt mơn da

- Không biết lòng đitới chốn nào…

(Hết ngày hết tháng)

- Miệng muốn gầm vang, tay muốn khóc,

- Muốn cườikhoan khái ở bàn chân,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

(Mê quần chúng)

- Giận rít căm căm, giận nổ đùng đùng.

Hiện tượng chuyển trường nghĩa trong thơ Xuân Diệu - 8

Giận tức quáhóa tiếng cười sặc sặc

- Một ít thịt xương ta – đã theo cùng Cách Mạng

(Thủ đô đêm mười chín)

Môi mỉm cườivới mắt. Mắt nóichi với lòng, Lòng nóigì với nhau.

(Biệt ly kháng chiến)

Tóc bạc ngồi kể chuyện

(Bồ câu trắng)

Mắt tôi ôm hết bao nhiêu lúa

(Biển lúa)

Trí ta đã bơingược chiều sức lực

(Ốm)


- Đổi trái tim có được không? Bạn bên đường xin, anh đổi hộ Trái tim tôi nhoi nhói một bên,

Gây sựvà trăn trở không yên

(Cầu an)

Những từ biểu hiện tính cách, thế giới tinh thần của con người chuyển qua trường bộ phận của người:

- Trái tim tôi nó thường đau khổ

- Trái tim tôi nhoi nhói một bên, Gây sự và trăn trởkhông yên

- Trái tim tôi trái chứng, cứng đầu

(Cầu an)


2.3. Tiểu kết

Ta thấy gì sau sắc yêu kiều

Mà ta riết giữa đôi tay thất vọng.


(Xa cách)

Nhìn chung, các trường nghĩa trong thơ rất đa dạng, phong phú. Chúng khái quát tất cả các lĩnh vực của đời sống con người. Đi từ sự vật hiện tượng thiên nhiên cho đến thế giới nội tâm của con người, đi từ những phạm trù cụ thể đến trừu tượng, từ những thứ có trên mặt đất cho đến những thiên thể tồn tại ngoài vũ trụ xa xôi.

Sự phân chia trường nghĩa trong thơ Xuân Diệu chỉ mang tính chất tương đối. Thật khó để có thể tách bạch rạch ròi từng trường nghĩa riêng biệt với những đơn vị từ vựng riêng biệt, bởi vì, cấu trức nghĩa của từ có nhiều nét nghĩa, từ có nhiều nghĩa nên nó có thể nằm trong rất nhiều trường nghĩa khác nhau.

Sự chuyển đổi trường nghĩa trong thơ Xuân Diệu diễn ra rất đa dạng, từ phạm vi của cái hữu thể đến cái vô thể, từ con người đến các sự vât hiện tượng thiên nhiên. Sự chuyển đổi trường nghĩa không chỉ diễn ra giữa các trường nghĩa lớn với nhau mà còn diễn ra giữa các trường nhỏ trong một trường lớn, thậm chí giữa trường nghĩa lớn với trường nghĩa nhỏ mà nó bao chứa. Trong các xu hướng chuyển trường của của các trường nghĩa thì trường con người có tần suất chuyển lớn nhất, nó chuyển qua các hầu hết các trường sự vật hiện tượng.


Chương 3

GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA SỰ CHUYỂN ĐỔI TRƯỜNG NGHĨA TRONG THƠ XUÂN DIỆU


3.1. Sự chuyển trường nghĩa tạo ra những kết hợp phi lôgic mang nhiều giá trị nghệ thuật

Những biểu thức ngôn từ phi lôgic trong thơ Xuân Diệu được tạo bởi sự kết hợp của các từ nằm ở các trường nghĩa khác nhau, thậm chí không có mối liên hệ nào với nhau. Khi chuyển trường, ấn tượng ngữ nghĩa của các trường nghĩa cũ của các từ cộng hưởng với nhau, tạo ra một biểu thức ngữ nghĩa mới. Chẳng hạn như: gió hiền, gió dại, mây già, biển đắng, thắm tuyệt vọng, xăm xăm biếc, mát rượi tình, đêm thuỷ tinh, chùm mong nhớ, chiều âu yếm, chiều lỡ thì, chiều goá, biển ái ân, sương trinh, miếng đêm, nòi tình, một chút nắng, vài miếng đêm, sa mạc của tình yêu… Giá trị của dạng kết hợp này nằm ở chỗ chúng miêu tả sự vật hiện tượng không theo quy luật thông thường với những đặc tính vốn có của sự vật hiện tượng. Với sự kết hợp phi lôgic, sự vật hiện tượng được cung cấp cho những đặc tính mới, mang nhiều ấn tượng.

3.1.1. Một số dạng biểu thức kết hợp giữa các trường khác nhau trong thơ Xuân Diệu

3.1.1.1. Biểu thức kết hợp được tạo ra do trường nghĩa người chuyển qua các trường nghĩa khác

Từ thuộc trường nghĩa người chuyển qua các trường nghĩa khác thường tạo ra các kết hợp biểu hiện các sự vật hiện tượng có đặc tính người. Hay nói cách khác, nó nhân hoá các sự vật hiện tượng ấy. Nó biến các sự vật vô tri thành những sinh thể có linh hồn, biến động vật, thực vật và các hiện tượng thiên nhiên thành con người.

Bên cạnh đó, sự chuyển trường từ trường nghĩa người qua các trường nghĩa khác còn tạo ra các kết hợp giàu ý nghĩa.


Khi các từ thuộc trường nghĩa người chuyển qua các trường nghĩa khác, chúng tạo ra các kiểu kết hợp chủ yếu sau:

Kiểu kết hợp 1: Các từ ngữ thuộc các trường khác kết hợp với danh từ thuộc trường nghĩa con người

Đây là kiểu kết hợp giữa một danh từ thuộc trường nghĩa người và một từ thuộc trường nghĩa khác, tạo ra một ngữ danh từ định danh các sự vật hiện tượng. Chẳng hạn:

Kết hợp giữa trường người và trường thực vật: áo lá (Đi theo Miền Nam từ Hà Nội vào tới Vĩnh Linh); hoa diện (Lạc quan), hồn của bông hường (Chiều); mình hoa (Xuân rụng); hồn thơm (Xuân rụng); nước mắt hàng dương (Mơ xưa); môi hoa (Hè); máu bông hường (Thủ đô đêm mười chín); lời ngô, lời khoai tím, lời khoai, lời dâu, lời dây bí (Trên bãi sông Hồng)…

Kết hợp giữa trường người và trường sự vật: lòng trăng (Ca tụng); lòng khe suối (Mười lăm năm); thịt đất (Hai quả đào ở Sôxi); giọng suối (Cảm xúc); da đất (Đi dạo); mẹ biển (Việt muôn đời); lòng của ruộng, tim gan của núi (Đi theo Bác Hồ); ruột rà thành phố (Ánh sáng trên cửa biển Hải Phòng); con mắt làn ao (Một cái ao ở Thái Bình); áo rừng (Sa Pa); hơi thở cánh đồng (Cánh đồng buôn Triết)…

Kết hợp giữa trường người và trường thời gian: linh hồn yểu điệu của đêm thanh (Trăng); nỗi buồn - của ngày qua, lời than - của đêm xa (Tiếng gió); vong hồn năm tháng cũ (Buổi chiều); dáng thu (Thu); dáng điệu xuân (Dâng); bước nhịp thời gian (Mai); hồn đêm (Tiếng vàng); trán thời gian, lệ đời (Đi với dòng đời); sức xuân (Tình yêu san sẻ); hồn thế kỷ (Khúc hát tình yêu và đất nước); tiếng cười của thời gian (Đi thăm bãi tha ma tàu bay giặc Mỹ); lòng đêm (Bóng đêm biếc)…

Kết hợp giữa trường người và trường hiện tượng tự nhiên: tiếng mưa khóc, lời reo tia nắng động (Cảm xúc); hồn của gió, nước mắt gió, mồ hôi gió (Tiếng gió); lời gió nước (Lời kỹ nữ); thân gió (Đi dạo); lòng nắng đỏ (Hè); dáng sương (Kẻ đi đày); hồn gió đêm (Quạt)…

Kết hợp giữa trường người và trường địa danh: dáng em Nam, chị Bắc Bộ

(Việt muôn đời); Mẹ Việt Nam (Trận trường kỳ); máu Duy Xuyên, máu Hướng Điền


(Chị Vân); mắt hiền Tổ quốc (Nguyễn Thị non, liệt sĩ); máu Nam Bộ (Thủ đô đêm mười chín)…

Các danh từ thuộc trường nghĩa người chuyển qua các trường nghĩa khác rất đa dạng. Đó có thể là danh từ chỉ bộ phận bên ngoài cơ thể (mắt, mặt (diện), trán…), chỉ bộ phân bên trong cơ thể (máu, tim, gan, lòng, ruột rà…), chỉ âm thanh (lời, tiếng, tiếng cười, lời reo, lời than), chỉ thế giới tinh thần của con người (thù, hồn, nỗi buồn), chỉ dáng người (dáng), chỉ tên gọi quan hệ trong gia đình (mẹ, chị, em)… Tất cả chúng khi được gắn cho các sự vật hiện tượng sẽ đưa đến cho các sự vật hiện tượng ấy những bộ phận, những phần cơ thể như con người. Các sự vật hiện tượng trong đời sống, trong thiên nhiên cũng có vẻ đẹp như con người.

Ngoài tác dụng nhân hoá các sự vật hiện tượng như trên, sự chuyển trường của các danh từ chỉ người qua các trường khác còn tạo ra các kết hợp cụ thể hoá những cái trừu tượng, chẳng hạn các hiện tượng tự nhiên và thời gian vốn không có hình hài bỗng trở nên có dáng hình (dáng thu - Thu; dáng điệu xuân - Dâng; dáng sương - Kẻ đi đày)

Kiểu kết hợp 2: Các từ ngữ thuộc các trường khác kết hợp với tính từ thuộc trường nghĩa người

Kết hợp giữa trường người và trường thực vật: mùi trinh bạch(Tình thứ nhất); chiếc lá giang hồ(Chiếc lá); mai yếu đuối, thông mạnh mẽ(Đẹp); thờ thẫn cây đa trên bến cũ (Buổi chiều)…

Kết hợp giữa trường người và trường động vật: con tôm bạc(Miền Nam quê ngoại), bướm điên(Thủ đô đêm mười chín), đôi sừng thơ ngây(Khi chiều giăng lưới), tiếng chim vui (Nụ cười xuân), con bướm ngu ngơ(Hè)…

Kết hợp giữa trường người và trường sự vật: mây bạc(Đi thuyền); lũ mây già, son sẻ trời (Rạo rực); mây lành(Nguyện), trăng ngà lặng lẽ(Buồn trăng)…

Kết hợp giữa trường người và trường thời gian: nửa ngày xinh đẹp(Giờ tàn); ngày già(Hư vô); chiều lỡ thì(Thu); chiều uể oải(Nhớ mông lung); chiều goá(Hết ngày hết tháng)…


Kết hợp giữa trường người và trường hiện tượng tự nhiên: gió đuợm buồn (Trăng); con gió xinh(Vội vàng); nắng đỏ(Hè); sương bạc(Nguyệt cầm); gió hờ(Có những bài thơ); sương trinh,hơi phiêu bạc(Chiều); ngọn gió lành(Thơ bát cú); gió thầm(Thu); nõn nà sương ngọc, nắng nhỏ bâng khuâng(Thu)…

Kết hợp giữa trường người và trường màu sắc: thắm lộng lẫy, huyền u uất, hồng yếu đuối, đỏ lạnh lùng(Ngọn quốc kỳ); xăm xăm biếc (Bữa tiệc đôi ta sáng nước mây); vàng thanh đạm (Vườn hoa "thống nhất")…

Kết hợp giữa trường người và trường địa danh: quê dũng cảm, hồn nhiên(Tiếng ru con); Bắc Ninh cay đắng(Thủ đô đêm mười chín); Miền Bắc nước ta vẫn khoẻ mạnh, hiên ngang(Từ Cao Lạng tới Vĩnh Linh); Làng Còng vất vả deo neo (Làng Còng)

Với kiểu kết hợp này, các sự vật hiện tượng cũng có những trạng thái và tính chất như người. Nhưng sức biểu hiện của các kết hợp trên không dừng lại ở đó. Điều đáng chú ý là có những kết hợp đưa đến ấn tượng mạnh mẽ về mức độ miêu tả, gợi tả. Chẳng hạn:

Một số kết hợp được tạo ra giữa trường người và trường thực vật như: chiếc lá giang hồ, mùi trinh bạchGiang hồ là danh từ được dùng để chỉ cảnh sống nay đây mai đó một cách tự do, phóng túng [27; 391] của con người. Nhưng trong kết hợp chiếc lá giang hồ nó lại được dùng để chỉ sự tự do của chiếc lá. Trinh bạch là tính từ chỉ phẩm chất trong trắng, không chút nhơ bẩn, xấu xa [27; 1036], nhưng trong kết hợp mùi trinh bạch, nó được dùng để biểu hiện mùi của hoa (Hoa thứ nhất có mùi trinh bạch). Mùi được cảm nhận bởi cơ quan khứu giác thì chỉ có thể thơm, hôi, thối, khét… nhưng mùi trinh bạch là thứ mùi có thể nhìn thấy được, mùi của sự tinh khiết có thể cảm nhận được như cảm nhận bằng mắt.

Một số kết hợp giữa trường người và trường sự vật: mây bạc (Đi thuyền); mây già (Rạo rực); mây phiêu bạc (Nhớ chân tay), mây lành (Nguyện). Các tính từ bạc, già, phiêu bạc, lành diễn tả những tính chất khác nhau của con người. Bạc là màu của tóc, già là tuổi tác, phiêu bạc là cách sống của con người, lành là tính cách của con người… Cụ thể, bạc (râu, tóc) đã chuyển thành màu trắng vì tuổi già


[27; 24]; già (người) đã rất nhiều tuổi so với tuổi đời trung bình [27; 383], phiêu bạc nghĩa là bị hoàn cảnh bắt buộc phải rời khỏi quê nhà, nay đây mai đó, đến những nơi xa lạ [27; 780]; lành không có khả năng làm hại đến người, vật khác, không có tác dụng mang lại tai hoạ [27; 543]. Tất cả các tính từ này khi chuyển qua trường sự vật, cụ thể là kết hợp với mây thì đều chuyển nghĩa để diễn tả màu trắng của mây (mây bạc), sự di chuyển của mây (mây phiêu bạc), tính chất của mây (mây lành, mây già).

Một số kết hợp giữa trường người và trường thời gian như chiều lỡ thì (Thu); chiều uể oải (Nhớ mông lung); chiều goá (Hết ngày hết tháng)… Các tính từ: lỡ thì, goá là những tính từ chỉ tình trạng hôn nhân của con người, uể oải là tính từ chỉ tình trạng sức khoẻ của con người. Khi ở trường người, mỗi từ trong số chúng mang nội dung ngữ nghĩa riêng biệt, lỡ thì quá tuổi lấy chồng rồi mà vẫn chưa có chồng [27; 586], goá có chồng hay vợ đã chết (chỉ nói về người ít nhiều còn trẻ) [27; 408], uể oải (hoạt động) chậm chạp, gượng gạo, thiếu nhanh nhẹn, hăng hái (do mệt mỏi hoặc không có hứng thú) [27; 1085]. Khi chuyển qua trường thời gian, chúng cùng biểu hiện một nội dung ngữ nghĩa là mức độ buồn của buổi chiều. Các kết hợp chiều lỡ thì, chiều goá, chiều uể oải như những biểu thức so sánh tính chất của thời gian (chiều) với tính chất, trạng thái của con người. Có thể diễn đạt các biểu thức so sánh ấy như sau: chiều lỡ thì là chiều buồn như cô gái lỡ thì; chiều uể oải là chiều buồn chán như người mệt uể oải; chiều goá là chiều buồn như nỗi buồn, nỗi cô đơn, cô độc của người goá chồng/ goá vợ. Để diễn tả tính chất của buổi chiều buồn, Xuân Diệu đã miêu tả với nhiều trạng thái khác nhau, những trạng thái ấy không thể diễn tả bằng các từ chỉ mức độ thông thường như rất, quá, lắm. Chúng có những nét nghĩa tinh tế, những nét nghĩa riêng biệt mà những từ chỉ mức độ ấy không thể nào biểu hiện được.

