Hiện tượng chuyển trường nghĩa trong thơ Xuân Diệu - 12


Sóng ngoài kia dợn như tròng mắt êm, Năm canh giữ thức hồn đêm;

(Tiếng vàng)

Các hiện tượng tự nhiên như mưa, nắng, gió, bão, sương… mang tính người rõ rệt:

Con gió xinhthì thào trong lá biếc,

(Vội vàng)

Sương bạclàm thinh, khuya nín thở

(Nguyệt cầm)

Ai đợi chàng đâu! Chỉ nắng cười.

(Rạo rực)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Màu sắc cũng có sự sống:

Trong sắc đỏ, vàng hãy còn áy náy. Như nhớ xưa là sắc những triều vua. Nhưng lâu lâu cùng với đỏ chen đua, Vàng lại vững, biến là màu dân tộc.

Hiện tượng chuyển trường nghĩa trong thơ Xuân Diệu - 12

(Ngọn quốc kỳ)

Xanh chuyển sang vàng, vàng ấp xanh

(Biển lúa)

Xanh đã ngủ ở dưới trời yên tĩnh

(Phượng mười năm)

Các địa danh cũng có những hình hài, dáng vóc, tâm hồn, hành động như người:

Dángem Nam mềm mại chiếc chân giỏ,

Chị Bắc Bộ cánh quạt xoè tươi tắn

(Việt muôn đời)

Đèo Hải Vân ngủ được chút nào đâu. Cửa Đà Nẵng vẫn tức mình sóng đập, Nghĩ cho ra những trận Pháp rơi đầu.

(Trận trường kỳ)


Lạng Sơn gằm dân vô tội chết oan,

Hải Phòng tức một góc trời thương cảng

(Thủ đô đêm mười chín)

Biểu hiện thứ hai của sự ham sống, sự yêu đời của Xuân Diệu đó là việc nhà thơ đã dùng các từ ngữ vốn thuộc trường nghĩa biểu hiện các sự vật hiện tượng trong thế giới xung quanh để cụ thể hoá cảm xúc của mình, bày tỏ sự ham mê của mình trước cuộc đời. Sự ham mê đó chính là sự khát khao luyến ái, khát khao yêu thương. Với Xuân Diệu, yêu thương phải dạt dào như dòng suối, ái ân phải nhiều đến nỗi chứa chất cả một kho, thậm chí ái ân phải vô vàn như nước biển:

Ta cần uống ở suối yêu thương; Hãy tuôn âu yếm, lùa mơn trớn,

(Vô biên)

Mà mơn trớn cả một kho ân ái

(Dối trá) Chúng ta chìm trong một biển ái ân, Chúng ta say trong chén rượu tuyệt trần,

(Kỷ niệm)

Bởi ham mê nên Xuân Diệu vui thì vui đến tột đỉnh và buồn thì buồn đến vô cùng. Niềm vui dâng trào khi được yêu thương, nỗi buồn ào ạt đến khi gặp bị lạnh nhạt, hững hờ.

Xuân Diệu ví sự vui vẻ, yêu đời của mình như mùa xuân trăm hoa đua nở.

Cảm xúc của lòng người được ví với cái rạo rực của đất trời vào xuân:

Xuân của đất trời nay mới đến; Trong tôi, xuân đến đã lâu rồi: Từ lúc yêu nhau, hoa nở mãi

Trong vườn thơm ngát của hồn tôi

(Nguyên đán)

Nhưng rồi tình yêu không được đáp đền, kết quả của những hy vọng, đợi chờ, yêu thương nhớ mong chỉ là mộng tưởng, là hư ảnh:


Từ năm giống ái vừa gieo hạt, Cho đến bây giờ mộng chín au.

(Lưu học sinh)

Bởi thế, nỗi buồn liền ùa đến. Nỗi buồn trong thơ ông được cụ thể hoá nên nỗi buồn càng nặng. Chúng có hình, có khối.

Nỗi buồn như giống như một loại trái:

Nếu bỏ được trái lòng cho gió cuốn, Đem vứt đi, như là trái chua cay!

(Thở than)

Là một vật thể cứng có thể dậm lên:

Mà người thì, lơ đãng, dậm trên buồn Bận đi hái những cành vui xanh thắm

(Dối trá)

Như một túp lều:

Lòng ta trống lắm, lòng ta sụp Như túp nhà không bốn vách xiêu;

(Bên ấy bên này)

Nỗi buồn như những sợi dây quấn lấy nhà thơ, nó cụ thể đến mức có thể đếm được từng “sợi” một:

Sợi buồn se với tơ lưu luyến;

Tôi dệt ngày tôi với sợi buồn

(Phơi trải)

Biểu hiện thứ ba của sự ham sống, sự yêu đời của Xuân Diệu đó là việc nhà thơ đã dùng các từ ngữ vốn miêu tả cảm giác của giác quan này để biểu hiện cảm nhận của giác quan khác, đồng thời phối hợp cảm nhận của các giác quan để miêu tả các cảm nhận về thế giới xung quanh. Cách chuyển trường này cho ta thấy một Xuân Diệu luôn “thức nhọn” mọi giác quan để cảm nhận cuộc sống. Chẳng hạn:


Âm thanh trong thơ Xuân Diệu không chỉ được cảm nhận bằng thính giác mà còn được cảm nhận bằng thị giác, xúc giác, khứu giác, vị giác. Bởi vậy, chúng có màu sắc và hình dáng, hương thơm, mùi vị:

Âm thanh được cảm nhận bằng thị giác:

Hãy tự buông cho khúc nhạc hường

(Huyền Diệu)

Suối ngươi đi, róc rách giọng hồng vàng

(Thanh niên)

Long lanh tiếng sỏi vang vang hận

(Nguyệt cầm) Đàn chim dân tộc líu lo buông Chuỗi tiếng tròn xinh khắp mé đường

(Đàn chim dân tộc)

hạt cười chói lói ánh ngày mai

(Trận trường kỳ) Âm thanh được cảm nhận bằng khứu giác:

Này lắng nghe em khúc nhạc thơm

(Huyền Diệu) Chàng gió lạ đi khuya ngoài khuất nẻo Nghe tiếng thơm liều liệu đến tìm hương

(Hoa đêm)

Âm thanh được cảm nhận bằng xúc giác:

Ôi giọng sao mà nghe mến thương Êm như giếng mát đến soi gương

(Giọng nói)

Tiếng đã làm tôi tê tái người

Khi người nói, tiếng người êm ái quá

(Dối trá)


Âm thanh được cảm nhận bằng vị giác:

Nóng trên môi, lời nói thật là ngon

(Hội nghị non sông)

Hãy uống thơ tan trong khúc nhạcNgọt ngào kêu lại thuở xa khơi

(Huyền Diệu)

Những thứ thông thường chỉ được cảm nhận bằng thị giác thì trong thơ Xuân Diệu, chúng còn được cảm nhận bằng khứu giác, thính giác, xúc giác. Chẳng hạn:

Mây, nắng chỉ được cảm nhận bằng thính giác:

Nắng hồng nung mây bạc chảy ngân nga

(Hè)


giác:

Em! Anh đi núi về Đầu còn ngân gió núi

Da còn vang nắng ngàn

(Đi núi)

Bóng tối, cái nhìn, nụ cười, vầng trăng, mặt trời... được cảm nhận bằng khứu


Thôi dậy trông ngoài đêm toả hương

(Trò chuyện với Thơ Thơ)

Cười thơmlệ đắng, bao giờ em quên

(Mười lăm năm)

Êm ái như trong ngó có mùi hương

(Kỷ niệm)

Hoa thêm tinh mới, trăng còn ngát thơm

(Sapa) Gửi đi nước bạn đang băng tuyết Một ít hương mặt trời Việt Nam

(Cà phê Đông Hiếu)

Bóng tối được cảm nhận bằng xúc giác:


Chiều trong vắt chuyển thành đêm mịn màng

(Anh nhớ thương ai)

Những thứ thông thường chỉ được cảm nhận bằng khứu giác thì trong thơ Xuân Diệu, chúng còn được cảm nhận bằng thị giác, thính giác:

Hương thơm được cảm nhận bằng thị giác:

Cánh vàng hương lại chín vàng hơn

(Chiều đầu thu)

