Giọng điệu thơ Chế Lan Viên - 10

quan và chủ quan, giữa bên ngoài với bên trong. Nhưng ở đây ta xét trong thơ trữ tình thế sự (mà chủ yếu là ba tập Di Cảo Thơ) tỉ lệ những vấn đề hướng ngoại rất ít. Rất ít lần nhà thơ nhắc tới "những bà mẹ cắm chông bạc tóc", ""những nấm mộ vô danh", "những người lính trẻ về quê hương sau chiến tranh đang vất vả, nghèo đói" ...

Bây giờ đây nhân vật trung tâm là hình ảnh của chính nhà thơ đang "tự vấn", đang xoáy vào chiều sâu thăm thẳm của nội tâm để tìm điểm tựa cho thơ và cho con người. Càng xoáy vào chiều sâu nhân bản, Chế Lan Viên càng phát hiện ra những chiều phong phú của con người. Có những miền, những nẻo khuất tối, u uẩn của tiềm thức, vô thức cũng được Chế Lan Viên mổ xẻ, phân tích. Tâm hồn giờ đây không phải là ở trạng thái say sưa tự hào với thực tại

: "Những ngày tôi sống đây là những ngày đẹp hơn tất cả", mà là một tâm hồn lúc nào cũng "bất ổn, xôn xao" đi tìm những câu trả lời mới ở thời đại mới, một tâm hồn có nhiều "vết thương nội tâm", thậm chí có cả cuộc chiến tranh trong tâm hồn :

Cuộc chiến tranh màu trắng của tâm hồn Tuyết nhắm tuyết chia phe mà đối chọi Tuyết này đòi tan, tuyết kia tồn tại

Phía chấp nhận hóa bùn, phía kỳ vọng cỏ xanh non


(Cuộc chiến)


Tâm hồn nhà thơ giờ đây không chỉ là một mà phân thân ra thành nhiều hướng, nhiều số phận để trải nghiệm, để thử thách, để cái tôi nghệ sĩ được hóa thân mà hiểu tận cùng nỗi đau của đời, người đời nay và cả người đời xưa : Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Kiều, Prô-mê-tê hay Hàn Mặc Tử... Và hiểu tận cùng nỗi đau của đời chẳng qua là để hoàn thành sứ mạng sáng tạo của nhà nghệ sĩ. Làm sao cho tác phẩm mình được sống mãi với thời gian là những ước mơ, những nguyện vọng tha thiết của Chế Lan Viên những năm cuối đời.

Không phải trước đây thơ Chế Lan Viên không có giọng trầm, nhưng nó không phải là chủ yếu, không phải là thế mạnh. Thơ Chế Lan Viên gian đoạn 1945 - 1975 cũng có giọng tâm tình nhỏ nhẹ khi nói về hoa, về trẻ nhỏ, người thân, về thơ, về thiên nhiên. Cũng có cả giọng ngậm ngùi trầm lắng khi nói về quá khứ, về cuộc đấu tranh chống bệnh tật và nỗi buồn... Nhưng nó chỉ là điểm xuyết, nó không át được giọng cao trong những bài thơ tự do dài rộng ca ngợi Tổ quốc, nhân dân, cách mạng, Bác Hồ, ca ngợi lẽ sống và lý tưởng của cách mạng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Sự đổi mới về giọng điệu thơ sang giọng trầm tư thế sự khiến cho giọng điệu thơ của Chế Lan Viên ở giai đoạn sau 1975 (nhất là trong 568 bài ở ba tập Di cảo thơ) trở nên phong

phú, đa dạng : vẫn còn có giọng cao (nhưng tỉ lệ ít), giọng trầm là chủ yếu, có giọng vui nhưng cũng có giọng buồn đau, có giọng đối thoại, nhưng nhiều hơn là giọng độc thoại. Có giọng nghiêm trang nhưng cũng có giọng tự trào, đùa tếu hóm hỉnh, thâm trầm... Và một giọng đặc sắc riêng không lẫn với ai, trở thành phong cách, đó là giọng triết lý ung dung thanh thản... Tất cả đều biểu hiện "điệu hồn" của nhà thơ những năm cuối đời: Trước sóng gió ba đào của cuộc sống, điệu hồn của nhà thơ đã tìm được điểm tựa ở chính tâm mình, ở chính thơ mình để vượt lên, cống hiến cho đời những bài thơ xuất sắc mà nội dung chính là trữ tình nhân bản.

