Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Của Công Ty Tnhh 1Mtv Thực Phẩm Huế


Doanh thu trong giai đoạn 2018-2020 có những biến động trái ngược nhau, năm 2018 doanh thu là 48.878 triệu đồng, năm 2019 tăng lên 51.356 triệu đồng và năm 2020 lại giảm xuống còn 49.266 triệu đồng.

Lợi nhuận sau thuế của công ty có biến động tỷ lệ thuận với doanh thu. Năm 2018 lợi nhuận sau thuế là 4.973 triệu đồng, năm 2019 tăng mạnh lên 12.558 triệu đồng do có chi phí tài chính thấp hơn so với năm 2018. Năm 2020 do tình hình dịch bệnh, nền kinh tế khó khăn nên lợi nhuận sau thuế giảm còn 8.207 triệu đồng, giảm

4.351 triệu đồng hay giảm 34,65% so với năm 2019.


2.2. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH 1MTV Thực phẩm Huế

2.2.1. Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế

2.2.1.1. Môi trường vĩ mô


- Môi trường kinh tế

Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong 30 năm vừa qua rất đáng được ghi nhận. Việc đổi mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ quốc gia nghèo nhất trên thế giới thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp và là một trong những nền kinh tế mới nổi năng động nhất trong khu vực Đông Nam Á.

World Bank cho biết, từ năm 2002 đến năm 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2700 USD năm 2019 và với hơn 45 triệu người thoát nghèo. Năm 2019, Việt Nam vẫn tiếp tục cho thấy nền kinh tế có nền tăng mạnh và khả năng chống chịu cao nhờ nhu cầu trong nước và sản xuất định hướng xuất khẩu ở mức cao. GDP tăng 7,02% trong năm 2019, tương tự tỉ lệ tăng trưởng năm 2018 và có tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm nhanh nhất trong khu vực.

Theo World Bank, trước sự hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng đáng kể bởi đại dịch toàn cầu Covid-19. Tăng trưởng kinh tế được dự báo sẽ giảm xuống còn 3-4% trong năm 2020, thấp hơn so với nhận định


trước khủng hoảng là 6,5%. Tuy nhiên, nhờ các biện pháp chủ động đối phó ở các cấp trung ương và địa phương nên tác động của dịch bệnh gây nên không nghiêm trọng như các quốc gia khác trên toàn cầu, Việt Nam còn trở thành hình mẫu kiểm soát dịch bệnh hiệu quả và được dự báo là một trong những nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh trong khu vực. Theo ADB, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2020 sẽ giảm mạnh xuống mức 1,8% nhưng có thể sẽ tăng trở lại mức 6,3% vào năm 2021, lạm phát tương ứng là 3,3% và 3,5% nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt.

Ngày 12/09/2016, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành bia, rượu, nước giải khát Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Mục tiêu của Quy hoạch này là xây dựng ngành đồ uống Việt Nam thành ngành công nghiệp hiện đại, xứng đáng với vai trò, vị trí trong nền kinh tế, có thương hiệu mạnh trên thị trường, sản phẩm có chất lượng cao, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, bảo đảm an toàn thực phẩm và sức khỏe cộng đồng, cạnh tranh tốt trong quá trình hội nhập, đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Tại Việt Nam, ảnh hưởng của Nghị định 100/2019 về xử phạt vi phạm giao thông và việc đóng cửa hàng loạt các địa điểm kinh doanh trong thời gian dịch bệnh đã khiến việc tiêu thụ rượu bia bị đóng băng. Theo PGS.TS Ngô Trí Long, Chuyên gia kinh tế cho biết, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ngành rượu bia bị giảm sút từ 20-40%, chỉ số sản xuất giảm và chỉ số tồn kho tăng lên. Việc giảm sản lượng tiêu thụ rượu bia, nước giải khát có thể sẽ dẫn đến việc giảm ngân sách Nhà nước khoảng 30.000 tỷ đồng trong năm 2020 do bị giảm các khoản đóng góp từ doanh nghiệp sản xuất rượu bia và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ liên quan đến bia rượu.

- Môi trường chính trị - luật pháp

Sự ổn định về mặt chính trị của Việt Nam đã giúp cho Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế thực hiện tốt hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng giao lưu với các tỉnh thành trong cả nước. Ngoài ra còn có thể quảng bá hình ảnh thương hiệu,


xuất khẩu các sản phẩm của công ty sang nước ngoài và có cơ hội hợp tác với các

đối tác nước ngoài như Nhật Bản, Thái Lan.

Tuy nhiên, rượu thuộc nhóm hàng hóa Nhà nước hạn chế kinh doanh nên vẫn còn nhiều khó khăn cho ngành này. Theo Luật phòng, chống tác hại của rượu bia, khoản 3 Điều 12 của Luật quy định không được quảng cáo rượu, bia dưới 5,5 độ trong thời gian 18 giờ đến 21 giờ trên truyền hình và Điều 14 của Luật quy định các tổ chức, cá nhân kinh doanh không được tài trợ bằng sản phẩm rượu, bia. Điều này đã làm hạn chế việc các doanh nghiệp kinh doanh rượu, bia quảng bá sản phẩm của mình.

- Môi trường công nghệ

Khoa học kỹ thuật ngày nay đang phát triển ngày một mạnh mẽ, hàng nghìn máy móc ra đời hàng loạt hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc sản xuất, giúp doanh nghiệp tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.

Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố cơ bản tác động mạnh mẽ nhất đến chất lượng sản phẩm, quyết định đến việc hình thành chất lượng sản phẩm. Việc lựa chọn thiết bị rất quan trọng, kỹ thuật và công nghệ liên tục đổi mới nhưng thiết bị lạc hậu, cũ kỹ sẽ khó có thể tạo ra được sản phẩm có chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Vì vậy các trang thiết bị của công ty chủ yếu được nhập từ Nhật Bản, gần đây thì có một số thiết bị được mua tại Việt Nam.

- Môi trường văn hóa – xã hội

Dân số Việt Nam hiện nay khoảng hơn 97 triệu người, là quốc gia có nguồn lao động dồi dào, cần cù sáng tạo, có kinh nghiệm và có chi phí nhân công rẻ. Đây là điểm thuận lợi cho Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế nói riêng và các doanh nghiệp khác nói chung trong việc sản xuất, kinh doanh rượu bia.

Việt Nam là một trong ba quốc gia có tốc độ tiêu thụ rượu bia tăng nhanh nhất thế giới trong giai đoạn 2010-2017 và tốc độ này vẫn luôn tăng, chưa có dấu hiệu bão hòa. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước sản xuất, kinh doanh rượu bia luôn ra sức cạnh tranh nhau trên thị trường nhằm mục đích tồn tại và phát triển lâu


dài, chính sự cạnh tranh này đã làm các sản phẩm rượu, bia trên thị trường ngày càng đa dạng, phong phú nhưng giá cả thì lại rẻ. Từ đó người tiêu dùng có thể có nhiều sự lựa chọn hơn đối với các loại rượu, bia, một thức uống khá phổ biến trong đời sống của người dân Việt Nam.

Thừa Thiên Huế là một vùng đất có truyền thống văn hóa, lễ hội các loại, là thành phố được mệnh danh là thành phố Festival của Việt Nam. Hằng năm, các lễ hội lớn nhỏ đều được tổ chức ấn tượng, đặc sắc, gắn kết với nhau, được công chúng và khách du lịch trong ngoài nước đón nhận. Các hoạt động của lễ hội không chỉ truyền bá được những nét văn hóa truyền thống của cố đô Huế đến mọi người mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm của mình. Các sản phẩm rượu Sake, rượu Shochu của công ty được đánh giá là thức uống vừa quen thuộc, vừa mới lạ và dễ kết hợp với ẩm thực Việt Nam.

- Môi trường tự nhiên

Vị trị địa lý và khí hậu ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Môi trường ngày càng ô nhiễm thì công ty càng phải đầu tư các quy trình công nghệ hiện đại để lọc nước, nước dùng trong sản xuất rượu Shochu và rượu Sake phải được lọc qua nhiều giai đoạn theo công nghệ Nhật Bản.

Tình hình thiên tai và lũ lụt thường xuyên gây ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp vận chuyển sản phẩm đến cho khách hàng, gây gia tăng chi phí lưu kho, vận chuyển và bảo quản sản phẩm. Ngoài ra, thiên tai còn ảnh hưởng đến mùa vụ các nguyên liệu dùng để sản xuất rượu Sake, rượu Shochu của công ty như gạo, lúa mạch, khoai lang, gây ảnh hưởng đến chất lượng rượu và tiến độ sản xuất của doanh nghiệp.

2.2.1.2. Môi trường vi mô


- Nguồn nhân lực

Nhân lực của Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế gồm các bộ phận như bộ phận kế toán – hành chính, bộ phận kinh doanh, bộ phận đối ngoại và các bộ phận thuộc sản xuất. Các bộ phận trong công ty nhìn chung đã đi vào hoạt động ổn định


và hàng năm luôn được công ty nâng cấp đào tạo. Công ty đào tạo nội bộ theo hình thức phân công các thành viên có tay nghề cao chỉ dẫn, huấn luyện cho các thành viên có tay nghề thấp hơn hay các thành viên mới để những người này có thể dễ dàng làm quen với công việc và thực hiện được các công việc có yêu cầu cao. Ngoài ra công ty còn đào tạo bên ngoài cho các thành viên cần nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật hay những chuyên môn mà công ty chưa có để vận dụng vào các công việc và truyền đạt, huấn luyện lại cho các thành viên trong công ty. Đào tạo nội bộ luôn được công ty ưu tiên hàng đầu vì đây là hình thức đào tạo thuận lợi, dễ tiếp thu và có hiệu quả cao do vừa học vừa thực hiện tại chỗ làm. Còn đào tạo bên ngoài là hình thức đào tạo tốn kém thời gian, chi phí đi lại, ngoài ra còn phải lựa chọn kỹ càng các thành viên cần đào tạo, các thành viên này phải đảm bảo độ trung thành với công ty, tâm huyết với nghề và có khả năng tiếp thu các chuyên môn cần đào tạo.

- Khách hàng

Việc công ty tiến hành thâm nhập vào các khách hàng mục tiêu là khá khó khăn khi đối với các sản phẩm mang vị độc đáo như rượu thì người tiêu dùng thường trung thành với các nhãn hiệu mà họ thường xuyên sử dụng hơn là dùng các sản phẩm ít biết hay chưa biết đến. Hiện nay khách hàng của công ty trải rộng khắp cả nước với hơn 28 tỉnh thành và ở thị trường nước ngoài như Nhật Bản, Thái Lan. Khách hàng của công ty là các cá nhân hay tổ chức như đại lý, cửa hàng bán buôn bán lẻ, nhà hàng, khách sạn có nhu cầu mua để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng hay mua đi bán lại nhằm mục đích kiếm lời.

Sức mạnh của người mua trong phân khúc bình dân và trung cấp là cao, ở phân khúc này người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đối với giá cả. Ngược lại trong phân khúc cao cấp thì người tiêu dùng lại quan tâm đến hương vị cũng như mẫu mã sang trọng.

- Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Ngành rượu Việt Nam hiện nay được xem là ngành siêu lợi nhuận và là niềm

mơ ước của nhiều doanh nghiệp trong nước và nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm cơ


hội phát triển. Hiện nay cả nước có khoảng 139 cơ sở sản xuất bia và 266 cơ sở sản xuất rượu tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại của công ty là Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội (Halico), Công ty Cổ phần Rượu bia Đà Lạt (DalatBeco), các công ty bia…

Hiện nay các hãng rượu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang có xu hướng kiểm soát thị phần đang có và đang cố gắng mở rộng thị trường khiến mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt nên công ty phải có các chính sách, chiến lược hợp lý, marketing hiệu quả nhằm có chỗ đứng trên thị trường, xây dựng được hình ảnh trong lòng khách hàng. Ngoài ra công ty còn phải chú ý đến các sản phẩm thay thế như bia, nước giải khát, nước uống không cồn… vì các sản phẩm này chiếm thị phần khá cao trong ngành đồ uống Việt Nam.

- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Áp lực từ đối thủ cạnh tranh mới là không cao khi rào cản nhập ngành quá lớn với các vấn đề về chính sách thuế, không có sự bình đẳng với các ngành khác trong việc tiếp cận nguồn lực chính sách. Các hãng rượu mới sẽ rất dễ bị đào thải do áp lực cạnh tranh, không tiếp cận được hệ thống phân phối cũng như yếu tố thói quen tiêu dùng.

- Sản phẩm thay thế

Phạm vi cạnh tranh, thay thế của bia đối với rượu ngày càng tăng khi người tiêu dùng đặc biệt là thanh niên, trung niên dùng bia nhiều hơn so với rượu. Bia chiếm tỷ trọng hơn 90% lượng đồ uống có cồn tiêu thụ tại Việt Nam, đây là khó khăn lớn cho ngành rượu vì rượu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ.

- Nhà cung cấp

Áp lực từ phía nhà cung ứng là trung bình, do công ty phải nhập hầu hết các nguyên liệu như Malt, men Koji, gạo, lúa mạch, khoai lang, thế liệu…vì vậy không có tính chủ động hay tính ổn định trong sản xuất. Tuy nhiên các nhà cung ứng này có uy tín chất lượng và đã hợp tác lâu dài nên sẽ không gây áp lực nhiều cho công ty.


2.2.2. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế

2.2.2.1. Tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ toàn bộ sản phẩm của công ty

trong giai đoạn 2018-2020


Việc so sánh kết quả thực hiện so với kế hoạch giúp nhà quản trị biết được mức độ hoàn thành kế hoạch trong mỗi chu kỳ và lên kế hoạch cho các kỳ tiếp theo. Tình hình thực hiện kế hoạch khối lượng tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế được thể hiện qua bảng 2.7.

Bảng 2.6: Tình hình hoàn thành kế hoạch theo khối lượng toàn bộ sản phẩm

giai đoạn 2018-2020


ĐVT: chai



Năm

Chỉ tiêu

So sánh

KH

TT

TT/KH

+/-

%

2018

967.236

649.086

-318.150

67,11

2019

856.389

826.776

-29.613

96,54

2020

813.930

571.651

-242.279

70,23

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế - 8

Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán


Năm 2018, khối lượng tiêu thụ thực tế là 649.086 chai, thực hiện được 67,11% so với kế hoạch đề ra, khối lượng tiêu thụ thực tế ít hơn 318.150 chai so với kế hoạch, do công ty chưa thực hiện tốt công tác điều tra nghiên cứu thị trường và dự tính khối lượng tiêu thụ quá cao trong kế hoạch tiêu thụ. Vì vậy công ty đã có


điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch phù hợp cho năm 2019, cụ thể năm 2019 khối lượng theo kế hoạch là 856.389 chai và có khối lượng tiêu thụ thực tế là 826.776 chai đạt 96,54% so với kế hoạch, đây là dấu hiệu tốt khi công ty đã gần hoàn thành được kế hoạch tiêu thụ do có sự điều chỉnh khối lượng kế hoạch và sự tăng lên của khối lượng tiêu thụ thực tế. Tuy nhiên năm 2020 khối lượng thực tế là 571.651 chai, chỉ đạt được 70,23% so với kế hoạch. Đây là điều dễ thấy được ở các công ty rượu bia năm 2020 vì đây là năm khó khăn do đại dịch Covid-19, nền kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn nên người tiêu dùng giảm nhu cầu tiêu dùng rượu bia. Theo thống kê của Hiệp hội Bia-Rượu Nước Giải Khát (VBA), từ đầu năm 2020, ngành bị ảnh hưởng bởi tác động kép do dịch COVID-19 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP nên sản xuất, kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn. Thống kê của VBA cho thấy nhiều doanh nghiệp giảm sản lượng tiêu thụ đến 40-50%.

Tổng khối lượng tiêu thụ trong giai đoạn 2018-2020 đều thấp hơn so với kế hoạch công ty đề ra. Nguyên nhân chủ yếu do công ty chịu sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh, điều tra nghiên cứu thị trường chưa tốt, ngoài ra còn do chi phí các nguyên vật liệu đầu vào tăng khiến giá sản phẩm tăng, người tiêu dùng giảm chi tiêu vào mặt hàng rượu bia vì kinh tế đang khó khăn do dịch Covid-19 vào năm 2020 nên đã ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ rượu của công ty.

2.2.2.2. Tình hình biến động khối lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ phân tích so với kỳ trước giai đoạn 2018-2020

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 31/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí