Giọng điệu thơ Chế Lan Viên - 14

mới lạ đặc sắc này cho thấy Chế Lan Viên luôn vận động vươn lên không ngừng về nghệ thuật. Sự mới lạ của nó làm ta ngạc nhiên và công nhận thơ Chế Lan Viên quả thật có nhiều đỉnh cao, mỗi đỉnh có một vẻ đẹp riêng. Ở Di cảo thơ, ông đã vươn đến những vấn đề vĩnh cửu, những vấn đề của nhân loại và chạm được vào hồn thơ, vào mạch sống của đời. Nhà thơ đã chuyển tải những hình ảnh nghệ thuật này bằng giọng thơ triết lý tỉnh táo, nhẹ nhàng và bình thản, một giọng thơ rất đặc trưng của Chế Lan Viên.


* * *

KẾT LUẬN‌


Sự nghiệp thơ ca của Chế Lan Viên trải dài hơn nửa thế kỷ với biết bao thăng trầm, vinh quang và cay đắng. Trong mười ba tập thơ với hơn một nghìn bài thơ đã được xuất bản, Chế Lan Viên đã hiện diện như một khuôn mặt lớn của thơ ca Việt Nam hiện đại. Ông đã thể hiện thơ của mình một cách sâu sắc qua hệ thống quan niệm riêng về thơ. Những quan niệm nghệ thuật ấy không chỉ ở dưới dạng tùy bút văn xuôi mà còn ở chính mảng thơ lý luận về thơ của ông.

Những quan niệm nghệ thuật thơ Chế Lan Viên sau bao năm dùi mài nghiền ngẫm đã trở thành lý luận giúp ông đứng vững trên mảnh đất thơ của mình mà sáng tạo những bài thơ xuất sắc thể hiện "điệu hồn" riêng vô cùng độc đáo : đó là giọng điệu thơ triết luận tài hoa. Dù theo cảm hứng sử thi hay cảm hứng đời thường - thế sự, giọng điệu thơ triết luận của ông vẫn luôn làm người đọc lạ lùng, sức ám ảnh của thơ ông rất lớn nhờ những biện pháp liên tưởng, suy tưởng tổng hợp tạo nên những hình ảnh độc đáo, bất ngờ, đào sâu mọi ngóe ngách của cuộc sống và tâm hồn con người.

Nhờ có vốn văn hóa sâu rộng và sức liên tưởng, suy tưởng tổng hợp, Chế Lan Viên sáng tạo nhanh và mạnh mẽ. Ông thiến về các hình ảnh khái quát hóa bằng triết lý thông qua các tương quan đối lập. Phạm Hổ có nói : "Từ khi có Chế Lan Viên, có thơ Chế Lan Viên, trong đời sống văn học, thơ ca có thêm một dòng cảm nghĩ mới, một cách nói mới" (Con đường và tầm vóc thơ Chế Lan Viên ) (1). Chất văn hóa của thơ Chế Lan Viên, cộng với tài

năng vững bền và công phu rèn luyện của ông dường như chắp thêm cho lịch sử thơ ca Việt Nam hiện đại một đôi cánh mới, qua những con đường và vực thẳm, những cánh cửa và bể khơi.

Tư duy sáng tác kiểu như Chế Lan Viên sẽ luôn có sức sáng tạo mạnh mẽ, ông sáng tác nhiều, đào sâu lãnh vực ý tưởng và tạo ra được nhiều ý tưởng hay, nhiều hình ảnh đẹp cho thơ ca Việt Nam hiện đại. Song, đôi lúc ông đi quá đà, quá mức độ, sa đà vào ý tưởng một cách hời hợt, lúc đó thơ ông trở nên khô khan dài dòng và nhạt loãng như văn xuôi chính luận, các ý tưởng trở nên cầu kỳ, rối rắm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Khi các ý tưởng của ông kết hợp hài hòa, cân bằng với cảm xúc, lúc ấy ông tạo ra những hình ảnh thơ để đời, những bài thơ xuất sắc mang "điệu hồn" của thời đại : Người đi tìm hình của Nước, Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng ?, Sao chiến thắng ... Sau này, ở giai đoạn cuối đời, trong tâm thế giã biệt cuộc đời, ông viết nhiều bài thơ chạm đến cốt lòi của đời, mang tính nhân văn sâu sắc.

(1) In trong sách Chế Lan Viên - Người làm vườn vĩnh cửu - Sách đã dẫn.

Giọng điệu thơ Chế Lan Viên - 14

Từ tấm lòng chân thành, thơ ông mang điệu hồn của ông : chân thành tuyệt đối với cuộc đời, với bạn đọc, với thơ và với chính mình. Tùy đối tượng phản ánh mà thơ ông lúc thì có giọng hùng biện, chính luận, lúc có giọng triết lý trữ tình, lúc giọng cao lúc giọng trầm, khi đanh thép, khi trầm lắng, khi có giọng ngợi ca, khi lại thủ thỉ tâm tình ... Rất nhiều giọng điệu thơ thể hiện điệu hồn phong phú phức tạp của nhà thơ.

Giọng điệu nghệ thuật là một khái niệm rất cơ bản trong việc nghiên cứu phong cách nhà văn, cá tính sáng tạo của nhà văn. Mỗi nhà văn đều có giọng điệu riêng của mình, xác định chân tài riêng của mình. Giọng điệu nghệ thuật tác động mạnh đến các yếu tố khác trong chỉnh thể nghệ thuật, và nhiều khi đóng vai trò quyết định sự thành công của tác phẩm văn học. Biểu hiện của giọng điệu nghệ thuật rất đa dạng và tinh vi, đòi hỏi người nghiên cứu phải xem xét thận trọng.

Về phương diện giọng điệu nghệ thuật, Chế Lan Viên đã thành công. Ông đã có gam giọng đặc biệt mang bản sắc Chế Lan Viên, đó là thơ trữ tình - triết học. Dù là ở cảm hứng sử thi hay cảm hứng đời thường, yếu tố triết học vẫn nổi lên hàng đầu. ở thời kỳ 1945 - 1975, yếu tố triết học của ông thiên về những cặp phạm trù đối lập để khẳng định thế đứng của Cách mạng, của nhân dân, của Tổ quốc trước quân thù. Thời kỳ sau 1975, nhất là những năm cuối đời, yếu tố triết học thiên về những triết lý nhân sinh sâu thẳm và sự sinh tồn của nhân loại.

Giọng điệu thơ trữ tình - triết học là giọng thơ đặc thù của Chế Lan Viên. Mặc dù có nhiều nhà thơ khác chịu ảnh hưởng phong cách này, nhưng do cách cảm thụ khác nhau, chất văn hóa khác nhau, năng lực tư duy khác nhau nên chưa có ai vượt qua được tầm tư tưởng của Chế Lan Viên và có được giọng điệu thơ tư tưởng như ông. Thơ ông đã trở thành tiếng nói của thời đại.

Một phần quan trọng thơ Chế Lan Viên là những bài thơ mang cảm hứng sử thi, có tầm khái quát lớn về thời đại và lịch sử, có âm hưởng hùng tráng tự hào, là đỉnh cao của thế hệ nhà thơ "đứng ngang tầm chiến lũy" và cũng rất có sức thuyết phục bởi tính chất trữ tình nhân bản. Một găm giọng dễ nhận thấy nhất ở đây là chân thành tha thiết. Chân thành với Đảng, với cách mạng, với nhân dân.

Phần đồ sộ của thơ Chế Lan Viên lại nằm ở Di cảo thơ. Gần 600 bài thơ phần lớn ở dạng tứ tuyệt đã chạm tới lòi của cuộc đời và của thơ, mang giọng trầm tư thế sự, đối thoai với đời, với chính nhà thơ về mọi lẽ sống còn, mọi triết lý nhân sinh thẳm sâu của nhân loại. Giọng điệu thơ trở nên vô cùng đa dạng chuyển tải mọi vấn đề của cuộc sống, mọi góc cạnh

của cuộc đời : khi là giọng tỉnh táo đầy suy tư, chiêm nghiệm ; khi là giọng buồn đau ; có lúc tự trào ; có lúc xót xa, day diết, xao động bất ổn.

Thơ Chế Lan Viên dân tộc mà hiện đại, nó dân tộc ở cái mã thơ truyền thống, hình ảnh thơ truyền thống mà dân tộc vẫn dùng nhưng nó hiện đại ở chỗ Chế Lan Viên đã lồng vào những mã truyền thống ấy những ý, tình mới mang bản sắc riêng của ông, bản sắc của con người thơ có bệ tì là "các tầng văn hóa phủ lên nhau".

Chế Lan Viên có nhiều đóng góp cho thơ trữ tình Việt Nam và một trong những sắc thái dễ nhận thấy nhất ở ông đó là yếu tố giọng điệu. Ông là người đi đầu trong việc cách tân thơ tự do Việt Nam, đưa chất văn xuôi vào thơ và phát triển giọng chính luận - chính trị đanh thép hùng hồn ; bên cạnh đó cũng còn những giọng điệu khác như mạnh mẽ, dữ dội, ồn ào quyết liệt, tỉnh táo, suy ngẫm, nghi vấn, phán đoán, dự cảm, giả thiết. Các yếu tố giọng điệu trong thơ ông phong phú và đa chiều, chứng tỏ một bản lĩnh thơ vững vàng, tài hoa.

Một trong những điều dễ nhận thấy là với tư duy thiên về triết luận của ông, ta không thể tìm thấy giọng ru thắm thiết như Xuân Quỳnh, giọng hân hoan say đắm như Xuân Diệu, giọng hồ hởi reo vui phấn khởi như Tố Hữu. Ta cũng thấy hạn chế của Chế Lan Viên là ở những chỗ cần thét lên căm thù thì nhà thơ đã không thể thét lên. Chủ yếu ta thấy ở ông là giọng triết lý, giọng phân giải đối thoại, giọng trầm tư, giọng chính luận. Chế Lan Viên cũng có giọng thủ thỉ tâm tình nhưng những vấn đề tâm tình của Chế Lan Viên không phải là những mất mát đau khổ trong tình yêu mà là thủ thỉ tâm tình đối thoại về sự nhớ thương, gắn bó nghĩa tình, tâm tình về thời cuộc, về nhân tình thế thái, đó là lý do vì sao nhà thơ hay xưng "anh" trong ba tập Di cảo thơ.

Chế Lan Viên đã về "Xứ không màu" hơn mười năm nhưng thực sự chưa có ai khả dĩ có thể thay thế nổi vị trí của ông trên thi đàn Việt Nam. Sức ám ảnh của thơ ông vẫn còn mãi vì nó chứa bên trong nó một cội nguồn văn hóa sâu xa kết hợp với năng lực tạo những hình tượng đặc thù. Chất văn hóa của thơ Chế Lan Viên thể hiện quan điểm lý luận về mối quan hệ giữa văn học và văn hóa : "Văn học phản ánh văn hóa chính là phản ánh sự thâm nhập và tồn tại của văn hóa trong các hiện tượng đời sống" (1)

Nhà thơ - nhà văn hóa Chế Lan Viên là một vấn đề đang nằm trong triển vọng của khoa nghiên cứu, phê bình văn học hiện đại.


* * *



(1) Nguyễn Duy Bắc - Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học - Báo Văn nghệ số 23 ngày 5/6/1993.

TÀI LIỆU THAM KHẢO‌


1. Hoài Anh, Chế Lan Viên, một bản lĩnh, một tâm hồn thơ phong phú, đa dạng và bí ẩn, in trong sách Chế Lan Viên, người làm vườn vĩnh cửu, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, Hà Nội, 1995.

2. Phan Thị Vàng Anh, Cha tôi, in trong sách Chế Lan Viên, người làm vườn vĩnh cửu, sách đã dẫn.

3. Vũ Tuấn Anh, Thơ đánh Mỹ của Chế Lan Viên, Tạp chí văn học số 5/1974, 51 -61.


4. Vũ Tuấn Anh, Nhìn lại mười năm đổi mới, in trong sách Việt Nam nửa thế kỷ văn học (1945 - 1995), Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, Hà Nội, 1997.

5. Lại Nguyên Ân, Cuộc cải cách của phong trào Thơ mới và tiến trình thơ Tiếng Việt. Tạp chí văn học số 1/1993, 9/1993.

6. Nguyễn Văn Bổng, Những vỉa thơ lấp lánh, in trong sách Chế Lan Viên, người làm vườn vĩnh cửu, sách đã dẫn.

7. Nông Quốc Chấn, Đời Người, đời thơ, in trong sách Chế Lan Viên, người làm vườn vĩnh cửu, sách đã dẫn.

8. Hoàng Minh Châu, Chế Lan Viên với nghề thơ, in trong sách Chế Lan Viên, người làm vườn vĩnh cửu, sách đã dẫn.

9. Nhật Chiêu, Nhớ về Viên Tĩnh viên, in trong sách Chế Lan Viên, người làm vườn vĩnh cửu, sách đã dẫn.

10. Hồng Diệu, Nửa thế kỷ thơ, nhìn từ một đặc điểm quan trọng, in trong sách Việt Nam, nửa thế kỷ văn học (1945 - 1975), Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội 1997.

11. Xuân Diệu, Đọc Ánh sáng và Phù sa, in trong sách Chế Lan Viên, Người làm vườn vĩnh cửu, sách đã dẫn.

12. Lê Tiến Dũng, Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu giai đoạn 1932 - 1945, Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội 1998.

13. Trần Thanh Đạm, Những vần thơ triết lý của Chế Lan Viên qua những trang Di cảo, Báo Văn nghệ số 36, 4-9/1993.

14. Trần Thanh Đạm, Thơ Mới (1932 - 1945) và thơ hôm nay, Báo Văn nghệ số 45, 5/11/1994.

15. Trần Thanh Đạm, Ý nghĩa lịch sử và giá trị nhân văn của văn chương dân tộc 50 năm qua, in trong sách Việt Nam nửa thế kỷ văn học (1945 - 1975), Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội 1997.

16. Đặng Anh Đào - Thơ sau 1975 - Gió Đông và gió Tây, in trong sách Việt Nam nửa thế kỷ văn học, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội 1997.

17. Hữu Đạt, Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1996.


18. Phan Cự Đệ - Hà Minh Đức, Nhà văn Việt Nam hiện đại (1945 -1975) Nhà xuất bản ĐH THCN, Hà Nội, 1979.

19. Hà Minh Đức, Thơ ca Việt Nam, Hình thức và thể loại, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1998.

20. Anh Đức, Trong ngọn cỏ và hạt sương, in trong sách Chế Lan Viên, người làm vườn vĩnh cửu, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội 1995.

21. Bảo Định Giang, 50 năm ấy biết bao nhiêu tình, in trong sách Việt Nam nửa thế kỷ văn học, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội 1997.

22. Tô Hà, Khoảng cách im lặng giữa các câu thơ. Tạp chí văn học số 2/1991.


23. Nguyễn Văn Hạnh, Thơ Chế Lan Viên, in trong sách Chế Lan Viên, người làm vườn vĩnh cửu, sách đã dẫn.

24. Nguyễn Văn Hạnh - Huỳnh Như Phương; Lý luận văn học - Vấn đề và suy nghĩ, Nhà xuất bản Giáo Dục, Thành phố Hồ Chí Minh 1995.

25. Trần Mạnh Hảo, Chế Lan Viên, người làm vườn vĩnh cửu, in trong sách Chế Lan Viên, người làm vườn ... , sách đã dẫn;

26. Trần Mạnh Hảo, Thơ phản thơ, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội 1995.


27. Hoàng Ngọc Hiến, Baudelaire, chủ nghĩa tượng trưng và thơ mới -in trong sách Nhìn lại một cuộc Cách mạng trong thi ca. Nhà xuất bản Giao Dục, Hà Nội 1993.

28. Đỗ Đức Hiểu. Đổi mới phê bình văn học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội và Nhà xuất bản Mũi Cà Mau 1993.

29. Sóng Hồng - Thơ - Nhà xuất bản văn học Hà Nội 1966.


30. Đoàn Trọng Huy, Khuynh hướng vận động thơ Chế Lan Viên từ sau 1975, Tạp chí văn học số 6/1993.

31. Nguyễn Quốc Khánh, Thi pháp thơ Chế Lan Viên, luận án tiến sĩ ngữ văn Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - 1999.

32. KHRAVCHENKO M.B. Cá tính sáng tạo nhà văn và sự phát triển văn học, Nhà xuất bản Văn học Hà Nội 1987.

33. Lê Đình Kỵ - Thơ mới, những bước thăng trầm, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh 1988.

34. Hoàng Lan - Đối thoại mới của Chế Lan Viên - Tạp chí tác phẩm mới số 35/1974.


35. Phong Lê - Trên hành trình của 40 năm văn xuôi, ngôn ngữ và giọng điệu - Tạp chí văn học số 5, 5/1985.

36. Mai Quốc Liên - Phê bình và tranh luận văn học, Nhà xuất bản Văn học Hà Nội

1998.


37. Nguyễn Lộc, Chế Lan Viên và những tìm tòi nghệ thuật trong thơ -in trong sách

Chế Lan Viên, người làm vườn vĩnh cửu.


38. G.N.Poxpêlop - Dẫn luận nghiên cứu văn học - Nhà xuất bản giáo dục - 1998.


39. Phương Lựu, về quan niệm văn chương cổ Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo Dục Hà Nội 1985.

40. Nguyễn Đăng Mạnh, Nhà văn tư tưởng và phong cách, Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Hà Nội 1988.

41.Nguyễn Đăng Mạnh, Con đường đi vào thế giới nghệ thuật cửa nhà văn, Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội 1991.

42. Mười nhà thơ lớn của thế kỷ - Nhà xuất bản Tác phẩm mới - Hội nhà văn 1982.


43. Nguyễn Xuân Nam, Những bài thơ đánh giặc của Chế Lan Viên, Tạp chí tác phẩm mới số 23/1973.

44. Nguyễn Xuân Nam, Lời giới thiệu tuyển tập thơ Chế Lan Viên, Nhà xuất bản Văn học - Hà Nội 1990.

45. Nguyễn Xuân Nam, Thơ tứ tuyệt của Chế Lan Viên, Báo Văn nghệ số 14 ngày 16/04/1991.

46. Phạm Xuân Nguyên, Chế Lan Viên, người đi tìm mặt, in trong sách Chế Lan Viên, người làm vườn vĩnh cửu, sách đã dẫn.


1991.

47. Phùng Quí Nhâm - Thẩm định văn học - Nhà xuất bản Văn nghệ TP Hồ Chí Minh


48. Lê Lưu Oanh, Sự thức tỉnh những nhu cầu xã hội và cá nhân của cái tôi trữ tình

hiện nay, Tạp chí Văn học số 4/1991.


49. Huỳnh Như Phương, Những tín hiệu mới, Nhà xuất bản Hội nhà văn Hà Nội 1994.


50. Vũ Quần Phương, Thơ với lời bình, Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội 1990.


51. Nguyễn Thái Sơn, Chế Lan Viên và Di cảo thơ, in trong sách Chế Lan Viên, người làm vườn vĩnh cửu, sách đã dẫn.

52. Trần Đình Sử, Thi pháp thơ Tố Hữu, Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Hà Nội 1987.


53. Trần Đình Sử, Những thế giới nghệ thuật thơ, Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội

1995.


54. Trần Đình Sử, Lý luận, phê bình văn học, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội 1996.


55. Lê Thị Thanh Tâm - Trí tuệ và cảm xúc trong Di cảo thơ - Tiểu luận tốt nghiệp cử

nhân khoa học ngữ văn Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh - 1997.

56. Hoài Thanh - Hoài Chân - Thi nhân Việt Nam - Nhà xuất bản Văn học Hà Nội

1988.


57. Nguyễn Bá Thành, Đọc hai tập Di cảo thơ Chế Lan Viên, in trong sách Chế Lan

Viên, người làm vườn vĩnh cửu, sách đã dẫn.


58. Lê Ngọc Trà, Lý luận và văn học, Nhà xuất bản Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh 1990.


59. Phạm Quang Trung, Đọc Chế Lan Viên và Di cảo thơ, in trong sách Chế Lan Viên, người làm vườn vĩnh cửu, sách đã dẫn.

60. Lê Trí Viễn - Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam - Nhà xuất bản Giáo dục 1988.


61. Nguyễn Minh Vỹ, Tưởng nhớ Chế Lan Viên, in trong sách Chế Lan Viên, người làm vườn vĩnh cửu, sách đã dẫn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022