Biểu Thức Kết Hợp Được Tạo Ra Do Trường Nghĩa Cái Vô Thể Chuyển Qua Trường Nghĩa Cái Hữu Thể


Các từ chuyển trường từ trường động vật qua trường thời gian có thể là danh từ, có thể là động từ. Tuy nhiên, cũng như các trường hợp chuyển trường khác, tất cả chúng đều biến đổi nghĩa. Chẳng hạn, các danh từ chỉ tên các con vật ngựa, mọt trong các kết hợp : ngựa thời gian; mọt thời gian, ngựa được dùng để chỉ tốc độ trôi chảy của thời gian, mọt dùng để chỉ mức độ phá huỷ của thời gian.

3.1.1.5. Biểu thức kết hợp được tạo ra do trường nghĩa cái vô thể chuyển qua trường nghĩa cái hữu thể

Đây là dạng kết hợp giữa một từ thuộc phạm trù vô hình, trừu tượng, không có hình thể (thế giới tinh thần của con người, thời gian, hiện tượng tự nhiên, âm thanh…) và từ thuộc phạm trù của cái có hình thể (hữu thể).

Ví dụ:

Thế giới tinh thần của con người: xứ phiền(Vì sao); vào dò xét giấc mơ(Xa cách); uống hồn(Vô biên); sớt buồn, vạn đắng cay(Muộn màng); dậm trên buồn, những cành vui xanh thắm (Dối trá); tình ái rót đầy dâng bạn mới (Kỷ niệm); tình nhiều hơn số ngón tay (Thở than); chôn hết nhớ thương(Ý thu); Kẻ uống tình yêu dập cả môi, Hồn người tình mỏng lắm (Lời thơ vào tập gửi hương); vóc mộng(Sầu); Chớ đạp hồn em (Lời kỹ nữ); vị chia phôi(Vội vàng)

Âm thanh: chuỗi châu cười(Kẻ đi đày); lời kỹ nữ đã vỡ (Lời kỹ nữ); đứt tiếng(Vội vàng), chuỗi tiếng tròn xinh (Đàn chim dân tộc)…

Thời gian: tháng giêng ngon, xuân còn non, xuân sẽ già, tuần tháng mật (Vội vàng); buổi chiều êm, vài miếng đêm(Tương tư chiều); tối đầy (Với bàn tay ấy); khung đời(Xuân đầu); mành thời gian, đáy trưa(Việt muôn đời); bước nhịp thờigian(Mai); ngày nhạt (Lưu học sinh); Mùa hạ cháy (Hè); lầu chiều đã vỡ (Giục giã); một chút đêm(Lạc quan); kho xuân(Đêm thứ nhất); khung xám của mùa đông bằng sắt (Tiếng gió); xuân hồng (Vội vàng)

Các hiện tượng tự nhiên: ánh sáng tuôn (Trăng); gió vỡ (Ý thu); buộc gió, (Vội vàng); ruộng gióGiới thiệu); nguy nga gió(Buồn trăng); đôi sợi gió hây hây (Buổi chiều); sợi gió thưa (Lưu học sinh); gió rộng, gió đơn (Khi chiều giăng lưới); gió liễu, nắng(Mơ xưa); dáng sương(Kẻ đi đày); nếp gió(Căm hờn)…


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Hương hoa: cầm hương quí, cất hoa hương(Hoa nở sớm), hương lại chín vàng (chiều đầu thu),…

Có thể nói rằng tất cả các biểu thức kết hợp được tạo ra do các từ thuộc trường nghĩa cái không có hình thể chuyển qua trường nghĩa cái có hình thể đều là biểu thức hữu hình hoá cái trừu tượng, vô hình. Chúng biến những cái vốn không nhìn thấy được bằng mắt trở thành những cái có thể nhìn thấy được, thậm chí còn có thể cảm nhận được bằng tất cả các giác quan của con người. Chúng biến những thứ không thể cầm nắm được thành những thứ có thể cầm nắm, thậm chí có thể cân đo đong đếm được.

Hiện tượng chuyển trường nghĩa trong thơ Xuân Diệu - 11

Thế giới tinh thần của con người vốn trừu tượng nhưng trong các kết hợp biểu hiện thế giới tinh thần của con người như xứ phiền, uống hồn, uống tình yêu, sớt buồn, vạn đắng cay chúng đã được cụ thể hoá. Từ chỗ vô hình, chúng trở thành cụ thể, hữu hình. Nỗi phiền muộn có giới hạn địa lí rõ ràng; hồn cụ thể như một thứ chất lỏng có thể uống được; buồn như một thứ vật chất có khối lượng, số lượng có thể sớt được; đắng cay có thể đếm được như đếm những vật hữu hình.

Âm thanh là thứ vốn được cảm nhận bằng thính giác, nó vô ảnh vô hình, nhưng trong các kết hợp: chuỗi châu cười (Kẻ đi đày); lời kỹ nữ đã vỡ (Lời kỹ nữ); đứt tiếng… chúng rõ ràng hiển hiện. Âm thanh là chuỗi hạt có thể cầm được, là một thứ chất rắn nên có thể vỡ ra, là một sợi dây có thể đứt…

Thời gian vốn không thể nhìn, không thể cầm, không thể ngửi, không thể sờ thấy, nhưng trong các kết hợp như: buổi chiều êm, vài miếng đêm, bước nhịp thời gian, tháng giêng ngon… thì những điều không thể đã trở thành có thể. Thời gian cụ thể và có hình hài, cho nên có thể sờ thấy êm (buổi chiều êm), có thể đếm (vài miếng đêm), có thể nhìn thấy sự di chuyển và nghe thấy tiếng của sự di chuyển đó (bước nhịp thời gian), có thể nếm được bằng lưỡi (tháng giêng ngon)…

Các hiện tượng tự nhiên như: ánh sáng, nắng, gió, sương vốn không có hình thể tròn méo, dài ngắn nhưng trong các kết hợp như: ánh sáng tuôn (Trăng); đôi sợi gió hây hây (Buổi chiều); nắng cũ (Mơ xưa); dáng sương (Kẻ đi đày)… chúng có


dáng hình, màu sắc rất cụ thể. Ánh sáng như dòng nước, gió có màu sắc và hình hài, sương có dáng hình, nắng như sự vật có màu sắc cũ mới.

Hương hoa cũng là thứ không thể nhìn thấy được nhưng trong các kết hợp: cầm hương quí, cất hoa hương (Hoa nở sớm), hương lại chín vàng (Chiều đầu thu),… hương trở nên có hình thể, người ta có thể cầm trong tay hoặc nhìn thấy nó như những sự vật có hình hài.

3.1.1.6. Biểu thức kết hợp được tạo ra do trường nghĩa sự vật hiện tượng không có hương chuyển qua trường nghĩa sự vật hiện tượng có hương

Đây là biểu thức kết hợp giữa một từ thuộc trường chỉ hương thơm và một từ thuộc trường các sự vật hiện tượng không có hương.

Biểu thức biểu thị thời gian: hương đêm(Cảm xúc); mùi tháng, năm(Vội vàng); đêm toả hương, hương đời(Trên đồi thông Bắc Cạn); đêm ngào ngạt (Hoa nở sớm); Những ngày gian khổ đã thơm tho (Hương chiến khu)…

Biểu thức biểu thị những phạm trù của con người: lòng thơm (Gửi hương cho gió); chân thơm (Chiều đợi chờ); Lệ có mùi hương (Lệ); Cười thơm (Mười lăm năm); hồn ta thơm ngát (Ba chục năm); hương hơi thở của mình (Chén nước); đôimắt hương (Thơ bát cú); trong ngó có mùi hương (Kỷ niệm); hương của tình(Tình yêu san sẻ)…

Biểu thức biểu thị sự vật: văn thơm (Giới thiệu); Lòng lựu đạn chứa hương thơm ngào ngạt (Xuân Việt Nam); con đường thẳng thắn ngào ngạt hương hoa (Nhân dân đáng yêu); cái nhà thơm (Tôi muốn đi thăm khắp cả miền Nam); ChùaCao hương thanh tân (Vãng cảnh ở Sài Sơn); vệt đường thơm ngát (Đi đến thăm nhà đồng chí Lênin); đất nồng thơm (Mênh mông); trăng còn ngát thơm; thơm trời (Sa Pa); đất thơm hương (Một mảnh đất); hương mặt trời Việt Nam(Cà phê Đông Hiếu); hương núi, hương của rừng(Hương chiến khu); thịt đất toả hương thơm (Hai quả đào ở Sôxi)…

Biểu thức biểu thị âm thanh: khúc nhạc thơm (Huyền diệu), tiếng thơm

(Hoa đêm).


Biểu thức biểu thị hiện tượng tự nhiên: gió thơm (Nụ cười xuân); men trời sực nức (Trò chuyện với Thơ Thơ); nắnggió mãi thơm tho (Phải sàng ra, phải lọc ra); sóng ngạt ngào (Hoa nở sớm);…

Các kết hợp chứa từ biểu hiện hương thơm trên diễn tả một thế giới ngạt ngào hương. Các sự vật vốn xa xôi (trăng, mặt trời) liền trở nên gần gũi, có thể cảm nhận trực tiếp bằng khứu giác; các sự vật vốn trừu tượng vô hình bỗng trở nên cụ thể hữu hình (các hiện tượng thiên nhiên, thế giới tinh thần của con người, âm thanh…).

3.1.1.7. Biểu thức kết hợp được tạo ra do trường nghĩa biển chuyển qua trường nghĩa chỉ sự vật khác

Đây là kiểu kết hợp giữa một từ thuộc trường nghĩa biển và một từ thuộc trường nghĩa khác (trường thực vật, trường sự vật khác, trường động vật…)

Ví dụ: sóng lúa, gợn lụa, biển lúa (Biển lúa); biển buớm đỏ (Phượng mười năm); biển lửa (Những chùm chiến thắng); biển đồng chiêm (Xã Nhân Mỹ làm đường đồng chiêm); biển không gian (Ở đầu dây nói); sóng núi (Chiến thắng vĩ đại); sóng hương (Trái cam xanh vỏ)…

Các từ thuộc trường nghĩa biển khi chuyển trường đồng thời cũng chuyển nghĩa và thay đổi luôn tư cách ngữ pháp. Chẳng hạn, biển không còn là danh từ chỉ vùng nước mặn rộng lớn nói chung trên bề mặt trái đất [27; 63], sóng không còn là danh từ chỉ hiện tượng mặt nước dao động, dâng lên hạ xuống trông tựa như đang di chuyển, chủ yếu do gió gây nên [27; 863]. Trong các kết hợp trên, biển chỉ số lượng của sự vật (biển buớm đỏ), chỉ diện tích lớn đến mênh mông của sự vật (biển lửa, biển không gian, biển đồng chiêm); sóng chỉ sự dao động của sự vật như sóng biển (sóng lúa, sóng hương)...

3.1.1.8. Biểu thức kết hợp được tạo ra do trường nghĩa người chuyển qua trường nghĩa bộ phận của con người

Đây là kiểu kết hợp giữa một từ thuộc trường nghĩa người và một từ thuộc trường nghĩa bộ phận của con người.


Kiểu kết hợp 1: Kiểu kết hợp giữa một động từ thuộc trường nghĩa người và một danh từ thuộc trường nghĩa bộ phận của con người

Ví dụ: mắt mơn da, lòng đi (Hết ngày hết tháng); Trí ta đã bơi(Ốm); tay muốn khóc(Mê quần chúng); giận rít căm căm, giận tức quá(Thủ đô đêm mười chín); môi mỉm cười, mắt nói , lòng nói(Biệt ly kháng chiến)

Kiểu kết hợp 2: Kiểu kết hợp giữa một tính từ thuộc trường nghĩa người và một danh từ thuộc trường nghĩa bộ phận của con người

Ví dụ: hơi thở - hiền (Chỉ ở lòng ta); tấm lòng sầu(Lời thơ vào tập Gửi hương); lòng anh còn trẻ quá (Tình thứ nhất); trái tim - trái chứng(Cầu an)…

Kiểu kết hợp giữa một từ thuộc trường nghĩa người và một từ thuộc trường nghĩa bộ phận của con người làm nên các biểu thức ẩn dụ nhân hoá. Chúng tạo nên một thế giới các bộ phận người không khác gì thế giới của con người.

Tuy nhiên, các kết hợp này còn có tác dụng nhấn mạnh các biểu hiện khác nhau của tình cảm, ý chí của con người. Các bộ phận của con người dù được gắn cho các hoạt động, trạng thái, tính chất gì của con người thì cũng đều biểu hiện những điều đó. Chẳng hạn, mắt mơn da, trái tim - trái chứng, hai biểu thức này, một đi với động từ chỉ hoạt động của con người, một đi với tính từ chỉ một đặc điểm của tính tình con người nhưng cả hai đều biểu hiện tình cảm của con người.

3.2. Sự chuyển đổi trường nghĩa tạo dấu ấn về phong cách thơ Xuân

Diệu

Sự chuyển trường nghĩa góp phần tạo nên phong cách thơ Xuân Diệu ở hai

điểm: Xuân Diệu - nhà cách mạng ngôn từ và Xuân Diệu - người ham mê sự sống

3.2.1. Xuân Diệu - nhà cách mạng ngôn từ

Một trong những điểm thể hiện sự cách mạng về ngôn từ của Xuân Diệu so với các nhà văn, nhà thơ trước ông là những kiểu diễn đạt lạ lẫm bởi những kết hợp phi lôgic và sự cộng hưởng của những kết hợp đó. Những cách miêu tả như: xăm xăm biếc, thắm tuyệt vọng, một chút nắng, vài miếng đêm, năm bảy sắc yêu yêu, khúc nhạc thơm, khúc nhạc hường, chuỗi châu cười, tình nhiều hơn số ngón tay, anh thuỷ thủ tươi non… quả thật, trong văn thơ trước ông chưa từng xuất hiện. Bởi


thế, Hoài Thanh đã có những lời nhận xét như sau về Xuân Diệu: “Bây giờ khó mà nói được cái ngạc nhiên của làng thơ Việt Nam hồi Xuân Diệu đến. Người ta đã tới giữa chúng ta với một y phục tối tân và chúng ta đã rụt rè không muốn làm thân với con người có hình thức phương xa ấy” [29; 186].

Với những biểu thức kết hợp phi lôgic, giàu giá trị biểu đạt, ngôn từ trong thơ Xuân Diệu đã đặt bước chân lên “miền đất lạ”. Các kết hợp này có đặc điểm ngữ nghĩa không theo quy luật thông thường. Dấu ấn của các trường nghĩa được hoà lẫn vào nhau, tạo nên sự cộng hưởng ngữ nghĩa đầy ấn tượng. Chẳng hạn, ở những kiểu kết hợp miêu tả về con người được tạo ra bởi sự chuyển trường từ trường nghĩa thực vật sang trường nghĩa người, các vẻ đẹp và sức sống của thực vật được dùng để miêu tả cho con người. Sự hoà trộn ấy làm cho ta như nhìn thấy sự tươi trẻ đến mức mơn mởn của con người (anh thuỷ thủ tươi non), thấy tấm lòng thương yêu vừa thơm như nhuỵ, vừa khát khao như nhuỵ hoa chờ phấn từ nhị hoa và tươi như bông hoa đang nở rực rỡ (nhuỵ lòng tươi)… Vẻ đẹp của con người được so sánh, được tô đậm lên bởi vẻ đẹp của cỏ cây hoa lá.

Có lẽ chính vì cái mới này mà khi Xuân Diệu bước vào làng thơ người ta đã xôn xao đủ điều. Người thì khen, người thì chê. Nhưng cuối cùng, giá trị đích thực của nghệ thuật đã khẳng định được sức mạnh của nó. Những kiểu kết hợp lạ kia làm độc giả càng đọc càng thấy thú vị, càng đọc càng bị cuốn hút.

3.2.2. Xuân Diệu – người ham mê sự sống

Sự chuyển trường nghĩa trong thơ Xuân Diệu còn cho ta thấy một Xuân Diệu ham mê sự sống đến đắm say.

Biểu hiện đầu tiên của sự đắm say đó là việc Xuân Diệu dùng tất cả những từ ngữ thuộc trường con người để miêu tả các sự vật hiện tượng trong thế giới xung quanh mình. Đó là một thế giới “căng mọng” sự sống, cái gì cũng tươi nguyên, cái xa xôi cũng trở thành gần gũi, cái trừu tượng cũng trở nên cụ thể, cái vô tri vô giác cũng trở thành sinh thể có linh hồn – không có gì là bất động, là chết trong thơ Xuân Diệu. Các sự vật hiện tượng trong thế giới hiện lên sống động, chúng có tâm


hồn, có cảm xúc, có cái rạo rực, đắm say, có buồn, vui, sầu khổ, sung sướng, hạnh phúc… có mọi thứ như con người. Chẳng hạn:

Cây cũng có hồn vía như người:

Phất phơ hồn của bông hường

(Chiều)

Cây cũng biết buồn vui, nhớ mong:

Thờ thẫn cây đa trên bến cũ Đêm đêm như nhớ chị đò xưa.

(Buổi chiều) Chim không hót, không kêu mà “nói” thành lời

Để hiểu vào giọng suối với lời chim

(Cảm xúc)

Và chim cũng biết nặng nghĩa, nặng tình:

Vương vấn bên mình một mối thương Như chim nặng nghĩa với bông hường

(Đi dạo)

Suối cũng nói năng, cũng có giọng, có lời:

Để hiểu vào giọng suối với lời chim

(Cảm xúc)

Hồ nước, mặt trời cũng biết thức, ngủ:

Chớ yên ổn như mặt hồ nước ngủ

(Phải nói)

Bữa nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm

(Tương tư chiều)

Trăng đêm không còn là mảnh trăng xa xôi chỉ toả ánh sáng xuống trần gian, trăng trong thơ Xuân Diệu cũng biết van vỉ, cầu xin, năn nỉ:

Sao em không nghe Bao lờivan vỉ

Của nguyệt đêm hè

(Tiếng không lời)


Thậm chí trăng còn biết đàn hát, biết nghiêng nghiêng, biết sầu tư suy ngẫm:

Trăng thánh thót, hoạ đàn tơ lấp loáng,

Trăng nghiêng nghiêngtư tưởng chuyện ưu phiền

(Ca tụng)

Mây chẳng khác gì người, cũng có các hoạt động đi, đứng, theo; cũng biết lặng lẽ âm thầm; cũng có tuổi tác già trẻ:

Mây theo chim về dãy núi xa xanh Từng đoàn lớp nhịp nhàng và lặng lẽ.

(Tương tư chiều)

Lũ mây già, nghìn vạn khối lâm ly Đứng giữa lưới bủa vây trời nhỏ hẹp

(Sắt)

Áo quần cũng có tâm trạng:

Lòng cũng quay theo trục bánh xe Chở người yểu điệu áo sầu che

(Gặp gỡ)

Cửa ngõ cũng như đôi mắt biết khép mở; mái tranh biết ấm lạnh, buồn vui:

Cửa đợikhép hờđôi mí lả;

Mái tranh ngheấm một niềm tây

(Buổi chiều)

Thời gian cũng có dáng hình, có linh hồn, có các trạng thái say, chếnh choáng, có các hành động cười nói, làm duyên, cũng đau đớn, cũng vui buồn...

Linh hồnyểu điệu của đêm thanh.

(Trăng)

Sương bạc làm thinh, khuya nín thở

(Nguyệt cầm)

Tháng giêng cười, không e lẹ chút nào

(Mời yêu)

Ai tìm ta hộ dáng thu qua?

(Ngẩn ngơ)

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 29/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí