Các tính từ của sự vật như cũ, cạn, trong xanh… khi chuyển qua trường nghĩa người chúng vẫn biểu hiện tính chất, nhưng đây là các tính chất của các phạm trù thuộc con người với nội dung ngữ nghĩa mới. Chẳng hạn, từ trong xanh trong kết hợp đôi lứa trong xanh, đây là một từ ghép với ý nghĩa biểu thị màu sắc, thường là màu của nước (hồ nước trong xanh, biển trong xanh, nước trong xanh…), nhưng trong kết hợp này nó không biểu thị độ trong và màu xanh của nước, chúng biểu hiện sự trong sáng và tươi trẻ của những người đang yêu nhau (đôi lứa). Chẳng hạn từ tơ rằm trong kết hợp trong tôi bớt vẻ tơ rằm, đây là một từ ghép mới – một sáng tạo của Xuân Diệu. Từ tơ là tính từ biểu thị 1. (động vật, thực vật) còn non, mới vừa lớn lên… 2. (thanh niên) mới lớn lên chưa có vợ có chồng [27; 1016], từ này vốn được dùng để chỉ sự tươi non của động thực vật, hoặc chỉ sự tươi trẻ của con người; từ rằm là danh từ biểu thị ngày thứ mười lăm trong tháng âm lịch [27; 823], rằm là thời gian trăng đẹp nhất với sự tròn đầy viên mãn. Khi hai từ này kết hợp với nhau tạo ra từ mới tơ rằm biểu thị sự tươi non, trẻ trung, đẹp và viên mãn của con người (vẻ tơ rằm).
d. Biểu thức được tạo ra do trường nghĩa thời gian chuyển qua trường nghĩa người
Đây là kiểu kết hợp giữa một từ thuộc trường người và một từ thuộc trường thời gian. Cả tổ hợp biểu thị các phạm trù của con người.
Ví dụ: lòng xuân(Đêm thứ nhất); kẻ tàn xuân(Thanh niên); đêm hồn (Hồn cách mạng); xã hội sắp đông qua (Hoa); tuổi đã chiều(Ông cụ trồng cây); Hồn anh địa chất thời gian láng lai (Anh địa chất và những triệu năm)…
Các từ biểu thị thời gian khi chuyển qua trường người có thể biểu thị nhiều nội dung ý nghĩa khác nhau. Có từ biểu thị thời gian của đời người với ý nghĩa tươi trẻ (xuân trong lòng xuân/ kẻ tàn xuân), tuổi già (chiều – tuổi đã chiều), có từ biểu thị tính chất tối tăm, u ám, mù quáng trong tâm hồn, trong tư tưởng (đêm – đêm hồn)… Tuy nhiên, ấn tượng ngữ nghĩa mà chúng mang lại không phải chỉ dừng lại ở đó. Những kết hợp này là sự cộng hưởng ngữ nghĩa của hai trường từ vựng, vì thế nó có sức biểu đạt rất lớn. Chẳng hạn, từ xuân trong kẻ tàn xuân, nó không chỉ biểu
hiện sự trôi đi của tuổi trẻ mà nó làm cho tổ hợp như một biểu thức so sánh, tuổi trẻ con người với mùa xuân, tuổi trẻ dần hết đi như mùa xuân tàn lụi, xơ xác, buồn rầu.
e. Biểu thức được tạo ra do trường nghĩa hiện tượng tự nhiên chuyển qua trường nghĩa người
Là kiểu kết hợp giữa một từ thuộc trường nghĩa người và một từ thuộc trường nghĩa hiện tượng tự nhiên. Từ thuộc trường nghĩa hiện tượng tự nhiên chuyển qua trường nghĩa người đa số là danh từ.
Có thể bạn quan tâm!
- Trường Động Vật Chuyển Qua Trường Hiện Tượng Tự Nhiên
- Sự Chuyển Trường Nghĩa Tạo Ra Những Kết Hợp Phi Lôgic Mang Nhiều Giá Trị Nghệ Thuật
- Biểu Thức Kết Hợp Được Tạo Ra Do Các Trường Nghĩa Khác Chuyển Qua Trường Nghĩa Người
- Biểu Thức Kết Hợp Được Tạo Ra Do Trường Nghĩa Cái Vô Thể Chuyển Qua Trường Nghĩa Cái Hữu Thể
- Hiện tượng chuyển trường nghĩa trong thơ Xuân Diệu - 12
- Các Trường Nghĩa Và Sự Chuyển Trường Nghĩa Trong Thơ Xuân Diệu 14
Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.
Ví dụ: trận gió người (Tình qua); một trận lòng, tạnh cơn điên (Nước đổ lá khoai); Mái xanh hương đượm chốc sương đầy (Kẻ đi đày); tóc Bác sương ghi (Thơ dâng Bác Hồ); ta gằm gằm giông bão(Chặt cái bùi ngùi…); mắt đầy ánh nắng(Ông cụ trồng cây); Đời ta trăm vẻ mãi bình minh(Nhạc phát thanh về trong một xã); mái tóc sương(Đi thăm bãi tha ma tàu giặc Mỹ); kiếp âm u(Tôi giàu đôi mắt); ánh sáng Bác Hồ (Muôn thuở Bác Hồ); ánh sáng Lênin (Cách mạng tháng Mười Nga)…
Các từ thuộc trường nghĩa hiện tượng tự nhiên khi chuyển qua trường nghĩa người thì mỗi từ biểu thị một ý nghĩa khác nhau. Chẳng hạn miêu tả những biểu hiện bên ngoài của con người như: sương, ánh nắng, giông bão (mái tóc sương; mắt đầy ánh nắng; ta gằm gằm giông bão; biểu thị tính chất cuộc đời của con người như: bình minh, âm u (Đời ta trăm vẻ mãi bình minh; kiếp âm u); biểu thị cảm xúc của con người: trận, tạnh (một trận lòng, tạnh cơn điên)… Các từ chuyển trường làm cho các kết hợp mà chúng có mặt trở nên gợi tả, đưa đến những liên tưởng rất rộng. Chẳng hạn, từ ánh nắng trong kết hợp mắt đầy ánh nắng, nó không chỉ miêu tả một đôi mắt sáng với cái nhìn ấm áp, nó còn vẽ lên đôi mắt ăm ắp niềm hy vọng vào tương lai, vào cuộc sống. Hay một ví dụ khác với từ sương, nó không chỉ biểu thị màu bạc của tóc, biểu thị tuổi già mà còn biểu thị con người đã trải qua biết bao sương gió, khó khăn vất vả của cuộc đời (Mái xanh hương đượm chốc sương đầy; tóc Bác sương ghi; mái tóc sương).
3.1.1.3. Biểu thức kết hợp được tạo ra do trường nghĩa thực vật chuyển qua các trường nghĩa chỉ sự vật, hiện tượng khác
a. Biểu thức được tạo ra do trường nghĩa thực vật chuyển qua trường nghĩa chỉ sự vật
Kiểu kết hợp 1: Kiểu kết hợp giữa một danh từ thuộc trường thực vật và các từ thuộc trường sự vật.
Ví dụ: cửa lều xơ xác cũng ra hoa(Ngọn quốc kỳ); nhựa đất (Một buổi chiều); mầm đất (Mũi Cà Mau); đất mầm, đất nhuỵ(Tôi muốn đi thăm khắp cả miền Nam); hoa trăng/ lá trăng ngà (Lại trung thu)…
Các danh từ thuộc trường thực vật khi chuyển qua trường sự vật thường miêu tả vẻ đẹp, tính chất màu mỡ cũng như những biểu hiện chứa đựng đầy sức sống của sự vật. Chẳng hạn các kết hợp về đất: đất mầm, đất nhuỵ. Trong kết hợp đất mầm thì mầm có vai trò như một tính từ chỉ tính chất màu mỡ, mới mẻ của đất. Trong kết hợp đất nhuỵ thì nhuỵ cũng có vai trò như một tính từ chỉ tính chất thơm và khả năng sinh sôi của đất.
Kiểu kết hợp 2: Kiểu kết hợp giữa một tính từ thuộc trường thực vật và các từ thuộc trường sự vật
Ví dụ: xum xuê thị trấn hồng (Đường vào Nam); ruộng thắm(Hội nghị non sông); áo cơm tươi tốt(Mười lăm năm); khúc đường nonthắm hây hây (Bữa tiệc đôi ta sáng nước mây); áo trời xanh non(Quả sấu non trên cao); đất lại non(Con kênh, con máng, con mương…); trăng tươi(Đã tới mặt trăng)…
Các tính từ thuộc trường thực vật chuyển qua trường sự vật rất đa dạng: có tính từ chỉ màu sắc của cây như: xanh, thắm, xanh non…; có tính từ chỉ sức sống của cây: tươi, tươi tốt, xum xuê… Khi chuyển trường nghĩa, chúng vẫn là tính từ nhưng sự biểu hiện của chúng thì đã khác so với nội dung của chúng khi chưa chuyển trường rất nhiều. Chẳng hạn, từ xum xuê, theo từ điển thì xum xuê là tính từ chỉ đặc điểm: (cây cối) có nhiều cành lá rậm rạp, tươi tốt [27; 1161], trong kết hợp xum xuê thị trấn hồng thì xum xuê lại biểu hiện sự đông đúc, trù phú và khang trang của thị trấn. Hay một ví dụ khác với từ non, non là tính từ chỉ đặc điểm ở giai đoạn mới mọc, mới sinh ra, chưa phát triển đây đủ) [919, TĐ], trong kết hợp đất lại non
thì nó vẫn là tính từ nhưng nó không biểu hiện nghĩa trên mà lại biểu hiện sự hồi sinh của đất đai, đất đai trở lại như thời gian ban đầu với tất cả sự mỡ màng vốn có.
Kiểu kết hợp 3: Kiểu kết hợp giữa một động từ thuộc trường thực vật và các từ thuộc trường sự vật
Bỗng nở như hoa vừng ngói đỏ (Ngói mới) ; đất cha ông nở đẹp lành (Đường vào Nam); sóng nở (Mê quần chúng); đất nở(Ta chào Vôn Ga – Đông); trăng nở(Tôi giàu đôi mắt), cửa lều xơ xác cũng ra hoa(Ngọn quốc kỳ), …
Động từ thường gặp nhất của trường thực vật chuyển qua trường sự vật là động từ nở. Với động từ này, các biểu thức kết hợp đều miêu tả vẻ đẹp của các sự vật trong vận động xuất hiện của nó.
Động từ ra (ra hoa) khi được gắn kết với sự vật cũng là một trong những biểu hiện của sự sống, sự xinh tươi, rực rỡ, thơm tho, mát lành (như hoa) của sự vật. Trong kết hợp cửa lều xơ xác cũng ra hoa(Ngọn quốc kỳ), động từ này lại biểu hiện sự hồi sinh rực rỡ của nhà cửa - những biểu hiện của cuộc sống con người - trong thời đại cách mạng.
b. Biểu thức được tạo ra do trường nghĩa thực vật chuyển qua trường hiện tượng tự nhiên
Đây là kiểu kết hợp giữa một từ thuộc trường nghĩa thực vật và một từ thuộc hiện tượng tự nhiên.
Ví dụ: giọt sương hoa(Trở về); mây lành vạn đoá(Nguyện); sương hoa(Hoa mộc); hoa nắng (Thăm cảnh chùa Hương); nắng tươi xanh(Thanh niên); mây bông(Cái ngày không quên ở Điện Biên Phủ); ); gió nam non, gió nam già (Phan Thiết); ánh mặt trời xanh(Chén nước)
Các từ của trường nghĩa thực vật chuyển qua trường nghĩa hiện tượng tự nhiên chủ yếu có tác dụng mỹ hoá nghĩa của cả tổ hợp (hoa, đoá, tươi xanh, xanh..). Chẳng hạn, hoa trong giọt sương hoa và hoa nắng, trong hai kết hợp này, hoa không biểu hiện nghĩa vốn có của nó là cơ quan sinh sản của cây hạt kín thường có màu sắc và hương thơm [27; 444] mà biểu hiện vẻ đẹp của sương của nắng, từng giọt sương như từng bông hoa (sương hoa) và từng giọt nắng, từng vũng nắng cũng
như từng bông hoa. Là danh từ, nhưng trong hai kết hợp trên, hoa có vai trò như một tính từ. Hai biểu thức trên giống như hai đẳng thức so sánh giữa hoa và sương, giữa hoa và nắng.
Bên cạnh các từ có tác dụng làm mỹ hoá nghĩa của cả tổ hợp như trên, sự chuyển trường nghĩa của các từ thuộc trường thực vật sang trường nghĩa hiện tượng tự nhiên còn tạo ra các từ chỉ tính chất khá thú vị. Chẳng hạn từ non và già trong kết hợp gió nam non, gió nam già. Hai tính từ non và già vốn dùng để chỉ tính chất thuộc quá trình phát triển của thực vật. Từ non là tính từ chỉ đặc điểm ở giai đoạn mới mọc, mới sinh ra, chưa phát triển đây đủ) [27; 919]. Từ già là tính từ chỉ đặc điểm (sản phẩm trồng trọt) ở giai đoạn đã phát triển đầy đủ, sau đó chỉ có chín hoặc tàn lụi đi [27; 383]. Một từ chỉ giai đoạn đầu, một từ chỉ giai đoạn cuối trong sự phát triển của thực vật. Khi kết hợp với gió, mặc dù chúng vẫn giữ chức năng là tính từ, nhưng hai từ này lập tức chuyển nghĩa, chúng biểu hiện sự mạnh yếu của gió.
c. Biểu thức được tạo ra do trường nghĩa thực vật chuyển qua trường nghĩa thời gian
Kiểu kết hợp 1: Kiểu kết hợp giữa một danh từ thuộc trường nghĩa thực vật và một danh từ chỉ thời gian
Ví dụ: gốc của thời gian (Trái tim em thức đập); nhuỵ của mỗi giờ tình tự (Giục giã); thời hương phảng phất (Mơ xưa); cây thời gian (Những chùm chiến thắng); những đoá hoa ngày (Trên đỉnh non cao)…
Với kiểu kết hợp này, thời gian vốn vô thể, vô hình, trừu tượng bỗng có hình hài như cái cây có gốc, có thân, có hoa, có nhuỵ… Các từ thuộc trường nghĩa thực vật khi chuyển qua trường nghĩa thời gian đã làm cụ thể hoá, hữu hình hoá các phạm trù của thời gian.
Tuy nhiên, có những kết hợp trong các kết hợp trên còn như một phép so sánh giữa thời gian và thực vật. Chẳng hạn: thời gian của tình yêu ngọt ngào như nhuỵ hoa (nhuỵ của mỗi giờ tình tự - Giục giã); thời gian thơm dịu như hương hoa (thời hương phảng phất – Mơ xưa).
Kiểu kết hợp 2: Kiểu kết hợp giữa một tính từ thuộc trường chỉ thực vật với một danh từ thuộc trường thời gian
Ví dụ: Xuân còn non, xuân sẽ già(Vội vàng); thời tươi xanh(Tiếng không lời); buổi chiều xanh(Giục giã); đời tươi(Lệ); ngày thắm, đêm biếc(Bá Nha, Trương Chi)…
Cũng như các danh từ chỉ về thực vật, các tính từ chỉ về thực vật cũng làm hữu hình hoá thời gian. Thời gian như trái cây có đặc tính non, già (Xuân còn non, xuân sẽ già), có vẻ tươi tắn (đời tươi), có màu sắc như cây cỏ hoa lá (buổi chiều xanh; ngày thắm, đêm biếc, thời tươi xanh).
Thời gian trong thơ Xuân Diệu là thời gian của sự sống, bởi vậy các tính từ chỉ màu sắc của thực vật được chuyển qua thời gian thường là tính từ chỉ gam màu tràn đầy sức sống. Hãy xét kết hợp thời tươi xanh và kết hợp ngày thắm. Đặc tính tươi xanh được dùng cho thực vật với ý nghĩa vừa tươi và vừa xanh, nhưng trong tổ hợp thời tươi xanh nó lại tượng trưng cho sự trẻ trung, với sức lực sung mãn, với nét đẹp đầy đặn nhất của cơ thể con người ở tuổi thanh niên.
Kiểu kết hợp 3: Kiểu kết hợp giữa một động từ thuộc trường nghĩa thực vật và một danh từ thuộc trường thời gian
Ví dụ: mùa xuân rụng(Xuân rụng); Ngày tháng rơi xuân/ rụng đông (Kẻ đi đày), xuân sẽ nở (Xuân Việt Nam); giờ tàn(Giờ tàn)…
Các động từ biểu hiện các hoạt động của thực vật chuyển qua biểu hiện thời gian, làm cho thời gian không những được cụ thể hoá, có hình hài dáng vóc mà còn làm cho thời gian trở nên sinh động với các hoạt động mắt người nhìn thấy được. Thời gian nở, tàn như hoa (xuân sẽ nở; giờ tàn), rụng, rơi như lá, quả (Ngày tháng rơi xuân/ rụng đông).
Nhưng bên cạnh sự biểu hiện trên, các động từ của thực vật ấy còn đưa đến cho tổ hợp một nét nghĩa mới. Đó là nét nghĩa chỉ tâm trạng của con người trước những biến đổi của thời gian. Hãy xét kết hợp xuân sẽ nở và kết hợp mùa xuân rụng. Ta thường gặp các kết hợp như xuân sẽ đến, xuân sẽ về, mùa xuân đi, mùa xuân tới đó là những bước đi của thời gian, sự tiến triển của thời gian. Nhưng thời
gian được miêu tả với động từ nở và rụng thì khác. Với động từ nở, thời gian không chỉ đang đến mà đến một cách duyên dáng, xinh đẹp như bông hoa đang hé nở. Với động từ rụng, mùa xuân không chỉ đang đi, đang rời xa mà còn rời xa một cách đột ngột, đau đớn như chiếc lá lìa khỏi cành. Phải chăng đó là cách nhìn mùa xuân, nhìn thời gian của con người yêu sự sống, nuối tiếc sự sống, yêu tuổi trẻ nên không bao giờ muốn thời gian trôi đi?
3.1.1.4. Biểu thức kết hợp được tạo ra do trường nghĩa động vật chuyển qua các trường nghĩa sự vật, hiện tượng khác
a. Kết hợp do trường động vật chuyển qua trường thực vật
Sự chuyển trường từ trường nghĩa động vật qua trường nghĩa thực vật không nhiều. Bởi vậy, số lượng biểu thức kết hợp được tạo ra cũng ít.
Đây là kiểu kết hợp giữa một từ thuộc trường động vật và các từ thuộc trường thực vật. Tổ hợp được tạo ra bởi sự kết hợp này biểu hiện các phạm trù của thực vật.
Ví dụ: Lá cỏ - mọc cánh(Bữa tiệc đôi ta sáng nước mây); trái mới choai(Đường từ Nha Trang vào), Mổ, mổ nữa đi/ Hỡi các mỏ son của chiếc chồi non nhọn hoắt (Sự sống chẳng bao giờ chán nản)
Từ thuộc trường động vật chuyển qua trường thực vật có thể là bộ phận của con vật (cánh, mỏ), có thể là độ tuổi (choai), hành động của con vật (mổ)… Khi chuyển trường, chúng chuyển nghĩa, biểu hiện các phạm trù của thực vật với những nội dung ngữ nghĩa mới. Ví dụ, từ choai ở trường động vật mang nghĩa không còn bé lắm, nhưng cũng chưa lớn. Con lợn choai, đàn gà choai [27; 166], khi chuyển qua trường thực vật nó chỉ kích cỡ của trái cây, nhưng những trái cây này không phải là những thứ bất động mà chúng dường như cũng có những nét nghịch ngợm như những con vật ở độ choai choai.
b. Kết hợp do trường động vật chuyển qua trường sự vật
Đây là kiểu kết hợp giữa một từ thuộc trường động vật và các từ thuộc trường hiện tượng tự nhiên.
Ví dụ: vườn - hót(Lạc quan); sông trườn(Căm hờn); sông Đà - gầm( Thác Bờ); Cửu Long gầm(Hỡi hùng khí nước Việt Nam muôn thuở…); trăng thánh thót(Ca tụng); chiếc (máy bay) thì cắm cổ phóng(máy bay Mỹ)/ chiếc (máy bay) lại phồng mang(Thăm các đồng chí cao xạ pháo); núi lượn(Đường vào Nam)…
Hầu hết các từ ở trường động vật chuyển qua trường sự vật đều là động từ. Cũng như sự chuyển nghĩa của các từ thuộc trường động vật qua trường hiện tượng tự nhiên, sự chuyển nghĩa của các từ thuộc trường động vật qua trường sự vật cũng biến những sự vật vô tri, vô giác thành thực thể có sự sống. Chúng cũng có những hành động như các con vật: hót, trườn, gầm, phóng, phồng mang, lượn…
c. Kết hợp do trường động vật chuyển qua trường hiện tượng tự nhiên
Đây là kiểu kết hợp giữa một từ thuộc trường động vật và các từ thuộc trường hiện tượng tự nhiên.
Ví dụ: nắng chiều tơ(Có những bài thơ); gió cắn(Biệt ly êm ái); mây vờn
(Đi dạo); Cánh gió Tây Nguyên (Gió ở Cao Nguyên)…
Các từ thuộc trường động vật chuyển qua trường hiện tượng tự nhiên có thể là động từ, tính từ hoặc danh từ. Khi kết hợp với các hiện tượng tự nhiên, chúng biến các hiện tượng này thành những thực thể có sự sống. Chẳng hạn, từ cắn, từ vờn trong các kết hợp gió cắn, mây vờn. Đây là hai động từ biểu thị các hành động của động vật, cắn là giữ và siết chặt bằng răng hoặc giữa hai hàm, thường để làm đứt, làm thủng [118, TĐ], vờn là lượn qua lượn lại trước mặt một đối tượng nào đó với những động tác tựa như đùa giỡn, lúc thì áp vào, chụp lấy, lúc thì buông ra ngay. Với hai động từ trên, gió và mây vốn vô tri bỗng trở thành hữu tri, chúng trở thành những con vật thực sự.
d. Kết hợp do trường động vật chuyển qua trường thời gian
Đây là kiểu kết hợp giữa một từ thuộc trường động vật và các từ thuộc trường thời gian.
Ví dụ: ngựa thời gian (Đi với giòng người) (để nói về sự trôi chảy của thời gian); mọt thời gian nhấm thành tro bụi (Thép cứng nhất là thép người); đời reohót(Em nhỏ Hương Khê)…