Giọng điệu thơ Chế Lan Viên - 10

3.2. Cảm hứng thế sự:‌

3.2.1. Cảm hứng về số phận con người:‌

Cảm hứng của Chế Lan Viên giờ đây trở nên phong phú đa dạng, nhà thơ tìm về với sự thật, với bản thể thơ, với nghề thơ, với nỗi đau, với sự hữu hạn của thời gian, sự bất lực của tài năng, nỗi trống vắng tri âm ; cảm hứng về mối quan hệ giữa thơ và cuộc đời, thơ và bạn đọc, sự tồn tại lâu bền của thơ với thời gian ; cảm hứng về cái chết, về sự quên lãng, về số phận con người, về hư vô, về tuổi thơ, về những rủi may, bất trắc...

Cảm hứng lớn nhất của Chế Lan Viên ở giai đoạn sau 1975 (và chủ yếu trong ba tập Di Cảo Thơ) là cảm hứng về số phận con người. Xu hướng trở về khai thác chính con người với những diễn biến trong đời thường là một xu thế khách quan của thơ trữ tình lúc này. Chế Lan Viên sống trong sự toàn vẹn của cuộc sống, luôn luôn nhạy cảm nắm bắt chất thơ của cuộc sống đời thường con người, chất thơ đó có cả trong muôn mặt đời sống : trong may rủi, mất mát, đau thương, trong những thăng trầm kiếp người, những tiên nghiệm về tương lai. Vì chỗ đứng của nhà thơ lúc này là "đứng trong cuộc đời sóng gió để nhìn lên" nên số phận con người không phải đi trên gấm hoa mà là câu hỏi muôn thuở về bản thể :

Ta là ai ? Về đâu ? Hạt móc


Là ta chăng ? Dòng sông là ta chăng ? Tiếng khóc Là ta chăng ? Vì sao lạc phương trời

Là ta chăng ? ta chưa kịp trả lời Thì sống đã cuốn ta vào bóng tối.

(Hỏi ? Đáp)


Cái câu hỏi "Ta là ai ?" đó cứ ám ảnh đeo đuổi nhà thơ đến tận cuối đời. Có lúc nhà thơ tự nhận mình : "Tôi chỉ là nhà thơ cưỡi trâu", có lúc lại thấy mình là "nhà thơ - nhặt lá",

khi lại ví mình như hạt ngọc được kết tinh lên từ bao bùn đất và nước mắt (Ngọc sau cùng), có lúc lại ví nhà thơ như nhà Chiêm tinh đoán vận số của mình mà mãi chưa ra, có lúc lại ví nhà thơ như ông vua Thục đang bị dồn đến đường cùng... Dù dưới góc độ nào thì sô phận của con người, của nhà thơ cũng được nói bằng giọng điệu trầm lắng, đau buồn, xót xa vì thời cuộc :


táo :

Giờ là thế giới của xe cúp, ti-vi, phim màu ngũ sắc Của quyền lực tuổi tên đốp chát

Vị trí nhà thơ như rác đổ thùng


(Thời thượng)


Số phận con người trong xã hội được nhà thơ cảm nhận bằng giọng điệu sắc lạnh, tỉnh


Cuộc đời là trò chơi Cuộc sống là trò chơi

Mà không chơi khổ đau thì không ù được nụ cười".


(Hai chiều)


Cảm hứng về số phận con người của Chế Lan Viên có phần nào giống với câu nói :

"Cuộc đời là một tấn kịch vĩ đại'" của văn hào Shakespeare :


Mỗi ngày anh đạo diễn vở kịch đời anh không thứ lớp


Đoạn đằng sau có khi diễn trước


Đoạn đầu tiên lại để sau cùng


Trăm vai phản diện, chính diện ư, cho đến màn phông


Đều anh cả


Không màn phông, chỉ có trái tim nhức buốt


(Đạo diễn)


Dù kịch nào thì cái chính ta nhìn thấy vẫn là cái "tâm" nhức buốt của con người, mà nói về "Tâm", "Trí" "Tài" thì cả ba Chế Lan Viên đều có đủ. Giai đoạn cuối đời cái "Tâm" của Chế Lan Viên còn nhức buốt vì nhận ra rằng đời người hữu hạn :

Giá ta được chết như người trong kịch


Bị giết vai này, liền sống dậy làm vai khác


... khốn nỗi ta chỉ có một ta thôi


Dù phía trước cười, phía sau đau thì cũng là nó Nó không lần lượt thay vai mà cùng lúc đồng thời

(Kịch giả)


Có lúc cảm hứng về số phận con người trong Chế Lan Viên trở nên rất khắc khổ :


Rồi đùng một cái, anh từ giã cuộc đời


Người ta cho anh cái mặt nạ thiên thu vĩnh cửu


Nếu người ta yêu, họ sẽ cho anh thêm nét mày lá liêu Hạt nốt ruồi son phúc hậu bên cằm

Nếu họ ghét anh, họ sẽ băm vằm Nhiều nét hằn

Trên mặt anh xé rách


(Mặt nạ)


Vẫn giọng thơ bình thản đến sắc lạnh, mọi bi kịch về số phận con người diễn ra ; không chỉ khắc khổ, không chỉ đau thương mà còn đầy những rủi may, bất trắc, đơn côi, mong manh

:


Hạnh phúc đến thình lình và ở thế đơn côi Còn tai ương thì dồn dập đánh vu hồi

(Hai chiều)


Chế Lan Viên còn cảm nhận được sâu sắc khi đã được làm người rồi, con người còn phải đối mặt với những đa sự, đa đoan, với những nỗi đau như cơn lũ của kiếp sống :

Người ta đau gì đây ? Đau cái kiếp người Không phải kiếp đá, kiếp mây, kiếp chó

(Thuốc)

Và không chỉ có nỗi đau, con người còn phải sống với cảm nhận về nỗi bất lực của mình :

Phật tram tay anh gửi mình vào cánh tay thứ mấy ?


Nhiều tay chi thêm bối rối trước cuộc đời


(Tay thứ mây ?)


Khắc khổ là thế, đau thương đến thế, đa đoan đến vậy nhưng con người vẫn sống với niềm hy vọng dù là mong manh, dù là vô vọng :

Vọng ư ? ai cũng có một chân trời


Và mất một cái gì sau đó phía chân mây


(Vọng phu)


Và con người không chỉ sống trong hy vọng mà còn sống để mang thương tích bởi những cú va đập của cuộc đời, những cú va đập bầm dập, đớn đau :

Chúng ta ở trên đời không phải để ra lộc ra hoa mà còn để mang thương tích. Cũng không phải chỉ nỗi đau thương cao sang mà là hủi cùi ghẻ lở đục hình hài

( Nhiệm vụ)


Thời chống Mỹ, Chế Lan Viên thấy con người là nhân, là cốt lòi, là động lực của sự sống : "Bàn tay người thắp lại triệu chồi xanh". Còn bây giờ Chế Lan Viên lại nhìn con người trong số phận toàn cục của nó.

Toàn bộ cảm hứng về số phận con người của Chế Lan-Viên là sự chiêm nghiệm về những điều con người đã trải qua chứ không phải những điều họ đạt được (như ở trong thơ trữ tình sử thi : cái đạt được là vinh quang, là chân lý, la chiến thắng, là cao cả, là anh hùng

).- Còn cảm hứng về số phận con người ở Di Cảo Thơ là toàn bộ những điều con người phải trải qua trong cuộc sống : những mất mát, được thua, những tai ương, đớn đau, hy vọng và bất lực, những lãng quên... nguồn cảm hứng trở nên rất thật và nó.qui dịnh giọng thơ trầm buồn, tỉnh táo, sắc lạnh và chấp nhận. Thái độ chấp nhận ở đây là một sự dũng cảm, dám chấp nhận được thua, rủi may, tai ương, lãng quên, bất lực... Những mặt thật của cuộc sống mà ở thời chiến tranh phải tạm quên đi vì nghĩa lớn của toàn dân tộc.

3.2.2. Cảm hứng về nỗi đau:‌

Cảm hứng về nỗi. đau. cũng là một trong những cảm hứng chính của Chế Lan Viên ở giai đoạn sau 1975 (và chủ yếu trong ba tập Di cảo thơ), Ở thơ trữ tình sử thi, nỗi đau mà Chế Lan Viên hay nhắc đến là nỗi đau công dân, nỗi đau "lột xác" chuyển mình, nỗi đau dân tộc, nỗi đau nhớ Bác, đau vì hy sinh, đau vì bệnh tật:

Đẻ cái sống đau gần như cái chết


(Cách mạng) Dẫu là Chúa cũng sinh từ ruột máu Ta đẻ ra đời sao khỏi những cơn đau.

Nhưng dù sao nỗi đau trong thơ trữ tình sử thi cũng gần với những nỗi đau sinh thể hơn là nỗi đau nội tâm. Còn nỗi đau dày vò thường trực Chế Lan Viên trong Di Cảo Thơ là nỗi đau nội tâm, nỗi đau của con người thơ, con người sáng tạo :

Những kẻ sống thật Đem đời mình thật Ra mà chơi trong chữ Đầu chơi, sau thật

Vờ khóc cho thiên hạ khóc


Hóa ra mình là người đau nhất.


(Chơi)


Giờ đây, Chế Lan Viên đã quan niệm một cách toàn diện hơn về cuộc đời về nhà thơ : cuộc đời không chỉ có niềm vui mà còn có đau buồn ; có mặt sáng, mặt tối; mặt thuận, mặt nghịch. Con người không chỉ có hạnh phúc mà còn có đau khổ, bi quan, chán nản, bất lực. Chế Lan Viên đã nhìn thẳng vào cuộc sống và phát hiện ra sự đa chiều đa dạng của nó. Với thơ trữ tình thế sự, nỗi đau hiện diện đúng mặt mình, trở thành cảm hứng chính của nhà nghệ sĩ. Không nhận thức mơ hồ về nỗi đau của con người, định dạng nỗi đau và trách nhiệm làm người của người nghệ sĩ trong thời chuyển mình : "Người nghệ sĩ lại là người đau nhất".

Khát vọng sáng tạo của người nghệ sĩ là vô cùng và họ rất có ý thức về điều đó. Ở thơ trữ tình sử thi, Chế Lan Viên lam thơ để "làm mặn lòng những kẻ muốn vô tư. Nhưng giờ đây ông thấy không phải sáng tạo nào cũng hoàn tất, cũng thành công. Còn có cả thất bại, có cả nỗi đau, nỗi oan khuất, không phải ngẫu nhiên mà hình tượng viên ngọc "kết tinh một đời

sóng gió", và hình tượng cô Tấm, "bống bang" oan khuất hay trở đi trở lại trong cảm hứng thơ Chế Lan Viên :

Không phải nàng Mỵ Châu nộp máu nào cũng thu về viên ngọc Nhiều giọt máu oan khiên vào bể rồi tan

Khốn nỗi thành ngọc rồi, máu lại không còn đau nữa Những viên ngọc trong veo quên hết cội nguồn

(Máu Mỵ Châu)


Tại sao hình tượng "Mỵ Châu", "Cô Tấm", "giọt máu oan khuất", "ngọc trai"... cứ trở đi trở lại trong cảm hứng thơ của Chế Lan Viên ? Cô Tấm - người con gái Việt Nam nết na, hiền thảo là biểu tượng muôn đời cho cái thiện. Nhưng không phải lúc nào điều thiện cũng mau chóng thắng cái ác, phải hóa thân đến lần thứ tư, Tấm mới được trở về làm hoàng hậu. Từ xưa đến nay : chân lý không phải lúc nào cũng vằng vặc giữa trời.

Hình tượng Mỵ Châu và "giọt máu oan khuất" là biểu hiện cho nạn nhân của cái ác. Hình tượng cô Tấm, "ngọc trai" biểu hiện cho lòng hướng thiện của Chế Lan Viên trong giai đoạn đổi mới. Ở giai đoạn này, trong truyện ngắn Nguyễn Huy Hiệp, cái ác có tiếng nói của nó, khuôn mặt của nó, hành động của nó. Và trong tiểu thuyết "Cái đêm hôm ấy đêm gì ?" của nhà văn Phùng Khắc Bắc, tội ác đã đến từ mọi phía.

Đó là thời buổi mà ta mới bắt đầu chuyển sang cơ chế thị trường, những giá trị cũ không còn có tính tuyệt đối, những giá trị mới chưa thành hình. Những giá trị của buổi giao- thời rất lòe nhòe. Còn phải gạn đục khơi trong mãi mới tìm được những giá trị chân chính. Cô Tấm cũng phải bốn lần hóa kiếp đau đớn mới trở lại được làm người.

Cho nên hình ảnh cô Tấm, Mỵ Châu, giọt máu oan khuất, viên ngọc... cũng là những hình ảnh của nỗi đau cứ trở đi trở lại trong cảm hứng thơ Chế Lan Viên. Đối với Chế Lan viên, sự hờ hững vô lương tâm trước nỗi đau đớn của người khác là một trong những tội ác, một biểu hiện phi nhân tính của con người. Thái độ chai sạn, mất cảm giác, "lỳ" đi trước nỗi đau của kẻ khác là sự bệnh hoạn của tâm hồn, sự chai cứng của trái tim, sự khiếm khuyết của lương tri con người. Có một hình ảnh về nỗi đau cũng rất ám ảnh và là sáng tạo riêng của Chế Lan Viên : đó là hình ảnh "Lông nga máu" : tội ác điểm trên màu trắng tuyết của lông nga : một biểu tượng của sự chưa hoàn thiện của con người.

Chế Lan Viên cũng phản đối thói lạc quan tếu, quan liêu trước nỗi đau của con người.

Ông vạch ra cái phi lý của chủ nghĩa nhân đạo chung chung :

Muốn mỗi bài thơ có ích cho nỗi đau người Mà lại nghĩ ra người đời đều mạnh khỏe Không có gì đau thương hay sứt mẻ

(Thuốc)


Nhà thơ cộng sản đòi hỏi những trái tim cộng sản, trái tim thơ cần biện chứng và cụ thể cho tình yêu con người:

Người đau - dù nỗi đau về mình hay đau trong sử Cũng chỉ vì mình là người Thơ nói cho ra điều đó

(Thuốc)


Và nếu như nỗi đau của sáng tạo có thành công, có trở thành viên ngọc thơ đi chăng nữa thì sự sáng tạo vẫn không thể đừng, không thể kết thúc ; lại bắt đầu một quá trình sáng tạo mới : đó là nghiệp chướng, là hạnh phúc, là nỗi đau, là vinh dự của người nghệ sĩ:

Mỗi con trai nhả ngọc một lần thôi


Viên ngọc đầu tiên cũng là viên sau chót


Không như ta sau viên ngọc sau cùng rồi lại làm viên thứ nhất


Đấy là nỗi đau và hạnh phúc của con người


(Ngọc sau cùng)


Không chỉ có cảm hứng về nỗi đau sáng tạo, Chế Lan Viên còn có cảm hứng về nỗi đau của chính cuộc sống, chính sự tồn tại của con người:

Ngày mai anh chết thế là sớm hay muộn ?


Anh còn sống thế là tai ương hay là hạnh phúc ?


(Câu hỏi Sỗ sàng)


Nỗi đau nằm trong chính bản thân câu hỏi. Con người thơ băn khoăn về chính khả năng của mình, năng lực của mình, sự tồn tại của mình. Sự băn khoăn đó, câu hỏi đó lại chính là một nỗi đau về sự tồn tại của con người, giống như Hamlet hỏi: "Tơ be or not to be".

Nỗi đau của nhà thơ trong Di cảo thơ là nỗi đau của con người tư tưởng. Cảm xúc đau thương khiến thơ ông có một sức nặng, sức ám ảnh lớn. Nỗi đau của ông có trong thời gian, nằm sâu trong thời gian, lớn lên và trường tồn cùng thời gian. Đó là nỗi đau của nhà nghệ sĩ - chiến sĩ khi cái đẹp chưa được hoàn thiện. Nỗi đau ấy thuộc về sự chiêm nghiệm cuộc sống,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022