pháp lý. Hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó trong trường hợp này phải ở mức độ nguy hiểm đáng kế cho xã hội, đến mức bị xem là tội phạm. Hành vi đó cũng phải được xem xét qua thủ tục tố tụng hình sự và phải có một bản án của tòa án đã có hiệu lực pháp luật dành cho người đã cố ý thực hiện đối với người để lại di sản thì người đó mới không có quyền hưởng di sản theo pháp luật. Nếu hành vi chỉ
được thực hiện do lỗi vô ý, hoặc vi phạm chưa được phát hiện, xử lý hay bản
án chưa có hiệu lực pháp luật,... thì quyền hưởng di sản theo pháp luật của người thực hiện hành vi không thể bị tước bỏ.
2.3.2. Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản
Nuôi dưỡng không chỉ là một bổn phận thuộc phạm trù đạo đức mà còn là một nghĩa vụ luật định giữa vợ và chồng, cha mẹ và con, ông bà và cháu, anh chị em ruột với nhau. Theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, "Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình" (khoản 1
Điều 36); "Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu, tàn tật; trong trường hợp các gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ" (khoản 2 Điều 36); Anh chị em có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện nuôi dưỡng; Ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu "trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu
đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao
động và không có tài sản để tự nuôi mình" mà không có anh, chị, em nuôi dưỡng (Điều 47). Chỉ những người có nghĩa vụ nuôi dưỡng luật định nói trên mới có thể là chủ thể của vi phạm này. Như vậy, trong các hàng thừa kế, cụ
nội, cụ ngoại và các chắt, cháu ruột và bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột không có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau nên không khi nào bị tước quyền thừa kế do trường hợp thứ hai này. Vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng ở mức độ nghiêm trọng có thể được hiểu là "có khả năng thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng mà không thực hiện làm cho người cần được nuôi dưỡng lâm vào tình trạng khổ sở hoặc nguy hiểm đến tính mạng", sự việc phải diễn ra trong vòng 3 năm trước thời điểm mở thừa kế, người thực hiện hành vi của đó đã đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao tại Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1990.
Tuy nhiên, có thể thấy quy định này có lẽ chủ yếu mang tính chất giáo dục đạo đức, không nhiều khả năng thực tiễn. Bởi vì, một người được nuôi dưỡng theo nghĩa vụ luật định đã không được nuôi dưỡng mà đến mức lâm vào tình trạng khổ sở hoặc nguy hiểm đến tính mạng thì có lẽ không có, hoặc có không đáng kể di sản thừa kế. Hơn nữa, với tội danh liên quan tới hành vi này, cơ quan chức năng sẽ chỉ khởi tố khi người bị vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng có yêu cầu. Song, giữa những người có quan hệ nuôi dưỡng ấy, không dễ gì họ "tố cáo" nhau trước pháp luật, phần vì thương con, cháu,... phần vì danh dự bản thân và gia đình,... Do vậy, những người còn sống không dễ gì chỉ ra căn cứ một người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.
Có thể bạn quan tâm!
- Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 6
- Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 7
- Phân Chia Di Sản Theo Hàng Thừa Kế Và Thừa Kế Thế Vị
- Những Đề Xuất Nhằm Hoàn Thiện Pháp Luật Về Hàng Thừa Kế
- Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 11
- Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 12
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
2.3.3. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng
Tương tự như các trường hợp trên, điều lưu ý trong trường hợp thứ ba này là việc người thực hiện hành vi đã bị xử lý hình sự bằng một bản án đã có hiệu lực pháp luật. Chủ thể của hành vi phải là một người ngoài việc thỏa mãn các điều kiện chung của chủ thể tội phạm còn phải là người có quan hệ cùng hàng thừa kế với người bị người đó xâm phạm tính mạng. Khách thể chính là tính mạng của người bị xâm hại. Về mặt chủ quan, chủ thể của hành vi phải
thực hiện với lỗi cố ý và động cơ hành động là hưởng phần di sản mà người thừa kế cùng hàng đó có thể được hưởng. Về mặt khách quan, hành vi xâm phạm tính mạng có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau song phải xảy ra trước thời điểm mở thừa kế. Bởi vì, nếu hành vi đó xảy ra sau thời
điểm mở thừa kế, việc xâm phạm tính mạng của người thừa kế cùng hàng không thể nhằm mục đích nhận phần di sản của người đó, vì nếu người đó chết thì có người thừa kế thế vị, người thừa kế cùng hàng không được nhận phần di sản đó. Hơn nữa, người thế vị và người chết luôn có quan hệ huyết thống trực hệ, hai người trực hệ không khi nào cùng hàng thừa kế.
Đặt giả thiết nếu hành vi xâm phạm người thừa kế khác chỉ dừng lại ở mức độ xâm phạm sức khỏe; hoặc đối tượng bị xâm phạm có thể thuộc diện thừa kế song không cùng hàng với người thừa kế có hành vi xâm phạm; hoặc hành vi xâm phạm tính mạng không phải xuất phát từ động cơ "nhằm hưởng toàn bộ hoặc một phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng", người thực hiện hành vi chưa bị phát hiện, xử lý hoặc đã bị xử lý bằng một bản án chưa có hiệu lực pháp luật;... thì đều không thuộc về trường hợp này.
2.3.4. Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người
để lại di sản
Nếu như ba trường hợp trên được quy định chủ yếu nhằm bảo vệ giá trị
đạo đức xã hội, xem ý nghĩa tinh thần trong thừa kế là quan trọng thì quy định trường hợp thứ tư này lại bảo vệ sự tự định đoạt theo di chúc của người để lại di sản, theo đó chủ yếu bảo vệ quyền nhận di sản của những người thừa kế.
Tôn trọng quyền tự định đoạt là một nguyên tắc chung luật dân sự, không chỉ đối với Việt Nam mà đối với mọi quốc gia trên thế giới. Thừa kế cũng không phải ngoại lệ. Pháp luật về thừa kế trước hết tôn trọng ý nguyện của người để lại di sản về việc phân chia di sản thông qua di chúc. Quy định
trường hợp trên nhằm bảo vệ quyền tự do ý chí đó. Hành vi "lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc" bản thân nó là những hành vi trái pháp luật, song từng hành vi đó phải kết hợp với tình tiết người thực hiện hành vi đó có động cơ "nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản" thì người thừa kế mới không được quyền hưởng di sản theo quy định này.
Dù với những dấu hiệu khác nhau nhưng có thể thấy, những hành vi trên đã trái pháp luật, vi phạm nghiêm trọng những nghĩa vụ của bản thân chủ thể thực hiện hành vi, xâm phạm đến danh dự, uy tín, tính mạng, sức khỏe,... của bố, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em... đồng thời trái đạo đức xã hội, trái thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam. Những người có các hành vi đó hoàn toàn không xứng đáng hưởng di sản của người quá cố. Quy định không cho phép họ hưởng di sản theo pháp luật do vậy hết sức phù hợp với truyền thống
đạo lý tốt đẹp trong nhân dân. Điều này cũng phù hợp với thông lệ pháp lý quốc tế.
Chương 3
Thực trạng áp dụng pháp luật Về hàng thừa kế và những đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về hàng thừa kế
3.1. Thực trạng áp dụng pháp luật về hàng thừa kế
Một vụ án thừa kế theo pháp luật thường nảy sinh khá nhiều vấn đề phức tạp cần xác định như: thời hiệu khởi kiện về thừa kế, di sản thừa kế, hàng thừa kế,... Tuy nhiên trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung trình bày và đánh giá thực tiễn xoay quanh việc xác định hàng thừa kế của các tòa án.
3.1.1. Một số thành công
* Các hàng thừa kế theo pháp luật nhìn chung được xác định chính xác trong thực tiễn áp dụng của các cấp tòa án
Nhìn chung, các tòa án luôn đảm bảo xác định chính xác hàng thừa kế, bảo vệ quyền lợi của tất cả những người thừa kế liên quan. Tuy nhiên, do trình
độ hiểu biết pháp luật của người dân còn chưa thật sự đầy đủ, cộng với tính chất phức tạp của các vụ việc thừa kế, có không ít bản án giải quyết tranh chấp thừa kế bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, thậm chí giám đốc thẩm hoặc tái thẩm song hầu hết nội dung kháng cáo, kháng nghị đó không liên quan đến vấn đề xác định hàng thừa kế.
Về mặt luật thực định, người thừa kế theo pháp luật hiện hành được quy định thành ba hàng và được hưởng thừa kế theo nguyên tắc hàng gần loại trừ hàng xa. Tuy nhiên, trên thực tế, quan hệ thừa kế chủ yếu diễn ra trong hàng thừa kế thứ nhất. Trong đó, quyền thừa kế của người có quan hệ hôn nhân luôn được bảo vệ đồng thời với người có quan hệ huyết thống với người
để lại di sản. Hơn nữa, có những quan hệ hôn nhân đa thê từng được thừa nhận
trong lịch sử pháp luật Việt Nam đến nay nếu xuất hiện trong vụ án thừa kế cũng được xem xét một cách đầy đủ, qua đó bảo vệ được quyền lợi của người vợ lẽ trong hôn nhân thực tế, từ đó cũng đảm bảo quyền bình đẳng giữa những người con được sinh ra từ những người vợ khác nhau. Tác giả xin được minh chứng cho nhận định này thông qua ví dụ dưới đây:
Vụ án thứ nhất: Ông Huỳnh Quang Minh (Trương Đức Hải) lấy bà Triệu Hà Muội sinh được 5 người con là: Trương Siêu Phong, Trương Siêu Bình, Trương Siêu Phàn, Trương Siêu Dung, Trương Siêu Thịnh. Năm 1971, bà Muội qua đời, ông Minh (Hải) lại ăn ở với bà Phạm Thị Hảo được thêm 7 người con là Trương Siêu Tiến, Trương Thu Trâm, Phạm Thị Thu Trang, Trương Siêu Toàn, Huỳnh Thu Hằng, Phạm Siêu Tú và Phạm Thị Anh Thư. Tháng 11/1996, ông Minh (Hải) qua đời không để lại di chúc và tài sản của
ông để lại là căn nhà tự cất (nhà trệt). Giấy tờ về căn nhà chỉ có "Giấy sang nhượng đất" viết tay đề ngày 26/3/1993 với diện tích đất 40m2 và tự đặt số nhà là 451B/56F Âu Dương Lân, phường 3 quận 8. Sau khi ông Minh (Hải) chết, căn nhà nói trên do hai người con là Trương Siêu Phong và Trương Siêu Bình sử dụng, trong quá trình sử dụng anh Phong có tự sửa chữa làm thêm gác gỗ với diện tích trên 40m2. Nay bà Hảo là vợ kế của ông Minh (Hải) và các con bà yêu cầu chia di sản là căn nhà 451B/56F Âu Dương Lân quận 8, những người con khác của ông Minh không đồng ý nên đã dẫn đến tranh chấp.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 226/DSST ngày 24/2/2004 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và bản án dân sự phúc thẩm số 117/DSPT ngày 20/4/2004 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đều đã áp dụng chính xác Điều 676 Bộ luật Dân sự 2005 xác định những người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của ông Minh (Hải) bao gồm 13 người là: bà Phạm Thị Hảo, anh Trương Siêu Phàn, anh Trương Siêu Phong, chị Trương Siêu Bình, anh Trương Siêu Tiến, anh Trương Siêu Thịnh, chị Trương Thu Trâm, chị Phạm Thị Thu Trang, anh Phạm Siêu Toàn, chị Huỳnh Thu Hằng, chị Phạm Siêu Tú, chị Trương Siêu Dung và chị Phạm Thị Anh
Thư. Do đó, di sản thừa kế là giá trị căn nhà 451B/56F Âu Dương Lân Quận 8 thành phố Hồ Chí Minh phải chia thành 13 suất thừa kế, mỗi người thừa kế hưởng một suất.
Như vậy, bà Phạm Thị Hảo mặc dù không phải là vợ chính thức, có hôn thú với ông Minh (Hải) nhưng bà cùng ông đã "ăn ở" từ năm 1971, có với nhau 7 người con. Xét về thực tế cuộc hôn nhân này, theo quy định của pháp luật, cần phải nhìn nhận đây là một hôn nhân thực tế hợp pháp. Do vậy, giải quyết quyền thừa kế cho bà Hảo là hoàn toàn hợp lý, hợp tình. Các anh (chị): Trương Siêu Tiến, Trương Thu Trâm, Phạm Thị Thu Trang, Trương Siêu Toàn, Huỳnh Thu Hằng, Phạm Siêu Tú và Phạm Thị Anh Thư là các con đẻ của ông Minh, vì thế được xem là những người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất cùng với các anh (chị) Trương Siêu Phong, Trương Siêu Bình, Trương Siêu Phàn, Trương Siêu Dung, Trương Siêu Thịnh là con chung giữa ông Minh và người vợ chính thức của ông.
* Khi xác định hàng thừa kế theo pháp luật, các tòa án đã xem xét
đầy đủ vấn đề thừa kế thế vị trong trường hợp có căn cứ pháp lý xảy ra
Quan hệ thừa kế thế vị phát sinh trong khá nhiều vụ án thực tế, ở đây, tác giả chỉ đưa ra một minh chứng cụ thể là một vụ án xảy ra mới đây:
Vụ án thứ hai: Ông Đinh Bản Nhã và bà Nguyễn Thị Hòa kết hôn và sinh được 5 người con chung là: Đinh Thị Nhã, Đinh Hữu Nhạc, Đinh Thị Nhung, Đinh Thị Dung, Đinh Hữu Anh. Anh Nhạc, Chị Dung, chị Nhung đều
đã lập gia đình và ra ở riêng. Anh Anh kết hôn với chị Nguyễn Thị Yêng từ năm 1986, sống chung với gia đình ông Nhã và người chị gái là Đinh Thị Nhã (không lập gia đình). Năm 1992, anh Anh ốm chết, chị Yêng và các con vẫn chung sống với gia đình. Năm 1998, ông Nhã qua đời và không để lại di chúc. Khối tài sản của gia đình gồm có: Nhà cấp 4, công trình phụ, đất thổ cư, đất vườn, đất chè, đất rừng PAM và một số tài sản khác. Nay anh Nhạc yêu cầu chia thừa kế tài sản của ông Nhã; bà Hòa, chị Yêng, chị Nhung, chị Dung không đồng ý dẫn tới tranh chấp.
Bản án dân sự sơ thẩm số 05/DSST ngày 13/4/2007 của Tòa án nhân dân huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên xác định, sau khi tách riêng phần tài sản của bà Hòa và trích chia công sức cho chị Nhã, chị Yêng, công duy trì bảo quản tài sản cho bà Hòa và một số chi phí khác, di sản thừa kế của ông Nhã để lại có giá trị 12.800.000 đồng. Theo Tòa án, những người thừa kế trong vụ tranh chấp này thuộc hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm: vợ của ông Nhã là bà Hòa, và 4 người con ông là: chị Nhã, anh Nhạc, chị Dung, chị Nhung. Còn cháu Thìn, cháu Thúy, cháu Thử là con đẻ của anh Anh, không thuộc hàng thừa kế thứ nhất nhưng anh Anh đã chết trước ông Nhã nên 3 con của anh sẽ
được hưởng thừa kế thế vị, nhận kỷ phần của cha. Theo đó, mỗi suất thừa kế theo luật sẽ bằng 1/6 tổng giá trị di sản. Như vậy, bà Hòa, chị Nhã, anh Nhạc, chị Dung, chị Nhung mỗi người được hưởng 2.133.000 đồng, các cháu Thìn, Thúy, Thử mỗi cháu được hưởng 711.000 đồng.
Như vậy, Tòa án đã áp dụng hết sức chính xác và có sự liên kết giữa những quy định liên quan cùng giải quyết vụ việc theo quy định tại Điều 676 và Điều 677 Bộ luật Dân sự.
* Mặc dù chưa có quy định pháp luật cụ thể nhưng ở nhiều vụ án, vấn đề nhường quyền hưởng di sản thừa kế đã được giải quyết một cách khoa học
Có thể minh chứng cho luận điểm này bằng ví dụ dưới đây:
Vụ án thứ ba: Vợ chồng ông Trần Cù và bà Nguyễn Thị Mẹo có tất cả 9 người con nhưng 4 người chết khi còn nhỏ, còn lại 5 người là: Trần Thị Mùi, Trần Duy Mẫn, Trần Duy Thơm, Trần Duy Minh (chết năm 1988, có 3 con là Trần Duy Quang, Trần Thị Dữ, Trần Thị Lắm) và Trần Thị Mai. Ông Cù chết năm 1957, bà Mẹo chết năm 1945. Ông bà mất đi không để lại di chúc. Tài sản là giá trị quyền sử dụng 1.434,46 m2 đất tại tổ 5 khu vực 8 phường Trần Quang Diệu thành phố Quy Nhơn. Mảnh đất này đã được thỏa thuận phân chia giữa các anh em theo bản thỏa thuận ngày 26/8/1991. Tuy