Một số kết hợp giữa trường người và hiện tượng tự nhiên như gió thầm(Thu); gió hờ(Có những bài thơ); sương bạc(Nguyệt cầm); sương trinh(Chiều); nõn nà sương ngọc (Thu)… Ở trường nghĩa người, các tính từ thầm, hờ, trinh, bạc, nõn nà đều có những nội dung riêng, thầm (tiếng nói phát ra) rất khẽ, không để


người ngoài nghe thấy [27; 922]; hờ (làm việc gì) chỉ vừa đến mức để có được cái vẻ như đã làm, chứ không làm hẳn hoi, thật sự [27; 464]; trinh (người con gái) còn tân, chưa giao hợp lần nào [27; 1036]; bạc (râu, tóc) đã chuyển thành màu trắng vì tuổi già [27; 24]; nõn nà có vẻ đẹp mịn màng và mượt mà (như nõn cây) [27; 735]. Khi chuyển qua các trường nghĩa khác, chúng đều chuyển nghĩa qua chỉ mức độ của các sự vật hiện tượng. Mức độ của gió (hờ, thầm), mức độ trong của sương (bạc, trinh, nõn nà). Các kết hợp gió thầm(Thu); gió hờ(Có những bài thơ); sương bạc(Nguyệt cầm); sương trinh(Chiều); nõn nà sương ngọc (Thu) như những biểu thức so sánh tính chất của hiện tượng tự nhiên với tính chất, trạng thái của con người. Có thể diễn đạt các biểu thức so sánh ấy như sau: gió thầm là gió nhẹ như tiếng nói thầm; gió hờ là gió nhẹ như không xảy ra; sương bạc là sương trắng như tóc đã bạc; sương trinh là sương trong, tinh khiết như cô gái còn trinh trắng; nõn nà sương ngọc là sương trắng trong và đẹp như cô gái xinh nõn nà.

Một số kết hợp giữa trường người và trường màu sắc như huyền u uất, tím thê lương, hồng yếu đuối, đỏ lạnh lùng (Ngọn quốc kỳ); vàng thanh đạm (Vườn hoa "thống nhất")… Các tính từ u uất, thê lương, yếu đuối, lạnh lùng, thanh đạm chỉ trạng thái, tính chất của người và cuộc sống của con người, u uất buồn bực và tức tối trong lòng, không nói ra được [27; 1084], thê lương có tác dụng gợi lên cảm giác buồn thương lạnh lẽo [27; 932]; yếu đuối ở trạng thái thiếu hẳn sức mạnh thể chất hoặc tinh thần, khó có thể chịu đựng được khó khăn, thử thách [27; 1169]; lạnh lùng tỏ ra thiếu hẳn tình cảm trong quan hệ tiếp xúc với người, với việc [27; 545]; thanh đạm (ăn uống) giản dị không có những món cầu kì hoặc đắt tiền [27; 913]. Khi chuyển trường, chúng chuyển nghĩa hoàn toàn. Ở các kết hợp trên, chúng chỉ mức độ của màu sắc, và các sắc thái khác nhau của màu sắc. Sắc màu do chúng biểu hiện là sắc màu của cảm xúc, của tâm trạng.

Hay một trường hợp khác với từ xăm xăm. Xăm xăm là từ gợi tả dáng đi nhanh và liền một mạch nhằm thẳng tới nơi đã định [27; 1143]. Nhưng trong tổ hợp xăm xăm biếc thì xăm xăm lại được dùng để chỉ mức độ của màu sắc. Dường như màu xanh biếc ấy đang phát triển mạnh mẽ, đang đậm dần lên một cách rõ rệt trên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/01/2023