Lá xanh cũng khiến hồn anh biếc Và cỏ xui rờn dạ mởn mơ

Mùa xuân đã về, hương đẫm ướt

(Xuân bên Hồ Tây) Hương thơm được cảm nhận bằng thính giác:

Canh khuya chợt thức nghe hoa ngát Giấc ngủ như là đã ướp hương

(Vườn Thuận Vi)

Ước phòng anh ngát mến thương

Ngừng trang sách mở, nghe hương tâm tình

(Ước chi…)

Những thứ thông thường chỉ được cảm nhận bằng xúc giác thì trong thơ Xuân Diệu, chúng còn được cảm nhận bằng thị giác, thính giác:

Rét mướt được cảm nhận bằng thị giác:

Tuyết bay tuyết điểm trời Đưa rét về lấp lánh

(Quả táo Mônđavi) Rét mướt được cảm nhận bằng thính giác:

Đã nghe rét mướt luồn trong gió

Đã vắng người sang những chuyến đò

(Đây mùa thu tới)


Biểu hiện thứ tư của sự ham sống, sự yêu đời của Xuân Diệu đó là việc nhà thơ đã dùng các từ vốn miêu tả sự vật hiện tượng này để miêu tả sự vật hiện tượng khác để tạo nên một thế giới trần thế, gần gũi với con người.

Những thứ xa xôi như mặt trăng, mặt trời... cũng gần đến nỗi có thể ngửi được mùi thơm:

Hoa thêm tinh mới, trăng còn ngát thơm

(Sapa)

Những thứ vốn không có hình thể, Xuân Diệu vẫn nhìn thấy, sờ thấy, thậm chí còn cắn, bấu, uống, ngoàm, hái, cất, bưng… được chúng:

Ta bấu răng vào da thịt của đờiNgoàm sự sống để làm êm đói khát.

(Thanh niên)

Đi hái tương lai giữa cõi trần!

(Mê quần chúng)

Tôi cầm mùi dạ lan hương

Trong tay, đi đến người thương cách trùng

(Dạ hương)

Muốn cầm hương quí, đợi em anh, Anh cất hoa hương giữa ái tình.

(Hoa nở sớm)

Uống xong lại khát, là tình; Gặp rồi lại nhớ, là mình của ta.

(Uống xong lại khát…)

Em! Anh từng bước khẽ Tay bưng đầy gió hương

(Đi núi)

Những thứ vốn không thể đong đếm được Xuân Diệu vẫn “tính toán” một cách rõ ràng:


Nhưng mỗi lần đưa tay lên nén ngực Lại nghe tình nhiều hơn số ngón tay

(Thở than)

Không gì buồn bằng những buổi chiều êm.

Vài miếng đêm, u uẩn, lẩn trong cành

(Tương tư chiều) Một chút nắng, vài ba sương mỏng thắm Mấy cành xanh, năm bảy sắc yêu yêu

(Xuân không mùa)

Không có cái gì là xa xôi, lạ lẫm đối với Xuân Diệu - con người yêu cuộc sống đến mức hai tay chín móng bám vào đời. Như Chu Văn Sơn từng nhận định, thế giới nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu là thế giới của xuân và tình. Thế giới của xuân nên luôn dạt dào sức sống. Thế giới của tình nên luôn ăm ắp thương yêu.

3.3. Tiểu kết

Sự chuyển đổi trường từ vựng ngữ nghĩa có vai trò không nhỏ trong việc tạo ra cái riêng của ngôn ngữ thơ Xuân Diệu. Nó đưa đến những kết hợp phi lôgic giàu ý nghĩa, gợi nhiều liên tưởng cho người tiếp nhận. Đồng thời, nó góp phần làm nên sự lạ hoá và giá trị trong ngôn từ của thơ ông.

Sự chuyển trường nghĩa còn cho ta thấy một phần nào phong cách sáng tạo và con người của Xuân Diệu. Đó là một Xuân Diệu luôn say mê nghệ thuật như con ong tìm mật, luôn tìm những cách thể hiện mới mẻ. Đó còn là một Xuân Diệu ham mê sự sống đến đắm say, yêu đời đến không mức không bao giờ biết mệt, biết chán.

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 29/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí