Kết Quả Kiểm Tra Một Số Cửa Hàng Pnj Tại Hà Nội - Tháng 4/2007


Khách hàng rất dễ nhận ra các cửa hàng PNJ giữa những con phố đông đúc và 1


Khách hàng rất dễ nhận ra các cửa hàng PNJ giữa những con phố đông đúc và nhiều cửa hàng cũng chính bởi hình ảnh rất đặc trưng này.

Tuy nhiên, chất lượng bên trong các cửa hàng chưa thật sự toàn diện và đồng đều. Ví dụ, kết quả kiểm tra một số cửa hàng tại Hà Nội vào tháng 4/2007 như sau :

Bảng 2: Kết quả kiểm tra một số cửa hàng PNJ tại Hà Nội - tháng 4/2007



STT

Cửa hàng

Trần Nhân

Tông

Tràng Tiền

Bạch Mai

Khâm Thiên

Tôn Đức

Thắng

Ngọc Lâm


CAO

Vấn đề tồn tại

1

Cửa hàng









Nơi để xe





Hệ thống điện









Hệ thống chiếu sáng








Quạt gió








Kệ bục




Đồ trưng


Máy siêu âm







2

Nội qui+qui định









Vệ sinh cửa hàng







Vệ sinh hàng hóa



Trang phục







3

Sổ sách+hàng hoá









Lưu tài liệu



Sổ sách,chứng từ








Quản lý,lưu kho hàng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Nguồn: PNJ – Báo cáo kiểm tra cửa hàng


Các giám sát khi phát hiện khiếm khuyết của cửa hàng luôn đề ra các biện pháp giải quyết tức thời. Ví dụ: gọi ngay thợ sửa chữa, đề xuất Công ty cung cấp thêm đồ trang trí, đôn đốc nhân viên vệ sinh cửa hàng...[4]

Từ đó cho thấy Công ty luôn cố gắng duy trì chất lượng cao của các cửa hàng, đảm bảo những dịch vụ tốt nhất, giúp cho việc phân phối trang sức PNJ được hiệu quả.

4.3. Doanh thu, lợi nhuận và thị phần

Cùng với quá trình mở rộng hệ thống phân phối, doanh thu và lợi nhuận của PNJ trong những năm qua đã tăng lên đáng kể.

Bảng 3: Doanh thu và lợi nhuận của PNJ (tỷ đồng)


Năm

2004

2005

2006

T.6/2007

Doanh thu- tỷ đồng

-% tăng trưởng

1650

1725

104,55%

2329

135,01%

1446

Lợi nhuận- tỷ đồng

-% tăng trưởng

18,105

23,949

132,28%

37,941

158,42%

86,3

Tỷ lệ LN/DT

1,1%

1,39%

1,63%

5,97%

Nguồn : PNJ – Một chặng đường phát triển [8]

Lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm nay tăng vọt do Công ty mới nhận được hai hợp đồng từ hai doanh nghiệp kim hoàn lớn của Mỹ là Zalemark (hợp đồng cho phép PNJ sản xuất và bán các sản phẩm trang sức nhãn hiệu Demeter của Zalemark tại các cửa hàng CAO) và doanh nghiệp DC&D (hợp đồng gia công trang sức cho DC&D với tổng giá trị lô hàng khoảng 20 triệu USD, thời hạn giao hàng đến hết năm 2008).

Tại thị trường trong nước, Công ty PNJ cũng không ngừng tăng thị phần và đạt được sự tín nhiệm của đông đảo người tiêu dùng Việt Nam. Trong chương trình Hàng Việt Nam chất lượng cao 2007, trang sức PNJ đã được công nhận là thương hiệu dẫn đầu ngành kim hoàn, đứng thứ 16 trong top 100 thương hiệu hàng tiêu dùng Việt Nam chất lượng cao, trong khi đối thủ lớn nhất của PNJ là công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC chỉ đứng thứ 2 trong ngành trang sức, thứ 83 trong top 100 [14]. Danh hiệu này được xác lập dựa trên các tiêu chí là chỉ số tín nhiệm của người tiêu dùng, tính ổn định và liên tục của thương hiệu, tính hiệu quả kinh tế, đầu tư dài hạn cho thương hiệu, nên nó là minh chứng tốt nhất cho sự phát triển thị phần của PNJ trong thị trường trang sức Việt Nam.

Những kết quả trên là rất đáng ngưỡng mộ nhưng trong hệ thống phân phối sản phẩm của Công ty vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần lưu ý.

4.4. Những tồn tại, hạn chế trong hệ thống phân phối và tiêu thụ sản phẩm trong nước của công ty PNJ

4.4.1. Sự sắp đặt về mặt địa lý : những lỗ hổng thị trường

Nhìn trên bản đồ hệ thống cửa hàng PNJ (phụ lục 4) có thể nhận thấy rất rõ là Công ty đang bỏ ngỏ nhiều khu vực thị trường. Trong khi xây dựng một hệ thống cửa hàng dày đặc ở thành phố Hồ Chí Minh (48 trên tổng số 86 cửa hàng hiện có của Công ty), và Hà Nội (15/86 cửa hàng), thì ở những thành phố khác, PNJ chỉ có một hoặc hai cửa hàng. Hơn nữa, trên toàn miền Bắc, Công ty chỉ đặt cửa hàng ở hai thành phố là Hà Nội và Hải Phòng, trong khi khu vực này đem lại hơn 15% trong tổng doanh thu hàng năm của Công ty.

Nhờ các trung gian bán buôn và bán lẻ trong hệ thống phân phối, các sản phẩm trang sức PNJ vẫn đến được tay người tiêu dùng cuối cùng tại các tỉnh, thành phố mà Công ty không đặt chi nhánh, cửa hàng. Tuy nhiên, vì họ không quảng bá cho nhãn hiệu PNJ nên Công ty vẫn cần xây dựng các cửa hàng của mình rộng rãi hơn để việc phân phối đạt hiệu quả tốt nhất, thoả mãn những mục tiêu, yêu cầu mà Công ty đã đề ra trong kế hoạch xây dựng hệ thống phân phối.

4.4.2. Xung đột trong kênh phân phối

Ngoài việc để hổng một số khu vực thị trường, Công ty PNJ còn gây ra một số xung đột trong hệ thống phân phối.

Đầu tiên là việc Công ty lập chính sách khoán quỹ lương không đồng đều giữa các cửa hàng. Ví dụ, lương kinh doanh của nhân viên cửa hàng Trần Nhân Tông và Vincom (Hà Nội) là 4% doanh thu vàng lẻ, 0,5% doanh thu đá, 2% doanh thu hàng món, 1,5% doanh thu dây Ý, và 4% doanh thu bạc; còn lương kinh doanh của nhân viên cửa hàng Tràng Tiền và Big C (cũng ở Hà Nội) là 5% doanh thu vàng lẻ, 0,5% doanh thu đá, 2% doanh thu hàng món, 1,5% doanh thu dây Ý, và 5% doanh thu bạc. Sự khác biệt này khiến cho các nhân viên có tâm lí không thoải mái trong làm việc và thường phản ứng mỗi khi bị thuyên chuyển vị trí làm việc.

Trong kênh bán buôn, các nhân viên PNJ còn chào hàng đến các tiệm đang mua hàng từ trung gian bán buôn trong hệ thống của mình. Việc này giúp rút ngắn kênh phân phối và nâng cao khả năng kiểm soát quá trình phân phối của Công ty

nhưng đã gây ra không ít phản ứng từ các trung gian bán buôn, điển hình là tâm lí giữ bí mật các thông tin kinh doanh, ảnh hưởng đến luồng thông tin phục vụ cho xây dựng các chiến lược marketing của Công ty.

Cũng có những xung đột xuất hiện do Công ty không giữ liên lạc tốt với các trung gian. Năm 2004, nhiều nhà bán lẻ phản ứng dữ dội khi Công ty khai trương hệ thống cửa hàng PNJ Gold: “Sao đang bán bán buôn chuyển sang bán lẻ? Bán kiểu này thì làm sao chúng tôi sống nổi nữa?”. Chỉ sau này họ mới hiểu nhánh sản phẩm dành cho bán lẻ hoàn toàn khác sản phẩm dành cho bán buôn. Tuy nhiên, việc quản lí không tốt luồng thông tin này đã làm giảm ít nhiều uy tín của PNJ đối với các trung gian.[19]

Những hạn chế, tồn tại trên, cùng với biến động không ngừng trong thị trường trang sức, đã đề ra cho Công ty nhu cầu phải luôn thay đổi. Chương ba của khoá luận là một số giải pháp, kiến nghị của người viết, hy vọng có thể giúp ích cho việc hoàn thiện hệ thống phân phối của PNJ.

CHƯƠNG 3‌‌

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA CÔNG TY PNJ


1. DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG TRANG SỨC VIỆT NAM

1.1. Quy mô thị trường

Theo đánh giá của Hội đồng vàng thế giới, thị trường trang sức Việt Nam là một thị trường nhỏ so với các nước khác trong khu vực nhưng có sức phát triển rất mạnh mẽ và sôi động. So với các nước láng giềng như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, mức tiêu thụ vàng của Việt Nam chỉ bằng độ 8%. Tuy nhiên, thị trường trang sức phát triển ổn định ở mức 10-> 14%/năm trong hơn 10 năm qua [17] hứa hẹn những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong ngành.

Biểu đồ 3: Tiêu thụ vàng và trang sức tại Việt Nam (tấn)


34

36

34

36

25

28

34

48

100

80

vµng miÕng

trang søc

60

40

20

0

2003 2004 2005 2006


Nguồn : www.binhthuan.gov.vn Ngoài quy mô tiêu thụ, quy mô sản xuất và cạnh tranh trong thị trường cũng

rất lớn. Số doanh nghiệp hoạt động trong ngành vàng bạc đá quý cũng không ngừng tăng nhanh, khoảng 15% mỗi năm, và đến nay ước tính có khoảng 10 000 doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành. Nhưng chỉ có khoảng 2% số đơn vị này đầu tư máy móc hiện đại, còn lại đa phần sử dụng các thiết bị sản xuất lạc hậu [13]. Như

vậy, thị trường trang sức cao cấp của Việt Nam hiện nay còn rất nhiều tiềm năng đang chờ các doanh nghiệp đầu tư khai thác.

Mặt khác, nước ta đã gia nhập WTO và đang trong lộ trình hội nhập AFTA, nên sắp tới, rào cản thuế quan sẽ được bãi bỏ và khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài đã có quá trình sản xuất lâu dài và sở hữu những dây truyền công nghệ hiện đại, quy mô, đội ngũ thiết kế nhiều kinh nghiệm. Hiện nay, một số công ty lớn của thế giới cũng đã bắt đầu khai thác thị trường trang sức Việt Nam như công ty Design Internatianal của Pháp, công ty Estelle của Nhật, tập đoàn Pranda của Thái Lan, công ty Lucidau của Hàn Quốc, công ty Thăng Bình của Đài Loan, công ty Everest của Australia, công ty K.P của Mỹ…[13].

Thị trường trang sức Việt Nam trong thời gian sắp tới chắc chắn sẽ có thêm rất nhiều biến động, đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải theo sát từng diễn biến và phản ứng thật kịp thời thì mới có thể giữ vững, củng cố và nâng cao vị trí của mình.

Về đầu vào cho sản xuất, tổng sản lượng vàng khai thác trong nước hiện đạt 2 đến 3 tấn/năm. Như vậy, gần như toàn bộ lượng vàng nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trang sức phải nhập khẩu từ nước ngoài. Điều này là một hạn chế cho quy mô phát triển của thị trường trang sức Việt Nam trong bối cảnh giá vàng hiện nay đang tăng mạnh.

1.2. Giá cả

Giá trị của trang sức tại thị trường nước ta hiện nay vẫn được tính riêng giá vàng (giá trị của lượng vàng nguyên liệu, đá quý làm nên món trang sức) và giá công (thường được tính dựa trên độ tinh xảo của món hàng). Giá công ít thay đổi nên giá trang sức lên xuống chủ yếu theo giá vàng nguyên liệu trên thị trường.

Giá vàng trong những tháng gần đây lên xuống thất thường tuỳ từng ngày, nhưng xu thế chung là tăng mạnh. Điều này thể hiện rất rõ vào đợt tăng giá đột biến đầu thán 9/2007. Đến cuối tháng 10/2007, giá vàng trên thị trường thế giới ở vào khoảng 765 USD/ ounce, đạt mức kỉ lục trong vòng 28 năm qua. Giá vàng trong nước cũng liên tục điều chỉnh, theo sát giá thế giới. Lúc 9 giờ sáng ngày 20/10/2007, giá vàng SJC bán ra ở mức 1.479.000VNĐ/ chỉ và mua vào ở mức

1.471.000VNĐ/ chỉ. Mức giá quá cao khiến hầu hết những người đầu cơ vàng đang phải chững lại chờ những diễn biến mới.[18]

Biểu đồ 4: Giá vàng tại Việt Nam vào quý III năm 2007

Nguồn www doanhnghiep24g com vn cms detail php id 18247 Đầu năm 2007 công ty kinh doanh 2

Nguồn: www.doanhnghiep24g.com.vn/cms/detail.php?id=18247 Đầu năm 2007, công ty kinh doanh Vàng bạc đá quý của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam mới đưa vào hoạt động kho Ngoại quan vàng liên doanh với Standard Merchant Bank Asia của Singapore. Do đó, nếu trước đây các doanh nghiệp trong nước muốn nhập khẩu vàng về phải mất 48 đến 72 giờ đồng hồ thì nay chỉ mất 12 giờ, phí nhập khẩu vàng cũng giảm khoảng 3 lần, chỉ còn 0,4 đến 0,5 USD/ounce [18]. Bởi vậy, giá vàng Việt nam hiện nay phản ứng rất

nhạy và cùng chiều với giá vàng thế giới.

Hiện nay, trên thị trường hối đoái quốc tế, đồng Đôla Mỹ đang suy yếu do giới tài chính dự báo Cục Dự trữ liên bang Mỹ sẽ cắt giảm lãi suất chủ đạo. Bên cạnh đó, giá dầu mỏ liên tục phá vỡ kỉ lục, hiện đang tăng đến mức 90 USD/ thùng[18]. Mà giá vàng, đã thành quy luật, luôn biến động cùng lúc với giá Đôla và dầu mỏ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/05/2022