Giọng điệu thơ Chế Lan Viên - 11

chiêm nghiệm những điều mà con người phải gặp, phải hứng chịu. Nó có lúc là nỗi đau thời cuộc :

Tôi chỉ là nhà thơ cưỡi trâu


( Cờ lau Đinh Bộ Lĩnh)


Nó có thể là nỗi đau vì cái đẹp bị cô đơn, bị chà đạp :


Tâm hồn ế rồi ! nhất là cái loại cô đơn


(Đổi nghề)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.


Có khi lại là nỗi đau cho những giá trị cũ bị lãng quên :

Giọng điệu thơ Chế Lan Viên - 11


Anh đến sau đừng nhỏ vào đấy giọt buồn cho nó bầm đen


(Giọt buồn)


Nỗi đau gắn liền với đời thơ Chế Lan Viên đến mức ông có cảm thức rất lạ về hình ảnh của chính mình mai sau. Ông hình dung mai sau ông cũng là một nỗi đau, không chỉ đau ở kiếp này, mà là một khối đau ở kiếp sau và hình ảnh điển hình của nó là hạt lệ :

Ta muốn ta mai sau là hạt lệ


Khóc trong lòng hậu thế cũng đau thương


(Khi cây chết)


Cảm hứng của Chế Lan Viên về nỗi đau là thông điệp kêu gọi điều thiện, như một lời kêu gọi bảo toàn nhân tính, cố không cho sự băng hoại đạo đức đáng báo động của xã hội len lỏi vào thơ, sự nghèo đói, mất mát, túng thiếu không làm mất đi những giá trị làm người chân chính.

Cảm hứng về nỗi đau chính là cảm hứng nhân văn hiện đại, nó mang giọng buồn đau và đây là nỗi đau cao quý, đau vì những điều phi nhân tính, nỗi đau xuất phát từ tấm lòng xót xa yêu mến con người, muốn cho cuộc sống của con người được hoàn thiện.

3.2.3. Cảm hứng thương cảm con người sáng tạo:‌

Bên cạnh cảm hứng về nỗi đau, ta còn thấy Chế Lan Viên có cảm hứng thương cảm thương tiếc con người sáng tạo khi ở tư thế sắp "từ thế". Chính ở tư thế này, khi cảm nhận thời gian hữu hạn của đời người sắp hết, lời thơ nào cũng dường như là lời nói cuối cùng với cuộc đời. Giọng thơ trở nến tha thiết và day dứt lạ thường.

Từ nhỏ Chế Lan Viên đã quen với đạo Phật, hai thân ông lập bàn thờ Phật trong nhà, cho nên tinh thần "sắc sắc không không" hư vô của đạo Phật không xa lạ gì với ông. Khi cảm thấy mình sắp phải lên "chuyến xe không có khứ hồi", Chế Lan Viên không hốt hoảng mà giọng thơ vẫn bình tĩnh, trầm lắng nhưng không kém xót xa day dứt:

Giữa ba vạn sáu ngàn ngày chóng mặt Anh ở đây chốc lát

Vui buồn khoảnh khắc Rồi anh ra đi.

( Cây và người)


Giọng thơ xót xa day dứt ở chỗ nhà thơ đã đồng nhất "ba vạn sáu ngàn ngày chóng mặt" bằng "chốc lát", bằng "khoảnh khắc". Thu gọn cái đa số vào cái tối thiểu để làm nổi bật sự ngắn ngủi, quá ngắn ngủi của đời người. Chính hình ảnh đó làm người đọc xót xa day dứt, chứ còn âm điệu bài thơ vẫn có vẻ ung dung bình tĩnh, nhẹ nhàng. Nhưng hình ảnh của nó thì thật đáng sợ. Về mặt khoa học thu gọn như vậy không ổn, nhưng về mặt qui luật tâm lý thì điều đó lại đúng với tất cả những con người đã đi qua cuộc đời và đang ở đoạn cuối con đường đời. Điều đó rất ám ảnh, day dứt người đọc. Chế Lan Viên nắm bắt rất giỏi các qui luật tâm lý của đời người. Chính vì vậy mà giọng thơ nhẹ nhàng nhưng sức nặng câu thơ vẫn là ngàn cân. vẫn là những qui luật tâm lý mang lại giọng thơ triết lý ung dung sâu lắng cho Chế Lan Viên.

Cảm xúc của Chế Lan Viên ở Di cảo thơ là như vậy, cảm xúc nó không đến ồn ào từ vinh quang, từ chiến thắng, mà nó đến từ những trải nghiệm đường đời của chính bản thân, nó lặng lẽ mà day dứt, nó không nguôi biến động giày vò trong tâm người sáng tạo và truyền sang cho người cảm thụ các biến động giày vò ấy bằng các âm - thanh trắc (mặt -lát - khắc)

→ âm thanh chói lên tạo nên một nỗi niềm như một vết cắt vô hình vào tâm trí người đọc.


Về cái chết của chính bản thân nhà thơ, Chế Lan Viên viết:


Anh chỉ là ngọn đèn cỏn con Bỗng dưng phụt tắt

Thế là tối om


(Số phận)

Cảm hứng thương cảm đến từ cái "bỗng dưng", "thế là" ấy. Cuộc đời thật là chông chênh, mỏng manh, vô thường quá. Chính hình ảnh tượng trứng khiêm tốn "ngọn đèn cỏn con" ấy đã gợi nên sự mong manh, nhỏ nhoi của số phận. Lại còn thêm sự bất ngờ "bỗng dưng phụt tắt". Và thế là vô thường, "thế là tối om", kết quả một số phận sao mà chua chát ? Sao mà hẩm hiu và chông chênh đến vậy ? Giọng thơ đầy thương cảm xót xa, nghẹn ngào.

Vậy khi đã ở đằng sau cái "tối om" ấy, Chế Lan Viên có thái độ như thế nào đối với cuộc đời:

Đến ngày anh ở trong vô hình - bóng tối Bên kia, bên kia anh quay đầu nhìn lại Ngũ sắc cuộc đời chói lọi

Mà anh trở về thì đã vô phương


(Đến ngày)


Chỉ một cái nhìn từ thế giới bên kia "quay đầu nhìn lại", ta thấy Chế Lan Viên yêu cuộc sống biết bao, cuộc sống vẫn là "ngũ sắc cuộc đời chói lọi". Dù trong cuộc sống anh chỉ là "nhà thơ cưỡi trâu", "tai ương dồn dập đánh vô hồi", "đau cái kiếp người", "để mang thương-tích". Cuộc sống "tô trò chơi", "là hạt móc", "tó dòng sông", "là tiếng khóc", "là vì sao lạc phương trời", là đa đoan, đa sự... thì cuộc sống mà mẹ cha cho ta ấy vẫn là "ngũ sắc cuộc đời chói lọi" vì ta chỉ có nó duy nhất một lần. Và hình ảnh cảm động nhất là hình ảnh "vô phương trở về". Có lẽ trong lời người sắp "từ thể" nói với cuộc đời còn lại, hình ảnh "vô phương trở về" này là hình ảnh cảm động nhất, da diết nhất, thiết tha đến cháy lòng nhất. Chế Lan Viên hoàn toàn tỉnh táo để biết rằng cuộc ra đi ấy "phương trở về". Nỗi nhớ tiếc cuộc đời nằm ở chính hình ảnh ấy, đó là nỗi nhớ tiếc xót xa quặn thắt trong hồn. Từ "vô phương" có một vẻ bất lực, tuyệt vọng. cảm xúc đau thương lên đến tột đỉnh khi Chế Lan Viên nghĩ đến sự quên lãng :

Chỗ anh ra đi Để lại hố thẳm Vực xoáy

Vết thương không có đáy Nhưng rồi đời lấp ngay Không ai nhớ nữa

( Chỗ anh ra đi)


Nhà thơ có rất nhiều câu thơ nói về sự quên lãng của người đời đối với thơ, đối với người sáng tạo. Thế nhưng với tâm thế vội vã, ý chí sáng tạo và tình yêu cuộc sống mãnh liệt, Chế Lan Viên vẫn cố sáng tạo không ngừng :

Tất cả bình minh đều hứa hẹn, chỉ trừ bình minh ấy Cái bình minh phản thùng, phản chủ, ác ôn !

Mà thôi, đừng vội lên án hạt sương và tiếng gà kết liễu


Có khi giã từ giữa ánh sáng đó, khi đúng ngọ, lúc hôn hoàng Hơn thế , anh đã vĩnh biệt từ lúc ngòi bút trong thơ anh bất lực Từ lúc nhựa anh khô kiệt, thấy hoa mai mà không biết đấy xuân về

(Giờ báo tử)


Phẩm chất nghệ sĩ của Chế Lan Viên hiện rất rò trong bài thơ này, với ông, khi hết năng lực sáng tạo tức là người nghệ sĩ đã chết, chỉ còn tồn tại con người sinh vật. Còn con người nghệ sĩ đã chết.

Các bài thơ thương cảm con người sáng tạo sắp "từ thế''' có giọng bi thương, da diết, day dứt. Đó là nỗi bi thương của con người quá yêu cuộc sống, quá yêu thơ, có ước mơ lớn lao, tự cảm thấy chưa hoàn thành được "bài thơ cuộc đời" mà đã phải đi về thế giới bên kia. Cho nên nỗi bi thương đó không tuyệt vọng, không ảm đạm bởi nhà thơ vẫn có cách níu vào, bám vào cuộc đời bằng con đường sáng tạo thơ - Sáng tạo ra những "viên ngọc" cho đời:

"Vạch câu thơ sáng qua sự thế rối tinh"


(Lý)


Bao nhiêu cảm xúc cho ngày từ thế : đau đớn, lo âu, chấp nhận bình thản, nhắn gửi, xót thương, nuối tiếc, tha thứ... Chế Lan Viên đều đã để lại đầy đủ trong thơ vì vậy giọng điệu ở đây rất nhiều cung bậc khác nhau nhưng giọng nổi bật nhất là giọng thiết tha đau đáu, thiết tha với cuộc sống, với thơ ; vì thật ra, chẳng có ai lại vui sướng khi phải chia tay với cuộc sống.

3.2.4. Cảm hứng tình yêu:‌

Số bài thơ về tình yêu trong ba tập Di cảo thơ không nhiều. Chỉ có hai mươi tám (28) trên tổng số 568 bài thơ, nhưng nó có chiều sâu nội tâm thăm thẳm.

Thực ra cảm hứng tình yêu của Chế Lan Viên ở thơ trữ tình sử thi cũng có chiều sâu nhưng nó vẫn thiên về hướng ngoại hơn là hướng nội.

Ví dụ các bài "Tình ca ban mai" hoặc bài "Rét đầu mùa nhớ người đi phía bể " :


Cái rét đầu mùa anh rét xa em Đêm lạnh chan chia làm hai nửa Một đắp cho em ở miền sông bể

Một đắp cho mình ở phía không em


Ở hai bài thơ này, cảm xúc đến từ những điều có thật: xa nhau, mong nhớ, đắp chăn...


Còn ở Di cảo thơ cảm xúc đến từ những dự cảm sâu lắng trong tâm của những con người sắp vĩnh biệt nhau :

Chúng ta sẽ chào nhau bằng hạnh phúc quét qua trời một buổi.


Rồi em đi về phía hư không, anh đi về phía Trường xà


( Chu kỳ sao Chổi)


Tâm thế chào nhau để đi về còi vĩnh hằng ấy tạo nên cảm xúc nhói buốt sâu lắng về tình yêu của những con người sắp đi về phía "hư không". Nó làm nổi bật lên nỗi vô thường của tình yêu : "hạnh phúc quét qua trời một buổi". Ta còn gặp những nỗi niềm lo âu, trống vắng, xót xa này ở bài "Chung một ngọn đèn" :

Rồi anh cách xa em như hai thiên hà, thiên thể cách trùng


Đo từ anh đến em dễ triệu năm ánh sáng


Tìm hương em phải qua vạn khoảng trời vô hạn


Đâu như thở một bóng đèn chung, một bóng hoa chung.


Ở đây, tình yêu đằm thắm "một bóng đèn chung, một bóng hoa chung" được đặt đối trọng với "triệu năm ánh sáng, vạn khoảng trời vô hạn" để càng thêm quý yêu cái thuở "một bóng đèn chung" hơn bởi vì cái thuở ấy chỉ là khoảnh khắc so với thời gian vô tận kia. Vậy nên càng phải trân trọng nhau vì sự cách xa vĩnh biệt kia là mãi mãi.

Cảm hứng về tình yêu về nỗi nhớ của Chế Lan Viên trong Di cảo thơ có một cái gì đó bất an, khắc khoải:

Tình yêu chập chờn như cơn bão rớt


Cứ nắng rồi mưa, rồi tạnh, rồi mưa thảng thốt Em thoắt ở, thoắt đi, thoắt về, thoắt lại xa anh Bao giờ cho tình yêu là một mảng trời xanh

(Bão rớt)


Nhà thơ còn có cảm hứng lo âu về sự lãng quên trong tình yêu :


Sông Tương tư còn có tên Bến Lú Cả một đời anh qua sông một bữa Sông Tương tư, suốt đời anh sẽ nhớ Bến Lú mà, em sẽ chóng quên thôi

( Sông Tương tư)


Cảm hứng về nỗi nhớ trong thơ Chế Lan Viên không quay quắt như Xuân Diệu, không xả thân như Xuân Quỳnh. Mà nỗi nhớ ấy nó sâu thẳm tình người và trọn vẹn nghĩa tình. Khi đặt tình yêu vào thế chia lìa mãi mãi, Chế Lan Viên có dịp diễn tả sự trọn vẹn, sự sâu thẳm, sự vô thường của tình yêu :

Rồi ta sẽ cách xa nhau như hai tượng gỗ trong chùa, siêu hình và bất tử. Cùng hít một mùi hương, cùng nghe một tiếng chuông

Mà gỗ anh và gỗ em cùng chết khô và để tróc sơn dầu Chả lẽ anh lại trao cho em một cành dương và chuỗi hạt

Nhắc lại cái ngày ta làm người xa nhau bởi mây trời nhiều nước và chung nhớ nhau bằng một màu mây.

(Tượng)


Ở đây Chế Lan Viên đặt tình yêu vào sự bất tử giả tạo để chứng minh rằng chính cuộc đời trần cấu của chúng ta, chính tình yêu của con người dù đa đoan, đa sự, vẫn là đẹp nhất. Giọng thủ thỉ tâm tình ở đây rất thích hợp để diễn tả tình yêu sâu thẳm và trọn vẹn của Chế Lan Viên.

Dù thơ về tình yêu trong Di cảo thơ không nhiều, nhưng chất nhân văn thấm đẫm trong những bài thơ tình yêu đó, làm cho chúng ta sống có ý nghĩa hơn, có trách nhiệm hơn trong cuộc sống và tình yêu mà chúng ta đang có. Thơ tình yêu của Chế Lan Viên cũng đã làm tròn

sứ mạng của mình là làm phong phú, giàu có thêm lên những con tim còn đang yêu, còn đang đập.

3.2.5. Cảm hứng về thơ và nghề thơ:‌

Anh đi qua trái đất để lại chừng thơ ấy Hãy thương anh, anh nào có chi nhiều Một chút nắng tàn, một dòng nước chảy Trái tim nghèo nhưng cũng đã tin yêu

(Gởi)


Chế Lan Viên là một nhà thơ bẩm sinh, năm 16 tuổi Chế Lan Viên đã có một quan niệm rất độc đáo về thơ và nhà thơ : "Thi sĩ không phải là Người. Đó là Người Mơ, Người Say, Người Điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu ... (Điêu tàn)

Cùng với thời gian, quan niệm của Chế Lan Viên về thơ và nhà thơ ngày càng trở nên chín chắn. Thời kỳ 1945 - 1975, ông quan niệm thơ phải có ích. Thơ phải bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống - Quá trình sáng tác là quá trình nghiền ngẫm, nung nấu để biến các đối tượng-khách quan thành nhu cầu bộc lộ bên trong, là sự thai nghén ấp ủ, sáng tạo lại cuộc sống bằng vẻ đẹp của hình tượng :

Anh nghe cái mặn của đời đang độ kết tinh Nó chưa thàn hình, anh cho nó có hình Chưa thành hạt, anh làm nên hạt

Rồi trả tận tay người cùng với máu anh


(Nghĩ về thơ)


Tầm vóc nhà thơ thời chống Mỹ trong thơ Chế Lan Viên rất hào hùng oanh liệt:


Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy


Bên những dũng sĩ đuổi xe tăng ngoài đồng


và hạ trực thăng rơi


(Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng ?)


Ở những năm 80, Chê Lan Viên có sự đổi mới quan niệm về nhà thơ. Vai trò và vị trí cao đẹp của nhà thơ trước đây đã nhường chỗ cho vị trí khiêm tốn đời thường của bao điều nghịch lý :

Anh là kẻ rất thấp mà, là chổi thôi mà


Sao lại bắt anh quét trời như những chùm sao


(Làm sao)


Trước đây, Chế Lan Viên phấn đấu để thơ mình thành vũ khí, mình là nhà thơ chiến sĩ thì nay ông khiêm tốn và thành thật nhận khuyết điểm về thực trạng mình và thơ mình :

Tôi chưa có câu thơ nào


Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ


Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể cười


... Ôi văn chương có lỗi với bao người


(Ví dụ)


Cảm hứng về thơ của Chế Lan Viên về sau gần với sự thật, gần với "qui luật của muôn đời" hơn. Với Chế Lan Viên, thơ là "Cộng đời anh cùng vô vàn cái không phải nó" (Chống lại với thơ Đường)

Mỗi câu thơ là trò chơi chẵn lẻ ú tim được mất


(Rủi may)


Rò ràng nhà thơ đã nhìn nhận một cách khách quan vai trò khó khăn của thơ trong nền kinh tế thị trường. Có lúc nhà thơ hoài nghi về thời điểm xuất hiện của thơ và nhà thơ so với sự vô tận của thời gian :

Thơ là tiếng hú lên vô vọng giữa bể thời gian trắng xóa Sau hú xong, tuyết lại lạnh lùng hơn

Tiếng hú chìm nghỉm đi trong tuyết Nếu đất là thi sĩ thì sao ?

Đấy là người thì sao ?


Nếu không có tiếng hú lúc ấy thì hơn hay có thì hơn ?


(Tiếng hú)


Rò ràng nhà thơ đã có nhiều điểm nhìn khác nhau để nhìn nhận về bản thể thơ. Có những lúc thơ rất thật, thật như sử :

Biết rằng quên nên họ làm thơ chép sử

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí