Trường Động Vật Chuyển Qua Trường Hiện Tượng Tự Nhiên


Thôn xóm dâng vào, núi lượnxa.

(Đường vào Nam)

Con sông Đà đến đây gầm– hoá thác Nước màu chì từng khúc gãy, laonhanh.

(Thác Bờ)

Chiếc (Máy bay Mỹ) thì cắm cổ phóngnhư tên,

Chiếc lại phồng mangđâm ngược lên

(Thăm các đồng chí cao xạ pháo)

2.2.4.2. Trường động vật chuyển qua trường hiện tượng tự nhiên

Các từ thuộc trường nghĩa động vật chuyển qua trường nghĩa hiện tượng tự nhiên gồm: Các từ gọi tên bộ phận của động vật (cánh), các từ biểu hiện hoạt động của động vật (gầm, phồng mang, phóng,…)…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Từ gọi tên động vật chuyển qua trường hiện tượng tự nhiên:

- Cánh gió Tây Nguyên rộng rãi bay

Hiện tượng chuyển trường nghĩa trong thơ Xuân Diệu - 7

- Hồn ta mượn cánh phây phây gió

(Gió ở Cao Nguyên)

Từ biểu hiện hoạt động của động vật chuyển qua trường hiện tượng tự nhiên:

Sương bámhồn, gió cắnmặt buồn rầu

(Biệt ly êm ái)

Nõn nà sương ngọc quanh thềm đậu

(Thu) Gió chải trong đầu không biết lược, Mây vờnqua mắt chứa xa khơi.

(Đi dạo)

2.2.4.3. Trường động vật chuyển qua trường thời gian

Các từ thuộc trường nghĩa động vật chuyển qua trường nghĩa thời gian gồm: Các từ gọi tên các con vật (ngựa, mọt), các từ biểu hiện hoạt động của động vật (reo, hót).

Các từ gọi tên các con vật chuyển qua trường nghĩa thời gian:


Những ngựa thời gian dồn dã vó câu

(Đi với giòng người)

Hạt thóc vùi trong mộ cổ bốn nghìn năm Tưởng choắt lại đã thành than,

Tưởng mọt thời gian nhấm thành tro bụi;

(Thép cứng nhất là thép người)


Từ biểu hiện hoạt động của động vật chuyển qua trường nghĩa thời gian:

Lớp năm lớp sáu đời reo hót

2.2.5. Trường nghĩa của cái vô thể chuyển qua trường nghĩa cái hữu thể

Loại này có 134 từ, 342 trường hợp, chiếm 13,09 % tổng thể trường hợp chuyển trường trong thơ của Xuân Diệu.

Từ thuộc trường nghĩa chỉ cái vô hình, trừu tượng, không có hình thể biểu hiện các phạm trù sau: thế giới tinh thần của con người, thời gian, hiện tượng tự nhiên, âm thanh.

Từ biểu hiện thế giới tinh thần của con người chuyển qua trường nghĩa cái hữu hình:

Nên lúc môi ta kề miệng thắm, Trời ơi, ta muốn uống hồn em.

(Vô biên)

- Nếu một chiều có thể rải tung bay

Tất cả linh hồnthổn thức!

- Nhưng mỗi lần đưa tay lên nén ngực Lại nghe tình nhiều hơn số ngón tay

(Thở than)

tình ái rót đầy dâng bạn mới.

(Kỷ niệm)

- Mà người thì, lơ đãng, dậm trên buồn, Bận đi hái những cành vui xanh thắm


- Tôi ôm ngực thử tìm xem biên giới Của sầu tủi. Nhưng hỡi người yêu hỡi

(Dối trá)

Sợi buồnse với lưu luyến; Tôi dệt ngày tôi với sợi buồnTôi dệt hồntôi bằng ánh nguyệt

(Phơi trải)

Từ biểu hiện thời gian chuyển qua trường nghĩa cái hữu hình:

- Một buổi trưa của Mẹ hoa giam ríu rít

trong mành thời gian

- Trưa hôm nay con ngồi như trẻ nhỏ, Giữa đáy trưa, trong lòng mẹ vô cùng.

(Việt muôn đời)

Xuân đậm; hồng như một nụ cười

(Hoa)

Hái những ngày thu – hái những ngày thu! Để dành trong mắt đặng êm lâu.

(Chớm những ngày thu)

Anh với em bên bờ đêm biếc

(Đêm trăng đường Láng)

Vàng son đang lộng lẫy buổi chiều xanh

Quay mặt lại: cả lầu chiềuđã vỡ.

(Giục giã)

Từ biểu hiện âm thanh chuyển qua trường nghĩa cái hữu hình:

Rờn rã con chim ca nửa khúc, Tên sâu ai dứt chuỗi châu cười.

(Kẻ đi đày)

Đàn chim dân tộc líu lo buông

Chuỗi tiếng tròn xinh khắp mé đường


(Đàn chim dân tộc)

Sau xe những tiếng em phơ phất

(Giọng nói)

Giọng nóiSài Gòn ngọt ngào, nhẹ sáng

(Đi giữa Sài Gòn)

Tan vỡ trên môi một tiếng oà.

(Lệ)

Hãy tự buông cho khúc nhạc hường

(Huyền diệu)

Suối ngươi đi, róc rách giọng hồng vàng

(Thanh niên)

Lời kỹ nữ đã vỡ vì nước mắt

(Lời kỹ nữ)

Từ biểu hiện hiện tượng tự nhiên chuyển qua trường nghĩa cái hữu hình:

Đêm ở quanh vai, rét dài theo gió

(Tạc theo hình ảnh Bác Hồ)

Em! Anh từng bước khẽ Tay bưng đầy gióhương

(Đi núi)

Hái nắng vàngbay – hái nắng vàngbay

(Chớm những ngày thu)

Thoáng trong đôi sợi gió hây hây

(Buổi chiều)

Gió vỡ ngoài kia, thu có nghe?

(Ý thu)

Từ biểu hiện hương thơm chuyển qua trường nghĩa cái hữu hình:

Muốn cầm hương quí, đợi em anh, Anh cất hoa hương giữa ái tình.

(Hoa nở sớm)


Cánh vàng hương lại chín vàng hơn.

Cây cao lá thẫm đung đưa nhánh

(Chiều đầu thu)

2.2.6. Trường nghĩa cái không có hương chuyển qua trường nghĩa cái có hương

Loại này có 30 từ, 40 trường hợp, chiếm 1,5 % tổng thể trường hợp chuyển trường trong thơ của Xuân Diệu.

Các từ thuộc trường không có hương gồm các từ biểu hiện về con người, về hiện tượng thiên nhiên, về sự vật, về âm thanh, về thời gian

Từ biểu hiện các phạm trù của con nguời chuyển qua trường nghĩa sự vật hiện tượng có hương:

Em lúc ấy nhìn anh như lệ ứa,

Êm ái như trong ngó có mùi hương.

(Kỷ niệm)

Khóc thấy êm êm. Lệ có mùi hương!

(Lệ)

Chân giày nhớ lúc chân thô

Cười thơm lệ đắng, bao giờ em quên.

(Mười lăm năm)

Tay em hay cũng tay em nhỉ,

Hương của tìnhhay hương của hương

(Tình yêu san sẻ)

Anh để vào chén nước;

Hương hơi thở của mình

(Chén nước)

Một bóng hình thôi, đôi mắt hương

(Thơ bát cú)

Từ biểu hiện thời gian chuyển qua trường nghĩa cái có mùi hương:

Nếu hương đêmsay giậy với trăng rằm


Sao lại trách người thơ tình lơi lả

(Cảm xúc)

Bỗng đêm ngào ngạt qua khung cửa

(Hoa nở sớm)

Nhà gianh một túp, hương đêmmột vùng

(Anh về Ấm Thượng…)

Trái tim, trái tim ta

Hương đờicàng vấn quyện

(Trên đồi thông Bắc Cạn)

Những ngày gian khổđã thơm tho

(Hương chiến khu) Từ biểu hiện sự vật chuyển qua trường nghĩa cái có hương:

Nuốt đời bao kẻ hái văn thơm!

(Giới thiệu)

Đất nồng thơm dương tráng tựa chàng trai.

(Mênh mông)

Lòng lựu đạn chứa hương thơm ngào ngạt

(Xuân Việt Nam)

Thưcủa mình

ta hít thở mùi hương ngây ngất

(Hai bức thư)

Hoa thêm tinh mới, trăng còn ngát thơm

(Sa Pa)

Cái nhà hiền như nấm rơm, cái nhà thơm như quả chuối

(Tôi muốn đi thăm khắp cả miền Nam)

Từ biểu hiện tượng tự nhiên chuyển qua trường nghĩa cái có mùi hương:

Giữ gìn nắng giómãi thơm tho

(Phải sàng ra, phải lọc ra)

Gió thơm phơ phất bay vô ý


(Nụ cười xuân)

Từ biểu hiện âm thanh chuyển qua trường nghĩa cái có mùi hương:

Này lắng nghe em khúc nhạc thơm

(Huyền diệu) Chàng gió lạ đi khuya ngoài khuất nẻo Nghe tiếng thơm liều liệu đến tìm hương

(Hoa đêm)

2.2.7. Trường nghĩa biển chuyển qua trường nghĩa chỉ sự vật, hiện tượng khác

Loại này có 4 từ, 13 trường hợp, chiếm 0,8 % tổng thể trường hợp chuyển trường trong thơ của Xuân Diệu.

Từ thuộc trường nghĩa biển chuyển qua trường con người:

Những ai lướt sóngcưỡi triều,Biển ân tình – có trải nhiều xót xa?

(Nhớ em)

Biển dân chúng vang gầm,

Sóngùn lên tận cổ!

(Phú Lợi)

Cũng có khi ào ạt

Như nghiến nát bờ em

Là lúc triều yêu mến

(Biển)

Không gì rung, không gì cảm cho hơn Cả tiếng sóng của một đoàn dân tộc

(Đi theo Bác Hồ)

Hai hàng ca ngợi, một biển hoan hô

Nhón chân, kiễng gót, yêu quá mà xô

(Đi theo miền Nam từ Hà Nội vào tới Vĩnh Linh) Từ thuộc trường nghĩa biển chuyển qua trường nghĩa thực vật:


- Tôi đã rơi vào biển lúa

- Theo đợt gió, lựa chiều sóng lúa,

(Biển lúa)

Biển buớm đỏ (hoa phượng) rào rào trong gió mát;

Lá non xanh như suối chảy trên trời

(Phượng mười năm)

Muôn vạn hương triềuthơm tựa biển, Em về thở lại giữa hồn anh.

(Hoa nở sớm)

Hăng trẻ sực vào mũi Một làn như sóng hương

(Trái cam xanh vỏ)

Từ thuộc trường nghĩa biển chuyển qua trường nghĩa sự vật:

Năm chục bể chứa xăng thành biển lửa.

(Những chùm chiến thắng)

Làng giữa biển đồng chiêm

(Xã nhân Mỹ làm đường đồng chiêm)

Sóng núi bom rung, đầy thung đạn giắt

(Chiến thắng vĩ đại)

Từ thuộc trường nghĩa biển chuyển qua trường nghĩa thời gian:

Ngập bến của ngày đêm

(Biển)

2.2.8. Trường nghĩa người chuyển qua trường nghĩa bộ phận của con

người

Loại này có 70 trường hợp, chiếm 2,7 % tổng thể trường hợp chuyển trường,

xuất hiện ở 37/ 508 tác phẩm thơ của Xuân Diệu.

Sự chuyển trường nghĩa không chỉ xảy ra giữa các trường nghĩa lớn với nhau mà còn xảy ra giữa các tiểu trường nghĩa trong một trường nghĩa lớn. Thậm chí xảy

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/01/2023