(Quên)
Vạch câu thơ sáng ngời qua sự thế rối tinh
(Lý)
Cũng có lúc nhà thơ thấy mình bất lực trong sáng tạo, và thơ chỉ là ảo ảnh :
Thơ như con nai trắng, anh không bao giờ gặp trong cuộc đời thường nhật
Có thể bạn quan tâm!
- Giọng Điệu Thơ Trữ Tình Thế Sự Của Chế Lan Viên
- Giọng điệu thơ Chế Lan Viên - 10
- Giọng điệu thơ Chế Lan Viên - 11
- Giọng điệu thơ Chế Lan Viên - 13
- Giọng điệu thơ Chế Lan Viên - 14
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
(Tìm)
Với Chế Lan Viên sáng tạo là một cuộc chơi hoàn toàn bất ổn :
Như cái trò bập bệnh
Sống được là vì không hoàn toàn Là luôn ở thế chênh vênh
Câu thơ phải luôn bất ổn Luôn xôn xao
thơ :
(Bất hoàn toàn)
Chế Lan Viên cũng có lúc nói lên cái xôn xao linh động, cái lung linh huyền diệu của
Thơ là chưa bay mà đã đến Là đang yêu bỗng giã từ
... Là hoa sen cười nửa miệng mà Chân Như
(Quan niệm thơ)
Nhưng thơ cũng còn khốn khổ, còn điêu linh, thơ cũng phải đi ăn xin bên đường :
Ta lôi thơ xuống bùn chạm vào đất đen
Nói chuyện thường ngày, vặt vãnh quàng xiên Lột trần áo bào và mũ triều thiên
Thơ cầm gậy đi ăn xin ở bên đường nhân loại trẩy
(Thơ thế kỷ 21)
Lý luận về thơ của Chế Lan Viên trong Di cảo thơ đạt đến sự tài hoa, nhuần nhuyễn,
nhất là khi ông lý luận về sức sống của tác phẩm so với thời gian :
Nguyễn Du có ngờ không ? Người ta dịch vầng trăng ông Qua các biên thùy ngôn ngữ Ông có bao giờ nghĩ
Cỏ non thơ ông xanh
Ra ngoài thế kỷ vẫn còn xanh
(Kỷ niệm Nguyễn Du)
Sự so sánh ở đây là tư duy chồng lên tư duy. Từ "xanh" ở dòng cuối tương đương với sự bất tử. Một sự chuyển nghĩa từ để nói về sức trường tồn của tác phẩm với thời gian.
Về mối quan hệ giữa tác phẩm với người đọc, Chế Lan Viên viết : Cách thế kỷ ông vẫn chấn thương ta với làn mây bạc Và câu Kiều đau thì nhân loại cũng đau theo
(Kỷ niệm Nguyễn Du)
Chỉ có Chế Lan Viên mới sử dụng được hình ảnh thơ sáng tạo như vậy để nói về mối quan hệ giữa tác phẩm văn chương với thời gian và với bạn đọc.
Còn về mối quan hệ giữa nhà thơ và bạn đọc, Chế Lan Viên viết:
Đọc thơ, có người như nhà thực vật
Đọc mùa quả, hoa chói mắt Có người như nhà địa chất
Đọc ngầm cái gì ở sâu dưới đất Cái mạch ngầm văn bản phía sau
Kẻ đọc dương, người lại nghe cái âm âm Cái nhạc trưởng chỉ huy trong tiềm thức
(Đọc thơ mạch ngầm văn bản)
Tư duy hình tượng của Chế Lan Viên đã thể hiện sự tiếp nhận sáng tạo độc đáo của người đọc, tầm đón nhận của các thế hệ đọc, sự đối thoại với tác giả, sự phản tiếp nhận (kẻ đọc dương, người lại nghe cái âm âm).
Cảm hứng về lý luận thơ của Chế Lan Viên rò ràng là khúc triết, tài hoa và sáng tạo. Nó có giọng điềm đạm khúc triết về một vấn đề cực kỳ khó. Có thể nói Chế Lan Viên đã thành công khi lý luận về thơ bằng thơ, mở ra con đường rộng thênh thang cho các nhà thơ trẻ khác tìm tòi sáng tạo.
3.2.6. Cảm hứng về chữ vô:
Chế Lan Viên nhiều lần nói đến chữ Vô trong Di cảo thơ (Hư vô, Hư không, hư danh, vô thường ...). Nhưng không nên hiểu đơn giản chữ "Vô" là "vô thường''' của đạo Phật, mà nhìn theo góc độ văn chương, chữ "vô" của Chế Lan Viên có nhiều ý nghĩa đặc biệt:
Chả còn gì sủi tăm cái hồ lãng quên anh ném câu thơ vào đó
May ra thế kỷ sau, từ viên sỏi thơ anh sủi lên bọt như máu con bông bống "Bống bống bang bang! " sẽ có người đến bên hồ và gọi thơ anh
Câu thơ trồi lên, đáp lại tiếng gọi mình
Cũng có thể không có giọt máu nào, con bống chết rồi, không ai gọi cả Và anh mất cả chì lẫn chài ở giữa vô danh
(Sủi tăm)
"Vô danh" trong bài thơ nghĩa là không có dấu ấn, không có tên tuổi trong lòng nghệ thuật, một sự thất bại của tài năng. Vô danh ở đây đồng nghĩa-với lãng quên và bất lực. Và nó khác với "vô danh" vĩnh hằng cao cả của các anh hùng liệt sĩ.
Hàng nghìn mộ cát vô danh, vô danh, vô danh Một tấm sắt sơn đỏ thời gian xóa nhòa tên tuổi
(Mộ cát vô danh)
Ở bài thơ "Ví dầu" Chế Lan Viên có nhắc đến "hư không"
Ví dầu ngày mai bể cạn Thì đây viên ngọc sau cùng Kết tinh một đời sóng gió Dâng đời ở mé hư không
(Ví dầu)
"Mé hư không" ở đây không phải là vô nghĩa lý, là không có gì mà "hư không" ở đây là một không gian thẩm định nghệ thuật và sự tinh lọc, "mé hư không" là mé khách quan, siêu việt, cô đơn, là sự "vô tư" của nghệ thuật. Rò ràng là cảm hứng về chữ "vô" của Chế Lan Viên biến hóa rất tài hoa.
Có lúc Chế Lan Viên chuyển sang khái niệm "vô ngã vô danh" của Phật học :
Anh tồn tại mãi
Không bằng tuổi tên mà như tro bụi Như ngọn cỏ tàn đến tiết lại chồi lên
(Từ thế chi ca)
Rò ràng cả một hệ thống triết lý về chữ "vô" của Chế Lan Viên cho thấy ông có cảm hứng tỉnh táo, khách quan về cái chết, thể hiện qua giọng thơ triết lý nhẹ nhàng, bình thản. Ông không khóc than sầu não cho cái chết mà bình thản chấp nhận qui luật của tạo hoá. Thực ra sống và chết là qui luật tự nhiên của người đời. Có còi sinh để con người đến và có còi tử để con người ra đi. Chế Lan Viên chỉ đau lòng vì chết là kết thúc một quá trình sáng tạo mà sáng tạo chính là lẽ sống của nhà thơ. Nỗi đớn đau không nghiêng về qui luật sinh học mà nghiêng về qui luật tâm lý : Sự chấm hết một quá trình sáng tạo nghệ thuật. Dù là nói về sự sống hay cái chết, các bài thơ của Chế Lan Viên đều toát lên ý nghĩa nhân bản : thể hiện tình yêu say đắm thiết tha của ông với cuộc đời trần gian.
Nhà thơ Vũ Quần Phương trong bài viết nhân kỷ niệm mười năm ngày nhà thơ Chế Lan Viên qua đời (1989 - 1999) có nhận xét : "Hai năm cuối đời Chế Lan Viên tự chiêm nghiệm lại cuộc đời trước cái chết. Điều đó có ý nghĩa lớn, nó dạy ta nhiều lắm. Dạy cách nhìn lịch sử, dạy cách sống ở đời. Mỗi bài thơ như một lời nói cuối trước vành móng ngựa của thời gian. Không bi quan. Không lạc quan mà là chiêm nghiệm. Những chiêm nghiệm trụi trần, không màu mè, mỹ tự, nhưng sâu vì nói tới lòi của cuộc đời và nặng vì đó là sự sống của ông" (Báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 7/6/1999).
Tất nhiên là Di cảo thơ cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót vì nó ra đời không theo chủ quan của tác giả. Tâm tư, cảm xúc ở đây khá bề bộn mà cốt lòi là suy ngẫm về lý tưởng, quan niệm sống, hoạt động nghệ thuật. Có những vấn đề ta có thể không hoàn toàn đồng ý, đồng tình nhưng dễ dàng đồng cảm với ông. Trước một cuộc sống đang chuyển biến mạnh mẽ với nhiều đổi thay ghê gớm, trong một bối cảnh thế giới đầy những biến động, đảo lộn phức tạp thì những suy nghĩ, cảm xúc không thể nào lại giản đơn. Nếu Chế Lan Viên có chút nào bối rối, chút nào khó hiểu, mơ màng về nhận thức hoặc có tâm trạng lo âu, bực bội
hay cảm giác cô đơn cũng là điều dĩ nhiên trong hoàn cảnh ấy, và cũng không phải là cá biệt,
đó là tâm trạng chung buổi giao thời.
Tất cả những cảm hứng thơ chủ đạo của Chế Lan Viên ở giai đoạn cuối đời đều nói lên "điệu hồn" của thơ ông : trung thực nhìn thẳng vào cuộc đời với thái độ tỉnh táo, có phần thanh thản nhẹ nhàng vì nắm được qui luật của cuộc sống. Ngay cả bài thơ nói về cái chết, nói về lò thiêu, hình ảnh thơ vẫn rất nhẹ nhàng, giọng thơ điềm đạm :
Anh không còn ở lại yêu hoa mãi được
Thiêu xong, anh về các trời khác cũng đầy hoa Chỉ tiếc không còn tình yêu ở đó
(Từ thế chi ca)
Từ "về" là uyển ngữ, làm sắc thái đau buồn giảm nhẹ, giọng thơ trở nên bình thản, nhẹ nhàng. Hình ảnh "trời khác cũng đầy hoa" không phải là hình ảnh bãi tha ma rùng rợn trong Điêu tàn mà là hình ảnh thể hiện thái độ bình tĩnh đón nhận qui luật, chấp nhận sự hữu hạn của đời người. Khi đã biết đời người là hữu hạn thì nên sống một cuộc sống có ý nghĩa đèn từng tích tắc trong cái số phận ngắn ngủi của anh: Không để cho một tích tắc nào trôi qua vô ích cả. Còn "danh vọng chỉ là ầm ào, vinh quang chỉ là xí xố" mà thôi. Di cảo thơ nhắn nhủ với ta điều đó.
3.3. Nhân vật trữ tình:
Nhân vật trung tâm trong "Di cảo thơ" là chính bản thân nhà thơ đang trăn trở, nghĩ suy, tìm tòi bản thể con người và bản thể của thơ. Ông tìm mọi cách trả lời tất cả mọi vấn đề vĩnh hằng của con người và của thơ không theo cảm quan sử thi mà theo cảm hứng đời thường. Có nhiều ý nghĩ, cách nghĩ của ông bây giờ ta mới gặp. Nó bổ sung những điều ông nói, có khi nó còn đính chính quan niệm về đời, quan niệm về thơ của ông trước kia :
Ôi con đường không ra đường của kẻ tìm thơ Câu thơ không ra thơ của kẻ tìm đường.
(Tìm đường)
Chưa bao giờ ta thấy nhà thơ thành thực, tỉnh táo đến như vậy. Thông thường tài năng và danh vọng của thành công hay làm che mờ sự thật. Thói quen được suy tôn làm người ta thỏa mãn và lười biếng đi tìm cái mới. Thế nhưng giờ đây ở vị trí đứng mới : "đứng trong cuộc đời sóng gió", ông đã phát hiện ra bao nhiêu là sự thật:
Nửa thế kỷ tôi loay hoay Kề miệng vực
Khi tôi cưỡi trên mây
Thì máu người rên trên đất Mẹ hỏi tôi
Con lên cao mà làm chi
(Tìm đường)
Ông thấy hoạt động sáng tạo bao giờ cũng là hành động cheo leo "kề miệng vực". Với sự khiêm tốn và chân thành, ông chỉ dám nghĩ rằng, hoa ông "hái trên trời" không xa rời hiện thực mà chính là "nước mắt dưới xa kia". Nhưng có lẽ chính ông cũng không biết rằng hoa ông "hái trên trời" chính là lau nước mắt cho đời, chính là lời kêu gọi bảo toàn nhân tính vang suốt trong ba tập Di cảo thơ. Đó cũng chính là những vấn đề của triết học.
Sau nửa thế kỷ làm thơ, giờ đây ông vẫn dũng cảm đi tìm cái mới, sao cho thơ vào đến lòi của đời chứ không bận bịu với "vinh quang ầm ào danh vọng xí xố".
Nhân vật trữ tình là nhà thơ giờ đây tìm về với sự thật, nhà thơ có cái vẻ ung dung tự tại của một con người trải qua một chặng đường dài trăn trở, nghĩ suy chiêm nghiệm về cuộc sống và về thơ. Cái cốt cách đó không phải tự dưng mà có, nó có bệ tì là các tầng văn hóa của cuộc đời và tri thức "tắm hồn ta như các tầng văn hóa phủ lên nhau" (Đừng tuyệt vọng) vì thế mà nó phát hiện được nhiều chiều của cuộc sống:
Trong mùi hương còn mùi hương còn giấu Trong hồn ta còn trùng điệp hồn ta
(Trong hổn)
Văn học bao giờ cũng gắn liền với những cuộc lãng du của tâm hồn. Cuộc lãng du của Chế Lan Viên về "miền quên lãng", về "Xứ không màu" ... trình bày một cảm quan, một dự cảm của ông .... Chứng tỏ ông đi trước cái chết, nhìn trước cái ngày cuối cùng, giờ phút cuối cùng của đời mình.
Vì có một cảm quan trước về sự hữu hạn đời người như vậy, nên ông ở trong tâm thế đi tìm những lời giải đáp về những vấn đề muôn đời của thơ của cuộc sống. Giờ đây, nhà thơ không cung cấp những lời giải đáp phù hợp với các công thức và chuẩn mực có sẵn. Những giải đáp của ông qua hệ thống triết lý của ông, cho ta thấy tất cả mọi góc cạnh của đời sống
phức tạp và đa diện, đa đoan và góp phần thiết lập bầu không khí đạo đức tinh thần lành mạnh. Ông thể hiện năng lực tự tách ra khỏi bản thân mình để nhận thức chính mình một cách khách quan, tra vấn mình một cách đau đớn về số phận và ý nghĩa cuộc sống, "bản thể thơ và sự tồn tại của thơ. Ông nhìn vào mình để thấy khuôn mặt thật của mình, ánh sáng thật của tâm hồn mình và những hạn chế, khiếm khuyết có thật.
Sự thành thật vốn có của Chế Lan Viên với Đảng, với Cách mạng giờ đây phát triển trở thành sự thành thật đối với mọi vấn đề của cuộc sống, thành thật với thơ và chính tâm hồn mình.
Nhân vật trữ tình giờ đây không "hát mê say" những khúc ca hùng tráng ca ngợi Tổ quốc và sức mạnh của nhân dân, mà giờ đây ông thủ thỉ tâm tình về muôn mặt đời sống, đánh thức tâm trí độc giả cùng thao thức trăn trở với những vấn đề mà ông nghĩ suy. Ông không còn chỉ là khách tình si của cái đẹp, mà ông muốn đào sâu đến tận cùng bản chất của cái đẹp, để làm cho cái đẹp tồn tại vĩnh viễn, ông muốn sáng tạo những bài thơ - viên ngọc vĩnh cửu - để lại mãi mãi cho đời, có ích cho đời.
Vì đã ở giai đoạn cuối của cuộc đời nên cảm thức thời gian đối với nhà thơ lúc này trở nên đặc biệt ám ảnh. Thời gian thể hiện ở nhiều cung bậc thể hiện tư tưởng của nhà thơ cực kỳ phong phú :
"Thời hạn đi tìm của anh hết rồi mà bờ bến tít mù xa"
(Tìm thơ)
"Thời hạn đi tìm" là mô-tif của truyện cổ tích. Trong các truyện cổ tích vua thường ra thời hạn đi tìm vật quý để các chàng trai đến cầu hôn công chúa thể hiện tài năng và lòng dũng cảm tìm về làm lễ vật cầu hôn.
Chế Lan Viên suốt đời chỉ cầu hôn thơ, đúng hơn là cầu hôn với sự bất tử của thơ. Và "thời hạn đi tìm" không do một nhà vua nào qui định mà do cuộc sống qui định thời gian "đi qua trái đất" của anh sắp hết.
Là con người khiêm tốn, ông thấy đỉnh thơ ca của mình vẫn ở "bờ bến tít mù xa" mà không biết rằng bản thân mình đã nhiều lần lên đến đỉnh. Nhiều đỉnh cao, đẹp và vững chãi. Một niềm vinh dự cho nhà thơ là Di cảo thơ II đạt giải thưởng về thơ của Hội nhà văn Việt Nam 1993. Và năm 1996, Chế Lan Viên là một trong bốn nhà thơ lớn của Việt Nam được nhận giải thưởng cao quý - giải thưởng Hồ Chí Minh.
Trong Di cảo thơ, Chế Lan Viên hay triết luận về cái có hạn, cái bất cập, cái không may rất trần đời, cái hữu hạn của đời người, cái cảm nhận về sự bất lực :
Ta chạy một đời không dứt
Có hộc tốc chạy đến hết chân trời cũng là đồ bất lực
Ta hiểu đó là sự cảm nhận bất lực, bất mãn của người đặt yêu cầu rất cao với mình và có khát vọng rất cao với đời. Càng có ý thức cao với mình càng dễ xót xa, cho nên cảm hứng buồn và cô đơn là cảm hứng có thật trong Di cảo thơ. Có những bài thơ như bài "Tháp Bayon" ông viết bằng trí thông minh nhưng là trí thông minh của nỗi đau, của niềm nhức nhối. Nên người đọc thấy đau cho số phận, cho kiếp người. Quả thực, xét về ý nghĩa triết học, con người có đến muôn nghìn bộ mặt giấu bên trong, không phải lúc nào cũng thể hiện tất cả ra được.
Cũng cần phải nói thêm một điều rằng, khi trở về với đời sống bình thường, đời sống tâm linh của Chế Lan Viên có phần nào trùng với sự giải thoát của còi Phật. Bởi vì nhà thơ quá đỗi yêu cuộc sống mà đời người thì lại ngắn ngủi hữu hạn nên trong tâm linh ông, trong ước mơ của ông về cuộc sống ở "Xứ không màu" có một phần nào đấy trùng với sự giải thoát của còi Phật. Nhưng ta cũng phải thấy rằng những hình ảnh thơ mà nhân vật trữ tình cảm nhận mai sau ông sẽ trở thành là: "trời xanh, chòm mây bay khắp bốn phương trời, một bông hoa nở bừng, một ngọn cỏ mùa xuân, một hạt nắng, con ong hút nhụy ..." là những hình ảnh mang mã thơ truyền thống nhưng được lồng ý, tình mới của Chế Lan Viên. Nghĩa là cảm nhận của Chế Lan Viên về thế giới bên kia đầy màu sắc thơ : Nó biểu hiện thái độ bình thản chấp nhận qui luật thời gian, qui luật cuộc sống. Khi nhận xét về Di cảo thơ của Chế Lan Viên, Vò Tấn Cường viết : " Ý thức nghệ thuật của ông không còn song hành, đồng nhất với ý thức công dân mà đã vượt lên, hướng về những triết lý nhân sinh sâu thẳm và sự sinh tồn của nhân loại" (Chế Lan Viên - Người làm vườn vĩnh cữu - trang 164). Nhận xét đó rất đúng, nhân vật trữ tình trong Di cảo thơ là một nghệ sĩ đích thực, một nghệ sĩ tài hoa đã đưa thơ ông vào đến lòi của đời, đạt đến những tầm cao triết lý của cuộc đời mà ta còn phải nghiên cứu phải học hỏi rất lâu mới hiểu hết ý nghĩa của nó được.
3.4. Những hình ảnh nghệ thuật đặc sắc:
3.4.1. Những hình ảnh biểu tượng cố ý nghĩa mới:
Những hình ảnh nghệ thuật của Chế Lan Viên vẫn là kết quả của cảm xúc sâu lắng cộng với các thao tác của tư duy như liên tưởng, hồi tưởng, suy tưởng với những thủ pháp nghệ thuật như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, tượng trưng. Nhưng nó có một điểm khác biệt với