Phân Tích Tình Hình Biến Động Khối Lượng Sản Phẩm Tiêu Thụ Kỳ Phân Tích So Với Kỳ Trước


Đánh giá khái quát tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ toàn bộ sản phẩm bằng cách xác định K

K = 100%: Doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch tiêu thụ toàn bộ sản phẩm.


K < 100%: Doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ toàn bộ sản

phẩm.


1.1.4.2. Phân tích tình hình biến động khối lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ phân tích so với kỳ trước

Theo Bùi Xuân Phong (2009) cho biết

- Chỉ tiêu phân tích

Phân tích đối với từng loại sản phẩm (mặt hàng)


= Qt Qt-1


= Qt − 1


× 100


Qt: Số lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ phân tích


Qt-1: Số lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ trước kỳ phân tích


- Phương pháp phân tích

Xác định chỉ tiêu phân tích rồi đánh giá khái quát tình hình biến động khối

lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ phân tích so với kỳ trước.


1.1.4.3. Phân tích tình hình doanh thu tiêu thụ theo thị trường

Theo Bùi Xuân Phong (2009), Nguyễn Văn Công (2013) cho biết

- Chỉ tiêu phân tích

Phân tích đối với doanh thu tiêu thụ theo thị trường.


= Doanh thu tiêu thụ kỳ phân tích Doanh thụ tiêu thụ kỳ trước


ê ụ ỳ ướ

IDT = × 100


- Phương pháp phân tích


Xác định chỉ tiêu phân tích rồi đánh giá tình hình biến động doanh thu tiêu thụ kỳ phân tích so với kỳ trước đối với từng thị trường.

1.1.5. Đề xuất các nội dung nghiên cứu


Thông qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu các giáo trình, các khóa luận liên quan đến đề tài, tác giả quyết định đề xuất các nội dung nghiên cứu sau cho đề tài “Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế”


Bảng 1.1: Đề xuất các nội dung nghiên cứu


Chỉ tiêu đánh

giá

Ý nghĩa

Cách tính

Nguồn

1. Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ toàn

bộ sản phẩm

Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo tỉ lệ là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ thực tế so với kỳ kế hoạch của các chỉ tiêu kinh tế. Nó phản ánh tỉ lệ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế.

K = × 100


Trong đó:


Qti là số lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế thứ i

Qki là số lượng sản phẩm tiêu thụ kế hoạch thứ i

Nguyễn Văn

Công (2013)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế - 5


2. Phân tích tình hình biến động khối lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ

phân tích so với kỳ trước

Đánh giá được khối lượng sản phẩm tiêu thụ của kỳ phân tích là cao hay thấp, tăng lên hay giảm xuống so với kỳ trước đó.

= Qt Qt-1

= × 100

Qt − 1


Trong đó


Qt: Số lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ phân tích

Qt-1: Số lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ trước kỳ phân tích

Bùi Xuân Phong (2009)

3. Phân tích tình hình doanh thu tiêu thụ

theo thị trường

Đánh giá được doanh thu tiêu thụ của kỳ phân tích là cao hay thấp, tăng lên hay giảm xuống so với kỳ trước đó.

= Doanh thu tiêu thụ kỳ phân tích Doanh thụ tiêu thụ kỳ trước

IDT =

× 100

ê ụ ỳ ướ

Bùi Xuân Phong (2009),

Nguyễn Văn

Công (2013)

4. Đánh giá của nhà bán lẻ về các yếu tố tác động

đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của

Qua các ý kiến đánh giá của nhà bán lẻ có thể rút ra được những yếu tố mà công ty thực hiện chưa tốt, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng

Sản phẩm

Lê Đức Huy (2014)

Giá bán

Ngô Trọng Nghĩa (2012), Nguyễn Thị Cẩm Giang (2019)

Hỗ trợ bán hàng

Ngô Trọng


công ty

cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty.


Nghĩa (2012)

Chính sách xúc tiến sản phẩm

Ngô Trọng Nghĩa (2012), Nguyễn Thị Cẩm Giang (2019)

Hoạt động bán hàng

Lê Đức Huy (2014)

Đánh giá chung

Lê Đức Huy (2014),

Nguyễn Thị Cẩm Giang (2019)

Nguồn: tổng hợp


1.2. Cơ sở thực tiễn

Theo nghiên cứu mới đây được công bố trên The Lancet cho biết Việt Nam, Ấn Độ và Nhật Bản là ba quốc gia có lượng rượu bia tiêu thụ tăng nhanh nhất trong giai đoạn 2010-2017. Theo báo cáo này, tổng lượng tiêu thụ rượu trên toàn cầu mỗi năm từ 21 tỷ lít năm 1990 lên 35,7 tỷ lít vào 2017, tương đương tăng 70%. Tại khu vực Đông Nam Á, lượng tiêu thụ rượu đã tăng 34% trong vòng 7 năm (2010-2017). Ở giai đoạn này, Việt Nam lại nằm trong nhóm quốc gia có tốc độ tăng tiêu thụ lớn, gần 90% kể từ năm 2010 và mức tăng này của Việt Nam đứng đầu thế giới và gấp đôi quốc gia xếp thứ 2 - Ấn Độ và gấp Mỹ 16 lần. Theo Điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam năm 2008, gần 80% nam và 36,5% nữ thanh thiếu niên trong độ tuổi 14-25 sử dụng rượu bia, tăng 10% ở nam giới và 8% ở nữ giới sau 5 năm. Lượng tiêu thụ rượu bia bình quân ở lứa tuổi trưởng thành (từ 15 tuổi ở cả 2 giới) từ 3,8 lít giai đoạn 2003-2005 lên 4,7 lít năm 2009-2011, và 8,3 lít


trong giai đoạn 2015-2017. Tổ chức Y tế Thế giới dự báo con số này có thể tăng lên 9,9 lít vào năm 2020 và 11,4 lít vào năm 2025 (Hỏi đáp về phòng chống tác hại của rượu bia. Manila, Philippines, World Health Organization Regional Office for the Western Pacific. 2019, Licence: CC BY-NC-SA 3.0 IGO).

Cả nước hiện có khoảng 139 cơ sở sản xuất bia và 266 cơ sở sản xuất rượu tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế. Ngoài ra còn có các loại rượu do người dân tự nấu và rượu nhập khẩu cũng thu hút được nhiều người tiêu dùng. Ngày nay khi đất nước càng ngày càng phát triển thì phương pháp nấu rượu thủ công đã phần nào phát triển chậm lại, thay vào đó là phương pháp sản xuất rượu theo dây chuyền công nghệ với sự giúp đỡ của máy móc. Đồng thời nước ta cũng khuyến khích phát triển sản xuất rượu với quy mô công nghiệp chất lượng cao, hạn chế sản xuất rượu thủ công tự tiêu dùng, kinh doanh trái phép.

Thị trường rượu hiện nay đang diễn ra khá sôi nổi và thường xuyên. Các mặt hàng rượu trên thị trường hiện nay rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã, chất lượng, phù hợp những nhu cầu, thị hiếu, thói quen tiêu dùng khác nhau của mỗi cá nhân, mỗi vùng.

Ngành sản xuất bia, rượu, nước giải khát ở Việt Nam là lĩnh vực sản xuất có tỷ lệ nội địa hoá cao, góp phần tích cực vào cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Chính phủ đề ra. Mặt khác, chính lĩnh vực sản xuất và kinh doanh dịch vụ mặt hàng bia, rượu, nước giải khát đã trực tiếp và gián tiếp tạo chỗ làm việc cho hàng triệu người lao động trên cả nước, góp phần tích cực xóa đói giảm nghèo.

Xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ rượu bia ngày càng cao trên toàn thế giới và đặc biệt ở Việt Nam, đồng thời muốn truyền bá sản phẩm rượu đặc trưng của Nhật Bản, ban lãnh đạo đã quyết định xây dựng Công ty TNHH 1TV Thực Phẩm Huế là công ty trực thuộc Công ty Cổ phần Saita Holdings, chuyên sản xuất rượu Sake và rượu Shochu tại Huế. Mục đích của công ty không chỉ muốn mang văn hoá rượu


Sake, rượu Shochu Nhật Bản đến Việt Nam mà còn muốn kết hợp văn hoá ẩm thực của Việt Nam với Nhật Bản và giới thiệu sự hấp dẫn của rượu Sake và rượu Shochu được sản xuất tại Việt Nam ra thế giới.


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY TNHH 1TV THỰC PHẨM HUẾ

2.1. Khái quát về Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế


Tên công ty bằng tiếng Việt: Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế Tên công ty bằng tiếng Anh: Hue Foods Company Limited

Tên giao dịch: Hue Foods Co.,Ltd


Địa chỉ công ty: số 4 Hoài Thanh, phường Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Ngày hoạt động: 12/1995 Mã số thuế: 3300100882

Số điện thoại: 02343821776 Fax: 0234821778

Email: sales@huefoods.com


Trang web: http://www.huefoods.com Vốn điều lệ: 7.555.464 USD

Đại diện theo pháp luật của công ty: Giám đốc Điều hành Kurokawa Kunihiko

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển


Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế (HFC) là công ty có vốn 100% đầu tư của Nhật Bản, có vị trí tại phường Thủy Xuân, thành phố Huế, một thành phố có quần thể di tích lịch sử được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới với nhiều danh lam thắng cảnh hữu tình, không khí trong lành và đặc biệt có nguồn nước từ sông Hương rất thích hợp cho việc sản xuất rượu Sake và rượu Shochu Nhật Bản. Sau quá trình lâu dài tìm hiểu và nghiên cứu về nguồn nước, giống lúa


gạo, khoai và lúa mạch của Việt Nam, các nhà đầu tư và chuyên gia Nhật Bản đã đi đến quyết định xây dựng một nhà máy sản xuất rượu Sake và rượu Shochu Nhật Bản để tiêu thụ tại Việt Nam và xuất khẩu đi các nước trên thế giới, đặc biệt là xuất khẩu sang Nhật Bản. Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế đã được Bộ Kế hoạch - Đầu tư cấp giấy phép đầu tư số 1450/CP năm 1995. Công ty được thành lập vào năm 1995, bắt đầu xây dựng vào năm 1997 và đưa vào sản xuất từ năm 1998 đến nay. Trụ sở của công ty được đặt tại số 4 Hoài Thanh, phường Thủy Xuân, thành phố Huế.

Trải qua hơn 25 năm hình thành và phát triển, Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế luôn đảm bảo các sản phẩm rượu Sake và rượu Shochu có sự ổn định về chất lượng và luôn nỗ lực mang đến những sản phẩm tốt nhất đến người tiêu dùng. Rượu Sake và Shochu đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng như: TCVN ISO 22000:2018/ISO 22000:2018 về sản xuất rượu Sake và Shochu đóng chai; chứng nhận VSATTP rượu, gia vị thực phẩm lên men từ gạo số cấp: 0013/2017/NNPTNT- TTH; sản phẩm Chất lượng Vàng 2006; top 10 ngành hàng Thương hiệu Việt 2009; nhiều sản phẩm đạt danh hiệu phù hợp tiêu chuẩn hàng Việt Nam chất lượng cao (VUSTA-VCCI-VINASME) và nhiều năm liền là Doanh nghiệp xuất sắc Thừa Thiên Huế.

Rượu Sake và rượu Shochu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế được sản xuất trên quy trình công nghệ hiện đại và được giám sát sản xuất bởi chuyên gia Nhật Bản với bề dày kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực sản xuất rượu. Dựa trên nguồn nước sông Hương đặc trưng của mảnh đất cố đô Huế và nguồn gạo chất lượng được tuyển chọn kỹ càng, kết hợp cùng phương pháp lên men Koji cổ truyền của Nhật Bản chính là những yếu tố tạo nên hương vị thơm ngon của sản phẩm. Các sản phẩm chủ lực như: Đế Vương Bạc, Đế Vương Vàng, Yume Genmai, Shochu Gạo, Shochu Oni, Sake Etsu no Hajime, rượu mơ Ume Hajime, rượu gia vị nấu ăn Hue Foods no Ryourishu...

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 31/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí