Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 12

sung cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội. Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 được ban hành đã có những quy định về hàng thừa kế mang tính khoa học, hợp lý. Quy định về hàng thừa kế Điều 676 Bộ luật Dân sự 2005 và các

điều khoản liên quan đã bảo vệ sự dịch chuyển di sản theo đa diện. Một mặt, nó thể hiện sự bảo vệ, củng cố và duy trì bản chất tốt đẹp truyền thống của các quan hệ xã hội phát sinh trong việc chia thừa kế. Mặt khác, từng hàng thừa kế luôn có sự hiện diện của những người thân thích thuộc về nhiều thế hệ khác nhau bảo đảm di sản vừa thực hiện được "sứ mệnh" tinh thần, vừa phần nào

đảm bảo ý nghĩa kinh tế vốn có trong tài sản. Tuy nhiên, những quy định đó không hoàn toàn tránh khỏi những thiếu sót ở những khía cạnh nhất định.

4. Trong xã hội hiện đại, ý nghĩa của di sản đã có những chuyển dịch

đáng kể. Di sản giờ không chỉ thiên về ý nghĩa tinh thần và có giá trị làm tư liệu sinh hoạt như trước mà trong nhiều trường hợp là những tư liệu sản xuất, kinh doanh, có giá trị kinh tế rất to lớn. Do vậy, quy định về hàng thừa kế theo pháp luật cần phải hướng tới mục tiêu đảm bảo hài hòa những ý nghĩa đó trong thừa kế. Sự điều chỉnh pháp luật bên cạnh tiêu chí bảo đảm sự phù hợp với đạo đức truyền thống, văn hóa dân tộc, từ đó gìn giữ tình đoàn kết, thương yêu giữa các thành viên trong gia đình, dòng tộc cũng cần quan tâm đúng mức tới sự thuận lợi trong chiếm hữu, sử dụng, định đoạt di sản của những người thừa kế, tạo điều kiện phát triển khối di sản, qua đó góp phần phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

5. Quyền thừa kế theo các hàng thừa kế chỉ nên trao cho những người có quan hệ thân thích, có khả năng hưởng di sản theo quy luật cuộc sống, có thể tính tới cả những người thừa kế chủ yếu về mặt lý thuyết làm "dự bị" cho trường hợp đặc biệt có thể xảy ra. Để tránh cho di sản thừa kế bị manh mún do phân chia cho nhiều người thừa kế, từng thứ tự thừa kế cũng chỉ bao gồm một số ít đối tượng và sắp xếp theo mức độ quan hệ gần rồi đến xa hơn. Riêng với những người có quan hệ huyết thống, người mang huyết thống trực hệ phải

được ưu tiên hơn người mang huyết thống bàng hệ, có cân đối tới yếu tố

khoảng cách về đời trong quan hệ với người để lại di sản, ưu tiên những người có quan hệ huyết thống bề dưới trước theo quan niệm xã hội "nước mắt chảy xuôi", đồng thời tạo điều kiện để tập trung của cải xã hội vào tay những nhân lực trẻ, từ đó "tạo đà" cho sự phát triển. Bên cạnh quy định chung về các hàng thừa kế, pháp luật cũng cần tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật đặc thù như quyền thừa kế giữa vợ và chồng trong trường hợp họ không có những đóng góp chung; giữa con sinh ra theo phương pháp khoa học và cha, mẹ; giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế, giữa cháu và bác, chú cậu, cô, dì ruột trong trường hợp họ đã chăm sóc nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con;...

Ngoài ra, những quy định liên quan mật thiết tới hàng thừa kế theo pháp luật như thừa kế thế vị, từ chối quyền hưởng thừa kế, nhường quyền hưởng thừa kế cũng cần sớm có những quy định cụ thể hơn nhằm giải quyết triệt để những quan hệ thừa kế theo pháp luật nảy sinh trên thực tiễn.

6. Là một yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng, pháp luật được xây dựng trên nền tảng của cơ sở hạ tầng là điều kiện nền kinh tế - xã hội. Mặc dù có tính dự báo trong tương lai nhưng trước tốc độ vận động, phát triển ngày một lớn của xã hội, các quy định pháp luật không thể tránh khỏi sự lạc hậu trong những thời kỳ nhất định. Từ đó, yêu cầu sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới các quy định pháp luật luôn được đặt ra. Có phải chăng đó cũng chính là động lực của sự phát triển mãi mãi không khi nào dừng lại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Danh mục tài liệu tham khảo


Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 12

các văn bản pháp luật


1. ChÝnh phđ (1950), Sắc lệnh số 97-SL ngày 22-5 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật.

2. ChÝnh phđ (2001), Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22-10 quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội.

3. Bộ Tư Pháp (1956), Thông tư 1742- BNC ngày 18-9 quy định một số vấn

đề về thừa kế, Hà Nội.

4. Hiến pháp Việt Nam năm 1946, 1959, 1980 và 1992 (2001), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001 (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Quốc hội (1959), Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

7. Quốc hội (1986), Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

8. Quốc hội (1995), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.

9. Quốc hội (2000), Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội

10. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.

11. Tòa án nhân dân tối cao (1960), Thông tư số 690-DS ngày 29-4 hướng dẫn xử lý việc ly hôn và các vấn đề có liên quan tới việc ly hôn vì chế độ

đa thê, Hà Nội.

12. Tòa án nhân dân tối cao (1968), Thông tư số 594-NCPL ngày 27-8 hướng dẫn giải quyết tranh chấp về thừa kế, Hà Nội.

13. Tòa án nhân dân tối cao (1972), Thông tư số 112/NCPL ngày 19-8 về hệ thống hóa luật lệ về hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

14. Tòa án nhân dân tối cao (1981), Thông tư số 81-TANDTC ngày 24-7 năm 1981 hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế, Hà Nội.

15. Tòa án nhân dân tối cao (1990), Nghị quyết số 02/1990/NQ-HĐTP ngày 19-10 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thừa kế năm 1990, Hà Nội.

16. Tòa án nhân dân tối cao (2000), Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23-12 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn

áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội.

17. đy ban Thường vụ Quốc hội (1990), Pháp lệnh thừa kế, Hà Nội.


Các tài liệu tham khảo khác


18. Trần Hữu Biền và Đinh Văn Thanh (1995), Hỏi đáp về pháp luật thừa kế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

19. Bộ luật Dân sự Nhật Bản (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Bộ luật Dân sự Pháp (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Bộ luật Dân sự và thương mại Thái Lan (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Phan Thị Kim Chi (2006), Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

23. Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bình luận khoa học về thừa kế trong Bộ luật Dân sự, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

24. Phùng Trung Tập (2004), Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

25. Tòa án nhân dân tối cao (2000), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội.

26. Tòa án nhân dân tối cao (2001), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội.

27. Tòa án nhân dân tối cao (2002), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội.

28. Tòa án nhân dân tối cao (2003), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội.

29. Tòa án nhân dân tối cao (2004), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội.

30. Tòa án nhân dân tối cao (2005), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội.

31. Tòa án nhân dân tối cao (2006), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội.

32. Trường Đại học luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

33. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

34. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

35. Từ điển Luật học (1999), Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.

36. Từ điển Tiếng Việt (1967), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 12/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí