Các Trường Nghĩa Khác Chuyển Qua Trường Nghĩa Con Người


Chuyển qua trường thực vật:

Cây đại như cành đá Mình uốn éo xinhthay

(Hồ Lăk)

Hạt nhẹ nhàng dính một chùm tơ

(Trong rừng Quỳ Châu)

Những cụm xoài treo trái mậphiền

(Cần Thơ xe chạy tới Long Xuyên)

Thông xanh đứng hiên ngang

(Rừng thu Xibêri)

Chim lẻo không im, liễu cứ gầy

(Rạo rực)

Mùa cúc năm nay sắc đã già

(Ngẩn ngơ)

Thóc về kho đủng đỉnhngự xe bò

(Đường của chúng ta)

Dịu dàngcanh một trăng soi bóng

(Hoa Ngọc Trâm)

Trải hàng cây cả xăm xăm biếc

(Bữa tiệc đôi ta sáng nước mây)

Chuyển qua trường động vật:

Cá bạc thung thăng lội dưới dòng

(Bữa tiệc đôi ta sáng nước mây)

Nhả kén vàng ong, kén bạcngời

(Vườn Thuận Vi)

Cho cành hoa, cho con bướm ngu ngơ

(Hè)

Chuyển qua trường sự vật:

Nắng hồng nung, mây bạcchảy ngân nga

(Hè)


Suối chạy phăng phăngvẫn nước đầy

(Lòng sao vui sướng hôm nay

Dịu dàngcanh một trăng soi bóng

(Hoa Ngọc Trâm)

Sóng Vịnh Cam Ranh phừng phừng rọi ánh

(Những ngày tháng tư năm 1972)

Thấy núi yêu kiềutưởng núi yên

(Núi xa)

Chuyển qua trường thời gian:

Nửa ngày xinh đẹpđã tiêu tan

(Giờ tàn)

Ngày già vội vộimang sương đến

(Hư vô)

Là lúc khoan thai xuân lên đường

(Trò chuyện với Thơ Thơ)

Ánh sáng vấn vương chiều uể oải

(Nhớ mông lung)

Hãy làm dáng điệu xuân ôm ấp

(Dâng)

Tháng giêng cười, không e lẹchút nào

(Mời yêu) Chuyển qua trường hiện tượng thiên nhiên:

Thoáng trong đôi sợi gió hây hây

(Buổi chiều)

Cho gió đuợm buồn, thôi náo động

(Trăng)

Nhẹ nhàng gió thổi tháng ba

(Chớm sang vị hè)


Hồn ta mượn cánh phây phây gió

(Gió ở Cao Nguyên)

Gió nhịp theo đêm, không vội vàng

(Nhị hồ)

Con gió xinhthì thào trong lá biếc

(Vội vàng)

Chuyển qua trường màu sắc:

- Vàng huy hoàng sinh giữa thắm hây hây

- Thắm lộng lẫynở quanh vàng rực rỡ

- Một sắc đỏ lạnh lùngnhư máu chảy

(Ngọn quốc kỳ)

2.2.2. Các trường nghĩa khác chuyển qua trường nghĩa con người

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy các trường nghĩa khác chuyển qua trường nghĩa con người là: trường nghĩa thực vật, trường nghĩa động vật, trường nghĩa sự vật, trường nghĩa hiện tượng tự nhiên, trường nghĩa thời gian.

Bảng 3: Bảng thống kê từ thuộc các trường nghĩa khác chuyển qua trường

nghĩa con người



STT


Sự chuyển trường

Số từ

Số trường hợp xuất hiện

Tỉ lệ

xuất hiện

1

Trường nghĩa thực vật chuyển qua

trường nghĩa con người

73

129

4.94

2

Trường nghĩa động vật chuyển qua

trường nghĩa con người

34

41

1.57

3

Trường nghĩa sự vật chuyển qua

trường nghĩa con người

132

189

7.23

4

Trường hiện tượng tự nhiên chuyển

qua trường nghĩa con người

15

25

0.96

5

Trường nghĩa thời gian chuyển qua

trường nghĩa con người

8

13

0.50

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Hiện tượng chuyển trường nghĩa trong thơ Xuân Diệu - 5


2.2.2.1. Trường nghĩa thực vật chuyển qua trường nghĩa con người

Các từ thuộc trường nghĩa thực vật chuyển qua trường nghĩa người gồm: các từ chỉ về tên các loại cây (liễu, sen vàng,…); các từ chỉ về các bộ phận của cây (hoa, trái, cây, thân, cành, lá, gốc, hương, quả, hạt, nhân, nhuỵ…); các từ biểu thị những đặc tính của chúng (già, non, thắm, rực rỡ, xanh, xanh thắm, tốt tươi, biếc, biếc rờn,…); các từ chỉ hoạt động của chúng (nở, tươi nở, héo, rụng, nảy mầm…) Chẳng hạn:

Từ chỉ về tên cây chuyển qua biểu hiện các đặc điểm của con người:

Cho liễu người khô, ngọc mắt phai:

(Kẻ đi đày)

Gót sen vàngliễu yếu chạy về đâu

(Mơ xưa)

Từ chỉ các bộ phận của cây chuyển qua trường con người biểu hiện các phạm trù thuộc con người như: cuộc đời, tình cảm, sự sống, sức lực…

Cây đời trĩu trái

(Và cây đời mãi mãi xanh tươi)

Bận đi hái những cành vui xanh thắm

(Dối trá)

Những trẻ yêu yêu mầm sống búp

(Mê quần chúng)

Hoa ái tình chung phận đóa hồng khô

(Dối trá)

Hương sức lực lan tràn trên bắp thịt

(Nguồn thơ mới)

Uổng nhuỵ lòng tươi tặng khách hờ

(Gửi hương cho gió)

Nếu bỏ được trái lòng cho gió cuốn

(Thở than)

Em là nhân của hồn anh

(Cái dằm)


Từ chỉ các đặc tính của cây, hoa, trái,… chuyển qua trường con người để biểu hiện các tính chất của các phạm trù thuộc con người như: tuổi (trẻ, già), sự yêu đời, tình cảm…

Cái tuổi thanh niên mắt biếc rờn

(Tâm sự với Quy Nhơn)

Cho đến bây giờ mộng chín au.

(Lưu học sinh)

Mái đầu mơn mởnmá con con

(Đàn chim dân tộc)

Đôi hồn tươi đậm ngáthoa hương

(Tình trai)

Em, em ơi, tình nonsắp giàrồi…

(Giục giã)

Những nàng con gái sớm phai bông

(Ngẩn ngơ)

Chàng trai tơ mởnđã thành ông

(Tặng bạn bây giờ)

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắmlại

(Vội vàng)

Những chàng trai đương sức lực tươi xanh

(Đẹp)

Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non

(Đôi mắt xanh non)

Từ chỉ các hoạt động của cây, hoa, trái,… chuyển qua trường con người biểu hiện những phạm trù thuộc con người như sức lực, vẻ đẹp bên ngoài, sự buồn rầu trong tâm hồn…

Tự ngàn xưa người ta héo, than ôi!

(Tặng thơ)


Đôi chút hồng đào lên má nở

(Những kẻ đợi chờ)

Giặc già, sức lực rụngtheo ngày

(Dõi trên trời một con số Việt Nam)

2.2.2.2. Trường nghĩa động vật chuyển qua trường nghĩa con người

Các từ thuộc trường nghĩa động vật chuyển qua trường nghĩa người gồm: các từ chỉ nòi giống của các con vật (nòi, giống), gọi tên các con vật (ong, ngựa, bồ câu, diều hâu, con quạ…); các bộ phận của con vật (cánh, mõm, đuôi, răng nanh…); các hành động của con vật (vờn, sủa, nhe răng,…).

Tên các con vật chuyển từ trường động vật qua trường nghĩa người được chia làm hai nhóm: nhóm các con vật tượng trưng cho sự xấu xa hoặc độc ác, hung tàn (chó, sài lang, diều hâu, hổ báo, rồng đất, dơi, cú, chuột cống, chuột chù, con bạch tuộc, lang sói, bọn ăn thịt, lũ hút máu,…) và nhóm các con vật tượng trưng cho sự tốt đẹp (ong, bồ câu, chim…). Nhóm các con vật tượng trưng cho điều tốt đẹp được dùng để chỉ người và những gì tác giả yêu thương, nhóm còn lại được dùng để chỉ người và những gì tác giả căm ghét.

Đời ongnguyện chết giữa hoa tâm

(Trò chuyện với Thơ Thơ)

Và lòng ta như ngựa trẻ không cương.

Con ngựa trẻ ngất ngây đường diệu viễn,

(Mênh mông)

Kể đâu gươm súng chó tàn hung

(Hội nghị non sông)

Trên phố tưng bừng chim Việt Nam

(Đàn chim Việt Nam)

- Đế quốc Mỹ diều hâu

- Sợ bồ câu nhân loại

- Đường cùng, con quạ Mỹ

(Bồ câu trắng)


- Nhưng Đảng đã về hạ trại ở đây, Ta sẽ chặt nghìn tay con bạch tuộc!

- Bọn hổ báota ghè nanh, ta bẻ vuốt

- Bọn rồng đấtta dần dần tóm gáy

(Vô sản chuyên chính)

- Chặn đứng lại những mặt dơi, mặt ,

- Một dây chuột cống, một đống chuột chù

(Ánh lửa trong thị xã Trà Vinh)

nguỵ chóđang cắn càn trận cuối

(Sức mạnh những người tuyệt thực)

Bọn ăn thịt loài người;

Lũ hút máu cuộc đời

(Hoà bình)

Các bộ phận của con vật được gắn cho những phạm trù thuộc thế giới của con người:

Nhưng Đảng đã về hạ trại ở đây… Bọn hổ báo ta ghè nanh, ta bẻ vuốt

(Vô sản chuyên chính)

Sau ngàn rưởi đêm ngày đạn bom Mỹ sủa!

(Từ Cao Lạng tới Vĩnh Linh)

Để cho Nichxơn nhe mãi răng nanh

(Nếu để cho chúng mày…)

Ôi! Đôi ta mọc cánh

(Em có tài hội hoạ…)

Nao lòng ta bằng muôn cánh yêu đương

(Thanh niên) Hành động của con vật được chuyển qua thế giới của con người:

Lũ nguỵ chó đang cắncàn trận cuối

(Sức mạnh những người tuyệt thực)


Để cho Nichxơn nhemãi răng nanh

(Nếu để cho chúng mày)

2.2.2.3. Trường nghĩa sự vật chuyển qua trường nghĩa con người

Các từ thuộc trường sự vật chuyển qua trường người có thể là từ chỉ tên các sự vật (giếng, bờ, mây, trời, trăng, sao, kho, lửa,…); đặc tính của các sự vật (óng ả, mặn,…); các hoạt động của sự vật (trôi chảy, vỗ, dội,…)

Từ chỉ tên các sự vật chuyển qua trường con người:

- Đôi giếng mắt đã chứa trời vạn hộc

- Đôi bờ tai nào ngăn cản thanh âm

(Cảm xúc)

Mà mơn trớn cả một kho ân ái

(Dối trá)

Chiếc thuyền lòng nước đẩy phải trôi theo

(Lời thơ vào tập Gửi hương)

Chiếc đảo hồn tôi rộn bốn bề

(Nguyệt cầm)

Để lây lửachuyển những lòng giá đúc

(Chỉ ở lòng ta)

Trái tim tôi: một cái túitràn trề

(Tôi muốn đi thăm khắp cả miền Nam) Từ chỉ hoạt động của sự vật chuyển qua trường con người:

Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn

(Giục giã)

Yêu với căm, hai đợt sóng ào ào

Vỗbên lòng, dộimãi tới trăng sao

(Những đêm hành quân)

Từ chỉ đặc tính của sự vật chuyển qua trường con người:

Mười chín tuổi! mặt trời đang óng ả

(Đẹp)

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 29/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí